Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12
lượt xem 4
download
Trên cơ sở lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết đọc hiểu, sáng kiến chỉ ra đặc trưng cơ bản của Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong hệ thống kịch, từ đó, đặt ra cách tiếp cận đoạn trích phù hợp, nhằm góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ vấn đề tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại thông qua việc đọc - hiểu theo hướng phát triển năng lực người học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12
- -1- A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Điều IV - Luật Giáo dục được Quốc Hội thông qua ngày 02/12/1998 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã trở thành một yêu cầu bức thiết của sự nghiệp giáo dục hiện nay, đặc biệt giáo dục đang chú ý đến dạy học theo hướng phát triển năng lực, riêng với môn Văn là gắn với đặc trưng bộ môn. Quan điểm giáo dục dựa trên sự phát triển, nhất là phát triển về khoa học và công nghệ cho rằng “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các vấn đề thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả”. Quan điểm này, ngoài nhiệm vụ tái hiện lại các giá trị mà nhân loại và cộng đồng đạt được, nó còn có nhiệm vụ giúp người người học phát triển năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống một các sáng tạo và hiệu quả. Nó cho chúng ta thấy dạy học luôn gắn liền với thực tiễn và đi cùng sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể thấy rằng: để đưa ra một khái niệm tổng quát và chính xác nhất về dạy học không phải là một việc đơn giản. Vậy chúng ta có thể hiểu khát quát như sau: “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước hình thành các năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả“ Đối với môn Ngữ văn, dạy học phát triển năng lực cần gắn liền với đặc trưng thể loại. Bởi thể loại là một trong những vấn đề cốt lõi của tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào lại không thuộc về một thể loại nhất định. Người dạy học cần căn cứ vào đặc trưng thể loại từng văn bản để đưa ra những cách tổ chức dạy học phát triển năng lực riêng. Phương pháp này được đánh giá là ưu việt và có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời, việc truyền thụ kiến thức cũng không bị áp đặt. “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -2- Chương trình sách giáo khoa trước đây trình bày các văn bản văn học theo tiến trình lịch sử, nặng về văn học sử, minh hoạ cho văn học sử. Cách trình bày này hạn chế khả năng tự học của học sinh. Bởi, học sinh học văn bản nào thì biết văn bản ấy mà không có mối liên hệ với các văn bản khác cùng thể loại. Chương trình Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo trục thể loại có kết hợp với tiến trình phát triển của lịch sử văn học, giúp học sinh không chỉ nắm được quá trình phát triển của văn học mà còn hiểu sâu, hiểu rõ, hiểu kĩ về văn bản, đi từ cụ thể đến khái quát. Học một văn bản thuộc thể loại này sẽ có kiến thức công cụ để tìm hiểu các văn bản khác cùng thể loại. Việc đổi mới chương trình theo nguyên tắc thể loại đặt ra một yêu cầu mới là phải có phương pháp, cách thức giảng dạy và học tập phù hợp theo đặc trưng thể loại. Hay nói một cách khác, đó là phương pháp dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc với Kịch pháp Lưu Quang Vũ đã khẳng định: “Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỷ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa”[1, tr. 264]. Trong chương trình Ngữ Văn phổ thông, một số vở kịch của Lưu Quang Vũ đã được đưa vào chương trình giảng dạy, tiêu biểu là trích đoạn trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt. 2. Cơ sở thực tiễn Ngày nay, dạy học phát triển năng lực không còn là một khái niệm xa lạ đối với hầu hết giáo viên. Tuy nhiên, không nhiều giáo viên có thể hiểu được một cách chính xác về khái niệm, đặc điểm của cách dạy học này. Hơn thế, trong nhiều nhà trường, việc dạy học vẫn rất cũ, chủ yếu chạy theo thành tích thi cử nên chưa chú trọng phát triển năng lực mềm, kỹ năng sống, tích hợp việc khám phá ra khả năng, góp phần hướng nghiệp cho học sinh. Vì vậy, chúng ta cần đổi mới cách dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Nghiên cứu các tác phẩm văn học dựa trên các đặc điểm loại thể đã có lịch sử hàng nghìn năm từ thời cổ đại và được duy trì cho đến hôm nay với rất nhiều thành tựu. Trong khi đó, giảng dạy các tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể có lịch sử chưa lâu, xét trên cả thế giới cũng như ở Việt Nam vì các lí do sau: Thứ nhất, việc phân chia loại thể không thống nhất giữa các nhà nghiên cứu với những người dạy học tác phẩm, giữa những nhà nghiên cứu với người sáng tác, giữa người đọc với tác giả. Thứ hai, bản thân người dạy tác phẩm văn học trong nhà trường cũng không ý thức được lí thuyết về thể loại là một công cụ, một phương tiện để dạy “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -3- tác phẩm văn học mà phần lớn chỉ hiểu rằng những lí thuyết về thể loại là tiêu chuẩn để phân loại tác phẩm. Sau nhiều năm dạy học tác phẩm trong nhà trường, hiệu quả của việc dạy tác phẩm không như mong muốn thậm chí là hiệu quả ngày càng thấp đi, học sinh không thích học văn, không thích đọc văn. Nghịch lí này có nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng là sự đánh đồng giữa các loại hình thể loại (tự sự, trữ tình, kịch được dạy theo cùng một kiểu). Để khắc phục nghịch lí khi dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường, ta cần phải tìm ra tất cả các nguyên nhân và giải quyết lần lượt các nguyên nhân ấy trong đó trả tác phẩm về đúng loại thể chỉ là một trong rất nhiều các giải pháp. Trước khi đi vào đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh với các câu hỏi như sau: Câu hỏi 1 Em có nhu cầu gì đối với môn học Ngữ văn nhằm đưa môn học này trở nên thiết thực hơn với cuộc sống? Câu hỏi 2 Em hiểu thể loại văn học là gì? Nêu những “loại” và “thể” cụ thể? Câu hỏi 3 Theo em, tại sao lại cần vận dụng kiến thức về thể loại văn học vào việc tìm hiểu một văn bản văn học? Kết quả trả lời của học sinh: - Với câu hỏi 1: Nhiều học sinh bộc lộ rằng không tha thiết với môn Ngữ văn bởi vì nó dạy những thứ cao siêu, không thiết thực đối với cuộc sống. Các em muốn môn học này thiết thực hơn, đặc biệt nhiều em đề đạt muốn môn học này góp phần định hướng cho mình phát hiện ở bản thân những năng khiếu về văn học, nghệ thuật…, giúp các em có thể dùng Văn để phục vụ cuộc sống và định hường nghề nghiệp (như nghề giáo, nghề báo chí,…) - Với câu hỏi 2: Đa số học sinh nhớ lơ mơ về kiến thức thể loại văn học, không định dạng rõ rệt ranh giới giữa “loại” và “thể”, chưa gọi tên chính xác “loại”, “thể” cụ thể. - Với câu hỏi 3: Học sinh chưa hiểu vai trò “chìa khóa” quan trọng của kiến thức về thể loại trong việc vận dụng vào đọc hiểu văn bản. Đa số các em trả lời chung chung, thiếu cụ thể. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng đặc trưng thể loại kịch trong tiết Đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Trích) của Lưu Quang Vũ nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12". Với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một khía cạnh nhỏ vào vấn đề “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -4- đang được bàn luận, đóng góp thêm một hướng đổi mới, tiếp cận tác phẩm kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo thêm hứng thú cho các em trong mỗi giờ học Ngữ văn, giúp các em hiểu được các giá trị của một tác phẩm văn học được đánh giá xuất sắc. II. PHẠM VI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi đặc trưng của Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong hệ thống thể loại kịch. Khảo sát qua một đoạn trích cùng tên trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết đọc hiểu, người viết chỉ ra đặc trưng cơ bản của Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong hệ thống kịch, từ đó, đặt ra cách tiếp cận đoạn trích phù hợp, nhằm góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ vấn đề tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại thông qua việc đọc - hiểu theo hướng phát triển năng lực người học. Đồng thời, chúng tôi muốn góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn học trong trường trung học phổ thông. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp phân tích 2. Phương pháp khảo sát, tìm hiểu, phân loại 3. Phương pháp thống kê 4. Phương pháp so sánh hệ thống 5. Phương pháp thực nghiệm “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -5- B. PHẦN NỘI DUNG I. GIỚI THUYẾT CHUNG 1. Dạy học phát triển năng lực 1.1. Khái niệm dạy học phát triển năng lực 1.1.1. Các khái niệm năng lực Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân, thể hiện mức độ thông thạo – tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó”. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy. Như vậy, các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên cá nhân. Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà phần lớn do công tác, tập luyện mà có. “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -6- 1.1.2. Dạy học phát triển năng lực Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. 1.2. Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là xác định và đo lường được “năng lực” đầu ra của học sinh. Dựa trên mức độ làm chủ kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong quá trình học tập. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của dạy học theo định hướng phát triển năng lực (Dựa trên “Tiêu chí đánh giá SGK theo định hướng phát triển năng lực”): - Đặc điểm về mục tiêu: Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể đo lường và đánh giá được. Dạy học để biết cách làm việc và giải quyết vấn đề. - Đặc điểm về nội dung dạy học: Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu năng lực đầu ra. Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nội dung chương trình dạy học có tính mở tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật tri thức mới. - Đặc điểm về phương pháp tổ chức: + Người dạy chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ người học chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề. + Đẩy mạnh tổ chức dưới dạng các hoạt động, người học chủ động tham gia các hoạt động nhằm tìm tòi khám phá, tiếp nhận tri thức mới. + Giáo án được thiết kế có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người học. + Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia phản biện. - Đặc điểm về không gian dạy học: Không gian dạy học có tính linh hoạt, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể trong phòng hoặc ở ngoài trời, trong công viên, bảo tàng… nhằm dễ dàng tổ chức các hoạt động nhóm. - Đặc điểm về đánh giá: Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học. Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng trong đánh giá là: người học “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -7- được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện - một phẩm chất quan trọng của con người thời kỳ hiện đại. - Đặc điểm về sản phẩm giáo dục: + Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn. + Phát huy khả năng tự tìm tòi, khám phá và ứng dụng nên người học không bị phụ thuộc vào học liệu. + Người học trở thành những con người tự tin năng động và có năng lực. 2. Dạy học theo đặc trưng thể loại kịch 2.1. Thể loại kịch 2.1.1. Khái niệm thể loại kịch Kịch là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hành động”. Nó là sự kết hợp giữa hai yếu tố bi và hài kịch. Được coi là một thể loại thơ ca, sự kịch tính được đối chiếu với các giai thoại sử thi và thơ ca từ khi Thơ của Aristotle (năm 335 trước Công nguyên) – tác phẩm đầu tiên của thuyết kịch tính ra đời. Mặc dù kịch bản văn học vẫn có thể đọc như các tác phẩm văn học khác nhưng kịch chủ yếu để biểu diễn trên sân khấu. Điều đặc biệt của bộ môn nghệ thuật này là phải hành động cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách xảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong một cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn. Có nhiều cách phân loại kịch khác nhau. Dựa trên phương thức biểu diễn, có thể phân ra các loại: ca kịch, vũ kịch, kịch nói, kịch câm... Dựa trên dung lượng, ta có kịch ngắn, kịch dài... Cách phân loại phổ biến nhất là dựa trên đặc điểm và nội dung của xung đột kịch. Theo cách phân loại này, ta có bi kịch, hài kịch và chính kịch (kịch drame). Bi kịch là một thể loại kịch mà xung đột chủ yếu nằm ở giữa “yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó trong thực tế” (Enghel). Bi kịch đưa lên sân khấu những con người lương thiện, dũng cảm, có những ham muốn mãnh liệt với những cuộc đấu tranh căng thẳng, khốc liệt đối với cái ác, cái xấu nhưng do điều kiện lịch sử, họ phải chịu thất bại. Thất bại của họ gợi lên ở khán giả “sự thương xót và sự sợ hãi để thanh lọc tình cảm” (Aristote) hoặc “để ca ngợi, biểu dương ý chí luôn luôn vươn lên của con người trước những sức mạnh mù quáng của các thế lực hắc ám” (Bielinxki). Hài kịch là thể loại kịch nói chung được xây dựng trên những xung đột giữa các thế lực xấu xa tìm cách che dậy mình bằng những lớp sơn hào nhoáng, “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -8- giả tạo bên ngoài. Tính hài kịch tạo ra từ sự mất cân xứng, hài hòa của nhân vật. Trong một số hài kịch, có những nhân vật tích cực thể hiện lí tưởng tiến bộ, nhưng nhìn chung nhân vật hài kịch là những nhân vật tiêu cực có nhiều thói hư tật xấu. Tiếng cười trong hài kịch có tác dụng giải thoát cho con người khỏi những thói xấu, có tác dụng trau dồi phong hóa, giáo dục đạo đức và thẩm mĩ. Chính kịch còn gọi là kịch drame, đề cập đến mọi mặt của cuộc sống con người, đó là con người toàn vẹn, không bị cắt xén hoặc chỉ tô đậm ở nét bi hoặc hài. Shakespeare là người đầu tiên đã thể hiện thành công cho loại kịch có sự pha trộn giữa bi và hài này. Dần dần, chính kịch phát triển mạnh vì thích hợp hơn với cuộc sống và con người hiện đại. 2.1.2. Đặc trưng thể loại kịch 2.1.2.1. Xung đột kịch Xung đột là “sự đối lập, mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật “[4, tr 358]. Với kịch, xung đột “là tính chất tập trung cao độ của những khối mâu thuẫn lớn, là sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm và nhịp độ vận động dồn dập khác thường của cốt truyện” [3, tr 264]. “Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ các phần bản chất sâu kín của nó” [11, tr 291]. Điều đó có nghĩa là một trong những yếu tố góp phần xây dựng, khắc họa nên hình tượng nhân vật kịch chính là xung đột. Xung đột có nhiều loại khác nhau: có xung đột được biểu hiện của sự đè nén, giằng co, chống đối giữa các lực lượng, có xung đột được biểu hiện qua sự đấu tranh nội tâm của một nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí lẽ để thuyết phục đối phương giữa hai lực lượng... Do tính chất sân khấu quy định, cho nên, trong khi phản ánh hiện thực, tác giả kịch bản buộc phải bước vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Vì vậy, có thể nói, xung đột là đặc điểm cơ bản của kịch. Hesgel cho rằng “tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch”. Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể. Những thời đại khác nhau có những xung đột khác nhau. Ở thời cổ đại, đó là sự xung đột giữa thế giới quan thần linh, tư tưởng định mệnh với khát vọng làm chủ thiên nhiên , làm chủ bản thân của con người. Xã hội nô lệ là xung đột giữa những người nô lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ nô. Xã hội phong kiến là xung đột giữa một bên là uy quyền của vua chúa, quan lại với người dân bị áp bức và đòi “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -9- được giải phóng. Trong thời kì hiện đại, các xung đột thường xoay quanh những vấn đề cách mạng và phản ánh cách mạng, cái thiện, cái ác, cái mới, cái cũ, cái tốt, cái xấu... Nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về tính chất xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ đã thống nhất ở điểm: Ông có biệt tài trong việc tạo ra tình huống kịch, tình huống xung đột nhưng “lại biết có nhiều miếng trò hay trong nghệ thuật dân tộc mà không hề có mâu thuẫn gì gay gắt” [2, tr 259]. Đặc điểm khác biệt, dễ nhận thấy ở kịch ông là “tính chất không gay gắt của xung đột, ít xuất hiện những xung đột đối kháng giai cấp gay gắt. Phần lớn những xung đột về cách sống, quan niệm sống, xung đột diễn ra trong tâm lí nội bộ và sinh hoạt cộng đồng”[2, tr 297]. Xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ nói chung và trong kịch về đề tài đổi mới của ông nói riêng chủ yếu tập trung ở hai loại: Xung đột mang màu sắc trữ tình giàu cảm xúc, suy nghĩ nội tâm và xung đột về mặt tính cách phù hợp với chất trữ tình và tính triết lý vẫn thường gặp trong kịch của ông “cho nên việc giải quyết xung đột trong kịch của anh không cần phải viện đến bạo lực cách mang, đến tổn thất vật chất to lớn mà thường dựa trên sự tự ý thức của mỗi nhân vật”[2, 297]. Đặt nhân vật vào các tình huống xung đột kịch tính mà chủ yếu là xung đột nội tâm, xung đột tính cách, các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức nhân cách, Lưu Quang Vũ đã rất thành công để nhân vật được thử thách, hành động và tự bộc lộ tính cách. 2.1.2.2. Nhân vật kịch Điểm khác nhau cơ bản giữa tác phẩm kịch với tác phẩm tự sự và kí là kịch không có nhân vật người kể chuyện. Maxim Gorki cho rằng :”Kịch, bi kịch, hài kịch là thể loại khó nhất trong văn học, khó là vì một vở kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở kịch phải thể hiện tính cách bằng lời nói và hành động không có lời mách bảo, gợi ý của tác giả. Các nhân vật kịch được hình thành là do lời lẽ của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả”. Nếu nhân vật trong tác phẩm tự sự được miêu tả một cách tỉ mỉ, mang nhiều màu sắc thẩm mĩ. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình thiên về khám phá cảm xúc, tình cảm thì nhân vật kịch cũng có nét khu biệt đặc thù. Với mục đích viết để diễn trên sân khấu, kịch bản văn học chịu sự chi phối của không gian, thời gian do đó nhân vật cũng phải có đặc điểm phù hợp với thể loại, cụ thể như sau: Đặc điểm thứ nhất: nhân vật kịch xuất hiện vào lúc dòng chảy của cuộc đời đang cao trào, sôi động nhất. Đó chính là lúc dòng chảy của cuộc đời không yên “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -10- ả mà đã có những dòng xoáy bắt đầu dữ dội. Trong hoàn cảnh ấy, các nhân vật mới có cơ hội tự bộc lộ mình rõ ràng và chính xác nhất. Đặc điểm thứ hai của nhân vật trong tác phẩm kịch là: số phận của nhân vật kịch có sự biến đổi dễ dàng, nhanh chóng; có tính quy phạm về không gian, thời gian buộc nghệ sĩ phải thể hiện được tất cả mâu thuẫn, xung đột và việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong thời gian nhất định. Cho nên mỗi lần mâu thuẫn, xung đột được giải quyết là một lần số phận nhân vật thay đổi. Nhân vật kịch rất nổi bật về tính cách và thường chia thành tuyến rõ rệt. Do đặc điểm cốt lõi của kịch là những mâu thuẫn, xung đột nên nhân vật kịch thường được khắc họa tính cách rất nổi bật. Timopheep từng giải thích: “Hình tượng kịch phản ánh những mâu thuẫn cuộc sống đã chín muồi gay gắt nhất và đã được xác định”[11,tr 254]. Từ sự nổi bật về tính cách như thế, các nhân vật dễ đứng thành các tuyến riêng, mỗi tuyến nhân vật có đặc điểm chung nào đó cùng đối lập, mâu thuẫn với tuyến khác. 2.1.2.3. Hành động kịch Theo Arixtôt “Hành động là đặc trưng của kịch”. Nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Hành động là những hoạt động bao gồm cả ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, quan hệ... của con người trong cuộc sống xung quanh. Trong kịch, hành động được thể hiện qua suy nghĩ của nhân vật, qua hành vi, động tác, ngôn ngữ của họ. Trong mối giao lưu đó, xung đột là nơi quy tụ, chọn lọc và tổ chức hành động kịch. Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Nó không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Các nhà nghiên cứu tạm phân chia hành động kịch thành hai dạng chính: hành động bên trong và hành động bên ngoài. Hành động bên trong là những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ, tâm trạng… hay nói tóm lại nó bao hàm những yếu tố hợp thành đời sống nội tâm đầy biến động của nhân vật kịch. Hành động bên ngoài là những điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười… tức là tất cả những động tác hình thể của nhân vật (diễn viên). Hành động bên ngoài là sự biểu hiện của hành động bên trong hay nói cách khác hành động bên trong có thể xem là ngọn nguồn, là nguyên cớ tạo nên và chi phối hành động bên ngoài. Cả hai dạng hành động đó có tác dụng khắc họa một cách cụ thể, chân thực và sinh động đời sống nội tâm, tính cách của nhân vật thông qua các cách ứng xử với cuộc sống. Do kịch là sự tập trung cuộc sống ở dạng tinh chất nhất nên khác với tiểu thuyết, truyện ngắn, nhân vật xuất hiện là nhập ngay vào tuyến xung đột “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -11- và bị cuốn nhanh vào guồng hành động của tác phẩm. Mọi tình huống trong tác phẩm kịch đều góp phần đắc lực vào việc thúc đẩy nhân vật hành động và được chọn lọc phù hợp với hướng khai thác nhằm vào những nét nổi bật, tiêu biểu của tính cách nhân vật kịch. Điều này đã mang đến cho nhân vật kịch những đường nét, màu sắc nổi bật hơn và dễ xác định hơn về mặt bản chất. 2.1.2.4. Ngôn ngữ kịch “Nguyên tắc xây dựng ngôn từ nghệ thuật của một kịch bản văn học là tất cả mọi vấn đề xoay quanh hình tượng đều nằm trong ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch” [3, tr 273]. Có nghĩa là khi viết lên kịch bản, những gì tác giả muốn nói được nhân vật nói hộ mà họ không có quyền can thiệp nói như M.Gorki “các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi! Nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải ngôn ngữ miêu tả”. Kịch không có nhân vật người kể chuyện nên không có ngôn ngữ người kể chuyện. Vở kịch được diễn trên sân khấu chỉ có ngôn ngữ nhân vật. Ta có thể nói đến ba dạng ngôn ngữ nhân vật trong kịch: đối thoại, độc thoại và bàng thoại. Đối thoại là nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Đây là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm biểu hiện nội tâm nhân vật nhưng không phải biện pháp duy nhất. Để biểu hiện nội tâm bên cạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phút yên lặng, những tiếng vọng, tiếng đế... Bàng thoại là nói với khán giả. Có khi đang đối đáp với một nhân vật khác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về khán giả nói vài câu để phân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia sẻ, một điều bí mật: loại này chiếm tỉ lệ thấp trong ngôn ngữ kịch. Các dạng ngôn ngữ của kịch đòi hỏi phải mang tính khẩu ngữ, động tác hóa và tính cách hóa. Trước hết, đó là những lời đối thoại thông thường trong cuộc sống, phải có tác dụng khắc họa tính cách, nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ văn hóa... của nhân vật. Nó mang sắc thái riêng của từng tính cách, do từ miệng nhân vật nói ra, chứ không phải do tác giả. Ngôn ngữ trong kịch đòi hỏi phải gắn liền mật thiết với động tác, điều này giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, tâm tư nhân vật. Một nét đặc sắc nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ là ngôn ngữ nhân vật thường không chỉ tự nhiên, gọn sáng mà còn nhiều sức gợi nghĩ, nó “tự nhiên, hồn nhiên mà vẫn nhiều lớp lang ý tứ”. Ngôn ngữ xuất hiện trong kịch đổi mới “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -12- của Lưu Quang Vũ chủ yếu là ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại. Mỗi loại ngôn ngữ đều phát huy tác dụng của mình trong việc khắc họa bức chân dung hoàn chỉnh về nhân vật. Với thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, ngôn ngữ nhân vật trong kịch đổi mới của Lưu Quang Vũ là thứ ngôn ngữ đa giọng điệu vừa gần gũi đời thường, hài hước, dí dỏm lại vừa triết lý sâu sắc,vừa mang tính chính luận lại vừa giàu chất trữ tình. Thông qua ngôn ngữ nhân vật, những đặc điểm thuộc về tính cách, nhân cách của nhân vật được bộc lộ một cách sinh động. 2.2. Dạy học kịch theo đặc trưng thể loại “Từ điển thuật ngữ văn học” đưa ra khái niệm thể loại như sau: thể loại là “dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [8, 299]. Như vậy thực chất thể loại chính là cách nói gộp của hai khái niệm loại và thể. Loại là khái niệm rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Tác phẩm nào cũng có một “loại” nhất định và có một hình thức “thể” nào đó. Dạy học kịch theo đặc trưng thể loại đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm được các đặc trưng cốt lõi của thể loại kịch, soi nó vào trong văn bản cụ thể. Từ đó, các em sẽ hiểu một cách vừa cụ thể, vừa sâu sắc về thể loại này để định hình cho cách đọc hiểu khi gặp văn bản kịch. Học một văn bản thuộc thể loại này, các em sẽ có kiến thức công cụ, “chìa khóa”, để tìm hiểu các văn bản khác cùng thể loại. Khác với việc dạy học tác phẩm tự sự hay trữ tình, dạy học kịch theo đặc trưng thể loại đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn học sinh đưa kịch trở về trạng thái tồn tại nguyên bản của nó: biểu diễn. Cách dạy này vừa giúp học sinh dễ hình dung ra đặc trưng thể loại kịch, vừa tạo hứng thú trong việc tiếp nhận. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần định lượng việc diễn kịch để vừa cho học sinh nhận diện ra đặc trưng thể loại nhưng vẫn đảm bảo đặc trưng giờ dạy học Văn. II. SỬ DỤNG ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI KỊCH TRONG TIẾT ĐỌC VĂN “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” (TRÍCH) CỦA LƯU QUANG VŨ NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 12. Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến những điểm mới chủ yếu sau: 1. Tổ chức dạy học hướng đến phát triển năng lực người học - Nội dung bài học: Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu năng lực đầu ra. Trong Thiết kế bài học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, mỗi “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -13- phần nội dung đưa vào đã được chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Ví dụ: Ở phần Khởi động, thay vì cho học sinh trả lời lý thuyết theo cách học thuộc lòng (rất khô cứng theo kiểu “học vẹt”), chúng tôi cho học sinh xem một đoạn kịch ngắn – thuộc phân cảnh đầu tiên của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Cách này sẽ tạo tâm thế dễ chịu, tạo hứng thú giúp học sinh có nền tảng để vận dụng vào tiếp thu bài mới… - Phương pháp tổ chức: Thiết kế bài học, thông qua nhiệm vụ học tập, góp phần phát triển năng lực học sinh, giúp môn Văn không còn đơn thuần là kiến thức về lý thuyết mà mang tính thực hành, phát triển năng lực ở người học, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai. Để làm điều đó, thiết kế bài giảng Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã giao nhiệm vụ cho học sinh như sau: Ở phần tìm hiểu chung (Tiểu dẫn), thay vì cho học sinh đọc sách giáo khoa và nêu kiến thức lý thuyết như thường thấy ở những cách dạy thông thường, chúng tôi giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh tự tìm hiểu những thông tin về tác giả, tác phẩm sau đó các em sẽ chủ động trình bày trước lớp. Qua đó sẽ hình thành năng lực làm việc chủ động cho học sinh, phát triển năng lực nói, trình bày trước đám đông... (Tích hợp với bài học “Trình bày một vấn đề” – chương trình Ngữ văn lớp 11). - Về đánh giá: Kế hoạch bài giảng chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nâng cao năng lực của người học. Ví dụ: với thủ pháp “công đoạn”, người học tự đánh giá và bổ sung những thiếu sót trong bài của bạn, từ đó tự hoàn thiện kiến thức bài học… (Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được xây dựng dựa trên cốt truyện dân gian) “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -14- 2. Từ việc đọc hiểu văn bản, học sinh định hình “chìa khóa” đọc – hiểu thể loại kịch. Theo “Từ điển Tiếng Việt” (2008), thể loại là “hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sự vận dụng ngôn ngữ, phong cách thể hiện...” Tiếp nhận văn học là giai đoạn cuối cùng để hoàn thành quá trình sáng tác một tác phẩm văn học: nhà văn – tác phẩm – bạn đọc. Hoạt động tiếp nhận thực chất là quá trình biến tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm của bạn đọc. Nói khác đi, nó là cách chuyển từ bên ngoài vào bên trong. Quá trình dạy học thực chất là hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm. Vì thế, ta không thể không quan tâm đến vấn đề thể loại. Tiếp cận theo đặc trưng thể loại không phải là công cụ vạn năng nhưng là công cụ quan trọng để chiếm lĩnh văn bản văn học. Hoạt động tiếp nhận diễn ra ở mỗi tác phẩm thuộc mỗi thể loại là khác nhau. Thể loại là khái niệm thuộc về lý luận văn học chỉ quy luật loại hình của tác phẩm. Còn hoạt động tiếp nhận văn học bị chi phối bởi cách thức và phương pháp dạy học. Trong thực tế, hoạt động dạy học và tiếp nhận văn học nói chung có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vấn đề thể loại có ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động trực tiếp đến dạy và học các tác phẩm trong trường trung học phổ thông. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, học sinh sẽ huy động kiến thức sẵn có về thể loại văn học (Kiến thức này các em đã được cung cấp trong chương trình lớp 11, bài “Một số thể loại văn học: Thơ, truyện” và “Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận”) để đi sâu vào tìm hiểu một đoạn văn bản theo thể loại. Từ đó, học sinh soi sáng kiến thức lý thuyết, hình thành cách đọc một văn bản bất kỳ theo cách “chìa khóa”. Ví dụ, đọc hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích tác phẩm cùng tên – Lưu Quang Vũ): - Ngay trong phần Khởi động, học sinh được gợi nhớ lại kiến thức cơ bản nhất về thể loại qua trò chơi ghép ô chữ: LOẠI THỂ TỰ SỰ TRỮ TÌNH KỊCH NGHỊ LUẬN “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -15- Sau khi chơi xong trò chơi này, học sinh sẽ có kiến thức “nền” để bước vào bài học. - Sau đó trong quá trình dạy học, chúng tôi thiết kế hoạch bài giảng theo những đặc trưng tiêu biểu nhất của thể kịch: xung đột kịch hiện lên qua từng đoạn của đoạn trích: đối thoại giữa hồn – xác, Trương Ba – người thân, Trương Ba – Đế Thích. Ở mỗi màn xung đột, nhân vật kịch được khai thác các nét tính cách qua ngôn ngữ, hành động kịch… - Ở phần Tổng kết, hoạt động của nhóm 4 xoay quanh những đặc trưng nội dung, nghệ thuật của kịch, thông qua các câu hỏi: + Chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật của thể loại kịch được sử dụng thành công trong đoạn trích? + Kịch của Lưu Quang Vũ là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa tính thời sự và những vấn đề muôn thuở của cuộc sống. Vậy đâu là tính thời sự, ý nghĩa phê phán của vở kịch? Đâu là những thông điệp muôn thuở Lưu Quang Vũ hi vọng được gửi trao, dâng hiến tới cuộc đời? - Đến phần Luyện tập, qua bài tập thực hành chúng tôi “cài” câu hỏi để học sinh nhuần nhuyễn hơn nữa về cách đọc hiểu kịch qua câu hỏi 1: “Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Giới thiệu vài nét về thể loại đó?”. Khi giải quyết câu hỏi này, học sinh sẽ được cung cấp kiến thức về thể loại kịch biểu hiện cụ thể trong văn bản cụ thể. Qua việc giải quyết yêu cầu đặt ra của giáo viên, học sinh được trở đi trở lại vấn đề đặc trưng thể loại kịch, từ cấp độ biểu hiện cụ thể (ngôn ngữ, hành động, xung đột… từng nhân vật) đến khái quát (giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật kịch). Từ đó, các em sẽ nhận diện và hình thành lối tư duy khi tiếp cận thể loại này. 3. Tích cực hóa đối tượng tiếp nhận, sân khấu hóa việc đọc hiểu văn bản kịch. Theo “Từ điển Tiếng Việt” (2008) thì đọc là “tiếp nhận nội dung của một tập kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu”. Trong tiếp nhận tác phẩm văn chương, đọc là khâu đầu tiên, là hoạt động tiền đề. GS.TS Trần Đình Sử trong tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” (tháng 11/ 2007) đưa ra khái niệm như sau: “Đọc là tổng hòa của nhiều quá trình, nhiều hành vi nhằm đạt được mục đích và nắm bắt ý nghĩa của văn bản. Đọc bằng mắt, bằng miệng (phát âm), đọc nhận biết, tưởng tượng, liên hệ, ghi chép, ghi nhớ, tra cứu, phân tích, so sánh, trao đổi”. Muốn đọc hiểu văn bản hiệu quả, việc dạy học buộc phải tích cực hóa đối tượng tiếp nhận. Các phương pháp, kỹ thuật “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -16- nhằm tích cực hóa đối tượng người học giúp việc dạy học hướng tới phát triển năng lực nhận thức, tư duy, năng lực thực hành, áp dụng việc học vào cuộc sống, góp phần định hướng nghề nghiệp cho người học trong tương lai. Ví dụ: Để tích cực hóa đối tượng tiếp nhận trong dạy học bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích – Lưu Quang Vũ), thiết kế bài giảng đã vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, thu hút các em vào quá trình tự tìm tòi để lĩnh hội tri thức như: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, công đoạn, mảnh ghép, trò chơi… Nhờ đó, học sinh phát triển năng lực làm việc nhóm, cách tranh biện đưa ra quan điểm của mình, kỹ năng thuyết trình, diễn kịch, phỏng vấn… Cụ thể hơn, kỹ thuật “công đoạn”, thảo luận nhóm, thuyết trình… được dùng ở phần đọc hiểu qua các bước như sau: * Thao tác 1: Tổ chức cho HS thảo luận theo 4 nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập - B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: + Nhóm 1,3 thảo luận các câu hỏi ở mục 1 trong phiếu học tập. + Nhóm 2,4 thảo luận các câu hỏi ở mục 2 trong phiếu học tập Thời gian thảo luận: 3 phút. Ghi câu trả lời ra bảng phụ + Nhóm 1,3: THẢO LUẬN VỀ CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA HỒN VÀ XÁC 1a. Nội dung chính của cuộc đối thoại này là gì? 1b. Đặc trưng của kịch là các mâu thuẫn, xung đột, vậy trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác, mâu thuẫn ấy thể hiện như thế nào? Nhân vật đã giải quyết mâu thuẫn của mình qua các hành động, ngôn ngữ kịch ra sao? + Nhóm 2,4: THẢO LUẬN VỀ CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA TRƯƠNG BA VỚI NGƯỜI THÂN “Lý lẽ” của hồn Trương Ba là: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Nhưng theo em, có thật là hồn Trương Ba vẫn bảo lưu được điều đó không? Hãy tìm câu trả lời từ phía những người thân trong gia đình Trương Ba? - B2: HS thực hiện nhiệm vụ - B3: HS báo cáo kết quả - B4: GV ghi nhận kết quả * Thao tác 2: GV hướng dẫn HS sử dụng kỹ thuật “công đoạn” để giải quyết nhiệm vụ học tập. - B1: GV chuyển giao nhiệm vụ: “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -17- + Nhóm 1,3 chuyển kết quả sang nhóm 2,4 và nhận xét, bổ sung kết quả của nhóm 2,4 theo các câu hỏi ở mục 2 trong phiếu học tập. + Nhóm 2,4 chuyển kết quả sang nhóm 1,3 và nhận xét, bổ sung kết quả của nhóm 1,3 theo các câu hỏi ở mục 1 trong phiếu học tập. Thời gian nhận xét, bổ sung: 3 phút. Ghi câu trả lời ra bảng phụ bằng bút đỏ (phương pháp Khăn trải bàn) + Hết thời gian thảo luận, nhóm nào xung phong trả lời nhanh, câu trả lời đúng sẽ được điểm tốt. + Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung. - B2: HS thực hiện nhiệm vụ - B3: HS báo cáo kết quả - B4: GV nhận xét, chốt lại vấn đề Như vậy, khi các nhóm chuyển kết quả thảo luận cho nhau để bổ sung ý kiến, học sinh cả lớp vừa tự mình chiếm lĩnh được kiến thức, vừa tự học hỏi các bạn trong lớp để đi đến thống nhất. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, dẫn dắt học sinh. Học sinh sẽ hứng thú và chủ động hơn vì nhËn ra ý nghÜa, b¶n chÊt, lÝ lÏ cña vấn đề b»ng sù vËn dông trÝ tuÖ. Đặc trưng của kịch “là một phần của kịch... Nhưng kịch bản viết ra chủ yếu là để diễn cho nên nó liên quan chặt chẽ đến nghệ thuật sân khấu” (Từ điển văn học). Như vậy, kịch là một loại hình đặc biệt, có hai phần: kịch bản văn học và nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Vì vậy kịch mang tính nguyên hợp độc đáo: kịch bản - hát - múa - nhạc cùng châu tuần, biểu lộ sáng rõ và mạnh mẽ những cảm nghĩ, những tâm tư muôn hình muôn vẻ của con người và tác động tới khán thính giả sâu sắc, truyền cảm. Tuy nhiên, học sinh trong trường phổ thông học môn Văn chỉ được tiếp cận với phần kịch bản văn học mà không có biểu diễn sân khấu. Kịch lại có tính ước lệ cao độ. Do vậy, học sinh gặp khó khăn, thiếu hứng thú khi đọc hiểu văn bản kịch. Do thời lượng và đối tượng tiếp cận của môn Ngữ văn, giảng dạy kịch trong trường phổ thông không thể quá sa đà vào phần diễn. Tuy nhiên, việc gợi lại cho học sinh qua hoạt động trực quan, “sân khấu hóa” khi dạy thể loại này sẽ giúp các em hình dung rõ hơn về đặc trưng thể loại theo lối “nhìn cây thấy rừng”, tạo sự hứng thú, sáng tạo, phát triển năng lực diễn kịch, làm việc nhóm… và hiểu bài hơn qua việc đồng cảm được với cuộc sống trong văn bản. Ví dụ: Khi dạy bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, giáo viên động viên và giao nhiệm vụ cho một nhóm học sinh chọn diễn lại một trong ba màn đối “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -18- thoại: “Cuộc đối thoại giữa hồn và xác”/ “Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và người thân”/ “Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích” (Học sinh chuẩn bị trước ở nhà) Khi dạy đến phần mà học sinh chọn diễn, thay vì gọi học sinh đọc bài, giáo viên yêu cầu nhóm đó lên diễn lại phân cảnh kịch. Nhờ vậy, giờ học trở nên sinh động, học sinh được trải nghiệm, nhập vai vào tình huống, hóa thân, khóc – cười cùng nhân vật. Nhân vật, thông điệp kịch bỗng trở nên sống động, thực tế; giảm bớt khoảng cách không gian, thời gian, sự ước lệ; không khí lớp học vui vẻ, nhẹ nhàng hơn; học sinh hiểu tác phẩm sâu hơn, được rèn kỹ năng giao tiếp. Đọc phải gắn liền với hiểu. Bởi lẽ, nếu chỉ đọc tác phẩm, thấy rằng tác phẩm hay, ý nghĩa những không chỉ ra, không giải thích được cái hay cái ý nghĩa, đó mới chỉ là hiểu lờ mờ, hiểu chưa sâu. Muốn “đồng cảm được với cuộc sống trong văn bản” thì phải hiểu sâu, cảm sâu. Hiểu văn bản văn học không chỉ là hiểu nội dung xã hội mà còn thấy được cái hay, cái tài, cái tình trong nghệ thuật, hiểu dụng ý sâu xa của văn bản. Không những vậy, hiểu ở đây còn là diễn đạt được điều mình muốn nói một cách chính xác, thuyết phục được người nghe. “Sân khấu hóa” việc đọc hiểu văn bản kịch đã làm được điều đó. “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -19- MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ VỞ KỊCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT MÀ HỌC SINH DIỄN TRONG GIỜ HỌC: Hồn Trương Ba: “Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!” Xác hàng thịt: “Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao?” “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
- -20- III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm Kiểm tra, đánh giá tính khả thi của việc dạy học Văn bản văn học theo đặc trưng thể loại để phát tiển năng lực học sinh. Trên cơ sở đó, có cái nhìn khách quan về tính khả thi của đề tài nhằm điều chỉnh, bổ sung những vấn đề chưa phù hợp, góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Bước đầu đánh giá hiệu quả của quy trình dạy học theo đặc trưng thể loại trực tiếp qua một bài đọc văn: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ). Bởi đây là hướng dạy học phát huy tối đa tính tích cực trong hoạt động học tập, phát huy năng lực của học sinh. Từ đó, chúng tôi có sự nhìn nhận đúng đắn trong việc vận dụng phương pháp dạy học thích hợp để đem lại hiệu quả cao trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông nói riêng. 2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi tiến hành: Giảng dạy bằng giáo án thực nghiệm tại lớp 12E. Tiết 87, 88, 89 HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Trích – Lưu Quang Vũ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nhận biết: Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục. - Thông hiểu: Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên nhiều phương diện: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng. - Vận dụng thấp: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. - Vận dụng cao: Nắm được đặc trưng của thể loại kịch qua việc tìm hiểu một trích đoạn tiêu biểu. Từ đó, học sinh được hình thành “chìa khóa” để có kỹ năng đọc hiểu những tác phầm kịch khác cũng như khám phá năng lực bản thân. “Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 "
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân
20 p | 21 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn