Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)" đưa ra một số giải pháp cần thiết cho công tác chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng thời qua các giải pháp này, hi vọng từng bước góp phần giảm bớt tình trạng sa sút về chất lượng giáo dục môn Lịch sử nói chung và đặc biệt thi học sinh giỏi môn sử nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945 2000) Môn : Lịch sử Giáo viên : Hoàng Châu Đơn vị công tác : Trường THPT Lê Lợi 1
- Năm học: 2021 2022 MỤC LỤC Lời giới thiệu I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lí do khách quan 2. Lí do chủ quan II NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 1.1. Thuận lợi 1.2. Khó khăn 2. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI ( 1945 – 2000) 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG 3.1.1. Những yêu cầu cơ bản đôi vơi học sinh giỏi môn lịch sử 3.1.2. Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi môn lịch sử 3.1.3. Xây dựng tư tưởng, tâm lý vững chắc cho học sinh 3.1.4. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi theo từng khối 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Xây dựng chủ đề và làm sáng tỏ nội dung cơ bản của từng chủ đề 3.2.2. Xác định đơn vị kiến thức trọng tâm, hướng dẫn học sinh tiếp cận với kiến thức nâng cao 3.2.3. Thiết lập hệ bảng thống kê niên biểu và lập bảng so sánh để ghi nhớ và khái quát hóa kiến thức 3.2.4. Sử dụng lược đồ, bản đồ và các hình ảnh trực quan để tìm hiểu và khắc sâu kiến thức lịch sử 3.2.5. Chỉ ra mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới hiện đại 3.2.6. Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định lịch sử để rút ra bài học nhằm vận dụng vào thực tiển 3.2.7. Thiết lập hệ thống câu hỏi và bài tập, xây dựng đề thi minh họa 3.2.8. Tổ chức, theo dõi và rèn luyện kĩ năng tự học 3.2.9. Hướng dẫn học sinh làm bài thi 4. KẾT QUẢ 2
- III KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN 2. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHI IV TÀI LIỆU THAM KHẢO Lời giới thiệu Bộ môn Lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng ngoài việc trang bị kiến thức về lịch sử dân tộc và thế giới, còn góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện cho học sinh về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các năng lực cá nhân như tính năng động và óc sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. G.Tsecnưsepxki nha t ̀ ư tưởng dân chu Nga thê ky XIX đa vi ̉ ́ ̉ ̃ ết: “Co thê ́ ̉ ́ ̣ ̣ không biêt không say mê hoc tâp môn ́ ́ ̉ Toan...co thê không biêt hang nghin môn ́ ̀ ̀ ̣ khoa hoc khac, nh ́ ưng du sao đa la ng ̀ ̃ ̀ ươi co giao duc ma không yêu thich lich ̀ ́ ́ ̣ ̀ ́ ̣ sử thi chi co thê la môt con ng ̀ ̉ ́ ̉ ̀ ̣ ̀ ̉ ̀ ́ ̣ ”. Thật vây! ười không phat triên đây đu vê tri tuê ́ ̉ Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, bản thân tôi với chức trách là một thầy giáo dạy sử đã không ngừng phấn đấu học hỏi : Học ở thầy cô, học ở trường lớp, học ở đồng nghiệp, học ở sách báo và ở mọi phương tiện thông tin, nhằm tự hoàn thiện mình để góp một phần nhỏ vào sự nghiệp trồng người. Hiện nay, đứng trước thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của cơ chế thị trường…đã tác động không nhỏ đến học đường. Làm cho học sinh lơ là việc học, nhất là bộ môn Lịch sử, dẫn đến việc tìm kiếm đối tượng để bồi dưỡng học sinh giỏi sử là rất khó và đạt giải càng khó hơn. Băn khoăn trước thực trạng đó, là một giáo viên có nhiều năm công tác và trước đây cũng gặt hái được một số thành tích nhất định trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi mạo muội đưa ra một số giải pháp không ngoài mục đich từng bước nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lí do khách quan Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác cực kì quan trọng của ngành giáo dục nhằm phát hiện, lựa chọn, ươm mầm, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đồng thời giúp cho học sinh khẳng định được ước mơ chính đáng về năng lực của bản thân và có định hướng đúng về nghề nghiệp trong tương lai. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và đầy thử thách đối với những người làm nghề dạy học. 3
- Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo sở GD ĐT và lãnh đạo nhà trường đặc biệt chú trọng, quan tâm. Song chất lượng mũi nhọn của nhà trường nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng đạt hiệu quả chưa cao, chưa có tính bền vững. 2. Lí do chủ quan Trước đây đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Lịch sử của nhà trường nhiều năm liền đạt được một số thành tích đáng tự hào. Để phát huy thành quả đã đạt được, bản thân tôi cần phải xác định nhiệm vụ kép: ngoài việc giảng dạy trên lớp còn phải tích cực tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm từng bước nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Từ năm học 20202021, được Ban Giám hiệu tạo điều kiện và tổ tin tưởng phân công tôi quay lại phụ trách và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi sử khối 12. Qua thực tế bồi dưỡng, bản thân tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm. Tôi mạnh dạn trình bày ra đây “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đai (1945 2000)” II NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 1.1 Thuận lợi Trong quá trình bồi dưỡng, bản thân tôi luôn được sự giúp đỡ và động viên của Ban giám hiệu, các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm cần thiết. Một số rất ít học sinh yêu thích môn lịch sử, tự nguyện tham gia đội tuyển với tâm lý tự tin và có trách nhiệm, đã tạo động lực cho tôi bồi dưỡng và viết sáng kiến này. 1.2. Khó khăn Tài liệu dạy học lịch sử thì nhiều nhưng các tài liệu nghiên cứu về nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử thì ít. Do xu thế phát triển của cơ chế thị trường và việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai…đa phần học sinh và kể cả phụ huynh thường xem thường môn sử. Thậm chí có nhiều học sinh có kiến thức về lịch sử, nhưng không chọn môn sử làm mục tiêu học tập, hoặc thiếu can đảm tham gia vào đội tuyển. Mặt khác có không ít em lựa chọn rồi thì gặp phải sự ngăn cản của cha mẹ, sự đàm tiếu của bạn bè… Điều này được coi là rào cản rất lớn đối với công tác bồi dưỡng. Thời lượng tiết học lịch sử ở trên lớp rất ít, đã hạn chế sự tương tác giữa thầy và trò, làm cho việc lựa chọn học sinh giỏi trở nên khó khăn. Mặt khác, hiện nay đa sô học sinh chưa loại bỏ được tư tưởng học tập mang tính thực dụng : xem nặng môn này, coi nhẹ môn kia hoặc “thi gì học nấy” làm 4
- cho việc học trở nên“què quặt” thiếu toàn diện. Tình trạng “mù lịch sử” hiện nay ở không ít học sinh phổ thông là hậu quả của việc học lệch, học thực dụng. Kết quả thi học sinh giỏi bộ môn Lịch sử những năm gần đây của nhà trường rất thấp, đã tạo nên tâm lí băn khoăn, do dự, tự ti…của không ít học sinh khi tham gia bồi dưỡng. 2. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN Thông qua trải nghiệm thực tế của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhiều năm, cùng với việc lựa chọn các nguyên tắc và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử. Bản thân tôi đã sàng lọc, đúc rút… để đưa ra một số giải pháp cần thiết cho công tác chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng thời qua các giải pháp này, hi vọng từng bước góp phần giảm bớt tình trạng sa sút về chất lượng giáo dục môn Lịch sử nói chung và đặc biệt thi học sinh giỏi môn sử nói riêng. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945 – 2000) Việc bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao hay thấp, thành công hay thất bại phần lớn phụ thuộc vào năng lực học tập của học sinh. Tuy nhiên người thầy cũng có vai trò đặc biệt quan trọng; ngoài việc tận tâm, tận lực thường xuyên động viên khích lệ học trò. Người thầy phải luôn học tâp, tìm tòi và sáng tạo để có kiến thức và năng lực chuyên môn thật sự vững vàng, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua nhiều năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm và tôi mạnh dạn đưa ra đây một số giải pháp sau : 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG 3.1.1. Những yêu cầu cơ bản đối với học sinh giỏi môn Lịch sử Do tính chât đặc thù của bộ môn, để trở thành một học sinh giỏi sử, theo tôi cần có những tố chất và năng lực cần thiết sau đây : Phải có một nền tảng kiến thức nhất định về lịch sử và it nhiều phải có niềm đam mê và yêu thích lich sử. Biết tìm hiểu và khai thác được những kiến thức lịch sử cơ bản trong sách giáo khoa từ kênh chữ, kênh hình đến bản đồ, lược đồ … Xác định được mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử. Hiểu được nguyên nhân phát sinh, thất bại hay thành công, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của sự kiện lịch sử. Biết so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, nhận xét …và có khả năng khái quát hoá lịch sử,... Biết làm sáng tỏ quy luật phát triển khách quan của lịch sử, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiển cuộc sống. Biết được mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc, giữa lịch sử Việt Nam trong dòng chảy của lich sử thế giới. 5
- Phải có phương pháp học tập, ôn luyện và kĩ năng làm bài phù hợp với đặc trưng của bộ môn nhằm ứng phó được với tất cả các dạng đề thi đưa ra. 3.1.2 Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Việc phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi tham gia vào đội tuyển là yếu tố quan trọng đầu tiên của người thầy, bởi nếu lựa chọn những học sinh không đáp ứng được yêu cầu thì kết quả mang lại sẽ rất hạn chế, có khi lại uổng công vô ích. Đối với học sinh ở trường THPT Lê Lơi, việc phát hiện học sinh có năng lực đối với môn Lịch sử, bản thân tôi chủ yếu dựa vào các tiêu chí sau : Thứ nhất : Thông qua kết quả học tập ở các lớp dưới, cấp dưới Đối với học sinh khối 10, ngay sau khi nhập học, việc đầu tiên của giáo viên là phải lưu tâm xem xét hồ sơ, học bạ để phát hiện học sinh nào ở cấp 2 đã từng tham gia bồi dưỡng và dự thi môn lịch sử. Những học sinh này dù có giải hay không, thì tôi cũng tìm mọi cách để động viên các em tiếp tục tham gia vào đội tuyển, vì ở các em ít nhiều cũng có một nền tảng kiến thức lich sử nhất định. Đối với học sinh khối 11, qua hơn một năm học tập, tôi không những căn cứ vào kết quả học tập mà còn lưu ý đến năng lực nhận thức bộ môn để động viên và lựa chọn. Thứ hai : Thăm dò, tìm hiểu qua giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm Việc thăm dò qua giáo viên bộ môn Lịch sử, giáo viên dạy các môn khoa học xã hội và giáo viên chủ nhiệm lớp: được coi là một trong những kênh thông tin đáng tin cậy nhất. Tuy nhiên để lựa chọn học sinh giỏi, bản thân tôi còn phải dựa vào tinh thần tự nguyện và cân nhắc xem nguyện vọng, năng lực và sở trường của các em có phù hợp với bộ môn hay không. Thứ ba : Tìm hiểu qua các giờ học ở trên lớp Với bộ môn Lịch sử số tiết trên lớp rất ít, do đó sự tương tác giũa thầy và trò không nhiều. Tuy nhiên qua thái độ học tập, qua việc trả lời các câu hỏi có tinh tư duy….Bản thân tôi là người thầy giáo dạy sử sẻ biết được học sinh nào sẻ đã đáp ứng được những yêu cầu gì, có tố chất gì và có năng lực bộ môn đến đâu để lựa chọn. Thứ tư : Phát hiện qua các bài kiểm tra kiến thức Qua các bài kiểm tra thường xuyên, giữa kì và cuối kì cũng như các bài tập được giao ở nhà... Bản thân tôi sẻ đối chiếu, so sánh về cách thức trình bày và kết quả đạt được, xem đây là tiêu chí cần thiết nhất để chọn đúng đối tượng. Thực tế tại Trường THPT Lê Lợi nhiều năm qua cho thấy việc lựa chọn đủ số lượng 6 em cho một đội bồi dưỡng là cực kì khó khăn cho giáo viên phụ trách. Bởi vì những em học giỏi và có năng lực đặc biệt thường thích được bồi dưỡng các môn học tự nhiên hoặc ít ra phải là môn văn hay ngoại ngữ gì đó, tính về sau còn có lợi đôi đường. Cho nên việc lựa chọn học sinh giỏi của 6
- giáo viên môn lịch sử thường bị lép vế hơn nhiều so với các môn khác, may mắn thay chỉ chọn được những đối tượng sau cùng. Mặt khác, những năm gần đây do chất lượng giải học sinh giỏi sử của nhà trường rất thấp, chính sự bất cập này cũng là một những nguyên nhân không nhỏ làm cho học sinh e ngại, dè dặt khi tham gia bồi dưỡng. Tóm lại việc lựa chọn học sinh tham gia bồi dưỡng về cơ bản dựa trên 4 tiêu chí trên. Tuy nhiên trong thực tế cho thấy đa phần vẫn dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh, bởi giáo viên không thể ép hoặc bắt buộc học sinh lựa chọn môn lịch sử. Khi lựa chọn được đối tượng rồi thì giáo viên phải tận tâm, tận lực vừa ôn luyện, vừa khích lệ và vừa níu kéo… các em, mong sao duy trì được số lượng. 3.1.3. Xây dựng tư tưởng, tâm lý vững chắc cho học sinh Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài và có hệ thống, tuy nhiên trong quá trình bồi dưỡng, tôi nhận thấy nội dung bồi dưỡng vẫn còn nhiều với một dung lượng kiến thức không hề nhỏ. Do đó cần phải tạo dựng cho học sinh có một tâm lý thật sự thoải mái trong quá trình bồi dưỡng cũng như khi chuẩn bị bước vào kỳ thi. Người thầy phải biết sử dụng các thủ thuật và vận dụng tốt các liệu pháp tâm lí…để dần dần cảm hóa, làm cho học sinh hứng thú học tập và yêu thich môn sử hơn. Tránh gây áp lực nặng nề, chẳng hạn như : giáo viên luôn tạo ấn tượng cho học sinh về kỳ thi học sinh giỏi là kỳ thi cực kỳ khó, đòi hỏi sự cao siêu...điều này làm cho học sinh có cảm giác lo sợ, mất tự tin. Hoặc giáo viên luôn áp đặt ‘‘ học để thi và đã thi là phải có giải, giải phải cao mới xứng tầm...’’ Làm như vậy sẽ gây áp lực tâm lý nặng nề cho học sinh và dẫn đến nhiều hệ quả không tốt, cho nên có em vì sợ không đạt được mục tiêu bắt buộc đó nên đã xin từ bỏ đội tuyển. Muốn giải quyết tốt vấn đề nêu trên, theo tôi trước hết giáo viên bồi dưỡng phải có những động thai tư vấn cần thiết làm cho học sinh có cảm giác kỳ thi học sinh giỏi dù ở cấp nào cũng vậy, vẫn giống như các kỳ thi diễn ra thường xuyên khác. Ngoài ra tôi vẫn thường động viên và nêu rõ quan điểm: "Khi các em được chọn đi ôn thi, thì phải cố gắng hết mình. Nếu đạt kết quả cao thì rất tốt, còn nếu không thì chúng ta vẫn vui, vẫn hãnh diện vì đó là sự cố gắng lớn lao và là trách nhiệm chung của thầy và trò". Chính những động thái này của giáo viên sẽ làm cho học sinh có cảm giác an tâm, thoải mái nhưng vẫn luôn cố gắng học tập và sẳn sàng tiếp cận kì thi với hi vọng cao nhất. 3.1.4. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi theo từng khối Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên nắm chắc về nội dung cơ bản cần truyền đạt, xác định cụ thể con đường, cách thức, nhiệm vụ của thầy và trò. Hiện nay ngoài giờ học chính khóa, học sinh còn phải học thêm, học nghề và do dịch bệnh ... nên thời gian ôn thi sẽ bị hạn chế. Vì vậy muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tốt, buộc giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng khối lớp. Có như vậy mới đảm bảo 7
- tiến độ về mặt thời gian và cung cấp có hệ thống, trang bị đầy đủ nội dung kiến thức. Thông thường, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử được xây dựng theo cấu trúc gồm có bốn yêu cầu (Chủ đề ôn tập Nội dung bồi dưỡng Số tiết thực hiện và thời gian tổ chức thực hiện) . Tuy nhiên nếu lập kế hoạch không thôi, thì chưa đủ mà giáo viên cần phải soạn một đề cương chi tiết để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng. Đề cương phải biên soạn ngắn gọn, súc tích, nêu bật được nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng. Trong quá trình thực hiện, giáo viên dựa vào đó để dẫn dắt, mở rộng, phân tích… nhằm làm sáng tỏ nội dung. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN LỊCH SỬ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945 2000) Giáo viên bồi dưỡng ngoài vốn kiến thức chuyên sâu, biết sử dụng các thủ thuật và liệu pháp tâm lí chưa đủ, mà còn phải biết vận dụng tốt và linh hoạt các phương pháp bộ môn để kích thích học sinh hứng thú học tập, say mê môn sử hơn. Mặt khác việc vận dụng tốt và linh hoạt các phương pháp bộ môn còn có tác dụng tích cực hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm và vận dụng linh hoạt vào bài làm. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không giống như tiết dạy học bình thường ở trên lớp. Vì ở lớp người thầy truyền đạt những kiến thức thức cơ bản nhất theo chuẩn kiến thức kĩ năng, cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau (giỏi, khá, trung bình và yếu, kém). Còn dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi ngoài việc đẩm bảo chắc chắn chuẩn kiến thức kĩ năng, người thầy phải cung cấp thêm một dung lượng kiến thức và kĩ năng nâng cao, giúp các em học sâu, hiểu rộng. Có như vậy mới dám “mang chuông đi đánh đất người”. Sau đây là một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần lịch sử thế giới hiện đại (1945 2000) 3.2.1. Xây dựng chủ đề và làm sáng tỏ nội dung cơ bản của từng chủ đề Từ nội dung lịch sử thé giới hiện đại (1945 2000) giáo viên có thể xây dựng thành 6 chủ đề : Chủ đề 1: Sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945 1949) Chủ đề 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 1991). Liên bang Nga (1991 2000) Chủ đề 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 2000) Chủ đề 4: Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu (1945 2000) Chủ đề 5: Quan hệ quốc tế (1945 2000) Chủ đề 6: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Từ 6 chủ đề trên trong tiết ôn tập đầu tiên theo từng chủ đề, việc làm đầu tiên của giáo viên là phải giải thích được một số thuật ngữ, khái niệm sử 8
- học và tên của các tổ chức liên quan trực tiếp đến tiêu đề và nội dung của chủ đề. Ví dụ 1 : Khi ôn tập chủ đề: Quan hệ quốc tế (1945 2000). Trong chủ đề này giáo viên cần giải thích để làm sáng tỏ một số khái niệm, thuật ngữ như: “Trật tự thế giới”, “Quan hệ quốc tế”, “Chiến tranh lạnh”, “Học thuyết Truman”, “Chiến tranh cục bộ”, “Hai cưc”, “Một cực”, “Đa cực”, “Chủ nghĩa khủng bố”, “Li khai” : “Kế hoạch Mácsan” và các tổ chức như : “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương”, “Hội đồng tương trợ kinh tế”, “Tổ chức Hiệp ước Vácsava”.. Việc giải thích để học sinh hiểu được các khái niệm và thuật ngữ trên là tiền đề rất cần thiết để đi đến nắm bắt nội dung bài học. Chẳng hạn như học sinh hiểu được thế nào là “đối đầu” và “Chiến tranh lạnh” thì sẽ nhận thức được vì sao Mĩ triển khai “Kế hoạch Mácsan” và thành lập “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” nhằm mục đích gì? Và từ đó hiểu được không phải ngẩu nhiên mà Liên Xô phải đứng ra thành lập: “Hội đồng tương trợ kinh tế” và “Tổ chức Hiệp ước Vácsava”. Mặt khác, mỗi chủ đề sẽ chứa đựng một hoặc nhiều nội dung trọng tâm, do đó giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh chỉ ra được những sự kiện tiêu biểu liên quan đến tiêu đề của từng chủ đề và những nội dung kiến thức cơ bản mà học sinh cần lĩnh hội. Sau đó xâu chuổi lại và chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện lịch sử đó để học sinh nắm bắt được nội dung trọng tâm có tính khát quát nhất của từng chủ đề. Ví dụ 2 : Khi tìm hiểu về quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lanh : Trước hết từ hiểu biết về Hội nghị Ianta (đặc biệt thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á). Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết rằng: những thỏa thuận này được thực thi một cách nghiêm túc ngay sau Chiến tranh thế gới thứ hai kết thúc. Chính vì lẽ đó, bản đồ châu Âu, châu Á coi như được vẽ lại và trên thưc tế cho thấy tất cả quyền lợi thuộc về hai cường quốc Xô Mĩ. Từ cách tiếp cận này học sinh sẽ hiểu được những thỏa thuận của Hội nghị Ianta về cơ bản trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: trật tự hai cực Ianta. Đến cuối những năm 40 của thế kỉ XX, cùng với sụ lớn mạnh của Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu thành lập và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc (tiêu biểu cách mạng Trung Quốc), đã làm cho cán cân nghiêng hẳn sang Liên Xô. Đứng trước tình thế đó Mĩ phát động chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh đã đẩy các mối quan hế quốc tế chuyển sang một thời kì mới : thời kì đối đầu giữa hai hệ thống TBCN và XHCN (đứng đầu hệ thống TBCN là Mĩ và hệ thống XHCN là Liên Xô). Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới với nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra (tiêu biểu chiến tranh Đông Dương) và đỉnh điểm là sự ra đời của hai khối quấn sự lớn nhất hành tinh NATO và Vacsava. 9
- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, do tác động bởi cuộc khủng hoảng năng lượng cùng nhiều nhân tố khác làm cho nền kinh tế của Liên Xô và Mĩ có phần suy giảm. Như vậy, chiến tranh lạnh kéo dài ít nhiều gây nên sự bất lợi cho cả Mĩ lẫn Liên Xô, Và chính sự bất lợi này, đã làm cho Mĩ và Liên Xô bắt đầu thay đổi về mặt nhận thức và sau đó xúc tiến các cuộc gặp gỡ cấp cao, Từ đây tình hình thế giới có phần dịu đi và đến năm 1989, một sự thật khách quan đã đến : Xô Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra một cánh cửa mới trong quan hệ quốc tế : sự đối đầu giữa hai hệ thống TBCN và XHCN tạm thời lắng xuống và là tiền đề cần thiết để giải quyết nhiều cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột kéo dài… Mặt khác cùng với việc chấm dứt chiến tranh lạnh và sau đó là sự tan rả của Liên Xô, cộng với sự sụp đổ của các nước Đông Âu XHCN… Đã tạo nên nhiều nhân tố mới cho việc xác lập một trật tự thế giới mới vào cuối thế kỉ XX theo hướng đa cực. Như vậy, từ những hiểu biết trên khi ôn về chủ đề : quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lanh : Học sinh chắc chắn sẽ hiểu và nhận thức được: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, từ những thỏa thuận t ại H ội ngh ị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: trật tự hai cực Ianta. Từ năm 1947, Mĩ phát động chiến tranh lạnh. Từ đây ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN. Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX chồng chéo, phức tạp… chi phối bởi sự đối lập xoay quanh giữa hai cực Xô Mĩ nói riêng và hai phe TBCN và XHCN nói chung. Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, sự cởi mở trong quan hệ Xô Mĩ đã mở ra xu thế mới: hòa hoãn Đông Tây, đưa quan hệ quốc tế dần dần chuyển sang hòa dịu và đến năm 1989 chiến tranh lạnh chấm dứt. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Sự kiện Liên Xô tan rả năm 1991, kéo theo sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự hai cực Ianta. Từ đây trong quan hệ quốc tế nãy sinh nhiều nhân tố mới để dần thiết lập nên một trật tự thế giới mới theo hướng đa cực. Từ giải pháp trên, cho thấy việc xác định kiến thức cơ bản và trọng tâm của từng chủ đề không những giúp học sinh rèn luyện kĩ năng khát quát cao mà còn có thể vận dụng để giải quyết tốt khi gặp các dạng câu hỏi và bài tập được mở đầu câu dẫn như : Hày trình bày nội dung… ? Hoăc : Cho biết… ? hay: Khái quát...? 3.2.2 Xác định đơn vị kiến thức trọng tâm, hướng dẫn học sinh tiếp cận với kiến thức nâng cao 10
- Mổi chủ đề giáo viên phải xác định được những đơn vị kiến thức cơ bản ( những đơn vị kiến thức cơ bản này đã có ở sách giáo khoa) làm nền tảng, Từ kiến thức cơ bản này, học sinh sẻ hướng tới xác định kiến thức trọng tâm. Với đối tượng học sinh giỏi việc nắm được nội dung trọng tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Ví dụ 1: Trong chuyên đề Sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945 1949) . Khi tìm hiểu Tổ chức Liên hợp quốc, giáo viên chỉ ra những đơn vị kiến thức cơ bản mà học sinh chỉ cần tìm hiểu từ sách giáo khoa cũng có thể nắm bắt được đó là : Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập trong bối cảnh lịch sử nào? Liên hợp quốc hoạt động nhằm mục đích gì? Liên hợp quốc hoạt đông theo những nguyên tắc nào? Các tổ chức chính của Liên hợp quốc? Ý nghĩa sự ra đời và hoạt động của Liên hợp quốc? Khi học sinh đã nắm bắt được các đơn vị kiến thức trên, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh phân tích, lí giải có dẫn chứng để làm sáng tỏ các đơn vị kiến thức trên cần nâng cao vấn đề gì? và vận dụng như thế nào? Chẳng hạn như : Tại sao nói Liên hợp là một diễn đàn quốc tế vừa hợp, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? Hiểu như thế nào về nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa binh? Hoặc nguyên tắc chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm cường quốc? Hiện nay Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nà o của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông. Và việc vận dụng được cụ thể hóa như thế nào? Mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên h ợp quốc. Hãy kể tên các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động tại Việt Nam? Đánh giá về vai trò của Liên hợp quốc đối với thế giới ngày nay? Ví dụ 2: Khi ôn tập về chủ đề : Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 2000), với nội dung chủ đề này có rất nhiều sự kiện, buộc giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất. Sau đó phân tích, đối chiếu, so sánh…khát quát hóa nội dung kiến thức để giải quyết dạng bài tập vận dung cao. Sau khi cung cấp được các kiến thức cơ bản về chủ đề: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Giáo viên có thể đặt vấn đề: Bằng những kiến thức lịch sử đã học về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Hãy làm sáng tỏ nhận định sau : Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh đã làm cho bản đồ địa chính trị thế giới thay đổi như thế nào ? Để giải quyết dạng bài tập này, đòi hỏi học sinh phải có vốn nhận thức kiến thức chắc chắn, biết chọn lọc để đưa vào bài làm sao cho vừa đủ, vừa 11
- đúng theo yêu cầu đề ra, tránh tình trạng liệt kê hoặc trình bày thiếu trọng tâm. Vì vậy theo tôi nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo hướng sau : Trước Chiến tranh thế giới thứ II, hầu h ết các nước Á, Phi và Mĩ Latinh đều lệ thuộc hoặc thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Âu Mĩ. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, đánh dấu sự bùng nổ phong trào đấu tranh và lần lượt có hơn 100 quốc gia giành độc lập. Một số nước sau khi độc lập đã đi theo con đường XHCN như Trung Quốc, Cuba, Việt Nam… đã tăng cường tiềm lực cho hệ thống XHCN. Số đông còn lại định hướng xây dựng đất nước với nhiều thể chế chính trị khác nhau. Sau khi giành được độc lập, hầu hết các nước đều bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Một số nước đã vươn lên đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế xã hội như : Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Singapo, Mêhicô, Braxin… Nhiều vùng lãnh thổ được tách ra , thành lập nên những quốc gia mới như: Singapo, Pakixtan, Bănglađet ,.. Một số quốc gia đã thu hồi các phần lãnh thổ bị chia cắt trước đây về với lãnh thổ chính thống của mình điển hình: Trung quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao. Mặt khác một số nước bị chia cắt đến nay việc thống nhất vẫn còn bỏ ngõ như Triều Tiên. Như vậy, thông qua bốn ý trên cho thấy: thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh đã làm cho bản đồ địa chính trị thế giới thay đổi. Tóm lại việc x ác định đơn vị kiến thức trọng tâm, hướng dẫn học sinh tiếp cận với kiến thức nâng cao là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Có như vậy học sinh mới đủ điều kiện để tiếp cận và giải quyết các bài tập và câu hỏi nhận thức cao như dạng câu hỏi và bài tập mở đầu bởi câu dẫn: Giải thích…? Chứng minh… 3.2.3. Thiết lập bảng thống kê niên biểu và lập bảng so sánh để ghi nhớ và khái quát hóa kiến thức. Trong một chủ đề lịch sử có rất nhiều sự kiện lịch sử, giáo viên có thể lập bảng thống kê theo trình tự thời gian. Trước hết cần phải hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa chọn ra được những sự kiện lịch sử tiêu biểu. Sau đó phân tích, so sánh, đánh giá, đối chiếu để hiểu được bản chất, ý nghĩa của sự kiện và tác động của sự kiện đó đối với sự phát triển lịch sử thế giới hiện đại. Ví dụ 1: Trong chủ đề : Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 2000). Khi ôn tập về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, Lịch sử Lào và Campuchia hay phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc châu Phi và Mĩ Latinh. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh học bằng cách lập theo bảng sau : 12
- Các giai đoạn Thời gian Nội dung sự kiện Đánh giá, nhận xét… phát triển (Lưu ý việc nhận xét, phân tích, đánh giá…để hiểu được ý nghĩa, vị trí, vai trò và tác động của sự kiến là yêu cầu cần thiết đối với học sinh giỏi) Cụ thể về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi như sau : Các giai đoạn Thời Nội dung sự kiện Đánh giá, nhận xét… phát triển gian 1952 Lật đổ Vương triều Pharúc. 1953 Thành lập Cộng Mở đầu phong trào đấu tranh 19451954 hòa Ai Cập. ở Bắc Phi. 1952 Libi giành được độc lập. 1956 Tuynidi, Marốc và Chiến thắng Điện Biên Phủ Xuđăng giành của Việt Nam (1954) góp được độc lập. phần cổ vũ cuộc đấu tranh ở 19541960 Bắc và Tây Phi. Mở đầu ở 1962 Cách mạng Angiêri (111954). Đến 1960, Angiêri thắng lợi. hầu hết Bắc và Tây Phi giành độc lập. 17 quốc gia Tây, 1960 Đông và Trung Phi giành được “Năm châu Phi” độc lập. 19601975 1975 Cách mạng Đánh dấu sự tan rả về cơ bản Môdămbích thắng hệ thống thuộc địa của chủ lợi và Cộng hòa nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. Angôla ra đời. 1990 Namibia tuyên bố độc lập. Hoàn thành cuộc đấu tranh 1993 Xóa bỏ chế độ đánh đổ nền thống trị thực dân 19752000 phân biệt chủng cũ, giành độc lập và quyền tôc, Cộng hòa sống của con người. Nam Phi ra đời. Mặt khác, trong nội dung bồi dưỡng có nhiều nội dung cần phải so sánh, đối chiếu…để phát hiện điểm giống và khác nhau hoặc rút ra nhận xét, đánh giá … Chẳng hạn như: Lịch sử Lào và Campuchia từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đên 2000 hoặc Chính sách đối ngoại của Mĩ trong và sau thời kì chiến tranh lạnh… Giáo viên nên hướng dẫn hoc sinh lập bảng so sánh. 13
- Ví dụ 2 : So sánh chiến lược kinh tế hướng nội và hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN. Giáo viên có thể lập bảng như sau: Nội Chiến lược kinh tế hướng nội Chiến lược kinh tế hướng dung so ngoại sánh Thời Sau khi giành được độc lập. Những năm 6070 của thế kỉ gian XX. Mục tiêu Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây Thực hiện công nghiệp hóa dựng nền kinh tế tư chủ. lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Nội Phát triển sản xuất hàng tiêu Mở cửa, thu hút vốn và kĩ dung dùng nội địa thay cho nhập thuật nước ngoài, sản xuất khẩu, lấy thị trường trong nước hàng hóa để xuất khẩu, phát làm chổ dựa. triển ngoại thương. Thành Bước đầu đạt một số thành tựu, Tỉ trọng công nghiệp cao hơn tựu đáp ứng được nhu cầu cơ bản. nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng. Hạn chế Thiếu vốn, nguyên liệu và công Ít nhiều phụ thuộc vốn và thị nghệ, chi phí cao, thua lỗ … trường bên ngoài. Với những hình thức lập bảng nói trên, trong bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các tiêu đề yêu cầu đặt ra, học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để hoàn thành, sau đó so sánh đối chiếu các dữ kiện theo hàng ngang, cột dọc rút ra nhận xét để thấy được : T ừ sau Chiến tranh thế giới thứ II , phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trải qua 4 giai đoạn. Từ đó có thể hướng dẫn học sinh rút ra được đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Các nước sáng lập ASEAN chuyển từ chiến lược phát triển kinh tế hướng nội sang hướng ngoại là thức thời, phù hợp. Từ sự thành công bước đầu này, các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có thể rút ra được bài học gì. Thật vậy, việc thiết lập bảng thống kê hoặc so sánh trong bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết để rèn luyện kĩ năng khát quát kiến thức và áp dụng tốt khi bắt gặp dạng bài tập hay câu hỏi mà câu dẫn được mở đầu bằng cụm từ : Lập bảng… hay: So sánh… 3.2.4. Sử dụng lược đồ, bản đồ và các hình ảnh trực quan để tìm hiểu và khắc sâu kiến thức lịch sử Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Đồ dùng trực quan là phương tiện hữu ich rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử, là chổ dựa để hiểu sâu bản chất của sự kiện và có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, khắc sâu những kiến thức lịch sử. Ngoài ra, đồ dùng trực quan còn 14
- phát triển kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy lôgic và phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Chính vì lẽ đó, lược đồ, bản đồ và hình ảnh…là những đồ dùng trực quan quy ước, không thể thiếu trong dạy học lịch sử nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Nhờ có lược đồ, bản đồ… lịch sử mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về vị trí địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta đều biết rằng mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và thời gian nhất định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian chúng ta sẽ không hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó. Như vậy, đồ dùng trực quan không những góp phần tạo biểu tượng lịch sử sinh động mà còn giúp học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử. Ví dụ : Khi ôn tập đơn vị kiến thức : Nội dung Hội nghị Ianta và việc thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, giáo viên nên sử dụng bản đồ thế giới. Hoặc khi ôn tập về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tối thiểu giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh đọc được lược đồ khu vực Đông Nam Á, lược đồ châu Phi và lược đồ khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ II. Như vậy, việc hướng dẫn cho học sinh kỹ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, sách tham khảo như lược đồ, biểu đồ, bảng biểu...đươc coi là mảng kiến thức, kỹ năng cần thiết để bồi dưỡng học sinh giỏi sử. Khi học sinh khai thác kênh hình trong tình huống có vấn đề sẽ rèn luyện được kỹ năng diễn đạt, phân tích, khái quát, lựa chọn ngôn ngữ, kích thích sự tư duy sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên giải pháp này ít phổ biến, vì vậy giáo viên cần lưu ý trong bồi dưỡng chỉ có những nội dung liên quan thiết thực có tính chất đặc biệt đến lược, biểu đồ… mới nên sử dụng. 3.2.5. Chỉ ra mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới hiện đại Trong dòng chảy của lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn nữa sau thế kỉ XX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nữa thế kỉ, tình hình thế giới thật sôi động với bao diễn biến dồn dập, đem lại những thay đổi to lớn và cả những đảo lộn thật bất ngờ. Vậy Lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ II có bước phát triển như thế nào và có tác động ảnh hưởng qua lại đối với Lịch sử thế giới ra sao? Quả thật trong các chủ đề bồi dưỡng Lịch sử thế giới hiện đại (1945 2000), về nội dung của các chủ đề tuy có khác nhau, tuy nhiên nếu nghiên cứu kĩ tất cả các chủ đề, đều cho thấy ít nhiều đều có sự tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau gữa Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam nhằm tạo nên động lực khách quan thúc đẩy cùng phát triển.. Ví dụ 1 : Trong chủ đề : Sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945 1949). Giáo viên có thể đặt vấn đề: Thỏa thuận nào tại Hội nghị Ianta (2 1945) và Hội nghị Pốtxđam (7 1945) đã có tác động bất 15
- lợi cho cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? Hãy giải thích vì sao? Hoặc mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc được biểu hiện như thế nào? Cho biết vị trí và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc. Ví dụ 2: Trong chủ đề: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 2000), Giáo viên có thể đặt vấn đề : Hãy chứng minh sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiên tranh thế giới thứ II, đã làm cho thế kỉ XX trở thành một “thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân”. Cách mạng Việt Nam có vai trò như thế nào trong phong trào đó?. Để giải quyết được yêu cầu vế thứ hai của vấn đề trên, giáo viên phải lựa chọn những thắng lợi tiêu biểu có tính bước ngoặt của cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 (như thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 và Mĩ năm 1975 và thành công của công cuộc đổi mới năm 1986…). Để chứng minh, phân tích và lí giải cho học sinh hiểu được : Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của phong trào cách mạng thế giới, Có tác động và ảnh hưởng tích cực như thế nào đối với sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Thăng lợi của cách mạng Việt Nam có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc đánh bại chủ nghĩa thực dân. Vai trò, vị trí của cách mạng Việt Nam đối với thắng lợi của cách mạng Lào và Cam puchia. Ví dụ 3: Trong chủ đề : Quan hệ quốc tế (1945 2000), mối quan hệ tác động qua lại giữa Lịch sử thế giới với khu vực Đông Nam Á và Lich sử Việt Nam được biểu hiện trên nhiều phương diện. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề sau : Chiến tranh Đông Dương (1945 1975) có chịu sự chi phối bởi trật tự thế giới hai cực Ianta không? Hãy giải thích vì sao ? Năm 1989, chiến tranh lạnh chấm dứt đã có tác động tích cực như thế nào đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam ? Hoặc : Tại sao năm 1995, Mĩ tuyên bố bãi bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam. Việc làm này của Mĩ có tác động tích cực như thế nào đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng? Tóm lại, việc phát hiện và chỉ ra ra mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới hiện đại có ý nghĩa quan trọng không thể bỏ qua trong bồi dưỡng học sinh giỏi, nhằm khắc sâu và làm phong phú thêm kiến thức lịch sử dân tộc, thấy được Lịch sử Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của Lịch sử thế giới…Từ đó định hình và xâu chuổi lại để vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập và câu hỏi đặt ra mà câu dẫn thường mở đầu bằng từ khóa: Vì sao …? Hoặc : Hãy phân tích,.. hay : Lí giải… 16
- 3.2.6. Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định …lịch sử để rút ra bài học nhằm vận dụng vào thực tiển Đối với một học sinh giỏi môn sử, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, biết đánh giá, nhận định một sự kiện, nhân vật hay một vấn đề lịch sử không thôi vẫn còn chưa đủ, mà còn phải biết rút ra bài học quý báu từ lịch sử. Để vận dụng kiến thức lịch sử đó vào thực tế và giải quyết các vấn đề thực tiển đặt ra. Ví dụ 1: Trong chủ đề : Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945 1949). Khi phân tích về vai trò của Liên hợp quốc, giáo viên có thể đặt vấn đề: Trước những biến động của tình hình biển Đông hiện nay : Việt Nam có thể yêu cầu LHQ sử dụng những nguyên tắc hoạt động nào để giải quyết? Hoặc : Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc đối với thế giới ngày nay. Ví dụ 2: Trong chủ đề: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 2000), Giáo viên có thể nêu và định hướng cho học sinh tìm hiểu : Tại sao trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, ASEAN coi trọng vấn đề an ninh chính trị? Trong bối cảnh hiện nay để tăng cường hơn nữa sự liên kết bền vững và toàn diện, ASEAN cần lưu ý những vấn đề gì? Vai trò của ASEAN đối với vấn đề biển Đông hiện nay? Hoặc từ sự thành công của Trung Quốc trong cuộc cải cách, mở cửa (1978) và sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985). Việt Nam rút ra bài học gì cho công cuộc đổi mới (1986) và xây dựng đất nước hiện nay? Ví dụ 3: Về chủ đề : Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Giáo viên có thể yêu cầu các em vận dụng kiến thức để giải quyết hai vấn đề sau : Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với đời sống con người? Hiện nay khoa học và công nghệ nên có định hướng phát triển như thế nào để tiến tới thực hiện mục tiêu: “khoa học và công nghệ phải gắn liền với lợi ích của cộng đồng”. Tại sao nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan, không thể đảo ngươc? Tòan cầu hóa đã tạo ra những cơ hội và đặt ra những thách thức gì cho cać nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng? Quả thực, hiện nay trong dạy học bồi dưỡng h ọc sinh gi ỏi s ử n ếu giáo viên không chú tâm rèn luyện các kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định … lịch sử để rút ra bài học nhằm vận dụng vào thực tiển là một thiếu sót quá lớn. Bởi lẽ bồi dưỡng, phát triển các kĩ năng này thực chất là phát triển năng lực lịch sử. Và chỉ khi nào học sinh có đủ năng lực lịch sử thực sự thì mới có khả năng giải quyết tốt các dạng bài tập và câu hỏi vận dụng cao như phân tích, đánh giá, nhận định …hay rút ra bài học. 3.2.7. Thiết lập hệ thống câu hỏi và bài tập, xây dựng đề thi minh họa 17
- Trong quá trình ôn tập, bồi dưỡng, ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, sau mỗi chủ đề, giáo viên phải xây dựng và thiết lập được hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng. Để có một bộ câu hỏi và bài tập dùng để bồi dưỡng thì dễ, Nhưng để có một bộ câu hỏi và bài tập dùng để luyện thi học sinh giỏi hướng tới đạt giải thì khó, bởi vì phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Câu hỏi và bài tập đặt ra phải đảm bảo tính khoa học lịch sử, phải phát huy được kĩ năng vận dụng và tính vừa sức…đối với học sinh giỏi cấp tỉnh. Theo tôi, bộ câu hỏi và bài tập dùng để luyện thi học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 2000) phần lớn về mặt cấu trúc trong một câu hỏi luôn có hai vế\: vế thứ nhất kiểm tra kiến thức cơ bản, vế thứ hai từ kiến thức nền tảng đó kiểm tra kĩ năng vận dụng. Thông thường vế thứ hai tôi thường lưu ý căn cứ vào yêú tố sau : Thứ nhất : Câu hỏi kiểm tra kiến thức không những có ý nghiã về mặt lịch sử mà còn có giá trị về mặt giáo dục và thực tiển Ví dụ : Câu 1. Tại sao từ những năm 60 70 (thế kỉ XX) trở đi, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại? Cho biết mục tiêu, nội dung, thành tựu của chiến lược phát triển kinh tế này. Từ sự thành công của nhóm nước này, Việt Nam có thể rút ra bài học gì để xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? Câu 2. Trình bày khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Lào từ năm 1945 đến năm 1975. Chỉ ra mối quan hệ đoàn kết, chiến đấu của nhân dân hai nước Việt – Lào trong giai đoạn nói trên? Câu 3. Liên hợp quốc thành lập nhằm mục tiêu gì? Cho biết vai trò của Liên hợp quốc đối với thế giơi ngày nay? Câu 4: Vì sao cách mạng Cuba được coi là lá cờ đầu của phong trào GPDT ở Mĩ Latinh ? Cho biết vai trò của Phiđen Catxtơrô. Câu 5. Trình bày nguồn gốc, đặc điểm và tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với thế giới ngày nay? Vì sao gọi là cách mạng khoa học công nghệ? Thứ hai : Câu hỏi kiểm tra kiến thức phải lòng ghép, đan xen chỉ ra được mối quan hệ giữa Lịch sử Việt Nam với Lịch sử thế giới và ngược lại Ví dụ: Câu 1. Trình bày khái quát nội dung cơ bản của Lịch sử thế giới hiện đại 1945 – 2000? Chỉ ra những đóng góp của cách mạng Việt Nam đối với sự phát triển của Lịch sử thế giới hiện đại. Câu 2. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa: Đảng ta nhận định:“Nắm bắt cơ hội,vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”. Bằng kiến thức lịch sử, hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên. 18
- Câu 3. Hãy chứng minh sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc đã làm cho thế kỉ XX trở thành một “thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân”. Cách mạng Việt Nam có vai trò như thế nào trong phong trào đó? Câu 4, Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á? Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN? Câu 5. Chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản. Từ sự “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản, Việt Nam có thể học tập được kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển đất nước? Thứ ba: Câu hỏi kiểm tra kiến thức nhằm hướng đến phát huy tối đa năng lực phát triển tư duy lịch sử Ví dụ : Câu 1. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, khu vực Đông Nam Á những biến đổi to lớn nào? Trong các năm 1945, 1967, 1976 và 2015 đã diễn ra những sự kiện gì và có tác động tích cực như thế nào đến sự phát triển của khu vực Đông Nam Á. Câu 2. Từ sự hiểu biết về Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hãy làm sáng tỏ các yêu cầu sau: a. Năm 1967, Tổ chức ASEAN được thành lập có phù hợp hay không đối với tình hình khu vực Đông Nam Á và xu thế phát triển của thế giới lúc bây giờ? Giải thích vì sao? b. Cho biết suy nghĩ của bản thân về nguyên tắc “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực” trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á (Hiệp ước Bali tháng 2 1976) và ý nghĩa của nguyên tắc này. c. Để góp phần giải quyết vấn đề biển Đông, theo em tổ chức ASEAN cần lưu ý những vấn đề gì? Câu 3. Hãy xác định các xu thế phát triển của thế giới sau chiên tranh lạnh. Trong các xu thế đó, xu thế nào đóng vai trò chủ đạo? Giải thích vì sao? Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ hai khu vực Đông Bắc Á có nhiều biến đổi to lớn nào? Theo em biến đổi nào có ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện thế giới lúc bấy giờ? Câu 5. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II? Thứ tư : Câu hỏi kiểm tra kiến thức phải gắn liền với việc giải quyết các vấn đề thực tiển đang đặt ra Ví dụ: Câu 1. Sự kiện nào của lịch sử thế giới hiện đại "đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới...” (Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục Hà Nội, trang 63). Hãy cho biết tác động của sự kiện đó đối với thế giới ngày nay. 19
- Câu 2. Tổ chức nào trên thế giới được đánh giá : “trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới...thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế” (Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục Việt Nam, trang 70) Hãy cho biết đôi nét về vai trò của tổ chức đó đối với thế giới ngày nay? Câu 3: Toàn cầu hóa là gì? Tại sao nói: “toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn” (Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục Việt Nam, trang 7) Câu 4. Qua tìm hiểu về thế giới sau Chiến tranh lạnh. Hãy phân tích để làm sáng tỏ các yêu cầu sau : a. Các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh. b. Tại sao các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm? c. Trước diễn biến của dich bệnh covic 19 . Chính phủ Việt Nam thực hiện mục tiêu kép : vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh, theo em có phù hợp không? Tại sao? Câu 5; Lấy những sự kiện cụ thể để minh họa cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và LHQ? Trước những biến động của tình hình biển Đông, Việt Nam có thể yêu cầu LHQ sử dụng những nguyên tắc hoạt động nào để giải quyết? Tóm lại việc thiết kế và xây dưng bộ câu hỏi và bài tập dành cho việc bồi dưỡng và luyện thi học sinh giỏi là khâu đặc biệt quan trọng. Vẫn biết rằng, qua theo dõi các đề thi hằng năm bản thân tôi đã phát hiện ra nhiều điều mới mẽ, bởi hiện nay có nhiều cách thức và hình thức ra đề khác nhau. Vì vậy việc phân loại câu hỏi nói trên chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên hiện nay với mục tiêu dạy học gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành và với đặc trưng của bộ môn Lịch sử nói chung và phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000) nói riêng, bản thân tôi thường thiên về việc xâu chuổi những nội dung của Lịch sử Việt Nam có liên quan đến sự phát triển của Lịch sử thế giới hiện đai, để thiết kế và xây dựng nhiều bộ câu hỏi và đề thi học sinh giỏi theo đúng cấu trúc đề thi 180 phút của sở. (năm 2021 đã xay dựng được 9 đề thi theo cấu trúc này). Coi đây là cơ sở, để làm tư liệu cho học sinh luyện tập, kiểm tra khảo sát hay thi thử, từ đó học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá được năng lực của bản thân. Nếu việc làm này được tổ chức thường xuyên thì sẽ tạo tâm lí thoải mái và tự tin hơn khi học sinh tiếp cận với đề thi và tham gia kì thi học sinh giỏi. 3.2.8. Tổ chức, theo dõi và rèn luyện kĩ năng tự học Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài, mất nhiều thời gian, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau (có yếu tố dịch bệnh) nên thời gian bồi dưỡng trên lớp rất hạn chế. Mặt khác có một số nội dung giáo viên không thể truyền đạt hoặc dẫn dắt học sinh tìm hiểu một cách tỉ mỉ, cụ thể và chi tiết, mà chỉ có thể đi vào nội dung trọng tâm nhất, khái quát nhất, do đó vệc 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn