Thử đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930
lượt xem 6
download
1. Phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930 là một vấn đề khá phức tạp bởi lý thuyết về thể loại trong giai đoạn này còn rất nghèo nàn, nếu không muốn nói là chưa có.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thử đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930
- Thử đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930
- 1. Phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930 là một vấn đề khá phức tạp bởi lý thuyết về thể loại trong giai đoạn này còn rất nghèo nàn, nếu không muốn nói là chưa có. Hấp dẫn chúng tôi vào công việc tương đối khó khăn này không phải chỉ vì phân loại là “một yêu cầu không thể thiếu để nhận thức các hiện tượng phức tạp, muôn vẻ của thế giới và của cả văn học”(1), chứ không phải là “một cái tục cũ vô nghĩa”(2); mà chủ yếu là bởi cách phân loại hết sức đa dạng với nhiều kiểu đặt tên rất lạ của chính người viết tiểu thuyết. Qua khảo sát, thống kê chúng tôi thấy có 43 tên gọi khác nhau, trong đó có 35 tên gọi đơn và 8 tên gọi phức. Qua đó có thể nhận thấy: - Việc các tác giả ghi tên thể loại dưới tên tác phẩm chứng tỏ vấn đề quan niệm thể loại đã được người viết rất lưu tâm.Thông thường, tên gọi thể loại tự nó có chức năng phân loại tác phẩm. Nhưng một số tên gọi như “tiểu thuyết lạ lùng” hay “tiểu thuyết lạ mà quen” hoàn toàn không nói lên điều gì về loại của nó. Sự đa dạng của tên loại tiểu thuyết như trên cũng cho thấy phần lớn các tác giả phân loại tác phẩm của mình một cách tự phát chứ không dựa trên một lý thuyết thống nhất nào. - Nhiều loại giống nhau về thực chất, chỉ khác tên gọi. Ví dụ: “Thời sự tiểu thuyết”, “Kim thời tiểu thuyết” và “Hiện thời tiểu thuyết”; “Xã hội tiểu thuyết” và “Cảnh thế tiểu thuyết”; “Nhơn tình tiểu thuyết”, “Nhân tình tiểu thuyết” và “Viêm lương tiểu thuyết”... - Những tác phẩm được gọi bằng nhiều tên có thể do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, tác giả chưa xác định được yếu tố nào là nổi trội trong tác phẩm của mình. Bởi vì trên thực tế một tiểu thuyết có thể quy về nhiều loại khác nhau xuất phát từ tính đa dạng, phức tạp của nội dung phản ánh. Do vậy, có trường hợp như cuốn Giọt luỵ thương tâm (Trần Hoàng Nam), tuy bìa ngoài ghi là “Tả chân tiểu thuyết”, nhưng trang trong lại ghi “Luân lý, Tâm lý, Ái tình, Xã hội, Gia đình tiểu thuyết”; Thứ hai, những tên gọi đó cũng chính là một cách quảng cáo tác phẩm của cả người viết lẫn nhà in, nhà xuất bản. - Cách phân loại tiểu thuyết như trên cho thấy các nhà viết tiểu thuyết giai đoạn này đã chịu ảnh hưởng của cả Trung Quốc và phương Tây. Các loại tiểu thuyết đã từng xuất hiện trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc đến thời cận đại như tiểu thuyết võ hiệp, tiểu
- thuyết giáo huấn, tiểu thuyết nhân tình thế thái, tiểu thuyết về phụ nữ... Các loại tiểu thuyết có nguồn gốc ảnh hưởng phương Tây như tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết trinh thám... Có loại là sự gặp gỡ của cả phương Đông và phương Tây như tiểu thuyết giải trí (tùng đàm), tiểu thuyết lịch sử... - Một số loại hoặc là mới hoàn toàn, hoặc là không còn “vang bóng”. Thuật ngữ “Tiểu thuyết mới” được dùng ở Chiếc xuyến vàng của Nguyễn Văn Thao là một ví dụ về loại lần đầu xuất hiện. Theo GS Đỗ Đức Hiểu(3), thuật ngữ “Tiểu thuyết mới” mãi tới năm 1947 mới xuất hiện dưới ngòi bút của nhà phê bình Môrixơ Nađô. Và vào khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ XX, “tiểu thuyết mới” trở thành một khuynh hướng văn học phát triển chủ yếu ở Pháp với những tác giả tên tuổi như: Xarôt, Buyto, Rôbơ-Giê, Ximông. Như vậy, Nguyễn Văn Thao chưa hề được tiếp thu hay chịu ảnh hưởng lý thuyết về “Tiểu thuyết mới” trên thế giới. Đây rõ ràng là một sáng tạo của tác giả về cách gọi tên thể loại. Ngoài ra, còn có nhiều thuật ngữ khác mà trong tất cả các cách phân loại tiểu thuyết xưa nay, chúng tôi cũng không hề bắt gặp. Chẳng hạn: “Hiệp tình tiểu thuyết”, “Viêm lương tiểu thuyết”, “Thế giới tiểu thuyết”... Trong khi sáng tạo thêm một số tên loại mới, thì một số loại tiểu thuyết có truyền thống lâu đời cả trong văn học ta và văn học Trung Quốc lại ít thấy xuất hiện. Chúng tôi muốn nói đến loại tiểu thuyết truyền kỳ. Trong lịch sử văn học Trung Quốc, loại chí quái, chí nhân, chí dị là những mầm mống ban đầu của tiểu thuyết và có “vô số sách chí quái, chí nhân, siêu thần, chí dị...”(4). Trong văn học trung đại Việt Nam, loại truyện này cũng không ít. Vậy mà sao đến thời điểm này, loại tiểu thuyết truyền kỳ lại rất hiếm hoi? Theo chúng tôi, điều này chỉ có thể lý giải bằng sự đổi mới tư duy tiểu thuyết của người đương thời, nhất là sự xuất hiện của quan niệm "tả thực" . * 2. Trước tình hình phức tạp của việc phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930, một số nhà nghiên cứu khi bàn về đối tượng này đã không bỏ qua khâu phân loại. Ngoài cách phân loại của Trúc Hà, còn có thể kể đến Mọc Khuê. Trong Ba mươi năm văn học(5), tác giả đã dẫn ra một số loại tiểu thuyết quốc ngữ từ thời điểm Tố Tâm ra đời đến những năm ba mươi của thế kỷ XX như: gia đình tiểu thuyết, phong tục tiểu thuyết, xã hội tiểu thuyết, trinh thám võ hiệp tiểu thuyết, tiểu thuyết thần bí, hoạt kê tiểu thuyết và “một vài bộ thiên về tư tưởng” (Cô Lâu mộng - Võ Liêm Sơn, Mộng trung du - Cảnh
- Chi). Các tác giả cuốnLịch sử văn học Việt Nam (tập IV)(6) xác định: bước đầu có sự hình thành các xu hướng hiện thực và lãng mạn, bên cạnh đó còn có tiểu thuyết lịch sử. Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại(7) cũng trên tinh thần của các nhà nghiên cứu đi trước cho rằng có ba khuynh hướng của tiểu thuyết trước 1930. Đó là: Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực, khuynh hướng hiện thực phê phán, khuynh hướng yêu nước của các tiểu thuyết lịch sử. Ở một công trình khác - Văn học Việt Nam thế kỷ XX(8) - ông có đi sâu vào một số loại như: tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết tâm lý, nhưng chủ yếu dựa trên thành tựu của tiểu thuyết từ 1930 đến hết thế kỷ XX. Tiểu thuyết trước 1930 chỉ một vài cuốn được nhắc đến như: Trùng quang tâm sử trong mục “Tiểu thuyết luận đề” và một số tiểu thuyết của Nguyễn Tử Siêu trong mục “Tiểu thuyết lịch sử”. Tôn Thất Dung trong luận án Phó tiến sĩ(9) đã dựa vào hai loại tiêu chí để phân loại: Theo tiêu chí nguồn ảnh hưởng, tác giả chia thành hai dòng (dòng ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa và dòng ảnh hưởng tiểu thuyết phương Tây); Theo tiêu chí nội dung phản ánh, tác giả chia thành 3 loại (loại nội dung lịch sử dân tộc, loại nội dung thế sự, loại nội dung đời tư). Bằng Giang trong Truyện Tàu với một số tiểu thuyết gia đầu tiên ở Việt Nam(10) thì cho rằng: Tính đến năm 1930, đề tài tiểu thuyết nổi bật nhất là tình yêu, thói đời, tình nước. Nguyễn Văn Trung trong Hồ sơ Lục châu học(11) chủ yếu dựa vào nội dung, tư tưởng, chủ đề, chia thành hai loại: “Truyện ta chịu ảnh hưởng truyện Tàu và tiểu thuyết Tây phương” và Truyện ta ảnh hưởng Tây phương (cả nội dung và kỹ thuật)”. Từ những cách phân loại đó, chúng tôi có một số nhận xét như sau: - Việc phân loại chưa bao quát hết được thực tế sáng tác tiểu thuyết giai đoạn này, cho dù chúng tôi nghĩ cũng không thể hy vọng sẽ có một cách phân loại có thể bao chứa toàn bộ tiểu thuyết được sáng tác trong giai đoạn 1900-1930. - Một số cách phân loại sẽ không cho thấy sự phát triển của tiểu thuyết sang các giai đoạn sau. Cụ thể là cách phân loại của các tác giả Tôn Thất Dụng (loại tiêu chí thứ nhất) và Nguyễn Văn Trung. Trong khi đó, thực tế phát triển của tiểu thuyết các giai đoạn sau, nhất là giai đoạn 1930-1945, đã thể hiện tính kế thừa rất rõ nét. *
- 3. Theo chúng tôi, trong việc phân loại tiểu thuyết trước hết cần phải xây dựng được các tiêu chí phân loại căn cứ vào tính “thường hiện” của nó. Thực tế cho thấy, có rất nhiều kiểu tiêu chí để phân loại tiểu thuyết giai đoạn này. Chúng tôi tạm thời đưa ra các kiểu tiêu chí phân loại của mình như sau: Phân loại dựa vào đề tài và nội dung phản ánh. 3.1. 3.2. Phân loại dựa vào sự khác nhau về khuynh hướng thẩm mỹ. 3.3. Phân loại dựa vào “dụng ý của tác giả”. 3.4. Phân loại dựa vào sự kết hợp thể loại. 3.5. Phân loại dựa vào nội dung đặc định được miêu tả. 3.6. Phân loại dựa vào kiểu kết cấu tác phẩm. 3.7. Phân loại dựa vào nguồn gốc cốt truyện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích chân dung người lính trong bài thơ Tây tiến - Khổ thứ 3
4 p | 632 | 49
-
Cách làm đề: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa
7 p | 213 | 20
-
Phân tích văn học-cách ghen của hoạn thư ra sao?
5 p | 131 | 14
-
Đề: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa
10 p | 177 | 13
-
Đáp án và thang điểm Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2009 môn Văn khối C
3 p | 86 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp kích thích trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C2 khu Tân Long hứng thú tham gia hoạt động tạo hình ở trường mầm non Yên Lạc
22 p | 15 | 6
-
Phân tích truyện Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi
32 p | 75 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý thư viện ở trường THPT Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình theo hướng trực tuyến
10 p | 56 | 4
-
Ý nghĩa nghệ thuật cách đặt nhan đề Hạnh phúc của một tang gia
2 p | 65 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân tích đề tham khảo môn vật lí kì thi Trung học phổ thông quốc gia 2018 và đề xuất một số bài toán mới
17 p | 52 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn nhằm tạo hứng thú, nâng cao nhận thức, góp phần bồi dưỡng nhân cách cho học sinh
45 p | 23 | 3
-
Báo cáo sáng kiến: Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy học hình học bằng phương pháp trực quan cấp THCS tại Trường PTDTBT THCS Trà Tập
16 p | 7 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3
25 p | 26 | 3
-
Phân tích ý nghĩa con đường mòn trong truyện ngắn Thuốc
2 p | 84 | 3
-
Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
5 p | 50 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi
36 p | 54 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược chủ đề Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
76 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn