Đề bài: Phân tích ý nghĩa con đường mòn trong truyện ngắn Thuốc<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Thuốc là truyện ngắn hiện thực đặc sắc của nhà văn Lỗ Tấn, tác phẩm thể hiện nỗi đau <br />
của cả Trung Quốc trong xã hội đương thời khi đứng trước thực trạng cả dân tộc Trung <br />
Quốc khi “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thù “bôn ba trong <br />
chốn quạnh hiu”. Tư tưởng chủ đề của “Thuốc” được thể hiện bằng một loạt chi tiết <br />
đắt giá, đó là những chi tiêu biểu như chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh vòng mà mà còn <br />
được truyền tải thông qua những chi tiết thoáng qua nhưng lại thể hiện ý nghĩa sâu sắc <br />
như hình ảnh con đường mòn xuất hiện gần cuối tác phẩm.<br />
<br />
Truyện ngắn Thuốc được xây dựng trong bối cảnh hẹp không gian của quán trà, pháp <br />
trường và không gian đầy tang tóc của bãi tha ma. Nếu như quán trà huyên náo là nơi trò <br />
chuyện, tán róc của những người vô công rồi nghề, pháp trường ám ảnh với những bóng <br />
đen lượn lờ dưới ánh đèn dầu khi mờ khi tỏ thì không gian bãi tha ma lại đầy tang tóc với <br />
những ngôi mộ san sát mà theo quan sát của Lỗ Tấn thì giống như những chiếc bánh bao <br />
ngày mừng thọ “ mộ dày khít như bánh bao nhà giàu trong tiệc mừng thọ”. Cũng trong <br />
khung cảnh bãi tha ma chật chội, u ám ấy xuất hiện hình ảnh con đường mòn, chi tiết <br />
thoáng qua nhưng vô cùng đắt giá mà Lỗ Tấn đã đưa vào trong tác phẩm.<br />
<br />
Con đường mòn là hình ảnh cố hữu nhiều lần xuất hiện trong các tác phẩm của Lỗ Tấn <br />
với những ý nghĩa sâu xa. Trong truyện ngắn “Thuốc”, con đường mòn xuất hiện với vai <br />
trò là ranh giới phân chia nghĩa địa thành hai phần rõ rệt, bên phải là khu mộ dành cho <br />
những người nghèo, còn bên trái là khu dành cho những người tử tù hoặc những người bị <br />
chết chém. Ngôi mộ của Hạ Du, người chiến sĩ cách mạng vừa bị xử án chém được chôn <br />
bên trái của con đường mòn cũng đã thể hiện thái độ của những người xung quanh với <br />
hoạt động cách mạng của người chiến sĩ này, đó là thái độ xa lánh, coi thường như một <br />
kẻ phản tặc.<br />
<br />
Người dân Trung Quốc lúc bấy giờ rất lạc hậu, u mê với những tư tưởng kì quái, trong <br />
nhận thức hạn hẹp của họ, những người làm cách mạng đồng nghĩa với giặc, những <br />
người đáng bị lên án, trừng phạt. Do vậy, hình ảnh con đường mòn xuất hiện gần cuối <br />
tác phẩm như sự ám ảnh ghê gớm về sự u mê, tăm tối của người dân Trung Quốc đương <br />
thời, thái độ và hành động của những người dân ấy điển hình cho nước Trung Hoa thời <br />
trung cổ.<br />
<br />
Con đường mòn còn thể hiện bi kịch của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Hạ Du là <br />
người chiến sĩ trẻ có hoài bão, có lí tưởng cao đẹp đấu tranh bảo vệ cho cuộc sống tốt <br />
đẹp của người dân nhưng vì xa rời thực tế mà trở thành đối tượng bị hiểu lầm, căm ghét. <br />
Không chỉ những người dân xung quanh không hiểu Hạ Du mà ngay cả những người thân <br />
cũng hiểu lầm về anh. Mẹ của Hạ Du tỏ ra xấu hổ khi có con trai là kẻ phản tặc, chú của <br />
Hạ Du lại là người tố cáo anh để lấy tiền thưởng. Đến đây, ấn tượng về xã hội Trung <br />
Quốc trong thực trạng “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thù <br />
“bôn ba trong chốn quạnh hiu” được làm nổi bật đến ám ảnh.<br />
<br />
Đến cuối tác phẩm, hình ảnh hai bà mẹ đi qua con đường mòn để đến thăm nhau đã làm <br />
vợi bớt đi những ám ảnh, nặng nề của câu chuyện. Đó có thể là dấu hiệu của sự tốt lành, <br />
thể hiện niềm tin của tác giả về một tương lai tươi đẹp của Trung Quốc.<br />