intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu thi Nghiệp vụ công tác Đảng - Trung cấp lý luận chính trị

Chia sẻ: Hoang Van Chuong Chuong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

220
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu trình bày 6 câu hỏi về Nghiệp vụ công tác Đảng và đưa ra đáp án cụ thể giúp các bạn ôn tập, củng cố kiến thức để làm bài thi thật tốt. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu thi Nghiệp vụ công tác Đảng - Trung cấp lý luận chính trị

  1. Câu 1: Vị trí, vai trò tổ chức cơ sở Đảng? Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao   năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nơi đồng chí công tác? Vị trí, vai trò tổ chức cơ sở Đảng: ­ Điều 21 ­ Điều lệ Đảng khóa XI quy định: Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng  viên chính thức trở lên, lập tổ  chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện).  Ở cơ  quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn   vị  khác có từ  ba đảng viên chính thức trở  lên, lập tổ  chức đảng (tổ  chức cơ  sở  đảng  hoặc chi bộ  trực thuộc đảng uỷ  cơ  sở); cấp uỷ  cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định  việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp. Tổ  chức cơ sở  đảng (chi bộ  cơ  sở, đảng bộ  cơ  sở) là nền tảng của Đảng, là hạt  nhân chính trị ở cơ sở.Tổ chức cơ sở đảng là cấp tổ chức cuối cùng trong hệ  thống tổ  chức 4 cấp của Đảng, là cơ sở để xây dựng lên toàn bộ hệ thống tổ chức của đảng, là  cấp tổ chức sâu rộng nhất, bám sát các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh thổ và các ngành, các   lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của đảng tới từng đảng viên, từng   đơn vị cơ sở và từng người dân. Tổ  chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ  trương, chính sách   của đảng, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình  thành, phát triển đường lối, chủ  trương, chính sách của đảng thông qua những kinh   nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân dân. Tổ chức cơ sở đảng cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ  đảng như: kết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá đảng viên; nơi  thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ  chức và sinh hoạt của đảng; nơi suất phát   để cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng. Tổ chức cơ sở đảng do đó có ảnh hưởng  lớn tới chất lượng nội bộ đảng. Tổ  chức Cơ  sở  đảng còn là tổ  chức cầu nối Đảng với quần chúng nhân dân, là   mắt khâu trọng yếu để  duy trì mối lien hệ  Đảng với dân ­ nền tảng sức mạnh của  Đảng, bởi đây là tổ  chức Đảng gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt  tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh với Đảng. TCCSĐ tuy là một bộ phận trong hệ thống chính trị ở cơ sở nhưng là tổ chức lãnh   đạo tất cả  các tổ  chức khác trong hệ  thống chính trị  đó, là tổ  chức đảm bảo cho mọi  hoạt động ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị của Đảng. Nói về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức cơ sở đảng, Hồ Chí Minh đã   khẳng định: “Chi bộ là nền móng của đảng, Chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”. Người còn   nhấn mạnh “đối với đảng ta, xây dựng chi bộ  cho tốt, cho vững mạnh là một việc vô  cùng quan trọng”
  2. Trong quá trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn coi xây dựng,  nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng là nhiệm vụ thường xuyên  và quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Liên hệ: Hiện tôi đang sinh hoạt tại chi bộ Cựu chiến binh – Huyện đoàn trực thuộc Đảng  ủy khối Đảng – Đoàn thể huyện Đam Rộng. Chi bộ hiện có 10 Đảng viên chính thức và  1 đảng viên dự bị. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22­NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư  khóa X   về  nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ  chức cơ  sở  đảng và chất lượng  đội ngũ cán bộ, đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ủy khối Đảng  – Đoàn thể  có chuyển biến tích cực. Các chi bộ  trực truộc Đảng  ủy được kiện toàn,  từng bước bảo đảm yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Ðảng. Công tác kết nạp đảng viên  được quan tâm. Qua 10 năm đã kết nạp được 66 đảng viên, trong đó 100% có trình độ từ  đại học trở lên; 83% đảng viên đã qua đào tạo trung cấp lý luận chính trị. Công tác quy  hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chăm lo. Đa số các đảng viên có bản lính chính   trị  vững vàng. Đội ngũ cán bộ, công chức được trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, năng lực, trình   độ chuyên môn ngày càng tốt hơn. Năng lực, trình độ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy cơ sở  được nâng lên. Chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy chuyển biến tích cực; các   chi bộ  đã giữ  vững, phát huy được vai trò hạt nhân chính trị   ở  cơ  sở, dân chủ  trong  Ðảng và trong xã hội   được mở  rộng. Công tác  kiểm tra, giám sát  được  tiến hành  thường xuyên theo đúng kế hoạch năm đề ra… Bên cạnh những kết quả  đạt được, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một  số  chi bộ  trực thuộc còn chưa cao; chưa đủ  sức phát hiện, giải quyết những vấn đề  phức tạp xảy ra trông nội bộ. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh  chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên. Một số cán bộ,  đảng viên bản lĩnh chính trị chưa thật sự vững vàng, vai trò tiên phong, gương mẫu còn  hạn chế, tinh thần đấu tranh tự  phê bình và phê bình còn yếu. Năng lực, trình độ  của   một số cấp ủy viên, bí thư cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.   Phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, nội dung, chế độ sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ, chi   bộ chậm đổi mới… Nguyên nhân cơ bản là do một số  cấp  ủy, cán bộ, đảng viên chưa quán triệt sâu   sắc, toàn diện về vai trò, vị trí của tổ chức cơ sở đảng cũng như yêu cầu cấp bách phải   nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội   ngũ cán bộ, đảng viên. Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện chưa cụ thể, chưa   sát tình hình thực tế đơn vị. Công tác kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, người đứng  đầu các cấp chưa được coi trọng, thiếu quyết liệt, thường xuyên…
  3. Ðể củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ và nâng cao  chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu tình hình mới cần thực hiện tốt   một số nội dung: Đổi mới và thực hiện hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phát huy tính  tự  giác, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự  học tập, tự  nghiên cứu để  nâng cao  trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cấp ủy   viên. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt  đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỉ luật, tăng cường đoàn kết trong  Đảng. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM Tăng cường công tác chỉ  đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên. Thực hiện  nghiêm túc nghị quyết hội nghị lần 5 BCH TW khóa X về tăng cường công tác kiểm tra,   giám sát của Đảng; quy định của bộ chính trị về xử lý đảng viên vi phạm; Quy đinh 47­ QĐ/TW những điều đảng viên không được làm; Nghị quyết hội nghị BCHTW khóa XII   về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng,   chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến’, “tự chuyển hóa” trong nội   bộ. Tiếp tục củng cố, kiện toàn các chi bộ  hoạt động yếu. Tập trung củng cố, nâng  cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy. Ðổi mới phương thức lãnh đạo của  Ðảng  ở  cơ  sở, trọng tâm là nâng cao chất lượng ban hành, tổ  chức thực hiện có hiệu  quả các nghị quyết, kế hoạch công tác hằng năm của cấp ủy. Câu 2: Nội dung, thủ tục của công tác quản lý đảng viên của tổ  chức cơ  sở  đảng. Liên hệ việc thực hiện nội dung trên tại chi bộ, cơ quan nơi đ/c công tác. 1.Ý nghĩa của công tác quản lý đảng viên Làm tốt công tác quản lý đảng viên, tổ  chức đảng nắm được lý lịch gia đình,  nguồn gốc xuất thân, quá trình học tập và công tác cũng như  sinh hoạt hang ngày của  đảng viên.  Quản lý cả  đội ngũ đảng viên (ĐV) để  phát hiện mđược những ĐV có bản lĩnh   chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, năng lực và nhiệt   tình công tác để  bố  trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ  cũng như  giới thiệu để  các tổ  chức đảng, chính quyền, đoàn thể  bầu cử  giữ  các cương vị  lãnh đạo, quản lý quan  trọng của Đảng, NN, đoàn thể. QL chặt chẽ đội ngũ ĐV đúng nguyên tắc, thủ tục sẽ phát hiện được những phần  tử cơ hội chui vào Đảng, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém, vi phạm, khuyết   điểm của ĐV để  bồi dưỡng, giáo dục hoặc kỷ  luật nghiêm minh, góp phần nâng cao  chất lượng Đv, bảo vệ nội bộ Đ tong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ  chính tị tong giai đoạn cách mạng hiện nay.
  4. 2.Nội dung quản lý đảng viên *Quản lý hồ sơ đảng viên Hồ  sơ  đảng viên là hệ  thống các văn bản theo quy định của TW, lưu giữ  những   thong tin về  lịch sử  chính trị, quan hệ  gia đình, quan hệ  XH, quá trình công tác, phẩm   chất, ăng lực, trình độ  của đảng viên. Vì vậy, HSĐV phải đầy đủ, rõ rang, chinh xác,   thống nhất, bí mật, được cấp có thẩm quyến xác nhận và được cơ  quan của cấp  ủy  quản lý. Theo quy định số 29­QĐ/TW ngày 25­7­2016 và hướng dẫn số 01­HD/TW ngày 20­ 9­2016 của BCHTW về một số vấn đề  cụ  thể  thi hành Điều lệ  Đảng, thì việc QLHH  đảng viên bao gồm: HS khi được kết nạp vào Đ, HS khi đảng viên được công nhận  chính thức. Định kỳ phải bổ sung, hoàn chỉnh HSĐV. Các tài liệu tong HSĐV (trừ phiếu  đảng viên được sắp xếp theo quy định riêng) được ghi vào mục lục tài liệu và sắp xếp   theo trình tự như trên, đưa ào túi HS để QL; bản mục lục các tại liệu trong HsĐV phải   được cấp ủy QLHSĐV kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp ủy. Yêu cầu QLHSĐV: HSĐV không tẩy xóa, khi có đủ  căn cứ  pháp lý, được câp  ủy   có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản thi cấp  ủy được giao QLHS mới được sửa chữa   vào HSĐV và đóng dấu của cấp  ủy vào nời sửa chữa. HSĐV phải được tổ chức Đảng  quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật. HSĐV do cấp ủy nơi ĐV đang sinh hoạt đảng   chính thức QL, kể cả ĐV là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý. Cấp ủy QL cán  bộ lập hồ sơ cán bộ để QL theo phân cấp. Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, cấp  ủy nơi ĐV chuyển đi làm đầy đủ  thủ  tục, niêm phong Hs, giao cho Đv trực tiếp mang theo để  báo cáo với cấp  ủy nơi đảng   viên chuyển đến; tương hợp đặc biệt thì tổ chức đảng chuyển đi. HSĐV từ trần hoặc bị đưa ra khỏi Đảng thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức   CSĐ QL Sắp xếp, bảo quản HSĐV: hệ thống sổ theo dõi, QLHSĐV gồm: Sổ danh sách ĐV   đang sinh hoạt tại chi bộ, sổ ĐV đã a khỏi đảng, sổ  đảng viên đã từ  trần, sổ  theo dõi  giao nhận HSĐV và mượn đọc HSĐV. HSĐV được sắp xếp theo yêu cầu dễ  thấy và   dễ bảo quản theo từng loại HSĐV ở mỗi cấp QL. Nơi lưu giữ HSĐV phải có phương  tiện chống mối mọt,… Định kỳ  6 tháng phải đối chiếu danh sách D(V với số  lượng   HSĐV, kịp thời phat hiện những tài liệu trong HSĐV bị  hư  hỏng. Khi thay đổi cán bộ  QL phải có biên bản giao nhận đúng quy định. *QL hoạt động của ĐV Trong công tác QLĐV, QL hoạt động đảng viên là nội dung quản lý khó khăn và  phức tạp nhất. Vì, mỗi ĐV có điều kiện sống, hoàn cảnh công tác và các mối quan hệ  XH rất khác nhau, hoạt động của họ  diễn ra hang ngày, một số  ĐV thường thay đổi   chỗ   ở, nơi làm việc, … Chi bộ  nơi ĐV tham gia sinh hoạt, là nơi có trách nhiệm trực  
  5. tiếp QLĐV. Nhựng nội dung QLHĐ của đảng viên bao gồm hoạt động công tác và hoạt   động quan hệ XH. Hiện nay, do điều kiện sinh sống một số  đảng viên đi làm ăn xa,… do đó không  thường xuyên sinh hoạt đảng theo quy định của Điều lệ  Đảng. Để  đảm bảo cho đảng  viên vừa có công ăn việc làm, tổ chức đảng QL được đảng viên của mình, các đảng bộ  cân có quy định rõ việc giữ mối liên hệ giữa đảng viên và chi bộ Đảng. Đối với những ĐV là người có đạo tham gia hoạt động tôn giáo, phải phát huy  những gia trị văn hoa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo; tuyên truyền vận động đồng bào có   đạo và chức sắc tôn giáo hiểu và thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp  luật của NN về tôn giáo và công tác tôn giáo; nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ  TQ; phát hiện và đấu tanh chống lại những hành vi lợi dụng tôn giáo hoạt động tái pháp   luật, đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng, PL của NN có hại đến lợi ích nhân  dân và đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Đối với những đảng viên đang học tập hoặc công tác nước ngoài dài hạn cần   được quản lý chặt chẽ. Những đảng viên lấy chồng, lấy vợ người nước ngoài hoặc có  con kết hôn với người nước ngoài cũng phải tuân thủ  Quy định 127­QĐ/TW ngày 03­ 11­2004 của BCHTW và Hướng dẫn số  41­HD/BTCTW ngày 13­4­2005 của BTCTW,  thường xuyên báo cáo với tổ  chức đảng về  những thay đổi của mình. Đồng thời, tổ  chức đảng các cấp cũng cần QL chặt chẽ  các đối tượng này nhất là về  quan hệ  cá  nhân, diễn biến tư tưởng. * Quản lý tư tưởng đảng viên Tư tưởng chính tị vững vàng, phẩm chất đạo đức và lối sống tong sang, lành mạnh   là yêu cầu đầu tiên cần phải có của người đảng viên. Trở thành đảng viên của ĐCS, có  nghĩa là trở thành người chiến sĩ tiên phong trong hoạt động chính trị của đảng. Vì vậy,  người đảng viên phải gương mẫu, có tính đảng cao, phải là người tuyệt đối trung thành  với sự  nghiệp cách mạng của Đảng, kiên trì CN Mác­Lênin, TTHCM, kiên định mục  tiêu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. QLĐV về  chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống là lĩnh vực QL rất trừu tượng,   những biểu hiện này chỉ có thể nhận biết qua ngôn ngữ, hành vi và kết quả hoạt động  thực tiễn của người đảng viên. Vì vậy, QLĐV về  chính trị, tư  tưởng, đạo đức và lối   sống là hướng cho đảng viên suy nghĩ và hành động phù hợp với quan điểm và đường  lối của Đảng, phù hợp với thực tế  khách quan và truyền thống văn hóa của dân tộc,  đồng thời, thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua sinh hoạt đảng, sinh hoạt tư tưởng   mà định hướng, tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống cho đảng viên. Liên hệ thực tiễn:
  6. Hiện tôi đang sinh hoạt tại chi bộ Cựu chiến binh – Huyện đoàn trực thuộc Đảng  ủy khối Đảng – Đoàn thể huyện Đam Rộng. Chi bộ hiện có 10 Đảng viên chính thức và  1 đảng viên dự bị. Hằng năm, chi bộ đều ban hành Nghị quyết và kế hoạch nâng cao chất lượng đội  ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Các đảng viên đều phải đăng  ký mức độ hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm  vụ  được giao. Cấp  ủy   thường xuyên theo dõi, kiểm tra, động viên đảng viên hoàn  thành nhiệm vụ, giúp đỡ những đảng viên gặp khó khăn trong công tác. Việc quản lý, đánh giá đảng viên thông qua sinh hoạt chi bộ vào ngày mùng 3 hàng  tháng. Việc đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, công tác chuẩn bị nội dung của cấp  ủy  được thực hiện nghiêm túc, trong đó tập trung đánh giá những  ưu điểm, hạn chế  và  nguyên nhân, dự kiến những nhiệm vụ cần tập trung trong tháng tới để đảng viên theo   dõi, thảo luận.  Chi bộ quán triệt tới đảng viên nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, rèn luyện về  phẩm chất đạo đức và lối sống, thực hiện đúng những quy định của Đảng đối với đảng  viên. Cấp  ủy thường xuyên nắm bắt diễn biến tư  tưởng của  đảng viên để  có định  hướng kịp thời và biện pháp xử lý. Đối với những đảng viên có biểu hiện vi phạm về  đạo đức, lối sống, chi bộ  nhắc nhở  hoặc yêu cầu viết tường trình và thông qua sinh   hoạt thường kỳ của chi bộ để góp ý cho đảng viên khắc phục, sửa chữa những khuyết   điểm, hạn chế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn có những hạn chế nhất định.  Việc quản lý đảng viên tuy có sự gắn kết giữa cơ quan và nơi cư trú nhưng quản   lý đảng viên chủ yếu về mặt hành chính, chưa chú ý nắm bắt diễn biến tư tưởng của   đảng viên, các mối quan hệ  xã hội và sinh hoạt của đảng viên, nhất là ngoài giờ  làm   việc và các sinh hoạt tôn giáo.  Việc phối hợp với các cấp ủy địa phương và quần chúng tham gia giám sát, quản   lý đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm thực hiện, còn mang tính hình thức, cách  làm chiếu lệ. Một số cấp ủy nơi đảng viên cư trú khi nhận xét còn cả nể, có hiện tượng bao che   những biểu hiện ra rời quần chúng, mất đoàn kết trong khu dân cư của Đảng viên. *Giải pháp: ­ Quán triệt trong chi bộ và đảng viên những quy định, hướng dẫn liên quan đến  thực hiện nhiệm vụ  của đảng viên về  chế  độ  sinh hoạt, đóng đảng phí, chuyển sinh   hoạt đảng (chính thức, tạm thời), miễn công tác và miễn sinh hoạt đảng. ­ Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên; sâu sát, gần gũi  đảng viên, nhất là đảng viên mới, đảng viên trẻ; tạo môi trường rèn luyện, thử  thách   đảng viên trẻ; qua đó nâng cao bản lĩnh chính trị của đảng viên; kịp thời giải đáp những   thắc mắc của đảng viên, nắm bắt, uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc và có biện pháp 
  7. giải quyết kịp thời tư  tưởng của đảng viên, giúp đỡ  đảng viên vượt qua những khó  khăn trong cuộc sống. Phát huy trách nhiệm của đảng viên chính thức giới thiệu quần   chúng vào Đảng, thường xuyên bồi dưỡng lý tưởng, việc tu dưỡng, rèn luyện, thực   hiện nhiệm vụ của đảng viên trong thời gian dự bị và kể cả sau khi chuyển chính thức. ­ Làm tốt công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên, chú trọng đến chất lượng nguồn,   phải đảm bảo là quần chúng thật sự  tiêu biểu,  ưu tú, động cơ  vào Đảng đúng đắn,  trong sáng, đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, hướng dẫn của Trung   ương. ­ Thực hiện nghiêm Chỉ  thị  10­CT/TW ngày 30­3­2007 của Ban Bí thư  về  “Nâng  cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa  XI “Một số  vấn đề  cấp bách về  xây dựng Đảng hiện nay”, Quy định số  101­QĐ/TW  ngày 7­6­2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là  cán bộ  lãnh đạo chủ  chốt các cấp; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm  theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05­CT/TW của Bộ Chính trị.  ­ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảng viên việc chấp hành chỉ  thị, nghị  quyết, Điều lệ Đảng, nhiệm vụ và quyền của đảng viên trong sinh hoạt đảng. CÂU 3: TRÌNH BÀY NGHIỆP VỤ  XÂY DỰNG QUY HOẠCH CÁN BỘ  CƠ  SỞ? LIÊN HỆ CƠ QUAN, CHI BỘ. Xây dựng quy hoạch cán bộ cơ sở là một nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ  của TCCSĐ, đảm bảo cho công tác cán bộ  đi vào nề  nếp, có kế  hoạch, chủ  động đáp   ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của TCCSĐ, trong quan hệ  với nhiệm vụ chính trị  của địa phương, ngành và toàn Đảng. Có quy hoạch cán bộ  mới xây dựng được kế  hoạch cán bộ. Kế  hoạch cán bộ  là  những công việc được đề  ra một cách hệ  thống với những nội dung, những dự  định  thực hiện trong một thời gian  nhất định, với những cách thức, trình tự và thời gian tiến   hành một cách cụ thể. Kế  hoạch cán bộ gồm: kê hoạch đòa tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử  dụng, luân chuyển cán bộ…chúng đều phụ thuộc vào chất lượng quy hoạch cán bộ Trên cơ  sở  chiến lược cán bộ  thời kỳ  đẩy mạnh CNH­HĐH đất nước và quy  hoạch cán bộ  của cấp  ủy cấp trên, TCCSĐ cần tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ  của mình. Cần tập trung vào những điểm sau đây: Một là, lập dự án xây dựng tổng thể đội ngũ cán bộ của tổ chức cơ sở đảng gồm: Xác định mục tiêu quy hoạch cán bộ của TCCSĐ
  8. Quán triệt cơ cấu cán bộ  trong quy hoạch cán bộ: cơ  cấu chất lượng, cơ  cấu độ  tuổi, cơ cấu giai cấp, dân tộc và giới tính phải hợp lý và được thể hiện trong quy hoạch   cán bộ cơ sở Tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ  thuộc diện quy hoạch. Xác định đúng tiêu  chuẩn chức danh cán bộ  làm cơ  sở  đánh giá, lựa chọn đúng cán bộ  để  đưa vào quy  hoạch và đào tạo theo tiêu chuẩn cán bộ Xác định nguồn cán bộ và con đường hình thành của cán bộ trong quy hoạch. Cần  có kế  hoạch tạo nguồn cán bộ, chú trọng đến những cán bộ  lãnh đạo, quản lý, công   chứa có thành tích xuất sắc trong công cuộc đổi mới còn trẻ tuổi; những công dân, nông   dân, trí thức, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang ưu tú, cán bộ dân tộc thiểu số, cán   bộ nữ, con em gia đình có công với cách mạng có triển vọng, có thành tích xuất sắc; các   sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ tuổi Hai là, dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ cơ sở theo kế hoạch trình   tự, hợp lý trong thời gian nhất định, cần chú trọng đến những điểm sau: Xác định rõ phạm vi và đối tượng quy hoạch gồm: quy hoạch tổng thể đội ngũ cán  bộ  hay quy hoạch từng loại cán bộ, quy hoạch cán bộ  Đảng, chính quyền hay cán bộ  đoàn thể…các chức danh trong quy hoạch phải được xác định rõ ràng. Gắn quy hoạch cán bộ với các khâu trong công tác cán bộ, như xác định tiêu chuẩn,   đánh giá, tuyển chọn, sử dụng, quản lý và chính sách đãi ngộ cán bộ. Như vậy, quy hoạch cán bộ cơ sở phải xuất phat từ: nhiệm vụ chính trị của cơ sở;  thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, dự kiến nhu cầu và khả  năng phát triển   của đội ngũ cán bộ, công chức, có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách  thích hợp. đặc biệt chú trọng tạo được nguồn cán bộ  đủ  tiêu chuẩn, đủ  số  lượng đáp   ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ  chính trị  của cơ  sở. Cần tập trung vào cán bộ  lãnh  đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể  nhân dân, cán bộ  lãnh đạo lực lượng vũ trang, cán bộ  khoa học và chuyên gia, cán bộ  quản lý doanh nghiệp. Quy hoạch cán bộ  của TCCSĐ  gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Liên hệ:  Với phương châm “Chất lượng cơ sở là trọng tâm, cán bộ  là then chốt, đoàn kết,   tập hợp thanh niên là nhiệm vụ  hàng đầu”, thời gian qua, Huyện đoàn Đam Rông đã  triển khai nhiều giải pháp tích cực để  nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ  Đoàn các   cấp. Nhờ đó đội ngũ cán bộ Đoàn từ huyện đến cơ sở từng bước được củng cố và kiện   toàn, đa số đều đạt tiêu chuẩn về độ tuổi, trình độ chuyên môn, tâm huyết với công tác  thanh niên. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, các cấp bộ Đoàn trong huyện đã chú  trọng việc xây dựng quy hoạch đội ngũ; chủ  động tham mưu với cấp  ủy đưa vào quy   hoạch, tạo nguồn những cán bộ Đoàn có phẩm chất và năng lực tốt; quan tâm tạo môi  
  9. trường để cán bộ Đoàn phát huy năng lực, sở trường nhằm rèn luyện kỹ năng, tích lũy  kinh nghiệm. Cùng với xây dựng quy hoạch cán bộ, tổ  chức Đoàn Thanh niên đã tổ  chức hoặc phối hợp tổ  chức các lớp tập huấn nghiệp vụ  nhằm từng bước chuẩn hóa  đội ngũ, nhất là chương trình tập huấn cho bí thư, phó bí thư Đoàn xã, thôn. Ban Thường vụ  Huyện đoàn đã phối hợp với cấp  ủy, chính quyền  ở  địa phương   tạo điều kiện để  đội ngũ cán bộ Đoàn được học tập nâng cao trình độ  chuyên môn, lý   luận chính trị. Trong nhiệm kỳ 2012­2017, đã có 03 cán bộ  Đoàn được học cao cấp lý  luận chính trị; 109 cán bộ Đoàn và đoàn viên được học trung cấp lý luận chính trị. Tính   đến thời điểm hiện tại, 100% cán bộ Đoàn từ cấp xã trở lên có trình độ chuyên môn đại   học và được đào tạo trung cấp lý luận chính trị. Bên cạnh đó, công tác đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu cán bộ  ứng cử  vào các chức danh lãnh đạo được các cấp bộ Đoàn triển khai chặt chẽ, đúng quy trình,  bảo đảm tiêu chuẩn, độ tuổi theo quy định của Đảng, Đoàn về công tác cán bộ. Cụ thể,   để  chủ  động xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ  Đoàn, hằng năm, các cấp bộ  Đoàn  tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đối với các chức danh chủ chốt, trong  đó đặc biệt chú trọng đến lực lượng cán bộ trẻ, có năng lực, đã qua thực tiễn công tác  ở cơ sở. Năm 2018, có 1 cán bộ Đoàn cấp huyện được điều động lên đoàn cấp trên; 4 cán  bộ  Đoàn xã được luân chuyển, điều động sang các cơ quan của Đảng, chính quyền và  các đoàn thể khác.  Mặc dù đã có những chuyển biến nhất định song công tác cán bộ  Đoàn hiện nay  vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như:  Nhiều cán bộ Đoàn chưa chủ động trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp  vụ, kỹ năng công tác và năng lực tổ chức. Một số cán bộ  Đoàn chưa nhiệt tình, đi sâu   sát vào đời sống ĐVTN nên hoạt động của nhiều cơ sở Đoàn vẫn còn nhiều khó khăn.  Việc bố  trí luân chuyển cán bộ  làm công tác Đoàn tại các xã còn gặp nhiều khó  khăn, chưa đào tạo được nhiều cán bộ  trẻ  có trình độ, khả  năng, năng khiếu  ở  cơ  sở  nên chưa phát huy hiệu quả. Ngoài ra, tại một số địa phương, đơn vị, lãnh đạo cấp ủy,   chính quyền chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức Đoàn,   chưa thấy hết vai trò xung kích của tổ  chức Đoàn và công tác thanh niên, thiếu định   hướng, giúp đỡ…  Thời gian tới, để  khắc phục những khó khăn trên, các cấp bộ  Đoàn tiếp tục tập   trung xây dựng đội ngũ cán bộ  Đoàn có chất lượng, trưởng thành từ  phong trào thanh  niên; chủ  động tham mưu, đề  xuất quy hoạch bố  trí, sử  dụng cán bộ  Đoàn, Hội, Đội  các cấp; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ  có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,   năng lực và trình độ công tác; kịp thời biểu dương và nhân rộng những tấm gương cán   bộ, ĐVTN tiêu biểu trên các lĩnh vực công tác.  Tham mưu xây dựng và triển khai một số  quy định gắn với chức danh cán bộ  Đoàn. Phối hợp với các cơ sở GD và ĐT bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở, nghiên cứu  
  10. xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng tập huấn, trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho   cán bộ Đoàn các cấp theo chức danh, phấn đấu 100% cán bộ Đoàn được tập huấn, trang   bị kỹ năng, nghiệp vụ.  Tham mưu kịp thời chế độ  chính sách cho đội ngũ cán bộ  Đoàn các cấp; tiếp tục   nghiên cứu, đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Quy chế cán bộ Đoàn, đáp ứng yêu  cầu thực tiễn để  đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên ngày càng đi vào chiều   sâu, có hiệu quả./. Câu 4: Trình bày nội dung và tính chất của sinh hoạt chi bộ. Liên hệ  việc   thực hiện các nội dung và tính chất trên tại chi bộ nơi đồng chí công tác?  Sinh hoạt chi bộ ở cơ sở là các hoạt động tập thể của toàn thể đảng viên hoặc đại   biểu để  thảo luận và quyết định những vấn đề  cần thiết, gồm các cuộc họp chi bộ  thường kỳ (có thể gọi là các cuộc sinh hoạt chi bộ thường kỳ), các hội nghị và đại hội   chi bộ. Sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong chi bộ được tổ chức mỗi tháng 1 lần theo quy   định của điều lệ đảng. Nội dung sinh hoạt chi bộ Thực hiện theo hương dẫn số  Số  12­HD/BTCTW ngày 6/7/2018 của Ban tổ chức  trung ương đảng, gồm các nội dung như sau:   * Đối với sinh hoạt thường kỳ:  Căn cứ Điều lệ Đảng, định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ và  kết quả  thực hiện nhiệm vụ  chính trị, hằng tháng chi bộ  sinh hoạt gồm các nội dung   chủ yếu sau: +  Về công tác chính trị, tư tưởng ­ Lựa chọn những nội dung thời sự  trong nước, quốc tế, các vấn đề  của địa   phương, cơ quan, đơn vị  sát với tình hình và phù hợp chức năng, nhiệm vụ  của chi bộ  để phổ biến, trao đổi. ­ Thông báo kịp thời chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ  chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ  quốc và các đoàn thể  chính trị  ­ xã hội các cấp  cần phổ biến đến chi bộ. ­ Đánh giá tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo  của chi bộ; những vấn đề  chi bộ  cần quan tâm. Kịp thời định hướng nhận thức, tư  tưởng cho đảng viên. +  Về thực hiện nhiệm vụ chính trị
  11. ­ Đánh giá kết quả công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của  chi bộ  và việc thực hiện nhiệm vụ  của đảng viên; chỉ  rõ  ưu điểm, hạn chế, khuyết   điểm và nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục. ­ Đánh giá việc thực hiện Nghị  quyết Trung  ương 4 khóa XI  Một số  vấn đề  cấp   bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây   dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,   lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực  hiện Chỉ  thị  số  05­CT/TW của Bộ Chính trị về  đẩy mạnh học tập, làm theo tư  tưởng,   đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. ­ Đảng viên, nhất là người đứng đầu liên hệ, đánh giá việc thực hiện nội dung đã  cam kết theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; về những điều đảng viên không được  làm và trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính  trị; về chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần  chúng. ­ Kết quả lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể chính trị ­ xã hội. ­ Xác định nhiệm vụ  của chi bộ  tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ  đạo;  phân công nhiệm vụ cho đảng viên. *  Đối với sinh hoạt chuyên đề Căn cứ chỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi  bộ, mỗi quý ít nhất một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm vấn đề sau: ­ Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng   dẫn của Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên. ­ Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng  lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.  ­ Về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của   Nhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ. ­ Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về  tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"   trong chi bộ. ­ Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn   vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân,  cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị. ­ Về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị,   chi bộ.
  12. ­ Về  giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của địa phương, cơ  quan,  đơn vị cho cán bộ, đảng viên. ­ Những nội dung khác theo đặc điểm của từng loại hình chi bộ.   Tính chất của sinh hoạt chi bộ * Tính lãnh đạo:  Tính chất lãnh đạo của sinh hoạt chi bộ thể hiện trong sinh hoạt là đảng viên phải   bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ  những vấn đê cần giải quyết và ra được quyết  nghị về những hoạt động của chi bộ. Tính lãnh đạo thể hiện cụ thể ở: ­ Định hướng được những hoạt động chủ yếu của địa phương, đơn vị trên các mặt   kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội , bảo đảm cho đơn vị  phát triển trong một thời gian   nhất định cũng như giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.  ­ Chỉ rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng tổ chức, từng cán bộ, đảng viên. ­ Chỉ rõ chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ về chính trị, tư tưởng và tổ chức ,  bảo đảm lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.  Để đảm bảo tính lãnh đạo của SH chi bộ cần thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc   TTDC, mở  rộng dân chủ  trong SH đảng với đi liền với tăng cường sự  lãnh đạo tập  trung thống nhất.  * Tính giáo dục : Tính gd của SH cb thể hiện  ở:  qua mỗi kỳ sinh hoạt chi bộ thì trình độ  mọi mặt   của đảng viên dần được nâng lên, ngày càng nhận thức sâu sắc hơn đường lối, chính   sách   của   đảng,   mỗi   đảng   viên   có   thêm   những   kiến   thức   mới,   bổ   ích,   những   kinh  nghiệm thiết thực trong hoạt đông thực tiễn. Qua mỗi kì SH, người đảng viên tự nhận   thấy vững vàng hơn trong công tác. Đó là điều quan trọng để  họ  hoàn thành tốt nhiệm  vụ được giao. Để  đạt được điều đó, trong SH Cb cần trú trọng nghiên cứu, thảo luận nghiêm  túc, các quan điểm, đường lối, chính sách của đảng, PL của NN, các chỉ thị, nghị quyết   của cấp trên, tránh lối sinh hoạt qua loa đại khái, hoặc chỉ giao nhiệm vụ nhưng không  chú ý đến việc cung cấp thông tin, hạn chế việc phát huy tính chủ  động, sáng tạo của   đảng viên Tính  GD của SH CB còn được thể  hiện  ở  việc nêu gương điển hình tiên tiến,   gương đảng viên tiên phong gương mẫu và phê bình những sai lầm khuyết điểm của   chi bộ, tổ chức đảng và của đảng viên * Tính chiến đấu: Tính chiến đấu  của SH CB Thể hiện ở việc sinh hoạt chi bộ phải nhìn thẳng vào   sự  thật,  đánh giá  đúng  ưu  điểm, thành tựu,  phê phán nghiêm khắc những sai  lầm,  
  13. khuyết điểm của chi bộ và từng cán bộ đảng viên và đề ra biện pháp phát huy ưu điểm,  sửa chữa khuyết điểm. Để nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ cần phát huy dân chủ trong nội   bộ  khi bàn bạc và quyết nghị  mọi vấn đề  trong phạm vi, quyền hạn của chi bộ, thực   hiện nghiêm túc các quyền của đảng viên, duy trì thành nề  nếp chế  độ  tự  phê bình và  phê bình trên tinh thần thẳng thắn, trung thực khách quan, công tâm và trên tinh thần   đồng chí, tôn trọng lẫn nhau giữa những người cộng sản.  Cần tránh tình trạng né tránh, nể  nang, lựa chiều khi phê bình và tình trạng đoàn  kết một chiều. Cần xử  lý nghiêm minh những người lợi dụng dân chủ  tiến hành phê   bình để đả kích, gây chia rẽ hoặc trả thù cá nhân. Muốn sinh hoạt chi bộ  đạt chất lượng tốt cần đảm bảo ba tính chất nêu trên,  ngoài ra cần chú ý đến tình đồng chí, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ tận tình,  tạo điều kiện để  mỗi đảng viên giải quyết khó khăn vướng mắc vươn lên trong công  tác và đời sống. Liên hệ thực tế Hiện tôi đang sinh hoạt tại chi bộ Cựu chiến binh – Huyện đoàn trực thuộc Đảng  ủy khối Đảng – Đoàn thể huyện Đam Rộng. Chi bộ hiện có 10 Đảng viên chính thức và  1 đảng viên dự bị. Trong thời gian vừa qua, Chi bộ đã duy trì sinh hoạt nề nếp, chuẩn bị chu đáo; nội  dung sinh hoạt có nhiều đổi mới, phong phú; thực hiện lồng ghép việc “Học tập và làm  theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với khắc phục các yếu kém, tồn tại.  Phương pháp điều hành sinh hoạt, điều hành thảo luận, gợi mở các nội dung thảo   luận của Bí thư chi bộ thiết thực, hiệu quả. Vì vậy Đảng viên tham gia thảo luận, thể  hiện chính kiến của mình, luôn tạo được không khí cởi mở, chân thành; phát huy tinh  thần tự phê bình và phê bình, nâng cao sức chiến đấu trong sinh hoạt Chi bộ.  Việc nắm  bắt và đánh giá tình hình tư  tưởng của đảng viên, quần chúng luôn được chi bộ  thực   hiện tốt, kịp thời. Việc quán triệt quán triệt các Nghị  quyết của Đảng được thực hiện  nghiêm túc.  Hàng quý CB luôn làm tốt công tác sinh hoạt chuyên đề  về  những nội dung như:  Về  công tác phát triển đảng viên, về  các giải pháp phòng chống các biểu hiện suy   thoái… Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: ­  Nội dung cập nhật thông tin thời sự để phổ biến cho đảng viên đôi lúc còn chưa   kịp thời.  ­ Việc đánh giá trách nhiệm của từng đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ  chính trị chưa thật cụ thể. 
  14. ­ Trong công tác góp ý, phê bình vẫn còn có đảng viên gay gắt, chưa thật sự có kĩ  năng góp ý, phê bình. Vì vậy chưa giúp người được phê bình tiếp nhận khuyết điểm và  sửa chữa khuyết điểm.   ­ Chưa làm tốt phát huy tính tiền phong gương mẫu của đảng viên trong sinh hoạt  CB.  Đề xuất giải pháp thời gian tới, đó là: 1. Tiếp tục hiện nghiêm túc, nề nếp chế độ sinh hoạt Chi bộ  + Đề ra nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, những việc cần làm ngay trong tháng tới theo   chức năng, nhiệm vụ của Chi bộ, sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và phân công nhiệm  vụ cho đảng viên thực hiện. Nội dung để đưa ra thảo luận lựa chọn điểm mới, quan trọng để  gợi ý. Nội dung   phải sát thực tế, hạn chế  lý luận nhiều; nội dung Nghị  quyết, nội dung thảo luận cụ  thể, rõ ràng gắn với thực tiễn ở đơn vị,... và tổ chức thực hiện theo phương châm “nói   là làm ngay”. + Trong công tác góp ý, phê bình cần phát huy dân chủ; lắng nghe ý kiến của đảng  viên và gợi ý những nội dung quan trọng để  đảng viên tham gia thảo luận, thể  hiện   chính kiến của mình. 2. Trong cuộc họp Chi bộ, đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức  Hồ  Chí Minh vào sinh hoạt hàng tháng, gắn với khắc phục các yếu kém, khuyết điểm   trong tháng trước để định hướng, hoặc chuẩn bị trước Chi bộ một câu chuyện, hoặc bài   nói, bài viết về Bác Hồ để đảng viên cùng suy ngẫm, liên hệ, rút ra những vấn đề  liên   quan đến công việc, nhiệm vụ của mình. 3. Nâng cao chất lượng điều hành trong sinh hoạt Chi bộ ­ Bí thư Chi bộ  (hoặc đồng chí được phân công) chủ  trì, điều hành cuộc họp Chi   bộ phải thực hiện đầy đủ các nội dung trong chương trình đề  ra; nêu rõ mục đích, yêu   cầu, nội dung, thời gian sinh hoạt. Nội dung báo cáo trước Chi bộ  phải rõ ràng, ngắn   gọn để dành nhiều thời gian cho phần thảo luận. ­ Chủ  toạ  hội nghị  phải thực sự  dân chủ, công tâm, khách quan, lắng nghe phát  biểu của đảng viên và gợi mở những vấn đề thiết thực để đảng viên thảo luận. Những   vấn đề  cần phải biểu quyết nhưng đang còn có những ý kiến khác nhau, Chi bộ  trao   đổi, thảo luận kỹ để tạo sự thống nhất trước khi biểu quyết. 4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. ­ Thực hiện việc đánh giá, phân tích chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên hàng  năm một cách thực chất. Nội dung đánh giá chất lượng phải căn cứ  vào kết quả  thực  hiện nhiệm vụ chính trị, sự vững mạnh của các tổ chức trong hệ thống chính trị và chất  lượng đội ngũ đảng viên.
  15. Câu 5: Trinh bay n ̀ ̀ ội dung công tac dân vân cua tô ch ́ ̣ ̉ ̉ ức cơ  sở  Đang. Liên hê ̉ ̣  việc thực hiện nội dung trên tại chi bộ, cơ quan  nơi đc công tac. ́ Công tác dân vận của TCCS đảng là toàn bộ  những hoạt động của đảng bộ, chi   bộ  và các tổ  chức khác trong hệ  thống chính trị  dưới sự  lãnh đạo của cấp  ủy nhằm   tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện tốt các chủ trương,   đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò, tiềm năng to  lớn của nhân dân trong sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ  tổ  quốc. Công tác dân vận là  nhiệm vụ chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Nội dung công tác dân vận Một là, ban hành các văn bản (nghị quyết, quyết định...) lãnh đạo, chỉ đạo, triển   khai, hướng dẫn, tổ  chức thực hiện nội dung công tác dân vận ở  cơ  sở. Ban hành quy  chế, quy định có tính chất phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng bộ phận; đồng thời  quy định rõ chức trách,nhiệm vụ của từng cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận. Như  vậy, tổ  chức cơ  sở  Đảng lãnh đạo, chỉ  đạo các tổ  chức đảng, chính quyền,   MTTQ và các đoàn thể, toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân của địa phương thực hiện  nghị quyết của đảng ủy. Hai là, lãnh đạo, chỉ  đạo công tác dân vận thông qua công tác tổ  chức, cán bộ  và  đội ngũ đảng viên. Thông qua công tác tổ chức, cán bộ tức là tổ  chức Đảng, cấp ủy cơ sở giới thiệu   các đảng viên tham gia vào các cơ  quan lãnh đạo của hệ  thống chính trị   ở  cơ  sở, đảm  nhận những chức trách, nhiệm vụ  lãnh đạo chỉ  đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn  thể để triển khai công tác dân vận ở cơ sở. Thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên để triển khai các nội dung công tác dân vận ở  cơ sở. Vì đảng viên của tổ chức cơ sở đảng là những người gần dân, sát dân, hiểu dân;  do vậy đảng viên phải là những người gương mẫu, đi đầu để  quần chúng noi theo   (gương mẫu chấp hành chủ trương, pháp luật, gương mẫu về đạo đức lối sống, gương   mẫu trong xây dựng gia đìnhhạnh phúc, kinh tế phát triển, làm giàu hợp pháp...). Ba là, thông qua việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, chăm lo  lợi ích của nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định “Trong điều kiện ngày nay, nếu không  chăm lo một cách cụ thể, thiết thực đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thì dù  có nói bao nhiêu về quan điểm quần chúng, về quyền làm chủ của nhân dân cũng đều là  vô nghĩa và không có sức thuyết phục. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa quan trọng của vấn đề  chăm lo   đời sống nhân dân, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ  trương, quan điểm của  
  16. Đảng về  vấn đề  này, có biện pháp cụ  thể  và tích cực bảo đảm đời sống nhân dân,  trước hết là bảo đảm việc làm, chăm lo cái ăn, cái mặc, sức khỏe, việc học hành... của   nhân dân. Thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội, lối sống có văn hóa, bảo đảm an   ninh xã hội, an sinh xã hội, an toàn xã hội. Bốn là, thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức   đảng và đảng viên trong triển khai thực hiện công tác dân vận ở cơ sở. Tổ  chức cơ  sở  đảng làm công tác dân vận nhưng đồng thời có trách nhiệm phân  công, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân vận. Nội dung kiểm tra, giám sát đối với tổ  chức đảng trực thuộc là việc chấp hành,   thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận của cấp trên về công tác dân vận. Nội dung kiểm tra, giám sát đối với chính quyền là việc chấp hành, thực hiện nghị  quyết, quyết định, chỉ  thị, kết luận của cấp trên về  công tác dân vận; trọng tâm là quy   chế  dân chủ   ở  cơ  sở, công tác tiếp dân,  đơn thư  khiếu nại, tố  cáo của công dân,  phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát, tinh thần phục vụ  nhân dân của cán bộ, công chức. Nội dung kiểm tra, giám sát đối với các tổ  chức chính trị  ­ xã hội là việc chấp   hành, thực hiện nghị  quyết, quyết định, chỉ  thị, kết luận của cấp trên về  công tác dân  vận; trọng tâm về đa dạng hóa các hình thức tập hợp, tuyên truyền vận động, về vai trò  đại diện bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, phát huy vai trò  làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực... Nội dung kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là   việc chấp hành, thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận của cấp trên về công  tác dân vận; trọng tâm là đạo đức công vụ, đạo đức lối sống, tinh thần phục vụ nhân   dân... Năm là, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận của cấp trên  và các văn bản của tổ chức cơ sở Đảng địa phương về công tác dân vận *  Liên hê th ̣ ực tế. Hiện tôi đang sinh hoạt tại chi bộ Cựu chiến binh – Huyện đoàn trực thuộc Đảng  bộ huyện Đam Rộng. Trong thời gian qua, chi bộ đã thực hiện tốt công tác dân vận. ­ Thương xuyên tô ch ̀ ̉ ưc tuyên truyên, quan triêt; vân đông can bô, đang viên th ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ ực   ̣ ̉ ương đường lôi cua Đang. hiên tôt cac chu tr ́ ́ ́ ̉ ̉ ­  Chi bộ đa phân công đang viên tr ̃ ̉ ực tiêp theo doi, năm băt tinh hinh diên biên t ́ ̃ ́ ́ ̀ ̀ ̃ ́ ư  tưởng cua quân chung đê tiên hanh vân đông quân chung; đăc biêt coi trong công tac vân ̉ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̣   ̣ ̉ ̉ đông quân chung cua đang viên gi ̀ ́ ữ trong trach đ ̣ ́ ứng đâu cac tô ch ̀ ́ ̉ ức, bô phân, can bô ̣ ̣ ́ ̣  ̉ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̀ ̃ ̣ ̀ ới quân chung. quan ly va đang viên co quan hê gân gui, quan hê gia đinh v ̀ ́
  17. ̣ ̉ ́ ̣ ­ Chi bô chăm lo giai quyêt kip thơi, đây đu chê đô chinh sach cho ng ̀ ̀ ̉ ́ ̣ ́ ́ ười lao đông; ̣ ̣ ­ Kip th ơi thăm hoi, đông viên can bô công ch ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ưc, viên ch ́ ức, nhân viên, đau ôm, tai ́   ̣ ́ ơ hoăc s nan bât ng ̀ ̣ ự cô khac trong cuôc sông. ́ ́ ̣ ́ ̉ ưc tôt cac hoat đông văn hoa, văn nghê, TDTT, vui ch ­ Tô ch ́ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ơi giai tri đê nâng cao ̉ ́ ̉   đơi sông tinh thân cho can bô, cc, vc.  ̀ ́ ̀ ́ ̣ Nhờ lam tôt công tac dân vân nên chi b ̀ ́ ́ ̣ ộ  đa xây d ̃ ựng được môi trường đoan kêt, ̀ ́  ̉ ̉ ương, thân thiên. Tâp thê đang viên toan tâm toan y v dân chu, ky c ̣ ̣ ̉ ̉ ̀ ̀ ́ ơi công viêc, chi bô ́ ̣  ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ược giao. luôn hoan thanh tôt nhiêm vu đ Han chê: ̣ ́ ­ Công tac dân vân t ́ ̣ ại co luc con mang tinh hinh th ́ ́ ̀ ́ ̀ ưc, ch ́ ưa đi vao chiêu sâu, co luc ̀ ̀ ́ ́  ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ coi nhe công tac dân vân ma năng vê quy chê, quy đinh dân đên không khi lam viêc căng ̃ ́ ́ ̀ ̣   ̉ thăng; ­ Chưa thương xuyên sâu sát, ph ̀ ối hợp với các cấp ủy đảng tại địa phương đê năm̉ ́   băt tâm t ́ ư, nguyên vong cua đ ̣ ̣ ̉ ảng viên và quần chúng nơi cư trú. Giai phap̉ ́ ̣ ̀ ­ Chi bô cân tăng c ương h ̀ ơn nưa công tac lanh chi đao cac đ ̃ ́ ̃ ̉ ̣ ́ ảng viên trong đơn vị  thực hiên tôt công tac dân vân; ̣ ́ ́ ̣ ̀ ́ ́ ́ ợp vơi chinh quyên đia, cac tô ch ­ Lam tôt công tac phôi h ́ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ức đoan thê trong viêc ̀ ̉ ̣   ̣ ̣ tuyên truyên, vân đông CB,CC,VC th ̀ ực hiên đung chu tr ̣ ́ ̉ ương đường lôi cua Đang, chinh ́ ̉ ̉ ́   ̣ ̉ ̀ ước. sach phap luât cua nha n ́ ́ ­ Phân công thanh viên th ̀ ương xuyên xuông thăm năm đia ban đê biêt đ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ̉ ́ ược tâm tư,   ̣ ̣ ̉ ảng viên nơi cư trú va co giai phap hô tr nguyên vong cua đ ̀ ́ ̉ ́ ̃ ợ.  Câu  6   : Hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng?  Liên hệ việc thực hiện nội dung trên tại chi bộ, cơ quan nơi đ/c công tác. Khái niệm kiểm tra  Kiểm tra có nghĩa là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Kiểm tra của   Đảng là việc các tổ  chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về   ưu điểm, khuyết điểm   hoặc vi phạm của cấp  ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành  Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp   luật của Nhà nước. Tổ  chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự  kiểm tra. Tổ  chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên Hình thức kiểm tra: Kiểm tra của Đảng có các hình thức chủ yếu sau: kiểm tra thường xuyên; kiểm tra   theo chương trình, kế hoạch; kiểm tra bất thường:
  18. ­ Kiểm tra thường xuyên rất quan trọng, nó giúp cho chủ  thể  nắm chắc tình hình  mọi mặt một cách có hệ thống theo trình tự thời gian. Qua kiểm tra thường xuyên, cấp   ủy đánh giá được tình hình triển khai thực hiện các quyết định có biện pháp bổ  sung,   uốn nắn kịp thời. Kiểm tra thường xuyên thúc đẩy sự  hoạt động nhịp nhàng của tổ  chức đảng, nhắc nhở  mọi đảng viên giữ  vững và phát huy vai trò tiên phong gương   mẫu, phấn đấu vương lên, chủ động sáng tạo trong công tác, hướng tới chất lượng và  hiệu quả cao nhất. ­ Kiểm tra bất thường giúp chủ  thể  kiểm tra đánh giá, kết luận sự  việc, hiện   tượng một cách nhanh chóng, chính xác, nó làm cho đối tượng kiểm tra khó che đậy  bản chất và giúp chủ thể kiểm tra kịp thời phát hiện ra những khuyết điểm, lệch lạc từ  phía đối tượng kiểm tra. ­ Kiểm tra treo chương trình, kế  hoạch giúp chủ  thể  nắm bắt tình hình đều đặn  trong từng thời đoạn nhất định để có biện pháp chỉ đạo hoặc xử lí kịp thời. Đây là hình   thức kiểm tra tốt, nhưng nếu không có biện pháp tiến hành khéo thì kết quả  kiểm tra   rất thấp, bởi đối tượng được kiểm tra đã biết trước kế  hoạch để  chuẩn bị, hoặc che   chắn khuyết điểm nếu có. Phương pháp kiểm tra:  Công tác kiểm tra của Đảng sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:  ­ Một là, dựa vào tổ chức đảng để kiểm tra. ­ Hai là, phát huy tính tiên phong gương mẫu của đảng viên trong kiểm tra. ­ Ba là, phát huy vai trò của quần chúng tham gia xây dựng Đảng. ­ Bốn là, dựa vào sự phối hợp hoạt động của các tổ chức, các lực lượng trong hệ  thống chính trị tham gia công tác kiểm tra. ­ Năm là, dựa vào thẩm tra, xác minh. Khái niệm, giám sát  Giám sát có nghĩa là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy  định không. Giám sát của Đảng được hiểu “là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét   đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng  viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ  Đảng, chủ  trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng. Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức   đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát  theo sự phân công. Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề;  giám sát trực tiếp, gíam sát gián tiếp”.  Hình thức giám sát: Giám sát có 2 hình thức chủ yếu: giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề:
  19. ­ Giám sát thường xuyên là hình thức giám sát phổ biến, là hoạt động của chủ thể  giám sát thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá việc đảng viên và tổ chức đảng, đối  tượng giám sát, chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chính sách, nghị quyết của   Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động đó diễn ra thường xuyên, liên  tục. ­ Giám sát chuyên đề là hình thức giám sát chủ thể giám sát thực hiện giám sát đối  tượng tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể nào đó, có thời gian cụ thể. Khi tiến hành  giám sát có ban hành quyết định, tổ chức lượng, có kế hoạch và chương trình giám sát. Phương pháp giám sát: Công tác giám sát của Đảng sử dụng hai phương pháp chủ  yếu sau: giám sát trực   tiếp và giám sát gián tiếp. ­ Giám sát trực tiếp là phương pháp, chủ  thể  giám sát trực tiếp tiếp xúc với đối  tượng giám sát, trực tiếp đối thoại, trực tiếp quan sát, nghe, xem đốitượng giám sát phát  biểu, trình bày ý kiến để có nhận thức đúng về đối tượng. ­ Giám sát gián tiếp là phương pháp chủ thể giám sát nắm thông tin về  đối tượng  giám sát qua nghiên cứu tài liệu, báo cáo và nghe phản ánh về  đối tượng giám sát từ  người khác. 3. Liên hệ thực tiễn Hiện tôi đang sinh hoạt tại chi bộ Cựu chiến binh – Huyện đoàn trực thuộc Đảng  ủy khối Đảng – Đoàn thể huyện Đam Rộng. Chi bộ hiện có 10 Đảng viên chính thức và  1 đảng viên dự bị. Trong những năm qua, chi bộ đã tiến hành kiểm tra, giám sát đối với các đảng viên  trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ  được giao; Nghị  quyết TW4 khóa XI; Nghị  quyết TW4 khóa XII; Chỉ  thị  số  05­CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ  Chính trị  về  “Đẩy  mạnh học tập và làm theo tư  tưởng, đạo đức, phong cách Hồ  Chí Minh”; Quy định số  47­QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng  viên không được làm; việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong sinh hoạt;  việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; việc chấp hành  sự phân công điều động của tổ chức; việc chấp hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy chế  của cấp ủy cấp trên và cấp mình... Qua kiểm tra, giám sát, chi bộ đã kịp thời chỉ ra cho đảng viên thấy được những ưu  điểm, tồn tại, hạn chế  trong nội dung được kiểm tra; đồng thời xây dựng kế  hoạch   khắc phục nhờ  đó đảng viên phát huy tốt vai trò tiên phong, tính gương mẫu, đầu tàu  trong mọi mặt hoạt động công tác tại đơn vị, chấp hành tốt Điều lệ Đảng. Vai trò, trách nhiệm của cấp  ủy trong lãnh đạo, chỉ  đạo và tổ  chức thực hiện   nhiệm vụ kiểm tra, giám sát được nâng lên.
  20. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại  chi bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Mặc dù chi bộ  đã xây dựng kế  hoạch cụ  thể  song do nhiều nguyên nhân khách  quan và chủ  quan nên kế  hoạch phải điều chỉnh thường xuyên; chủ  yếu kiểm tra vào  thời điểm cuối năm nên ảnh hưởng đến sự  chủ  động của người được kiểm tra, giám  sát và người  tiến hành kiểm tra, giám sát; có lúc phát sinh không khí căng thẳng do áp  lực công việc đối với người được kiểm tra và người thực hiện kiểm tra. Nội dung kiểm tra chưa toàn diện, chưa bao quát được tất cả  hoạt động của chi   bộ, đảng viên.  Còn đảng viên chưa thực sự thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm và chân thành tiếp   thu, sửa chữa khuyết điểm; tâm lý  ưa thành tích,  chưa chú trong đến công tác khắc  phục tồn tại sau kiểm tra Còn tình trạng phản ánh, ý kiến thiếu tập trung, ngoài cuộc họp... Để  khắc phục khắc phục những tồn tại, hạn chế  nêu trên cần thực hiện một số  giải pháp Một là, không ngừng bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho cấp  ủy mà trước hết  là người đứng đầu cấp uỷ   cũng như  đội ngũ cán bộ, đảng viên về  vai trò, tầm quan   trọng của công tác kiểm tra, giám sát đối với việc xây dựng đảng bộ  trong sạch, vững   mạnh. Phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ  kiểm tra, giám sát. Hai là, thực hiện tốt việc xác định nội dung, đối tượng, hình thức, phương pháp,  việc thẩm tra xác minh, đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát   của chi bộ Ba là, tăng cường công tác lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát; sơ  kết, tổng  kết; nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về  kiểm tra, giám sát cho   đội ngũ trực tiếp thực hiện. Bốn là, hàng năm, chi bộ phải xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát  bảo đảm thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm và tổ  chức thực hiện nghiêm  túc. Các đảng viên trong chi bộ phải sắp xếp công việc khoa học để dành thời gian cho  công tác kiểm tra, giám sát hoàn thành đúng kế hoạch đã đặt ra. Năm là, phát huy tinh thần tự giác của đảng viên; nâng cao nhận thức về công tác  kiểm tra, giám sát; phát huy tốt vai trò, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong  mọi hoạt động. Thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm và kiên trì thực hiện giải pháp  khắc phục khuyết điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2