intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu thi Nhà nước và Pháp luật - Trung cấp lý luận chính trị

Chia sẻ: Hoang Van Chuong Chuong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

170
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tổng hợp các câu hỏi thi Nhà nước và Pháp luật - Trung cấp lý luận chính trị. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu thi Nhà nước và Pháp luật - Trung cấp lý luận chính trị

Câu 1. Bằng kiến thức về  pháp luật, anh, chị  hãy làm rõ quy định: Quyền lực nhà nước là  <br /> thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện <br /> các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.<br /> Quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị  và nó được thực hiện bằng cả  một hệ <br /> thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra.<br /> Thể  chế  hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ  quá độ  lên CNXH (bổ  sung phát triển  <br /> năm 2011), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) đã bổ sung một  <br /> nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ  máy nhà nước ta. Đó là  “quyền lực nhà nước là thống  <br /> nhất, có sự  phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ  quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền  <br /> lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đây vừa là quan điểm vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục, xây  <br /> dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới ­ Thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi  <br /> mới cả về kinh tế lẫn chính trị.<br /> *Quyền lực nhà nước là thống nhất:          <br /> Một là, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. <br /> Điều 2 Hiến pháp năm 2013 ghi: NN CHXHCN VN là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân  <br /> dân, vì nhân dân. Nước CH XHCN VN do nhân dân làm chủ; tất cả  quyền lực nhà nước  thuộc về  nhân <br /> dân mà nền tảng là liên minh giữa GCCN với GC ND và đội ngũ trí thức. <br /> Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ  quá độ  (bổ  sung và phát triển năm 2011), Hiến pháp  <br /> năm 2013 đã khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa  <br /> các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà <br /> nước thuộc về  Nhân dân được Hiến pháp quan niệm Nhân dân là chủ  thể  tối cao của quyền lực nhà  <br /> nước, Nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính <br /> phủ và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây.<br /> Theo điều 70 Hiến pháp năm 2013, Nhân dân chỉ  trao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạn và nhiệm  <br /> vụ: quyền hạn và nhiệm vụ về lập hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền <br /> hạn và nhiệm vụ về quyết định các vấn đề  quan trọng của đất nước. Dân chủ  đại diện là phương thức <br /> thực hiện quyền lực nhà nước cơ bản và phổ biến nhất của nhân dân. Theo đó, nhân dân thông qua các cơ <br /> quan đại biểu do mình bầu ra và ủy thác quyền lực như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; rồi đến <br /> lượt mình Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để  thực  <br /> hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, hiểu một cách đầy đủ, cơ quan nhà nước được nhân dân  <br /> ủy quyền không chỉ là các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn bao gồm cả <br /> các cơ quan trong hệ thống hành pháp và tư pháp; các cơ quan này thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực  <br /> nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân.<br /> Đồng thời điều 6 quy định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không những bằng dân chủ đại  <br /> diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ  quan khác của nhà nước mà còn bằng dân chủ <br /> trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi nhà nước tổ  chức trưng cầu ý dân, trong đó có <br /> trưng cầu ý dân về Hiến pháp (điều 29 và điều 120)… <br /> Có như  vậy, nguyên tắc tất cả  quyền lực nhà nước thuộc về  Nhân dân mới đúng, mới bảo đảm <br /> thực hiện đầy đủ, không hình thức. Như  vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ <br /> quyền lực nhà nước thuộc về  Nhân dân, tập trung thống nhất  ở  Nhân dân chứ  không phải tập trung  ở <br /> Quốc hội. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự thống nhất ở mục tiêu chính trị,  <br /> nội dung chính trị của nhà nước. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ <br /> và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà <br /> nước “đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của Nhân dân, thực hiện mục tiêu  <br /> dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như Điều 3 Hiến pháp 2013 đã quy định. <br /> <br /> 1<br /> Như  vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung  ở Nhân dân, chủ  thể tối cao và duy nhất  <br /> của quyền lực nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền lực nhà nước trong điều kiện xây  <br /> dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực <br /> nhà nước thuộc về Nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.<br /> Hai là, đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với NN và XH. ĐCS VN trở thành đảng cầm quyền, <br /> là hạt nhân của hệ thống chính trị. <br /> * Sự phân công:<br /> Hiến pháp năm 2013 đã tiến một bước mới trong việc phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên <br /> trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến (không còn là duy nhất có quyền lập <br /> hiến như Hiến pháp năm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều <br /> 94), Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Việc xác nhận các cơ quan khác nhau thực hiện  <br /> các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một sự đổi mới quan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai  <br /> trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi quyền.<br /> Một là, đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho nhân dân thể  hiện ý chí chung của quốc gia.  <br /> Quyền này được phân công cho Quốc hội. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này  <br /> là đại diện cho nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của nhân dân được thể  hiện trong các đạo luật mà  <br /> mình là cơ quan duy nhất được nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật. Quyền biểu quyết thông  <br /> qua luật là quyền lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho xã hội. Vì vậy, quyền  <br /> lập pháp không đồng nghĩa với quyền chỉ làm ra luật. Đồng thời, là người thay mặt nhân dân giám sát tối <br /> cao mọi hoạt động của Nhà nước, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành pháp, để  góp phần giúp cho  <br /> các quyền mà nhân dân giao cho các cơ  quan nhà nước không bị  lạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa.  <br /> Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp được quy định ở  Điều 70 và  <br /> Điều 120 của Hiến pháp hiện nay.<br /> Hai là, quyền hành pháp là quyền tổ  chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ  đảm  <br /> trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất, hoạch định, tổ chức soạn  <br /> thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia được thông qua là người tổ  chức thực hiện và <br /> quản lý nhà nước mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển  <br /> xã hội. Thực tiễn cho thấy, không có một chính phủ thực hiện quyền hành pháp một cách hữu hiệu, thông  <br /> minh thì không thể  có một nhà nước giàu mạnh, phát triển  ổn định cả  về  mặt kinh tế  lẫn mặt xã hội.  <br /> Thực hiện quyền này đòi hỏi Chính phủ và các thành viên của Chính phủ cần nhanh nhạy, quyết đoán kịp <br /> thời và quyền uy tập trung, thống nhất. Quyền hạn và nhiệm vụ  của Chính phủ  ­ cơ  quan thực hiện  <br /> quyền hành pháp được quy định một cách khái quát ở Điều 96 Hiến pháp hiện nay.<br /> Ba là, quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho Tòa án thực hiện. Độc lập và chỉ tuân  <br /> theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ chức thực hiện quyền này; nghiêm cấm cơ <br /> quan, tổ  chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử  của thẩm phán và hội thẩm nhân dân (khoản 2, Điều  <br /> 103). Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến  <br /> pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,  <br /> quyền công dân là nhiệm vụ hàng đầu của quyền tư pháp (khoản 3, Điều 102). Mọi cơ quan, tổ chức và <br /> cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa <br /> án.<br /> Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để  nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo <br /> đảm cho tính pháp quyền của Nhà nước và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là để thỏa  <br /> hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Ý nghĩa của sự phân công quyền lực nhà nước là để <br /> phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ  quan trong bộ  máy nhà nước, để  Nhà nước hoạt động có <br /> hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân, tính pháp quyền <br /> của Nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân và ngày càng được đề cao. Nội dung và tinh <br /> thần của các quy định về  việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân <br /> dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước.<br /> <br /> 2<br /> Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân định thành ba quyền nói trên là <br /> một nhu cầu khách quan. Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch ba quyền đó ngày càng được coi trọng <br /> trong tổ chức quyền lực nhà nước. Vì, xã hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên môn  <br /> hóa cao để phát triển vừa thống nhất, vừa hiệu quả. Đồng thời, thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền  <br /> xã hội chủ nghĩa  ở nước ta chỉ ra rằng, việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất để  phát <br /> huy vai trò của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.<br /> * Sự phối hợp<br /> Như  đã nói  ở  trên, trong Nhà nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất. Đó là sự  thống nhất về <br /> mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà nước không chứa đựng và bao quát việc  <br /> phân lập mục tiêu chính trị  chung của quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù  có sự  phân định ba quyền <br /> nhưng cả  ba quyền lập pháp, hành pháp và tư  pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà “ràng buộc lẫn <br /> nhau”, cả  ba quyền đều phải phối hợp với nhau, hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ  sở  thực hiện <br /> đúng nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân dân giao cho. Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để <br /> nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của Nhà nước và phát huy dân chủ <br /> XHCN.<br /> ­ Phối hợp thực hiện quyền lập pháp: Hiến pháp năm 2013 quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập  <br /> hiến, lập pháp”. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước khác, đặc biệt là Chính phủ cũng có quyền tham gia vào  <br /> quy trình lập hiến, lập pháp. Trong quy trình làm luật tại Quốc hội, Chính phủ đóng vai trò trình bày, tiếp  <br /> nhận các phản hồi và thảo luận để hoàn thiện dự án luật. Quốc hội có quyền đề  xuất và quyết định các  <br /> sửa đổi dự  án luật do Chính phủ  trình, nhưng Chính phủ  có quyền thảo luận các đề  xuất, ý kiến của  <br /> Quốc hội để thuyết phục cho dự án luật do Chính phủ trình. Thậm chí, Chính phủ cũng có thể từ bỏ việc  <br /> tiếp tục trình dự án luật do ý kiến phản đối của Quốc hội.<br /> ­ Phối hợp thực hiện quyền hành pháp: Hiến pháp năm 2013 đã không chỉ  quy định Chính phủ  có <br /> thẩm quyền, nhiệm vụ “tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị  quyết của Quốc hội” như trước đây, mà <br /> còn bổ sung nội dung “đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết  <br /> định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều này”, cùng với thẩm  <br /> quyền “trình dự  án luật, dự  án ngân sách nhà nước và các dự  án khác trước Quốc hội”. Các nhiệm vụ,  <br /> quyền hạn khác của Chính phủ  được quy định tại Hiến pháp năm 2013 cũng đều thể  hiện quyền hành <br /> pháp của Chính phủ: Thống nhất quản lý về mọi mặt của đời sống xã hội; thống nhất quản lý nền hành  <br /> chính quốc gia; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân, bảo <br /> đảm trật tự, an toàn xã hội; tổ  chức đàm phán, ký kết điều  ước quốc tế  theo thẩm quyền... Như  vậy,  <br /> Chính phủ thực hiện quyền hành pháp với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp  <br /> hành của Quốc hội.<br /> ­ Phối hợp thực hiện quyền tư pháp: Tòa án nhân dân phải có trách nhiệm trong việc phán xử  các  <br /> hành vi vi phạm pháp luật đã được Quốc hội ­ cơ quan lập pháp thông qua, theo đề nghị của cơ quan hành  <br /> pháp.<br /> * Sự kiểm soát<br /> Trong chế độ dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền lực nhà nước không phải là quyền <br /> lực tự  có của Nhà nước mà quyền lực được nhân dân ủy quyền và giao quyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh <br /> đòi hỏi tự nhiên và chính đáng là phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà  <br /> nước, quyền lực nhà nước lại có nguy cơ  thường vận động theo xu hướng tự  phủ  định mình, trở  thành  <br /> đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của nhân dân là số đông chuyển thành số  ít của một nhóm người <br /> hoặc của một người). C. Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Hơn nữa, quyền  <br /> lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những người cụ thể <br /> thực thi. Không thể khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân <br /> đã ủy quyền. <br /> Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với  <br /> người được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước không phải là một đại lượng có thể cân, đong,  <br /> 3<br /> đo, đếm, phân chia được một cách quá rạch ròi; vì nó là một thể thống nhất, như nói ở trên. Điều đó lại <br /> càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế  hiệu lực và hiệu quả  thực thi quyền lực nhà <br /> nước được nhân dân ủy quyền.<br /> Về  kiểm soát quyền lực nhà nước, ngoài việc phân công mạch lạc nhiệm vụ, quyền hạn của các <br /> quyền để  tạo cơ sở cho kiểm soát quyền lực; Hiến pháp sửa đổi năm 2013 còn tạo lập cơ  sở  hiến định <br /> để  hình thành cơ  chế  bảo vệ Hiến pháp do luật định (Điều 119). Đồng thời, Hiến pháp giao cho: Quốc  <br /> hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các <br /> cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Như vậy, Hiến pháp sửa đổi lần này tuy  <br /> chưa hình thành cơ  chế  bảo vệ  Hiến pháp chuyên trách như  Nghị  quyết của Đảng đã đề  ra, nhưng với  <br /> quy định của Điều 119 đã tạo cơ sở hiến định để xây dựng một cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. <br /> Kiểm soát quyền lực nhà nước gồm:<br /> + Giám sát của Quốc hội là hoạt động giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, mà <br /> trước hết là Chủ  tịch nước, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Chủ  tịch Quốc hội,  Ủy ban Thường vụ <br /> Quốc hội nhằm đảm bảo sự  tuân thủ  hiến pháp, pháp luật và hiệu lực tham gia hoạt động của các cơ <br /> quan này.<br /> + Giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND,  <br /> TAND, VKSND cùng cấp nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật và nghị quyết HĐND được thi <br /> hành nghiêm chỉnh tại địa phương. <br /> + Giám sát của MTTQVN và các thành viên của Mặt trận là quyền giám sát của một tổ chức mang  <br /> tính liên minh chính trị, liên hiệp, phối hợp và thống nhất hoạt động của các tổ  chức chính trị, tổ  chức  <br /> chính trị ­ xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước đại biểu dân cử  và CBCC nhà nước thông  <br /> qua việc động viên nhân dân thực hiện quyền giám sat, thực hiện quyền giám sát với cơ quan nhà nước và <br /> tổng hợp ý kiến của nhân dân cũng như của các thành viên để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem <br /> xét, giải quyết.<br /> + Quyền giám sát của nhân dân là quyền của nhân dân khi xem xét, đánh giá hoạt động của nhà  <br /> nước với tư cách của các đại biểu dân cử, trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện <br /> quyền khiếu nại tố cáo hoặc thông qua hoạt động của các tổ chức thanh tra nhân đân do mình bầu ra.<br /> ­ Hoạt động thanh tra, kiểm tra:<br /> Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định  <br /> của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn  <br /> của cơ  quan, tổ  chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên  <br /> ngành.<br /> Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan,  <br /> tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.<br />  Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ  quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, <br /> lĩnh vực đối với cơ  quan, tổ  chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về <br /> chuyên môn ­ kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. <br /> ­ Kiểm toán nhà nước là cơ  quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ  tuân theo pháp <br /> luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử  dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh  <br /> bạch, hạn chế tham nhũng.<br /> Hiến pháp 2013 bổ  sung một nguyên tắc mới về  tổ  chức và hoạt động của bộ  máy nhà nước ta:  <br /> “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự  phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ  quan nhà nước  <br /> trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) là bước tiến bộ  quan trọng trong  <br /> việc hoàn thiện cơ chế thống nhất, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực, bảo đảm cho bộ  máy  <br /> nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Đồng thời, đây vừa là quan điểm, vừa là nguyên tắc chỉ  đạo công  <br /> cuộc, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới.<br /> <br /> 4<br /> Câu 2. Hệ  thống chính trị  Việt Nam vận hành theo cơ  chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản  <br /> lý, nhân dân làm chủ. Anh, chị hãy làm rõ quy định trên.<br /> Hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà <br /> nước, các đảng chính trị, các phong trào xã hội, các tổ  chức chính trị  xã hội…) được xây dựng theo một  <br /> kết cấu chức năng nhất định, vận hành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ  cụ  thể  nhằm thực thi  <br /> quyền lực chính trị.<br /> Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam,  <br /> Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị ­ xã hội. Các tổ chức trong hệ thống này vận hành theo cơ chế <br /> “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, được gắn kết với nhau theo những quan hệ, cơ <br /> chế và nguyên tắc nhất định trong một môi trường văn hóa chính trị đặc thù.<br /> Thứ nhất, “Đảng lãnh đạo”<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng  <br /> cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về  chính sách và chủ  trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, <br /> thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng  <br /> thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ <br /> năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo  <br /> thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế <br /> độ  trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và <br /> hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ  vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các <br /> tổ chức khác trong hệ thống chính trị.<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, do đó giữ vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị <br /> và trong xã hội: đảng không chỉ là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị mà còn là lực lượng lãnh  <br /> đạo toàn hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn bộ xã hội. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và <br /> phát huy quyền làm chủ  của nhân dân, dựa vào nhân dân để  xây dựng Đảng, chịu sự  giám sát của nhân  <br /> dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.<br /> Điều 4, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định:  Đảng “là  <br /> lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Như  vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo Nhà  <br /> nước và xã hội. <br /> Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là hệ thống các phương pháp, các hình thức, các  <br /> biện pháp mà Đảng tác động vào Nhà nước để hiện thực hóa ý chí và mục tiêu của Đảng. Về nguyên tắc,  <br /> mục tiêu cao nhất của Đảng lãnh đạo Nhà nước là tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Nhà  <br /> nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân bằng Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước <br /> trong quá trình xây dựng xã hội mới, nhằm làm cho mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nói chung, <br /> của từng thời kỳ nói riêng được thực hiện có hiệu quả cao. Theo đó, phương thức lãnh đạo của Đảng đối  <br /> với nhà nước bị quy định bởi đặc tính khách quan và chức năng cơ bản của hệ thống tổ chức nhà nước và <br /> tính chất lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với <br /> Nhà nước phản ánh mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, điều kiện đạt mục tiêu, hay nói rộng ra,  <br /> đó là mối quan hệ giữa chức năng của hệ thống và cơ chế thực hiện.<br /> Sự  lãnh đạo của Đảng đối với các tổ  chức chính trị  ­ xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn  <br /> Thanh niên cộng sản, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh) là tất yếu và quan trọng  <br /> để các tổ chức này hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phát huy chức năng giám sát và phản biện xã hội,  <br /> tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.<br />   Mỗi đối tượng lãnh đạo của Đảng vừa có những điểm chung, vừa có những điểm riêng trong  <br /> phương thức lãnh đạo của mình. Tuy có những điểm khác nhau trong phương thức lãnh đạo nhằm phù  <br /> hợp với từng đối tượng cụ thể và cũng là để  phát huy cao nhất sức mạnh của từng lực lượng trong tiến  <br /> <br /> 5<br /> trình phát triển đất nước; nhưng mục tiêu cao nhất và duy nhất của Đảng là lãnh đạo đất nước, lãnh đạo <br /> xã hội thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.<br /> Thứ hai, “Nhà nước quản lý”<br /> Nhà nước quản lý là đề cập đến chức năng quản lý xã hội của bộ máy quyền lực ­ Nhà nước. Nội <br /> dung quản lý bao gồm: xây dựng kế  hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát tiến trình  <br /> hoạt động… dưới sự  lãnh đạo của Đảng. Để  có thể  thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước  <br /> phải được tổ chức thành các cơ  quan lập pháp, hành pháp và tư  pháp để  bảo đảm quyền lực được phân <br /> công và phối hợp thực hiện có hiệu quả. <br /> Nhà nước quản lý xã hội trước hết bằng hệ thống quy phạm pháp luật, bằng hệ thống các cơ quan  <br /> quản lý nhà nước từ  các bộ  phận đến các cơ  sở, trong đó không loại trừ  các biện pháp cưỡng chế  để <br /> đảm bảo thực hiện sự  nghiêm minh của pháp luật. Nhà nước quản lí trên tất cả  các lĩnh vực kinh tế, <br /> chính trị, xã hội quản lý theo ngành theo lãnh thổ theo cấp độ vĩ mô hoặc vi mô. Nhà nước thực hiện quản  <br /> lí bằng cả chính sách và các công cụ đòn bẩy khác. Bên cạnh đó cũng tăng cường việc kiểm tra, giám sát, <br /> kiểm toán, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ  chức, cá nhân nhằm phát  <br /> hiện để  điều chỉnh, ngăn ngừa những tiêu cực đồng thời xử  nghiêm để  làm gương. Đồng thời tuyên <br /> dương, khen thưởng kịp thời đối với những việc làm tốt có lợi cho dân, có lợi cho xã hội. Vì mục tiêu của <br /> quản lý nhà nước là phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân, phát huy quyền làm chủ  của nhân dân,  <br /> đảm bảo cho nhân dân được tất cả những gì mà pháp luật không cấm đồng thời phát huy sức mạnh tổng <br /> hợp của các thành phần kinh tế, nhằm phát triển nhanh và mạnh mẽ lực lượng sản xuất của đất nước<br /> Thứ ba, về nhân dân làm chủ: Đây là yếu tố trung tâm của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản  <br /> lý, nhân dân làm chủ. Tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố này biểu hiện ở chỗ: Quyền lực của Đảng và <br /> Nhà nước đều từ quyền lực của nhân dân. <br /> Nhân dân làm chủ: là đề cập đến quyền lực của nhân dân. Quyền lực thuộc về nhân dân thể  hiện  <br /> tính  ưu việt của chế  độ  xã hội chủ  nghĩa. Tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố  này biểu hiện  ở  chỗ:  <br /> quyền lực của Đảng và làm chủ của mình không chỉ thông qua bộ máy nhà nước, mà họ còn tự mình thực  <br /> hiện quyền ấy.  Những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có quan hệ <br /> trực tiếp đến đời sống của quần chúng nhân dân đều là nội dung mà người dân cần biết, cần bàn, cần <br /> thực hiện và cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đặc biệt, trong công tác xây dựng, thực thi Hiến pháp <br /> và pháp luật. <br /> Nhân dân làm chủ, trước hết được xác định ở  địa vị  chủ  thể quyền lực nhà nước, chỉ  có nhân dân  <br /> mới có quyền đối với quyền lực nhà nước. Điều 2 Hiến pháp 2013 ghi rõ:  Nhà nước Cộng hòa xã hội  <br /> chủ  nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.  <br /> Do dân làm chủ; tất cả  quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp  <br /> công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhưng nhân dân ủy quyền cho các đại biểu của mình <br /> và giám sát đại biểu đó trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước.<br /> Điều 6 Hiến pháp 2013 ghi: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng  <br /> dân chủ  đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ  quan khác của Nhà  <br /> nước".  Ngày nay quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta không chỉ được đảm bảo bằng Hiến pháp, pháp  <br /> luật, mà bằng hệ thống truyến thông, các phương tiện thôn tin đại chúng, các cuộc vận động, thông qua  <br /> thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, thông qua vai trò của <br /> Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.<br /> Trong lịch sử Việt Nam, ông cha ta luôn đề  cao và đặt lên hàng đầu vai trò của nhân dân trong cấu <br /> tạo quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội. Đảng ta ra đời, tồn tại, phát triển không vì mục đích tự thân <br /> mà vì hạnh phúc của nhân dân. Điều này được thể hiện nhất quán hơn 87 năm lãnh đạo cách mạng Việt  <br /> Nam, từ quan điểm lý luận đến thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định:  <br /> Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân  <br /> dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao  <br /> động và của dân tộc. Mục đích duy nhất của Đảng ta là đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ  <br /> 6<br /> quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, đồng bào được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc. Nhờ  <br /> vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn phát huy được sức mạnh của nhân dân để  tiến hành đấu tranh giành và  <br /> giữ vững độc lập, tự do và tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br /> Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ  trực tiếp, bằng dân chủ  đại diện <br /> thông qua QH, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước<br /> Nhà nước của ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Từ  Hiến pháp năm 1946 đến nay đều  <br /> thống nhất quan điểm đó. Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ <br /> nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... do  <br /> Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp  <br /> công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.<br /> Hiến pháp không chỉ quy định Nhân dân là chủ thể của Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc  <br /> về  Nhân dân mà còn quy định phương cách Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của mình. Điều 6  <br /> Hiến pháp 2013 ghi: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ  trực tiếp, bằng dân chủ đại  <br /> diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước".<br /> Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu <br /> quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.<br /> Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp vào các quyết định  <br /> trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực <br /> tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.<br /> Ví dụ: Tất cả công dân đủ điều kiện trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng, đủ <br /> đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.<br /> Dân chủ  trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.Tức là Nhân dân thể <br /> hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể  quyền lực nhà nước) về  một vấn đề  nào  <br /> đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi  <br /> hành. Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, HĐND, thực hiện  <br /> quy chế  dân chủ  cơ  sở, trưng cầu dân ý... Các cuộc đối thoại trực tiếp của nhân dân với cơ  quan Nhà <br /> nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp.<br /> Ưu điểm của hình thức dân chủ  trực tiếp là Nhân dân trực tiếp quyết định, phản  ảnh đúng ý chí,  <br /> nguyện vọng của mình nhưng hạn chế của hình thức này là nhhững vấn đề mà Nhân dân trực tiếp quyết  <br /> định không nhiều vì điều kiện không cho phép.<br /> Dân chủ trực tiếp được mở rộng đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã  <br /> hội, trình độ dân trí, nhận thức chính trị, trình độ pháp lý của nhân dân...của một nước. Ở nước ta do trải <br /> qua cuộc chiến tranh kéo dài và hiện nay đang trong quá trình xây dựng nên dân chủ trực tiếp trên thực tế <br /> mới thực hiện mức độ nhất định. Hiến pháp năm 1946, tại Ðiều 21 có quy định: "Nhân dân có quyền phúc <br /> quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia..." và Ðiều 32 quy định: "Những <br /> việc có quan hệ  đến vận mệnh quốc gia sẽ  đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba số  nghị  viên  <br /> đồng ý...". Các Hiến pháp 1959, 1980, 1992  và 2013 đều có đề  cập đến việc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên <br /> đến nay chúng ta chưa tổ chức được cuộc trưng cầu dân ý nào.<br /> Nhận thức được hạn chế nói trên nên điều 6 Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi so với điều 6 của Hiến  <br /> pháp năm 1992, quy định ro h̃ ơn các phương cách Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, không chỉ bằng <br /> dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp.  <br /> (Điều 6 Hiến pháp năm 1992 quy định:Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội  <br /> đồng nhân dân là các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và  <br /> chịu trách nhiệm trước Nhân dân). Để  hiện thực hóa quy định nói trên, và rút kinh nghiệm trước đây do <br /> thiếu cơ chế  cụ  thể  nên quy định của Hiến pháp về  Trưng cầu dân ý ­ Một nội dung của dân chủ  trực  <br /> tiếp ­ chưa được thực hiện.  <br /> <br /> 7<br /> Dân chủ đại diện là hình thức Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được Nhân <br /> dân ủy quyền để thực hiện ý chí của Nhân dân. Dân chủ đại diện là phương thức chủ yếu để  thực hiện  <br /> quyền lực nhân dân. Dân chủ đại diện có ưu điểm là với hình thức này chung ta qu<br /> ́ ản lý được mọi mặt <br /> đời sống xã hội, nhưng có hạn chế  là ý chí, nguỵen vọng của người dân phải qua trung gian của ngừoi  <br /> đại diện, có thể bị méo mó bởi nhiều lý do  như trình độ nhận thức, quan điểm, lợi ích...<br /> Dân chủ  gián tiếp là hình thức dân chủ  thông qua những quy chế, thiết chế  để  nhân dân bầu ra <br /> những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.<br /> Là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông <br /> qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền như ở  Mặt <br /> trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.<br /> Là hình thức thực hiện hóa quyền làm chủ  của người dân. Cơ  cấu tổ chức của hình thức dân chủ <br /> gián tiếp cho phép bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ <br /> trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.<br /> Ví dụ: Đại biểu quốc hội là người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân, thay mặt <br /> nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.<br /> Khi nói đến tính đại diện người ta hay nghĩ đến các cơ  quan dân cử, theo tôi điều đó đúng nhưng <br /> chưa đủ. Quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư  pháp. Khi nói quyền lực nhà  <br /> nước thuộc về nhân dân thì chúng ta hiểu quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp là thuộc về <br /> nhân dân. Như  nói  ở  trên, do điều kiện không cho phép nên số  lượng vấn đề  nhân dân quyết định trực  <br /> tiếp không nhiều, bởi vậy nhân dân lập ra và trao quyền cho các cơ quan nhà nước để thay mặt nhân dân <br /> thực hiện quyền lực của mình; các cơ quan này phải chịu sự giám sát của nhân dân và chỉ được thực hiện  <br /> quyền lực trong giới hạn cho phép. Như vậy, cơ quan được nhân dân ủy quyền không chỉ  là cơ  quan dân  <br /> cử mà bao gồm cả cơ quan hành pháp và tư pháp, khi hoạt động các cơ quan này với tư cách là nhân dân,  <br /> đại diện nhân dân để thực thi nhiệm vụ. Nhận thức điều này có ý nghĩa trong thực tế là các cơ  quan nhà <br /> nước kể cả lập pháp, hành pháp và tư pháp phải thấy rằng quyền mà các cơ quan này có được là do nhân  <br /> dân trao, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Không chỉ có Quốc hội, HĐND các cấp lắng nghe ý kiến <br /> nhân dân khi ban hành luật, nghị quyết, mà các cơ quan hành pháp, tư pháp cũng phải thu thập, lắng nghe  <br /> ý kiến nhân dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình.<br /> Dân chủ  trực tiếp và dân chủ  đại diện là hai hình thức cơ  bản để  thực hiện quyền lực của nhân <br /> dân, đều có vai trò quan trọng trong nền dân chủ. Nền dân chủ phát triển thì dân chủ trực tiếp được mở <br /> rộng, ngược lại đẩy mạnh thực hiện dân chủ trực tiếp thì sẽ  thúc đẩy nền dân chủ  phát triển. Để  Nhân  <br /> dân thực sự  là chủ  thể  của Nhà nước thì phải thực hiện tốt cả  dân chủ  trực tiếp và dân chủ  đại diện.  <br /> Trưng cầu dân ý, một nội dung quan trọng của hình thức dân chủ trực tiếp phải được luật hóa, trong đó <br /> quy định những việc gì phải do nhân dân bàn và quyết định, quy định ro trình t<br /> ̃ ự, thủ  tục, cách thức tiến  <br /> hành... Các cơ quan được Nhân dân trao quyền phải thực hiện tròn trách nhiệm của mình. Các đại biểu  <br /> Quốc hôi, HĐND phải thương xuyên ti<br /> ̀ ếp xúc với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Quốc hội và <br /> HĐND các cấp khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Các  <br /> cơ quan hành chính và tư pháp từ trung ương xuống đia ph<br /> ̣ ương, người có thẩm quyền trong các cơ quan <br /> đó phải tận tụy phục vụ nhân dân, tiến hành cải cách hành chính để  tạo thuân lợi cho nhân dân, không  <br /> được cửa quyền hách dịch với nhân dân.<br /> Theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp năm 2013; khoản 1, Điều 12 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  <br /> thì đối tượng giám sát của các tổ chức chính trị  ­ xã hội gồm: hoạt động của cơ quan nhà nước; cán bộ,  <br /> công chức nhà nước và đại biểu dân cử. Những quy định trên cho thấy phạm vi, đối tượng giám sát của  <br /> các tổ chức này là rất rộng. Thực tế, cho đến nay, các tổ chức chính trị ­ xã hội và các đoàn thể nhân dân  <br /> thực hiện vai trò giám sát chủ  yếu  ở  hai lĩnh vực “dân chủ” và “dân sinh”; lựa chọn những vấn đề  mà  <br /> người dân đang quan tâm và còn bức xúc.<br /> Kết quả giám sát của các tổ chức chính trị ­ xã hội<br /> <br /> 8<br /> Thứ  nhất, thực hiện vai trò tham gia giám sát cơ  quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng  <br /> nhân dân)<br /> Thực hiện quyền và trách nhiệm của mình, trong những năm qua, các tổ  chức chính trị  ­ xã hội  <br /> thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cố gắng, chủ động tổ chức nhiều hoạt động giám sát như giám  <br /> sát thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giám sát giải quyết khiếu nại,  <br /> tố  cáo của công dân; giám sát việc thực hiện dân chủ   ở  cơ  sở; giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở <br /> khu dân cư; giám sát đầu tư của cộng đồng,...<br /> Trong các kỳ họp định kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp (6 tháng và cuối năm), các tổ chức chính  <br /> trị ­ xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kiến nghị chính quyền cùng cấp quan tâm giải quyết <br /> những vấn đề  thuộc về  các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và cả  quyền dân sự, chính trị  của người dân  <br /> như: giải tỏa đền bù, tái định cư, vấn đề  việc làm, xóa đói giảm nghèo, khám, chữa bệnh, học phí, bầu  <br /> các chức danh chủ chốt của chính quyền cấp xã,.... Ngoài ra, các tổ chức này còn giám sát việc giải quyết <br /> những kiến nghị của các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt ra trong kỳ  họp Hội đồng nhân  <br /> dân trước và nhắc lại tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tiếp theo nếu chính quyền chưa giải quyết (hoặc đã <br /> và đang giải quyết, nhưng chưa phản hồi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).<br /> Một trong những nội dung giám sát được quan tâm thực hiện trong thời gian vừa qua là việc giải <br /> quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các cơ  quan nhà nước mà chủ  yếu là Ủy ban nhân dân các  <br /> cấp. Các tổ chức chính trị ­ xã hội các cấp đã nghiên cứu kỹ để thực hiện chức năng giám sát và thể hiện <br /> chính kiến của mình khi kiến nghị  với cơ  quan có thẩm quyền giải quyết những khiếu nại, tố  cáo liên <br /> quan đến lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức.<br /> Ngoài việc xử lý bình thường như nghiên cứu, lập phiếu chuyển, tại một số địa phương, như Thành  <br /> phố Hồ Chí Minh, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố  còn tổ  chức phòng tiếp dân với sự <br /> tham gia của một số luật sư nhằm trợ giúp pháp lý, giải thích pháp luật, hướng dẫn người dân khiếu nại  <br /> đúng nơi có thẩm quyền. Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố còn trực tiếp tiếp dân <br /> để nghe người dân trình bày nội dung muốn khiếu nại, tố cáo mà không thể  trình bày đầy đủ  trong đơn, <br /> trên cơ sở đó có ý kiến, kiến nghị với chính quyền hoặc giải thích lại cho người dân nếu chính quyền đã <br /> giải quyết đúng theo quy định của pháp luật. Với những trường hợp chưa “thấu tình, đạt lý”, Ban Thường  <br /> trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc mời Ủy ban nhân dân đến làm việc và nghe trình bày trực tiếp để có ý kiến  <br /> giải quyết cụ thể từng trường hợp.<br /> Đặc biệt trong giám sát việc bảo đảm quyền của người nghèo và của các nhóm yếu thế  khác  <br /> (người già, người khuyết tật,...), các tổ chức chính trị ­ xã hội thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam <br /> luôn đóng vai trò nổi bật, kể cả trong việc đề xuất chủ trương, tổ chức thực hiện, như xây dựng những <br /> căn nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, lớp học tình thương, hay trạm y tế thôn, bản,..., nhất là tại 62  <br /> huyện nghèo.<br /> Thứ hai, thực hiện vai trò tự giám sát<br /> Các tổ chức chính trị ­ xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức giám sát nhiều công <br /> trình, dự án tại các địa phương mang tính chất phản biện xã hội, chẳng hạn việc giám sát dự án lọc nước  <br /> Hồ Tây ở Hà Nội và dự án cổ phần hoá bệnh viện Bình Dân tại thành phố Hồ Chí Minh(1),.... Ở Hà Nội,  <br /> sự  giám sát và phản biện của Liên hiệp các hội khoa học ­ kỹ thuật Việt Nam đã phát hiện các yếu tố  <br /> không hợp lý của Dự án lọc nước Hồ Tây. Kết quả  là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã không tiến <br /> hành thực hiện dự án tốn kém và không hợp lý này. Tại Thành phố  Hồ  Chí Minh, Ban Thường trực  Ủy  <br /> ban Mặt trận Tổ  quốc thành phố  đã mời các chuyên gia, bác sĩ từng công tác trong ngành y tế  tham gia <br /> phản biện. Kết quả, đề án này phải dừng lại do khó có thể đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh của đại đa  <br /> số người dân, nhất là dân nghèo và dân cận nghèo.<br /> Việc giám sát đối với đại biểu dân cử  được các tổ  chức chính trị  ­ xã hội các cấp quan tâm nhằm <br /> bảo vệ quyền chính trị của người bầu cử, trong đó chủ yếu là giám sát việc tham gia tiếp xúc cử tri trước  <br /> và sau mỗi kỳ họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Qua giám sát, các tổ  chức chính trị  ­ xã hội, thông <br /> qua Mặt trận Tổ quốc, thường có văn bản chính thức gửi Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, góp  <br /> 9<br /> ý với các đại biểu Hội đồng nhân dân vắng nhiều lần trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Nhìn chung, các đại <br /> biểu Hội đồng nhân dân đã tiếp thu, điều chỉnh theo khuyến nghị qua việc giám sát của các tổ chức chính <br /> trị ­ xã hội.<br /> Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển kinh tế, việc bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội,  <br /> văn hóa của người dân ngày càng trở nên bức thiết. Trước tình hình trên, các tổ chức chính trị ­ xã hội và  <br /> đoàn thể nhân dân đã chủ động và tích cực thực hiện giám sát đối với những việc như giải tỏa đền bù, tái  <br /> định cư, chăm lo đời sống của người dân tại nơi ở mới trong quá trình thực hiện các dự án giao thông, dự <br /> án công nghiệp và đô thị, ... Vai trò giám sát của các tổ chức chính trị ­ xã hội cũng được đề cao và giữ vị <br /> trí ngày càng quan trọng trong việc giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp <br /> tại các khu công nghiệp ­ khu chế  xuất; thực hiện vệ  sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; <br /> giải quyết các vụ đình công của công nhân tại các khu công nghiệp và công tác thi hành án dân sự của cơ <br /> quan thi hành án dân sự, ....<br /> Thứ ba, thực hiện vai trò vận động nhân dân giám sát ở cơ sở<br /> Quy chế  giám sát đầu tư  của cộng đồng(2) quy định: người dân được khuyến khích theo dõi, đánh <br /> giá việc chấp hành các quy định về  quản lý đầu tư  của cơ  quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ <br /> đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư. Một trong những  <br /> hoạt động giám sát cơ bản của các tổ chức chính trị ­ xã hội và tổ chức đoàn thể trong giai đoạn hiện nay, <br /> như  các quy định trong Chương II của Quy chế  ­ là tổ  chức thực hiện giám sát đầu tư  của cộng đồng  <br /> (Điều 7 đến Điều 11) ở cấp xã.<br /> Các tổ chức chính trị ­ xã hội thông qua tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền: hướng dẫn,  <br /> động viên cộng đồng tích cực thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của quy chế trên; tổng hợp,  <br /> phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung giám sát. Có hai cách thức thực hiện  <br /> vai trò của các tổ chức chính trị ­ xã hội trong việc giám sát đầu tư cộng đồng là: Thứ nhất, giám sát thông  <br /> qua Ban Giám sát đầu tư  của cộng đồng theo yêu cầu của cộng đồng; Thứ  hai, giám sát thông qua Ban  <br /> Thanh tra nhân dân.<br /> Nhìn chung, hiệu quả nổi bật trong việc tham gia giám sát của các tổ chức chính trị ­ xã hội là:<br /> ­ Bảo vệ  quyền có nhà  ở, quyền chăm sóc y tế, quyền học tập của một bộ  phận người nghèo,  <br /> người có công với nước, người dân tộc thiểu số; bảo vệ quyền an sinh xã hội của phần lớn người dân <br /> thuộc diện thu hồi đất để xây dựng các công trình giao thông, khu công nghiệp, đô thị.<br /> ­ Làm rõ việc gây cản trở, thậm chí xâm phạm đến quyền công dân, quyền con người do lợi dụng  <br /> chức vụ, quyền hạn của một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là ở  cơ  sở; thu chi các loại quỹ, thuế, lệ <br /> phí; cấp các loại giấy phép, chứng thực xác nhận hồ sơ, tài liệu, văn bằng, chứng chỉ; sử dụng ngân sách  <br /> và các khoản đóng góp của nhân dân.<br /> ­ Phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong một số văn bản dự <br /> thảo của các cơ  quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị  một số  nội dung thiết thực, góp ph
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2