Tài liệu thi Quản lý hành chính nhà nước - Trung cấp lý luận chính trị
lượt xem 46
download
Tài liệu tổng hợp những câu hỏi và đáp án về Quản lý hành chính nhà nước - Trung cấp lý luận chính trị. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu thi Quản lý hành chính nhà nước - Trung cấp lý luận chính trị
- Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Chỉ có người đứng đầu cơ quan mới có trách nhiệm tiếp công dân? Sai. Tai khoan 2 điêu 4 Luât Tiêp công dân năm 2013 quy đ ̣ ̉ ̀ ̣ ́ ịnh Đai biêu Quôc hôi, ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ ̉ Đai biêu HĐND cac câp co trach nhiêm tiêp công dân theo quy đinh cua Pháp lu ́ ́ ́ ́ ́ ật. Vi vây ̀ ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ̉ tiêp công dân không chi la trach nhiêm cua ng ́ ười đứng đâu c ̀ ơ quan. Câu 2: Cải cách hành chính xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Sai. Vì cai cach hanh chinh xuât phat t ̉ ́ ̀ ́ ́ ́ ừ y/c phat triên KTXH va môt sô y/c khác ́ ̉ ̀ ̣ ́ như vai trò của cấp chính quyền cơ sở trong BMNN ngày càng gia tăng; xu hướng tăng cường dân chủ trực tiếp ở cơ sở và phát huy vai trò của cộng đồng trong QLNN; yêu cầu của hội nhập quốc tế.. Câu 3: Để tiến hành hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở chỉ cần điều kiện về nhân sự? Sai. Vì hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở ngoài ĐK về nhân sự, còn có các đk khác như: điều kiện về thê chê hanh chinh, đk vê nguôn tai chinh, đk vê c ̉ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ơ sở vật chất va phai đam bao hiêu l ̀ ̉ ̉ ̉ ̣ ực, hiêu qua quan ly hanh chinh NN. ̣ ̉ ̉ ́ ̀ ́ Câu 4: Tất cả những người làm việc trong hệ thống chính trị ở cơ sở đều là công chức nhà nước? Sai. Vì Hệ thống chính trị ở cơ sở là những người làm việc trong tổ chức của Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể bao gồm cán bộ và công chức. Câu 5: Tất cả những người làm việc ở UBND cấp xã đều là cán bộ? Sai. Vì ngoài những người là cán bộ làm việc ở UBND cấp xã còn có công chưć ́ ưc danh: tr câp xa bao gôm cac ch ́ ̃ ̀ ́ ưởng công an xa, chi huy tr ̃ ̉ ưởng quân sự, văn phong ̀ ́ ̣ thông kê, đia chinhxây d ́ ựng–nông nghiệpmôi trương, tai chinh kê toan, t ̀ ̀ ́ ́ ́ ư phap hô ́ ̣ ̣ ́ ̃ ̣ tich, văn hoa xa hôi. Câu 6: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan hành chính có thẩm quyền chung? Sai. Vì: cơ quan hành chính có thẩm quyền chunglà cơ quan hành chính do Quốc hội hoặc HĐND lập ra nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước . Các cơ quan này gồm có Chính phủ và UBND các cấp. Còn các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng, thực hiện chức năng quản lý hành chính về chuyên môn, nghiệp vụ. Câu 7: UBND các cấp và các Sở trực thuộc UBND cấp Tỉnh, các Phòng, thuộc UBND cấp Huyện là cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng?
- Sai. Vì UBND các cấp là cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng. Còn các sở thuộc UBND cấp tỉnh, các phòng thuộc UBND cấp huyện là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý NN về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan NN cấp trên. Do vậy, nó không phải là cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng. Câu 8: Truởng công an xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép? Sai. Vì Theo điểm a,b,c,đ , khỏan 1, điều 28 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định. Trưởng công an cấp xã không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép mà thẩm quyền này chỉ thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã. Câu 9: Cuỡng chế hành chính chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hành chính? Sai. Vì cuỡng chế hành chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định trong truờng hợp khẩn cấp với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lý do an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia. (chẳng hạn như dịch bệnh, sự cố môi trường). Câu 10: Ở cơ sở, chủ tịch UBND cấp xã và truởng công an cấp xã có thẩm quyền ra quyết định cuỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Sai. Vì theo Điều 87, Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định. Ở cơ sở chỉ có Chủ tịch UBND cấp xã mới có thẩm quyền ra quyết định cuỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn Truởng Công an xã thì không có thẩm quyền ra quyết định cuỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC. Câu 11: Ngừoi khiếu nại có quyền giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình? Sai. Vì Theo Điều 4, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại: “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải đuợc thực hiện theo quy định của pháp luật; đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời”. Chính vì vậy ngừơi khiếu nại không có quyền đuợc giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình. Chỉ có ngừoi tố cáo mới có quyền này. Câu 12: Ngừoi khiếu nại có quyền đuợc khen thuởng theo quy định của pháp luật? Sai. Vì khiếu nại là hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc công dân nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại từ cơ quan hành chính NN hoặc cán bộ, CC trong cơ quan hành chính NN. Do đó người khiếu nại không có quyền được khen
- thuởng mà chỉ có ngừơi tố cáo mới có quyền đuợc khen thuởng theo quy định của pháp luật. Câu 13 : UBND các cấp đều có quyền thu hồi đất? Sai. Vì theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì thẩm quyền thu hồi đất chỉ có UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. UBND cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất. Câu 14: UBND các cấp đều có quyền cho thuê đất. Đúng. Vì UBND Tỉnh, Huyện có quyền cho thuê đất. UBND xã có quyền cho thuê đất công ích. Câu 1 5 : UBND các cấp đều có thẩm quyền giao đất? Sai. Vì theo quy định tại Điều 59 Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện mới có thẩm quyền giao đất. Còn UBND cấp xã không có thẩm quyền giao đất. Câu 1 6 : Quản lý nhà nước về kinh tế khác với quản lý sản xuất kinh doanh? Đúng. Vì quản lý nhà nước về kinh tế chỉ có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, còn quản lý sản xuất dinh doanh do nhiều chủ thể là chủ sở hữu có quyền quản lý. Câu 17: Kiểm tra cũng giống giám sát và thanh tra? Sai. Vì kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Giám sát theo từ điển tiếng Việt nghĩa là sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy định. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Câu 18: Vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật hành chính? Sai . Vì nếu nói như trên chưa đủ mà vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Câu 19: Có trường hợp không vi phạm hành chính cũng có thể cưỡng chế hành chính? Đúng. Vì trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước khi áp dụng vì lý do an ninh; quốc phòng, lợi ích quốc gia hoặc cộng đồng, xã hội. Ví dụ: cấm đi vào khu vực nguy hiểm (bão, lụt, dịch bệnh)... Câu 20: Quản lý hành chính nhà nước là bộ phận của quản lý nhà nước? Đúng. Vì quản lý hành chính nhà nước là quản lý của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua hoạt động tư pháp. Còn quản lý nhà nước là quản lý tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước trên
- tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Câu 21: Tất cả các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đều phải lập biên bản? Sai. Vì theo khoản 1 điều 56 Luật xử lý hành chính năm 2012 quy định thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Câu 22: Tiếp công dân chỉ là trách nhiệm của nhà nước? Sai. Vì theo khoản 1 điều 2 luật tiếp công dân (2013) thì tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Phần tự luận Câu 1: Phân biệt QLNN và QLHCNN. Tại sao nói QLNN là một dạng QLXH đặc biệt? * Khái niệm QLNN: là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong XH, trên tất cả các mặt của đời sống XH bằng cách sử dụng quyền lực của nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy XH phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước. *Khái niệm QLHCNN: là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình XH và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ XH, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. *Phân biệt quản lý, QLNN và QLHCNN: Tiêu chí Quản lý NN Quản lý HCNN Chủ thể Tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà Các cơ quan hành chính nhà quản lý nước: Quốc hội, chủ tịch nước, chính nước: Chính phủ, bộ, cơ quan phủ, tòa án, viện kiểm sát, chính ngang bộ, UBND các cấp, Sở cơ quyền địa phương. quan tương đương sở, phòng, Quản lý nhà nước = chỉ đạo hoạt ban.
- động Quản lý hành chính nhà nước= + Lập pháp hoạt động chỉ đạo pháp luật + Hành pháp ( hành pháp) (Hẹp hơn) + Tư pháp (Rộng hơn) Khách thể Trật tự quản lý nhà nước được xác Trật tự quản lý hành chính nhà quản lý định bởi quy phạm pháp luật. nước. Đảm bảo hoạt động chấp hành, điều hành trên cơ sở pháp luật để chỉ đạo thực hiện pháp luật. Đối Mọi tổ chức, cá nhân thông qua hoạt Mọi tổ chức, cá nhân thông qua tượng động Lâp ̣ Phaṕ – Hanh ̀ Phaṕ – Tư hoạt động hành pháp quản lý Phaṕ Lĩnh vực Rộng hơn. Có tính chất toàn diện, bao Hẹp hơn. Trên tất cả các lĩnh quản lý gồm trên tất cả các lĩnh vực của đời vực của đời sống xã hội thông sống xã hội thông qua hoạt động qua qua hoạt động qua Hanh̀ Phaṕ ̣ Lâp Phap – Hanh Phap – T ́ ̀ ́ ư Phaṕ (chấp hành và điều hành) Mục tiêu Là phục vụ lợi ích chung cho cả cộng Là thực hiện chức năng, nhiệm quản lý động, nhằm duy trì ổn định an ninh vụ NN phát triển các mối quan trật tự và thúc đẩy XH phát triển theo hệ XH duy trì trật tự an ninh, một định hướng thống nhất của nhà thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nước. cá nhân tổ chức trong sự nghiệp XD và bảo vệ tổ quốc. Hình thức Ban hành ra HP, Luật, bộ luật và các Chỉ có thẩm quyền Ban hành QL văn bản luật để Quản Lý các văn bản dưới luật để Quản Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp Lý: Nghị định, quyết định, thông luật, đưa pháp luật vào đời sống. tư,chỉ thị,...) Kiểm tra, thanh tra, Giám sát, kiểm toán Khen thưởng xử lý vi phạm pháp Kiểm tra, thanh tra luật hình sự, dân sự , hành chính, vi Khen thưởng xử lý vi phạm pháp phạm pháp luật, kỉ luật luật hành chính, vi phạm pháp
- luật, kỉ luật Phương tuyên truyền, vận động; giáo dục tuyên truyền, vận động; giáo pháp QL thuyết phục, hành chính thông dục thuyết phục, hành chính thường; phương pháp kinh tế; cưỡng thông thường; phương pháp kinh chế hành chính, hình sự, dân sự và tế ;cưỡng chế hành chính, hình cưỡng chế kỉ luật. sự, dân sự và cưỡng chế kỉ luật. Trình tự Theo các quy định pháp luật về trình Theo quy định của pháp luật về thủ tục tự, thủ tục của Lâp Phap – Hanh Phap ̣ ́ ̀ ́ trình tự, thủ tục hành pháp. (Hẹp quản lý – Tư Phap. (R ́ ộng) hơn). Nguyên CB, CC có thẩm quyền phù hợp với CQ quản lý HCNN từ TW đến tắc QL chức năng, NV được giao(Rộng) cơ sở, cá nhân được NN trao quyền CP, các bộ, cơ quan ngang bộ, cq thuộc bộ, UBND các cấp, các sở và tương đương thuộc UBND tỉnh, các phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện. (Hẹp hơn). *QLNN là một dạng QLXH đặc biệt bởi vì: Quản lý Nhà nước ngoài việc mang những đặc điểm chung với của quản lý xã hội thì quản lý nhà nướccòn là một dạng quản lý xã hội đặc biệt. Tính chất đặc biệt ấy thể hiện ở sự khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các hoạt động quản lý xã hội khác. So với quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt như sau: Về chủ thể QL:Chủ thể quản lý NN là các cơ quan Nhà nước; quản lý nhà nước là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống cơ quan thực thi quyền lực NN (c ơ quan nhà nước). Còn quản lý xã hội chủ thể của nó là các thực thể có lý trí và có tổ chức, chủ thể của quản lý XH có nhiều chủ thể khác nhau như đảng, đoàn thể, các tổ chức khác v.v... Về Đối tượng quản lý: Đối tượng của quản lý Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội trên phạm vi cả nước; Còn đối tượng quản lý của quản lý xã hội nó bao gồm các cá nhân, các nhóm trong phạm vi một tổ chức. Khách thể quản lý: Trật tự quản lý nhà nước được xác định bởi quy phạm pháp luật. Phạm vi quản lý: QLNN là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao; với mục tiêu là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn XH.
- Tính cưỡng chế nhà nước: quản lý NN sử dụng quyền lực nhà nước để thể chế thành pháp luật có tính bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, tổ chức và được bảo đảm thi hành bằng nhiều biện pháp kể cả biện pháp cưỡng chế. Công cụ, phương tiện quản lý: quản lý nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để quản lý (là công cụ quản lý đặc biệt) có tính bắt buộc, đồng thời sử dụng các công cụ khác như chính sách, kế hoạch … còn quản lý xã hội sử dụng điều lệ, quy chế để điều chỉnh các quan hệ trong nội bộ tổ chức. Trong trường hợp đặc biệt nhà nước có quyền cưỡng chế buộc đối tượng phải thực hiện. Trình tự, thủ tục: trong quá trình quản lý được quy định bằng pháp luật, có tính chặt chẽ, nghiêm ngặt. Mục tiêu quản lý: QLNN vì lợi ích toàn xã hội, lợi ích quốc gia, tạo điều kiện KT XH phát triển. Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực NN sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống XH do các Cơ Quan trong bộ máy HCNN thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của XH nên nó được xem là một dạng quản lý xà hội đặc biệt. Câu 2. Quản lý hành chính tư pháp là gì? Phân biệt hoạt động quản lý hành chính tư pháp với hoạt động thực thi quyền tư pháp Khái niệm quản lý hành chính TP: Quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động hành chính – tư pháp, dựa trên các quy luật khách quan của đời sống kinh tế xã hội, nhằm phát triển kinh tế xã hội, duy trì và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đồng thời góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động tư pháp. Thực thi quyền tư pháp: là các hoạt đông để thực hiện quyền tư pháp: xét xử, điều tra, truy tố …xử lý các tranh chấp, xung đột về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ xã hội; công nhận giá trị pháp lý đối với các sự kiện, hành vi làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức,… Phân biệt Tiêu chí Hoạt động quản lý hành Hoạt động thực thi quyền phân biệt chính tư pháp hành pháp
- Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ Chủ thể Bộ, Cơ quan ngang bộ; Tòa án xét xử quản lý UBND các cấp, Sở, phòng ban trực thuộc Trật tự quản lý hành chính tư Mong muốn trật tự xét xử Khách thể pháp theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật Mọi tổ chức, cá nhân liên quan Mọi tổ chức, cá nhân liên Đối tượng đến hoạt động quản lý hành chính quan đến hoạt động tố tụng của điều chỉnh tư pháp tòa án Ban hành văn bản QPPL để Ban hành văn bản QPPL để quản lý: quản lý: Nghị định, quyết định, + NQ: Hội đồng tòa án ND thông tư, NQLT tối cao Hình thức + NĐ Chính phủ + Thông tư: Chánh an TAND + QĐ – thủ tướng CP + TTLT: của chánh án TAND + TT – Bộ trưởng với viện trưởng VKSND tối cao; của Chánh án TANDTC với Bộ + QĐ – UBND các cấp trưởng, thủ trưởng của CQ ngang bộ Cưỡng chế hành chính Phương đối với người có hành vi vi phạm Cưỡng chế hình sự, dân sự, pháp hành chính hành chính, cưỡng chế kỹ luật. Cưỡng chế kỹ luật Nội dung Điều tra (trừ điều tra của Dân sự cụ thể của VKSNDTC) Hình sự, hành chính (khi các lĩnh Thi hành án : HS, DS được khởi kiện ra tòa). vực Công chứng, chứng thực, giám định Trợ giúp PL, hòa giải ở cơ sở
- Luật sư Tố tụng, phổ biến PL Trình tự, Theo thủ tục hành chính do pháp Theo thủ tục tố tụng HS, TT thủ tục luật quy định DS,TT HC Căn cứ vào pháp luật hành chính Căn cứ vào pháp luật Tố Cơ sở pháp (Luật công chứng, Luật hộ tịch tụng: Tố tụng Hành chính, Tố lý v.v.) tụng dân sự, Tố tụng hình sự. Phát triển kinh tế xã hội, duy trì và bảo đảm trật tự an toàn xã Bảo đảm quyền và lợi ích hội. hợp pháp của công dân, xử lý bảo đảm thực hiện quyền và nghiêm hành vi vi phạm pháp lợi ích hợp pháp của nhân dân, luật, đảm bảo pháp chế XHCN. Mục đích đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt Xử lý nghiêm những hành động hành chính tư pháp. vi vi phạm pháp luật dân sự, hình Xử lý nghiêm những hành vi sự, một số vi phạm pháp luật vi phạm pháp luật hành chính, vi hành chính, kỷ luật thuộc phạm phạm pháp luật kỷ luật thuộc vi thầm quyền thẩm quyần Thuộc lĩnh vực quản lý hành chính tư pháp: Hộ tịch, Công Thuộc lĩnh vực xét sử của tòa Phạm vi chứng, chứng thực, cư trú, luật sư, án (xét xử hành chính theo thủ tục giám định, thi hành án dân sự, thi tố tụng dân sự, hình sự) hành án hình sự … Câu 3: Phân biệt Cán bộ và Công chức cấp xã? Liên hệ? Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, BT, PBT Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội.
- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Phân biệt cán bộ cấp xã và công chức cấp xã Tiêu chí Cán bộ cấp xã Công chức cấp xã Đối tượng Là công dân Việt Nam Là Công dân Việt Nam Con Do bầu cử Do tuyển dụng bằng hình thức thi đường tuyển hoặc xét tuyển hình thành Thời gian Theo nhiệm kỳ 05 năm Được biên chế vào các ngành, ngạch, làm việc bậc nhất định với thời gian lâu dài. Nơi làm Trụ sở của Thường trực Trụ sở UBND xã. Hưởng lương từ việc HĐND, UBND, Đảng ủy xã ngân sách nhà nước. (đối với chức danh Bí thư và Phó Bí thư), tổ chức chính trị xã hội (đối với người đứng đầu các tổ chức CTXH). Hưởng lương từ ngân sách nhà nước Các chức Bí thư, Phó bí thư đảng úy, Trưởng công an ( đối với những nơi danh Thường trực đảng ủy cấp xã chưa bố trí lực lượng công an chính (đối với nơi không có phó bí quy) thư chuyên trách công tác Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Đảng); Bí thư, Phó bí thư chi Văn phòng – Thống kê bộ xã (đối với nơi chưa thành Địa chính xây dựng đô thị môi lập đảng ủy cấp xã) trường (đồi với phường, thị trấn) hoặc
- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND Địa chính – xây dựng nông nghiệp – môi trường (đồi với xã) Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND Tài chính Kế toán Chủ tịch UB MTTQ Tư pháp – Hộ tịch Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Văn hóa – Xã hội Minh Chủ tịch Hội LHPT Chủ tịch Hội Nông dân (đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam) Chủ tịch hội Cựu chiến binh Kỷ luật Khiển trách Khiển trách Khen Cảnh cáo Cảnh cáo thưởng Cách chức Hạ bậc lương Bãi nhiệm Giáng chức Cách chức Buộc thôi việc Liên hệ thực hiện vai trò của Cán bộ , Công chức cấp xã nơi cư trú: Xã Rô men là 1 trong 8 xã của huyện Đam Rông. Hệ thống chính trị của xã gồm 20 cán bộ công chức và 20 người hoạt động không chuyên trách . Trong đó 100% cán bộ công chức có trình độ học vấn 12/12. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên đại học 02 người chiếm 10%, đại học 12 người chiếm 60%, cao đẳng 6 người chiếm 30%. Trong những năm qua, việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức xã Rô Men đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính tại xã được tiền hành nhanh gọn. UBND xã đã lực chọn, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, văn hóa giao tiếp chuẩn mực, đủ trình độ về chuyện môn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Người dân đến làm thủ tục luôn được cán bộ giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời với thái độ thân thiện và chuẩn mực. Bộ phận một cửa của xã Rô Men có 5 cửa giao dịch thuộc 5 lĩnh vực, có biển hướng dẫn để người dân hiểu rõ, thực hiện. Các trình tự thủ tục hành chính được niêm yết công khai tại trụ sở văn phòng một cửa. Nhờ vậy, người dân và các doanh nghiệp đến giao dịch rất nhanh, gọn. Trong 6 tháng đầu năm 2018, bộ phận này đã tiếp nhận, giải quyết 1024/1027 hồ sơ đạt 99,8% số lượng hồ sơ thủ tục hành chính xã tiếp nhận, giải quyết đúng hẹn.
- Các cán bộ khối tuyên truyền (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị) phối hợp với Ban nhân dân thôn nắm tình hình, tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động đã được triển khai đến nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú; đồng thời phát huy sự gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhiều phong trào thi đua như “Nhà sạch, ngõ đẹp”, “Làm kinh tế giỏi”… được phát động sôi nổi ở các thôn. Đến nay xã đã đạt 12/19 tiêu chí Nông Thôn Mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại hạn chế: Đội ngũ cán bộ, công chức xã chủ yếu là cán bộ trẻ, kinh nghiệm thực tế còn ít nên việc giải quyết những thủ tục hành chính liên quan đến những vấn đề nhạy cảm như tranh chấp đất đai còn lúng túng. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, số lượng cán bộ, công chức qua các lớp, khoá đào tạo, bồi dưỡng khá nhiều nhưng kiến thức quản lý nhà nước mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính chưa cao. Một số còn tỏ ra lúng túng, cách làm việc thụ động, nhiều khi có biểu hiện trông chờ, ỷ lại; bất cập về kiến thức, năng lực và kỹ năng công tác; còn có biểu hiện “đòi hỏi” khi giải quyết những vấn đề nhạy cảm. Số lượng cán bộ, công chức người Kinh không có khả năng giao tiếp tiếng dân tộc hoặc chỉ giao tiếp được một phần gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền vận động, truyền tải các chủ trương chính sách đến với nhân dân. Một số giải pháp: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện tuyển dụng theo nguyên tắc đúng người, đúng việc; lấy công việc và hiệu quả công việc làm tiêu chí lựa chọn nhân sự. Có thái độ kiên quyết, dứt khoát đối với những CBCC không đáp ứng được công việc. Thực hiện đánh giá công chức dựa trên hiệu quả công việc. Bảo đảm tính công bằng trong đánh giá. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện thường xuyên, minh bạch và công bằng. Nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Xây dựng và thực thi chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi lợi dụng chức quyền, vi phạm đạo đức công vụ trong xử lý công việc. Chú trọng việc nâng cao khả năng giao tiếp với người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Câu 4. Thế nào là chứng thực? Phân biệt chứng thực với công chứng? Chứng thực là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực xác nhận tính chính xác, tính có thực bản sao từ bản chính của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của cá nhân, hợp đồng... theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.Các nội dung chứng thực theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐCP ngày 16/2/2015, gồm: “Chứng thực bản sao từ bản chính”; “Chứng thực chữ ký”; “Chứng thực hợp đồng, giao dịch”.
- “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Phân biệt Công chứng và Chứng thực Tiêu chí Chứng thực Công chứng Cơ sở Nghị định số 23/2015/NĐCP Luật số 53/2014/QH13 năm 2014 pháp lý Chủ thể Phòng tư pháp; UBND cấp xã Công chứng viên tại tổ chức hành có thẩm Công chứng viên nghề công chứng quyền Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh Cơ quan đại diện quyết định thành lập, là đơn vị sự Tùy từng loại giấy tờ mà nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp). thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau. Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh).
- Tính chất Chứng thực là chứng nhận sự Công chứng bảo đảm nội dung của pháp lý việc, không đề cập đến nội một hợp đồng, một giao dịch, công dung, chủ yếu chú trọng về chứng viên chịu trách nhiệm về tính mặt hình thức. Nên tính pháp lý hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và ko cao bằng công chứng qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Công chứng mang tính pháp lý cao hơn. Hiệu lực Có hiệu lực từ khi cơ quan có Có hiệu lực kể từ ngày được công pháp lý thẩm quyền chứng thực chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức Văn bản được chứng thực có hành nghề công chứng giá trị vô thời hạn hoặc theo Văn bản được công chứng có giá trị vô thỏa thuận thời hạn hoặc theo thỏa thuận Địa điểm Việc chứng thực được thực Việc công chứng phải được thực thực hiện hiện tại trụ sở cơ quan, tổ hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề chức có thẩm quyền chứng công chứng thực. Trường hợp chứng thực Việc công chứng có thể được thực di chúc, hợp đồng, giao dịch, hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành chữ ký của người già yếu, nghề công chứng trong trường hợp không thể đi lại được, đang bị người yêu cầu công chứng là người già tạm giữ, tạm giam, thi hành án yếu, không thể đi lại được, người đang phạt tù hay có lý do chính đáng bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án khác thì việc chứng thực sẽ phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác được thực hiện ở ngoài trụ sở không thể đến trụ sở của tổ chức hành cơ quan chứng thực. nghề công chứng. Hiệu lực Có hiệu lực từ khi cơ quan có Có hiệu lực kể từ ngày được công pháp lý thẩm quyền chứng thực chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức Văn bản được chứng thực có hành nghề công chứng giá trị vô thời hạn hoặc theo Văn bản được công chứng có giá trị vô thỏa thuận thời hạn hoặc theo thỏa thuận Trình tự Thủ tục hành chính theo các Thủ tục hành chính theo quy định của thủ tục điều kiện của loại chứng thực Luật công chứng do tổ chức hành nghề theo Nghị định 23/2015/NĐCP công chứng thực hiện Thuận tiện hơn Khó khăn hơn Người yêu cầu chứng thực Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu yêu cầu công chứng tại tổ chức hành chứng thực. nghề công chứng. Người yêu cầu công chứng nêu nội dung, ý định cần công
- chứng; Người thực hiện chứng thực Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu Nếu đầy đủ hồ sơ và điều công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu kiện chứng thực thì thực hiện công chứng đầy đủ, phù hợp với quy chứng thực. định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ Các bên tham gia phải ký công chứng. trước mặt người thực hiện chứng thực. Công chứng viên hướng dẫn người Trường hợp người yêu cầu yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các chứng thực không ký được thì quy định về thủ tục công chứng và các phải điểm chỉ; nếu người đó quy định pháp luật có liên quan đến không đọc được, không nghe việc thực hiện; giải thích cho người được, không ký, không điểm yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, chỉ được thì phải có 02 (hai) nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý người làm chứng. Người làm nghĩa và hậu quả pháp lý. chứng phải có đủ năng lực Trong trường hợp có căn cứ cho rằng hành vi dân sự và không có trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ đề chưa rõ, việc giao kết trái pháp luật, liên quan đến giao dịch. có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân Người thực hiện chứng thực sự của người yêu cầu thì công chứng ghi lời chứng theo mẫu quy viên đề nghị người yêu cầu công chứng định; ký, ghi rõ họ tên, đóng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu dấu của cơ quan thực hiện cầu công chứng, công chứng viên tiến chứng thực và ghi vào sổ hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; chứng thực.. trường hợp không làm rõ được thì có Trường hợp phải phiên dịch quyền từ chối công chứng. thì người phiên dịch có trách Trường hợp nội dung công chứng là nhiệm dịch đầy đủ, chính xác xác thực, không vi phạm pháp luật, nội dung của văn bản dung lời không trái đạo đức xã hội thì công chứng cho người yêu cầu chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao chứng thực dịch. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo văn bản hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Đồng ý thì ký vào từng trang tài liệu. Công chứng viên thực hiện công chứng.
- Nội dung Chứng nhận sự việc, không đề Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, cập đến nội dung, chủ yếu chú một giao dịch, công chứng viên chịu trọng về mặt hình thức trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Mang tính pháp lý cao hơn. Giá trị Tùy từng văn bản chứng thực Văn bản công chứng có hiệu lực kể pháp lý mà có giá trị pháp lý khác nhau từ ngày được công chứng viên ký và theo quy định của pháp luật đóng dấu của tổ chức hành nghề công Bản sao được chứng thực từ chứng. bản chính có giá trị sử dụng Hợp đồng, giao dịch được công chứng thay cho bản chính đã dùng để có hiệu lực thi hành đối với các bên liên đối chiếu chứng thực trong các quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ giao dịch, trừ trường hợp pháp không thực hiện nghĩa vụ của mình thì luật có quy định khác. bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải Chữ ký được chứng thực có quyết theo quy định pháp luật, trừ giá trị chứng minh người yêu trường hợp các bên tham gia hợp đồng, cầu chứng thực đã ký chữ ký giao dịch có thỏa thuận khác. đó, là căn cứ để xác định trách Hợp đồng, giao dịch được công chứng nhiệm của người ký về nội có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự dung của giấy tờ, văn bản. kiện trong hợp đồng, giao dịch được Hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ chứng thực có giá trị chứng cứ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô chứng minh về thời gian, địa hiệu. điểm các bên đã ký kết hợp Bản dịch được công chứng có giá trị đồng, giao dịch; năng lực hành sử dụng như giấy tờ, văn bản được vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ dịch. ký hoặc dấu điểm chỉ của các Hợp đồng, giao dịch được công bên tham gia hợp đồng, giao chứng có giá trị chứng cứ dịch. Phí, lệ phí Phí chứng thực theo quy Phí công chứng, chứng thực theo định của Bộ tài chính Thông tư Thông tư 257/2016/TTBTCngày 11 226/2016/TTBTC ngày tháng 11 năm 2016 11/11/2016 Thấp hơn Cao hơn
- Câu5: Phân biệt khiếu nại với tố cáo. Liên hệ thực tế việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương nơi anh chị cư trú? Khái niệm khiếu nại: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khái niệm tố cáo: tố cáo là việc công dân theo thủ tục do luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Phân biệt khiếu nại với tố cáo Tiêu chí Khiếu nại Tố cáo Luật điều Luật Khiếu nại 2011 Luật Tố cáo 2011 chỉnh Chủ thể Chủ thể khiếu nại: Cá nhân, tổ Chủ thể tố cáo: Chủ thể tố cáo chức , cán bộ, công chức. chỉ là công dân (hẹp) (rộng) Chủ thể bị tố cáo: Bất cứ cơ Chủ thể bị khiếu nại: Người có quan tổ chức cá nhân nào có hành thẩm quyền ban hành ra quyết định vi vi phạm pháp luật. ( Quyết định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ công chức). Người có hành vi hành chính. Đối tượng Quyết định hành chính. Hành vi vi phạm pháp luật của Hành vi hành chính của cơ quan hành bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân chính nhà nước, của người có thẩm nào gây thiệt hại hoặc đe dọa quyền trong cơ quan hành chính nhà gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước. nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. (Hẹp) (Rộng) Mục đích Khôi phục lại quyền lợi, lợi ích hợp Phát giác nhằm ngăn chặn kịp pháp của công dân, tổ chức chính thời mọi hành vi vi phạm pháp mình đã bị xâm phạm hoặc gây thiệt luật để bảo vệ lợi ích của nhà
- hại nước, tổ chức, xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nói chung mà không nhất thiết phải là quyền lợi của người tố cáo. Về tính Mang tính chất nội bộ lấy sửa nhanh Nghiêm trọng, nguy hiểm, phức chất là chính. Vì vậy phương pháp điều tạp hơn, mức độ sai phạm nặng chỉnh xử lý giải quyết mềm giẻo, linh hơn, ảnh hưởng đến danh dự, hoạt ; sai và sửa sai. phẩm chất của người bị tố cáo. Quyền và Chủ thể: Chủ thể: nghĩa vụ Không được khen thưởng Có thể được khen Không có quyền được bảo vệ Được bảo vệ bí mật Không cần giữ kín thông tin cá nhân. Được giữ bí mật thông tin cá Nếu sai không bị xử lý hình sự nhân Người khiếu nại có thể tự mình Nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu phải bồi thường thiệt hại, xử lý nại tại cơ quan có thẩm quyền giải hình sự. quyết khiếu nại và được quyền rút Người tố cáo không được uỷ khiếu nại. Người khiếu nại có quyền quyền cho người khác mà phải khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện tự mình tố cáo hành vi vi phạm ra Toà án khi không đồng ý với quyết pháp luật đến bất kỳ cơ quan định giải quyết khiếu nại mà không quản lý nhà nước nào; không cần phải có căn cứ cho rằng việc giải được rút tố cáo và phải chịu trách quyết khiếu nại không đúng pháp nhiệm trước pháp luật về nội luật. dung tố cáo của mình. Chỉ được tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết chứ không được khởi kiện ra toà án. Thẩm Vụ việc khiếu nại được giải quyết Còn đối với thẩm quyền giải quyền giải lần đầu tại chính cơ quan (hoặc cán quyết tố cáo có điểm khác là: Tố quyết bộ, công chức người đứng đầu cơ cáo hành vi vi phạm của người quan này) có thẩm quyền ra quyết thuộc cơ quan, tổ chức nào thì định hoặc thực hiện hành vi bị khiếu người đứng đầu cơ quan, tổ nại. chức đó có trách nhiệm giải
- Trong trường hợp đương sự không quyết. Tố cáo hành vi vi phạm đồng ý với quyết định giải của người đứng đầu cơ quan, tổ quyết khiếu nại lần đầu sẽ có quyền chức nào thì người đứng đầu cơ tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của mình lên cấp trên trực tiếp của của cơ quan, tổ chức đó có trách cấp đã có thẩm quyền giải quyết nhiệm giải quyết. hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trình tự Không có tổ chức đối thoại thủ tục Có tổ chức đối thoại Việc giải quyết tố cáo được 1. Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại thực hiện theo trình tự sau đây: 2. Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu 1. Bước 1: Tiếp nhận, xử lý nại thông tin tố cáo; 3. Bước 3: Xác minh nội dung khiếu 2. Bước 2: Thụ lý,xác minh nội nại dung tố cáo; 4. Bước 4: Tổ chức đối thoại (nếu 3. Bước 3:kết luận nội dung tố yêu cầu của người khiếu nại và kết cáo; quả xác minh nội dung khiếu nại còn 4. Bước 4: xử lý tố cáo của khác nhau) người giải quyết tố cáo; 5.Bước 5: Ra quyết định giải quyết 5. Bước 5:công khai kết luận nội khiếu nại dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thời hiệu 90 ngày Pháp luật không quy định thời hiệu Thời hạn Lần đầu: Theo Điều 28 Luật khiếu Theo quy định tại Điều 21 Luật giải quyết nại:Thời hạn giải quyết khiếu nại Tố cáo: thời hạn giải quyết tố lần đầu không quá 30 ngày, kể từ cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết việc phức tạp thì thời hạn giải có thể kéo dài hơn nhưng không quá quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải lý giải quyết tố cáo. Trường hợp quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó cần thiết, người có thẩm quyền khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu giải quyết tố cáo có thể gia hạn nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ giải quyết một lần nhưng không ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ quá 30 ngày; đối với vụ việc việc phức tạp thì thời hạn giải quyết phức tạp thì không quá 60 ngày. có thể kéo dài hơn nhưng không quá
- 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết Lần 2: Theo Điều 37, Luật khiếu nại: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Kết quả Ban hành, thay đổi quyết định giải Ban hành kết luận, xác định sự quyết khiếu nại đúng, sai của sự việc bị tố cáo Liên hệ thực tế việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại huyện Đam Rông Thời gian qua, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được cấp ủy, chính quyền huyện Đam Rông thường xuyên chú trọng. KNTC của công dân được giải quyết theo đúng quy định pháp luật; nhiều vụ việc được giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở. Vì vậy, quyền và lợi ích chính đáng của người dân được bảo đảm, góp phần giữ vững an ninh trật tự, thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn huyện phát triển. Để nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KNTC của công dân, UBND huyện Đam Rông đã ban hanh kê hoach v ̀ ́ ̣ ề công tác thanh tra, tiếp dân và giải quyết KNTC của công dân; thành lập Ban tiếp công dân huyện. Đồng thời ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân, duy trì lịch tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo các phòng, ban. Từ đầu năm 2018 đến nay, toàn huyện tiếp 313 lượt công dân. Trong đó Ban tiếp công dân huyện tiếp 82 lượt, Ban tiếp công dân các xã tiếp 231 lượt. Nội dung công dân đến phòng tiếp dân để kiến nghị, xử lý những vấn đề liên quan đến đất đai (tranh chấp đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất…) là chủ yếu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử lưu trữ VN thời Pháp thuộc
21 p | 1080 | 142
-
Khoa học quản lý - khoa học của hành động
8 p | 389 | 96
-
Baig giảng: Lí thuyết hành vi doanh nghiệp
108 p | 277 | 79
-
Các liệu pháp tâm lý
6 p | 358 | 79
-
Dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam. Những vấn đề về quản lý Nhà nước
36 p | 218 | 50
-
Báo cáo: Hành chính nước ta thời Lê Sơ
33 p | 326 | 46
-
KIẾN THỨC NGÀNH QUẢN TRỊ : CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ KINH DOANH
6 p | 198 | 33
-
Địa vị pháp lý của Nhà nước và vai trò quản lý của Nhà nước - 2
6 p | 155 | 29
-
Khoa học quản lý
18 p | 191 | 27
-
Phân tích về giáo dục và thực hành Công tác Xã hội ở Việt Nam và Canada - Trần Thị Hằng, Nguyễn Lê Trang (biên dịch)
31 p | 162 | 24
-
Tìm hiểu về Các liệu pháp tâm lý
8 p | 137 | 14
-
Phần mềm mã nguồn mở nuke-viet
6 p | 151 | 10
-
Lý luận kinh tế nhà nước và vai trò của nó -2
8 p | 90 | 7
-
Vấn đề cơ bản của nền kinh tế thị trường - 3
6 p | 143 | 6
-
Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản của C.Mác - 6
6 p | 72 | 6
-
Hướng dẫn đổi mới cách dạy và học môn Giáo dục công dân (Tài liệu dành cho giáo viên)
45 p | 53 | 6
-
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên khoa Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
7 p | 50 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn