intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu truyền thông marketing của bạn có tạo được ấn tượng đúng? (Phần II)

Chia sẻ: Binh Binhmap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

97
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về truyền thông marketing như những phương tiện phát triển vượt ngoài kế hoạch marketing thường niên của công ty, dẫn đến mô tả về tiêu chí thứ hai trong ba tiêu chí cần thiết cho một tài liệu truyền thông marketing hiệu quả – “Tài liệu truyền thông marketing của bạn có tạo được ấn tượng đúng?”

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu truyền thông marketing của bạn có tạo được ấn tượng đúng? (Phần II)

  1. Tài liệu truyền thông marketing của bạn có tạo được ấn tượng đúng? (Phần II)
  2. Trong bài viết tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về truyền thông marketing như những phương tiện phát triển vượt ngoài kế hoạch marketing thường niên của công ty, dẫn đến mô tả về tiêu chí thứ hai trong ba tiêu chí cần thiết cho một tài liệu truyền thông marketing hiệu quả – “Tài liệu truyền thông marketing của bạn có tạo được ấn tượng đúng?” Bên cạnh việc sử dụng màu sắc, kiểu chữ và ảnh chụp mà chúng ta đã thảo luận trong bài viết tuần trước, những nhà thiết kế và giám đốc nghệ thuật tài năng có thể sử dụng các yếu tố hình ảnh khác để khơi gợi những phản hồi về mặt cảm xúc, nhờ vậy chúng giúp họ sáng tạo các tài liệu truyền thông marketing hiệu quả. Hình minh họa Cũng giống khi sử dụng ảnh chụp, hình vẽ minh họa có sức mạnh tạo nên những ấn tượng về cảm xúc. Khác với công việc của nhà nhiếp ảnh, người tạo hình minh họa không bị hạn chế bởi góc nhìn sau ống kính máy ảnh. Họ được tự do tái hiện lại bất cứ hình ảnh nào xuất hiện trong tâm trí và chỉ bị giới hạn bởi chính khả năng thể hiện của mình. Vẽ một chú voi biết bay ư? Không thành vấn đề. Thậm chí so với các nhiếp ảnh gia, những người vẽ hình minh họa thường phát triển nhiều phong cách độc đáo hơn mà nhờ đó họ được mọi người biết đến. Vì vậy, các đạo diễn nghệ thuật và các nhà thiết kế càng cần phải chú ý đưa ra định hướng rõ ràng về mục tiêu công việc để đảm bảo rằng những hình ảnh minh họa khi được thực hiện xong không chỉ đẹp về mặt hình thức mà còn đáp ứng một cách hiệu quả các yêu cầu về truyền thông tiếp thị có liên quan.
  3. Mẫu quảng cáo “Đã đến lúc phải đấu tranh” của Michelin cho thấy có thể sử dụng hình minh họa để diễn tả những tình huống không có thật trong thực tế—trong quảng cáo này, hình minh họa được sử dụng kết hợp với ảnh chụp. Các yếu tố trang trí
  4. Cũng góp phần làm tăng thêm hoặc giảm bớt giá trị cảm nhận đã được xác định trong trong bản mô tả tiêu chí. Mặc dù chủ yếu được sử dụng trong sắp xếp, tổ chức nội dung văn bản và hình ảnh cho một bố cục thiết kế tổng thể, song những yếu tố mang tính trang trí như đường viền, cách ngăn dòng, vùng chuyển màu, hoa văn hay các yếu tố đồ họa tương tự đều có khả năng tạo ra một ấn tượng mạnh và nhất quán. Do vậy, các yếu tố này cũng nên được chọn lựa cẩn thận giống như những yếu tố hình ảnh hiển thị rõ ràng khác để nhằm tạo nên một ấn tượng mạnh và nhất quán.
  5. Sắp xếp các yếu tố thiết kế một cách khéo léo trên bố cục dàn trang cũng có thể góp phần tạo nên cảm giác. Với cách sắp xếp hai cụm văn bản không theo bố cục đối xứng thông thường và xoay nghiêng bức hình trong khung ảnh một chút, mẫu quảng cáo này chuyển tải một cảm giác rất năng động. Mẫu định dạng
  6. Cách phối hợp và sắp xếp các yếu tố thể hiện trong một tài liệu truyền thông marketing—cũng quan trọng không kém chính những yếu tố hình ảnh được sử dụng. Trong nhiều thế kỷ trước đây, hầu hết các yếu tố hình ảnh xuất hiện trên trang giấy đều luôn được sắp đặt theo bố cục cân xứng. Nguyên nhân là do công nghệ in ấn thời kỳ đó còn thấp. Nhưng từ khoảng 100 năm trở lại đây, công nghệ in ấn hiện đại đã cho phép áp dụng những bố cục thiết kế tự do hơn trước nhiều. Những nhà thiết kế trưởng thành trong thời đại của những chiếc máy tính PC, máy Mac và thành thạo các phần mềm thiết kế phức tạp và thường không mấy khi biết đến những hạn chế về mặt kỹ thuật, bởi công nghệ có thể giúp họ sắp đặt các yếu tố thiết kế theo ý muốn. Nhưng đáng tiếc, nhiều người do quá mải mê với sự tự do thoải mái mà công nghệ đem lại nên thường quên mất mục tiêu truyền thông của tài liệu đã được dự tính.
  7. Chỉ nên sử dụng các yếu tố trang trí khi chúng hỗ trợ cho đặc tính cảm xúc mà thương hiệu hướng tới. Mẫu thiết kế hình nền với các yếu tố thiên nhiên được sử dụng trong các tài liệu truyền thông của Thung lũng Thanh Xuân góp phần thể hiện đặc tính “gần gũi thiên nhiên” của thương hiệu. Dù đó là quảng cáo, tài liệu giới thiệu sản phảm, biển quảng cáo, bao bì, website hay bất cứ dạng truyền thông marketing nào khác, thì mỗi chuyên gia về truyền thông marketing cũng như chính những doanh nghiệp trả tiền cho việc thực hiện các hoạt động đó cũng nên hiểu rằng từng centimet vuông của không gian quảng cáo đều đóng góp vào thành công hay thất bại của việc chuyển tải những yêu cầu đặt ra trong bản mô tả tiêu chí. Mỗi một yếu tố được thể hiện đều chứa đựng sức mạnh chuyển tải cảm xúc. Hãy lựa chọn thật kỹ và những tài liệu truyền thông marketing của bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tạo được ấn tượng đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2