intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu truyền thông của bạn có tạo được ấn tượng không?

Chia sẻ: Cuctim_1 Cuctim_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

95
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiêu chí đầu tiên trong 3 tiêu chí mà một tài liệu truyền thông marketing hiệu quả cần đạt được – đó là “Tài liệu truyền thông của bạn có tạo được ấn tượng không?” Để tạo được ấn tượng “đúng”, thông điệp cần chuyển tải phải đáp ứng được những mục tiêu cụ thể thiết lập trong bản mô tả tiêu chí sáng tạo vốn luôn được chuẩn bị trước khi quá trình sáng tạo bắt đầu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu truyền thông của bạn có tạo được ấn tượng không?

  1. Tài liệu truyền thông của bạn có tạo được ấn tượng không?
  2. Tiêu chí đầu tiên trong 3 tiêu chí mà một tài liệu truyền thông marketing hiệu quả cần đạt được – đó là “Tài liệu truyền thông của bạn có tạo đ ược ấn tượng không?” Để tạo được ấn tượng “đúng”, thông điệp cần chuyển tải phải đáp ứng đ ược những mục tiêu cụ thể thiết lập trong bản mô tả tiêu chí sáng tạo vốn luôn được chuẩn bị trước khi quá trình sáng tạo bắt đầu. Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết những mục tiêu này thường không quá khó hiểu hay quá khó
  3. nắm bắt đối với đội ngũ sáng tạo cũng như đối với các doanh nghiệp. Bản mô tả tiêu chí thường bao gồm những mục tiêu truyền thông marketing tổng thể, đối tượng khách hàng mục tiêu, chiến lược định vị, các đặc tính và lợi ích nổi trội nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ. Tất cả những thông tin trên được sử dụng làm nền tảng cho thông điệp quan trọng nhất sẽ được chuyển tải. Một tiêu chí khác cần được đề cập trong mọi bản tiêu chí, song tiêu chí này thường bị xem nhẹ hoặc hiểu sai – đó là cảm giác quan trọng nhất cần chuyển tải. Điều này thật bất lợi, bởi theo các nhà tâm lý học, hầu hết các quyết định mua sắm chủ yếu phụ thuộc vào cảm xúc. Thậm chí ngay cả đối với những thương vụ kinh doanh cũng vậy.
  4. Giống như các họa sỹ, các nhà làm phim hay những chuyên gia thường sử dụng các thủ pháp hình ảnh trong chuyên ngành của họ; các nhà thiết kế và giám đốc nghệ thuật cũng sử dụng “ngôn ngữ” hình ảnh cho công việc sáng tạo của mình. Bằng việc sử dụng các yếu tố hình ảnh này một cách khéo léo, họ có thể khơi gợi lên những cảm giác như mục tiêu đã được xác lập cẩ n thận trong bản mô tả tiêu chí. Kiểu chữ là một trong những yếu tố hình ảnh như vậy. Trong chuyên đề thương hiệu này, một bài viết trước đây đã mô tả việc lựa chọn đúng kiểu chữ thương hiệu để sử dụng cho hệ thống bản sắc nhận diện thương hiệu, chúng ta từng đề cập đến “âm điệu” mà một kiểu chữ được chọn lựa cẩn thận có thể chuyển tải hiệu quả trong các tài liệu truyền thông thương hiệu dưới dạng in ấn. Những nguyên tắc đó cũng được áp dụng tương tự đối với các tài liệu truyền thông marketing nói chung và kết quả thu được có thể rất ấn tượng. Màu sắc là một yếu tố thể hiện khác có khả năng tạo nên phong thái cảm xúc nhất định cho các tài liệu truyền thông marketing. Hơn bất cứ yếu tố hình ảnh nào khác, màu sắc gắn liền với nền tảng văn hoá, do đó thông điệp cảm xúc mà mỗi màu sắc chuyển tải có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Các nhà kinh doanh và tiếp thị cần lưu ý điều này khi chuẩn bị các tài liệu truyền thông để sử dụng ở các thị trường nước ngoài. Ảnh chụp có thể ghi lại hình ảnh của một sản phẩm hay một tình huống mà đông đảo người xem có thể dễ dàng hiểu được, đó là lý do vì sao nhiếp ảnh là phương thức được sử dụng rất nhiều trong các tài liệu truyền thông marketing. Song một nhà nhiếp ảnh giỏi không chỉ dừng lại ở việc mô tả thực tế nếu như anh ta ý thức được rằng cần phải tạo ra những cảm xúc nhất
  5. định theo yêu cầu đã đề cập trong bản mô tả tiêu chí. Tại những thị trường tự do với nhiều năm phát triển các hoạt động truyền thông marketing, khả năng diễn đạt cảm xúc – những cảm xúc rõ ràng – thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, chính là dấu ấn của một nhiếp ảnh gia tài năng. Thường thì mỗi nhà nhiếp ảnh sẽ có một phong cách riêng, có thể phù hợp hoặc không phù hợp với những yêu cầu thể hiện cảm xúc mà bản tiêu chí đề ra. Vì vậy, trách nhiệm của nhà thiết kế hay các giám đốc nghệ thuật là lựa chọn một nhà nhiếp ảnh có phong cách phù hợp nhất với yêu cầu đặt ra và sau đó phối hợp với họ trong suốt quá trình chụp hình để thu được hiệu quả cao nhất từ những bức ảnh thực hiện được. Còn một vài yếu tố hình ảnh khác nữa mà một nhà thiết kế hay một giám đốc nghệ thuật giỏi có thể sử dụng để khơi gợi những cảm xúc nhất định thông qua một loại hình tài liệu truyền thông marketing cụ thể. Chúng ta sẽ thảo luận tiếp về những yếu tố này trong bài viết tuần tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2