Tài liệu về Thuyết Tân Cổ Điển Và Cải Cách Cận Biên
lượt xem 12
download
Jevons và Lợi Ích Biên Tiệm Giảm Trong khi Cournot nghiên cứu những đường cầu mà không cần đến thuyết vị lợi, thì William Stanley Jevons (1835-1882) ứng dụng những lập luận "biên tế" vào thuyết đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu về Thuyết Tân Cổ Điển Và Cải Cách Cận Biên
- Thuyết Tân Cổ Điển Và Cải Cách Cận Biên từ kinh tế chính trị đến khoa học kinh tế- PHẦN2 Jevons và Lợi Ích Biên Tiệm Giảm Trong khi Cournot nghiên cứu những đường cầu mà không cần đến thuyết vị lợi, thì William Stanley Jevons (1835-1882) ứng dụng những lập luận "biên tế" vào thuyết đó. Cha của Jevons là thương nhân ngành sắt, và từng nghiên cứu hoá học tại trường đại học, Jevons bắt đầu chú tâm đến kinh tế học vì nhiều lý do: khi quan sát những người nghèo, hay khi xảy ra vụ nổ đường sắt năm 1847 làm cha ông khánh kiệt, và khi ông có nhiều kinh nghiệm lúc làm ở Sở Đúc Tiền tại Úc. Phần lớn ông tự học môn kinh tế học, trước khi ông tốt nghiệp, ông có viết bài về Thuyết Toán Học Tổng Quát Về Kinh Tế Chính Trị, ông đã trình bài viết này đến Hội Đồng Phát Triển Khoa Học Anh vào năm 1862.
- Giống như Cournot, Jevons nhận ra rằng đề xuất của mình về "Thuyết Toán Học Tổng Quát" là một xuất phát từ thực tiễn chung của những nhà kinh tế chính trị học và đề xuất này cần phải có phần giải thích cụ thể và phải đưa ra được những dự báo trước. Trong bài luận trước đó, ông viết: "Tuy nhiên tôi không cho rằng do nền kinh tế đang ứng dụng những hình thức toán học nên làm cho việc tính toán các vấn đề trở nên khắc khe nghiêm ngặc. Những nguyên lý toán học có thể mang tính chính thống và kiên định, trong khi đó những dữ liệu riêng biệt của nó một số vẫn còn chưa chính xác." Sau này, khi giải thích, Jevons thêm vào: "Dĩ nhiên những phương trình được nói đến ở đây chỉ đơn thuần là lý thuyết mà thôi. Đối với những quy luật phức tạp như thế cũng giống như những quy luật kinh tế, ta không thể truy nguyên một cách chính xác trong từng trường hợp. […] Chúng ta phải hiểu là những hình thức quy luật này là đã hoàn thiện và mang tính chất phức tạp; trong thực tế, chúng ta nên tạm bằng lòng với những quy luật mang tính gần đúng và thực nghiệm." Trong chương cuối "Nhận xét chung" sách của Jevons, ngoài những tình huống
- quan sát theo phương pháp luận, ông còn lên án mạnh mẽ đối với những đoạn văn của Karl Marx - "những ảnh hưởng xấu từ phía chính quyền", trong đó công kích một số nhà kinh tế học có những tư tưởng giáo điều thiên về một bên nào đó mà lại đi phê bình những tư tưởng đã được công nhận. Trong thời của ông, tín ngưỡng mà ông đang xem xét là "trường phái Ricardian chính thống", nhưng việc mà ông ta kêu gọi phản biện lại nó có theo nhằm mục đích thu hẹp lại "thuyết về mức giá theo trường phái tân cổ điển" mà thuyết này một phần ông có công sáng lập ra, hoặc giả thu hẹp lại "thuyết tổng hợp tân cổ điển" sau này trong giai đoạn đại nhị thế chiến, hoặc giả hạn chế sự quá tin vào thị trường của những nhà kinh tế học theo trường phái tân tự do. Trong bài luận "Thuyết Toán Học Tổng Quát", Jevons cũng tự đặt mình vào trong trường hợp của những người theo thuyết vị lợi, ông có đưa ra hai nhận định sau: thứ nhất: "một học thuyết kinh tế thật sự là một học thuyết xuất phát từ chính những động cơ hành động của con người -- những cảm giác vui suớng cũng như
- đau đớn." (Jevons cố gắng viết lại nghiên cứu của Bentham về những loại cảm giác vui sướng hay đau đớn dưới dạng những thuật ngữ toán học: "Như nhiều tác giả khác đã nhắc đến trước đây, cảm giác có hai loại (hai chiều hướng), cường độ và thời gian. Một cảm giác vui sướng hay đau đớn có thể yếu hay mãnh liệt […] nó cũng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn hay dài. […] Do đó nếu khoảng thời gian tồn tại của cảm giác được thể hiện bằng đường cong nằm trong hệ toạ độ Đề-Các, thì cường độ của cảm giác sẽ là tung độ, và số lượng của cảm giác sẽ là phần diện tích nằm trong trục toạ độ đó.") Và nhận định thứ hai của ông là: "phần thứ hai của thuyết này xuất phát từ cảm giác đối với những vật thể đem lại lợi ích hay cảm giác đối với độ dụng (cảm giác khi có được lợi ích) mà thông qua đó cảm giác vui sướng được gia tăng và cảm giác đau đớn mất đi. Một vật thể được xem là đem lại lợi ích khi vật thể đó trong lúc đó có tác động tốt đến giác quan của con người, hay khi
- người đó có thể thấy trước rằng vật đó trong tương lai sẽ mang đến lợi ích". Nhưng đối với những gì ông viết trong thuyết này - và những gì khiến ông trở thành một trong những người sáng lập ra môn kinh tế học tân cổ điển -- đều nằm trong những đoạn văn sau: "8. Mức độ dụng (mức độ được lợi) tương đương với mức độ vui sướng có được. Nhưng khi vật hữu dụng ấy cứ tạo ra mức độ dụng liên tiếp không đổi, thì nó sẽ không còn tạo ra mức độ vui sướng như cũ được nữa. Từng cảm giác hay ham muốn dần trở nên chán ngấy. Mỗi một mức thoả dụng ta nhận được từ vật hữu dụng đó , thì nó cũng mang đến cho ta một cảm giác khác đi, thậm chí là chán ghét. Từng mức thoả dụng nhận được liên tục sẽ làm cho cường độ về cảm giác giảm đi so với trước. Do đó mức thoả dụng nhận được sau cùng luôn luôn giảm đi, hoặc làm giảm cả những mức thoả dụng nhận được trước đó. Sự thay đổi này về mặt lý thuyết là rất ít, nhưng chúng ta phải trừ hao đi một phần nhỏ đó, và chúng ta có thể gọi hệ số độ thoả dụng là tỉ sổ
- giữa lượng hay những phần nhỏ nhận được từ vật thể, và mức độ cảm giác vui sướng do nhận được định lượng đó từ vật thể, và tất nhiên là cả hai thông số này đều được ước lượng bằng những đơn vị thích hợp. 9. Do vậy, nói chung, hệ số lợi ích là một hệ số giảm dần theo số lượng của vật thể được tiêu thụ. Đây là một quy tắc quan trọng của cả thuyết này."[6] Đây là những thay đổi rất nhỏ về lợi ích theo thuyết của Cournot, chứ không phải thay đổi về mức cầu, và chúng đang có khuynh hướng giảm dần. Dĩ nhiên, "hệ số lợi ích" của Jevons được tính bằng cách lấy đạo hàm dU/dx của hàm số U=f(x) trong đó U là lợi ích có được từ việc tiêu thụ hàng hoá x. Và dU/dx
- nhiều mà thôi. Do đó ta phải cần đến một đơn vị để đo, đó là util. Thuyết của Jevons bao gồm "số các yếu tố trong một tập hợp" và được sắp xếp dưới dạng "số lợi ích trong một tập hợp", nghĩa là thuyết của ông muốn nói rằng chúng ta có thể biết một cách chính xác lợi ích nhiều hay ít mà người ta có được khi tiêu thụ một đơn vị sản phẩm x nào đó. Khi sang tiếp đến vấn đề lao động, vấn đề trao đổi trên thị trường và vấn đề nguồn vốn (tư bản), Jevons đã không nhắc đến về mức cung và mức cầu, ông cho rằng ta có thể biết được hai thông số này khi xét đến mối quan hệ giữa lợi ích biên đạt được và những tổn thất biên. Ví dụ như trong trường hợp vấn đề lao động: "Do công nhân làm việc với một cường độ và thời gian nào đó cho đến khi lượng đau đớn mà anh ta cảm thấy vượt quá những gì anh ta có được - lượng vui sướng , thì anh ta sẽ ngừng lại, nhưng đến lúc này, anh ta đã có được một lượng vui sướng dư ra."
- Lập luận của ông đã quá rõ, duy chỉ có "lượng vui sướng dư ra" là hơi mơ hồ. Khi nói rằng "lượng đau đớn nhiều hơn so với lượng vui sướng có được" chính là ám chỉ rằng tự bản thân người công nhân "cảm thấy đau đớn" hay không vui sướng. Và thường trong xã hội tư bản, "những gì anh ta có được" chính là tiền lương -- được trả trong một khoản thời gian nào đó khi công việc hoàn tất - ý nghĩa của câu này là, khi anh ta làm như thế, đến lúc anh ta dừng công việc thì anh ta có được "một lượng vui sướng dư ra", đó chính là anh ta biết trước phần lương mà trong tương lai anh ta nhận được thì lúc này lượng vui sướng của anh ta sẽ lớn hơn lượng đau đớn khi anh ta làm việc. Còn đối với vấn đề trao đổi trên thị trường, ông cho rằng người ta trao đổi nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và do dó việc trao đổi xảy ra khi và chỉ khi họ sẽ có được một lợi ích nào đó khi tiến hành trao đổi. Ông cho là việc trao đổi sẽ diễn ra cho đến khi "lợi ích mất đi và lợi ích có được theo mức độ giới hạn của số lượng hàng được trao đổi" bằng với nhau. Điểm cân bằng này có thể
- tính được nếu ta biết được những hàm thoả dụng tương ứng của những người trao đổi và những tình huống trao đổi diễn ra. Ông cho rằng giả thuyết này có thể được mở rộng ra từ sự trao đổi hai mặt hàng giữa hai người cho đến bất kỳ (nhiều) sự thay đổi - có thể trong hay ngoài nước. Sau cùng là đến vấn đề nguồn vốn, ông định nghĩa nó như sau: nó "bao gồm tất cả các sự vật mang lại lợi ích cho người dùng nó, nó mang đến cho người công nhân những ước muốn, nhu cầu, những vật như thế này làm cho anh ta có thể thực hiện công việc của mình, và kết quả công việc tuỳ thuộc vào thời gian ít hay nhiều." Nói cách khác, khi mô tả đặc điểm này ông có nhắc lại thời kinh tế cổ điển, Jevons cho là nguồn vốn "chẳng là gì cả ngoài tác dụng duy trì giữ công nhân lại việc làm." Tuy nhiên, ông vẫn hiểu rằng tư bản (nguồn vốn) là một nhân tố cơ bản của sản xuất mà lợi nhuận của nó có thể tính được và bằng với năng suất biên của nó: "tỷ lệ lợi nhuận luôn được xác định bởi sản lượng gia tăng làm phát sinh thêm vốn chia cho số
- lượng sản xuất ra từ số vốn đó." Và lợi nhuận biên giảm dần là một điều không thể tránh khỏi do phải trả thêm cho việc thuê lao động, ông giải thích thêm "thực ra lợi nhuận vốn luôn có khuynh hướng giảm rất nhanh do lượng vốn gia tăng tỷ lệ với số lao động mà nó phải chi trả". Sau năm 1862, Jevons có sửa chữa bổ sung thêm giả thuyết cuả mình về lợi ích và mức cầu và cho xuất bản quyển "Học Thuyết Kinh Tế Chính Trị" vào năm 1871, trong đó chương III nói về "thuyết lợi ích". Trong chương này, những công thức toán học tổng quát mà ông có đề cập trong bài luận năm 1862 của mình đã được ông xác lập lại với độ chính xác cao hơn và có cả minh hoạ bằng đồ thị. Cũng như Cournot, về vấn đề mức cầu, Jevons giả định rằng hàm thoả dụng mang tính liên tục và những thay đổi biên của lượng hàng hoá tương đương được tiêu thụ. Vì thế nếu U=f(x) thì Jevons xem lim (mức giới hạn) của deta u/deta x khi x tiến đến 0 là du/dx hay còn gọi là "mức lợi ích". Đối với lợi ích biên của "tập hợp những lượng vốn nhỏ công thêm vào số vốn
- ban đầu" thì ông gọi là "mức lợi ích cuối cùng". Và ông phát biểu "quy luật chung" của lợi ích biên (cuối cùng) giảm dần như sau: "mức lợi ích thay đổi theo số lượng hàng hoá và sau cùng lợi ích này sẻ giảm khi số lượng hàng hoá gia tăng". Jevons đã giải thích rất rõ về những gì ông tiếp thu được từ Bentham và trong lời mở đầu tranh luận của ông về "những quy luật về ước vọng của con người" -- một sự bắt đầu mang tính tổng quát và đầy triết lý. Ông cũng có trích dẫn "quy luật biến đổi" của Nassau Senior trong đó nhấn mạnh rằng con người không những quan tâm đến số lượng mà còn cả về sự thay đổi chất lượng (như Jevons có nhấn mạnh là lợi ích biên của mức tiêu thụ sẽ giảm khi mức tiêu thụ tăng). Và Jevons cũng có đề cập đến "mức độ không thể mãn được" khi chúng thay đổi. Khi thuyết tân cổ điển được xem là một thuyết chính thức, thì sẽ xuất hiện một loại giả thuyết về mức độ không thể mãn được mà trong đó nó cho rằng nhu cầu con người luôn luôn gia tăng, lợi ích gia tăng
- khi lượng hàng tiêu thụ tăng, dù là lợi ích biên của từng mặt hàng giảm. Sau khi trích dẫn nhu cầu của con người được chia xếp theo cấp bậc của Banfield, Jevons nhấn mạnh đến tính tương đối của lợi ích đối với người có nhu cầu. Ông lưu ý rằng những vật thể "thực chất" không có lợi ích, mà chúng chỉ có một mối liên đới nào đó đối với những nhu cầu cần thoả mãn. Điều này cũng có nghĩa là cùng một loại hàng nhưng đối với từng người có thể có "những lợi ích" khác nhau (ví dụ như một chiếc ôtô đối với người này nó là phương tiện đi lại, nhưng đối với người kia nói lại thể hiện vị thế của người đó), nhưng Jevons không quan tâm đến ý nghĩa này cho lắm, mà ông chỉ lấy đó làm nền tảng cho những biện luận của mình về lợi ích biên giảm dần. Vì thế vấn đề "lợi ích biến đổi" chủ yếu là bàn luận về mức tiêu thụ của từng người ,và ở đây ông lấy ví dụ là "thực phẩm" để minh hoạ cho tổng lợi ích (hay ông còn gọi là "cường độ" hay "mức độ" thoả dụng) của từng cá nhân giảm dần. (Ngoại trừ khi lợi ích của thực phẩm có được từ
- hình thức bên ngoài và vị thế của loại thực phẩm đó đem lại hơn là mức độ dinh dưỡng hay mức độ hài lòng khi sử dụng nó. Ví dụ trong các buổi dạ tiệc hay tiệc cưới, khi đó các món ăn không những đa dạng mà số lượng cũng nhiều, qua đó gia chủ chứng tỏ được sự giàu có của mình và gây ấn tượng với khách mời.) Hơn nữa, khi thuyết của ông phát triển về mặt toán học trong đó có liên quan đến những đường cong thoả dụng được chia làm hai phần, thì Jevons cũng nhận ra rằng lợi ích biên không chỉ giảm mà nó còn có thể mang dấu âm và do đó ông phải tính đến "độ không thoả dụng" hay được thể hiện bằng một đường cong cắt trục hoành và hướng xuống góc phần tư bên phải. Nói cách khác, bên phần còn lại, thì điểm cố định (điểm giao nhau) làm "mất đi" lợi ích. Thậm chí Jevons còn liệt những loại hàng như thế vào danh mục "phi hàng hoá"[7] - những loại mà chỉ gây hại và gây bất tiện khi sử dụng. Vậy là chúng ta đã khảo sát qua hàm số thoả dụng, từ "thoả dụng biên giảm dần" qua giao điểm với trục hoành (điểm "không thoả dụng" -theo như nguyên văn của
- Jevons) rồi đến phần diện tích "không thoả dụng". Giả sử đường cong lại tiếp tục giảm, thì có thể nói rằng chúng ta đang ở phần diện tích "không thoả dụng biên giảm dần". Theo như ví dụ mà Jevons đưa ra về lợi ích của mức tiêu thụ càng nhiều thực phẩm, trong trường hợp này ta lấy ví dụ là ăn nhiều miếng táo, khi ăn một vài miếng đầu sẽ cho cảm giác ngon miệng, nhưng với tỷ lệ giảm dần, và đến một mức nào đó bạn sẽ chán và nếu tiếp tục ăn thêm nữa có lẽ sẽ phát bệnh (gây bệnh - theo nghĩa đen). Jevons khép lại chương này bằng một vài câu nhận xét về yếu tố thời gian của lợi ích và ông đưa ra một số sự so sánh những khác biệt giữa lợi ích thực, lợi ích tương lai, và lợi ích tiềm năng. Đối với yếu tố thời gian thì ông giải thích là cần có những phép phân tích thống kê, còn đối với sự khác biệt giữa các lợi ích thì ông gợi nhớ lại về Bentham nhằm giúp hiểu rõ hơn về tính phức tạp của lợi ích. Quan Điểm của Jevons về Tư Bản (nguồn vốn), Lao Động, và Đấu Tranh Giai Cấp
- Như đã được đề cập ở trên, Jevons định nghĩa về nguồn vốn "bao gồm tất cả các sự vật mang lại lợi ích cho người dùng nó, nó mang đến cho người công nhân những ước muốn, nhu cầu, những vật như thế này làm cho anh ta có thể thực hiện công việc của mình, và kết quả công việc tuỳ thuộc vào thời gian ít hay nhiều." Trong phần ông viết về vấn đề "tư bản hoá", Jevons đưa ra quan điểm của mình là bất cứ thứ gì được dùng nhằm mục đích khiến cho công nhân phải làm việc và duy trì giữa họ ở lại tiếp tục sản xuất ra nhiều của cải vật chất thì chính những thứ đó tạo nên "nguồn vốn". Ở đây ông lấy ví dụ là ổ bánh mì cho "người thợ xây làm việc cực nhọc". Ông cho rằng "Bản chất ổ bánh chẳng là gì cả, nhưng tác dụng của nó là được dùng để thuê mướn người thợ, chúng ta nên quán triệt quan điểm về tư bản hay tư bản hoá này". Quan điểm này của ông song hành cùng với những phân tích của Marx về tiến trình đầu tư mà trong đó ông xem số tiền tăng thêm - một phần là tiền lương thuê công nhân và đây được xem như
- một phần của nguồn vốn (và phần còn lại của số tiền tăng thêm đó là những máy móc, phương tiện sản xuất). Nhưng quan điểm này chỉ song hành cùng với Marx cho đến khi Jevons biện luận rằng mức tiêu thụ của người công nhân dùng để duy trì họ trong suốt quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, mức tiêu thụ này chính là một phần của quá trình tư bản hoá. Còn khả năng tự tái sản xuất của người công nhân là một phần của quá trình tự tái sản xuất tư bản. Đây là điều mà Marx không đưa vào thoả luận về đầu tư, nhưng ông hoàn toàn hiểu rõ nó thuộc hệ thống "tái sản sản xuất", hệ thống này minh hoạ quá trình tự tái sản xuất tư bản bao gồm khả năng tự tái sản xuất của tất cả các thành phần của tư bản kể cả lao động (hay năng lực lao động - theo như nguyên văn của Marx).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương lịch sử nhà nước và pháp luật
20 p | 1002 | 354
-
Bài giảng Chương 2: Các mô hình tăng trưởng kinh tế (2014)
64 p | 556 | 61
-
Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 1
14 p | 385 | 58
-
Lý thuyết lợi thế so sánh
5 p | 292 | 36
-
Tài liệu về Lý Thuyết Phát Triển
14 p | 154 | 30
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 8 - GV. Nguyễn Hữu Lộc
38 p | 158 | 21
-
Tài liệu về Trí thức và nhận thức pháp quyền
34 p | 75 | 13
-
Bài giảng Các đặc trưng đo lường độ tập trung & độ phân tán các đặc trưng đo lường độ tập trung
31 p | 246 | 10
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 8: Sự di chuyển nguồn lực quốc tế (international resource movement)
18 p | 101 | 9
-
Bài giảng Thu thập & trình bày dữ liệu
18 p | 71 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn