intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài phán hiến pháp và vị trí Quốc hội

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

89
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao... Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. Nếu có một định chế tư pháp có quyền phán quyết về tính hợp hiến trong hành vi lập pháp thì: (1) Quốc hội có còn là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” không?; (2) Tài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài phán hiến pháp và vị trí Quốc hội

  1. Tài phán hiến pháp và vị trí Quốc hội
  2. Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao... Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. Nếu có một định chế tư pháp có quyền phán quyết về tính hợp hiến trong hành vi lập pháp thì: (1) Quốc hội có còn là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” không?; (2) Tài phán hiến pháp có mâu thuẫn với chức năng đại diện của Quốc hội không? Bài viết này bước đầu đi vào tìm hiểu và trả lời hai câu hỏi đó. 1.*Tài phán hiến pháp và quyền lực của Quốc hội Trước tiên, có thể khẳng định một quy luật phổ quát trên thế giới là: tài phán hiến pháp không dung hợp được với thuyết nghị viện tối cao. Tài phán hiến pháp ra đời gắn liền với việc thay thế thuyết nghị viện tối cao bằng thuyết hiến pháp tối cao. Nơi nào thuyết nghị viện tối cao thắng thế, nơi đó không có tài phán hiến pháp, như trường hợp của Anh. Nơi nào thuyết hiến pháp tối cao thắng thế, hệ quả đương nhiên là chế độ tài phán hiến pháp được hình thành, như trường hợp của Mỹ và đa số các nước châu Âu. Tài phán hiến pháp được hình thành đầu tiên ở Mỹ như một thiết chế giới hạn nghị viện. Quan niệm về Hiến pháp như một đạo luật tối cao là sự đóng góp của người Mỹ vào sự phát triển của chủ nghĩa hợp hiến. Quan niệm này gắn kết chặt chẽ với truyền thống về luật tự nhiên, được coi như “luật của các luật”, “luật bất
  3. biến” ở Anh trong các tác phẩm của Locke và Coke. Coke cho rằng: “Trong nhiều vụ án, thông luật (common law) kiểm soát các đạo luật của Nghị viện, và đôi khi còn điều chỉnh và bổ khuyết chúng; vì khi một đạo luật của Nghị viện trái với lẽ phải và chính nghĩa chung, hay đạo luật đó đáng ghét, hoặc không thể thi hành được, thông luật sẽ kiểm soát và điều chỉnh những khiếm khuyết của nó” (1). Những quy phạm của thông luật mà Coke đề cập đến đôi khi là cơ bản, bất biến, tóm lại là luật tối cao ràng buộc Nghị viện và các toà án tư pháp thường. Một trong những luật cơ bản này, theo Coke, là Đại hiến chương Magna Carta. Ông coi bản Đại hiến chương này “vĩ đại ở những gì chứa đựng trong đó; chỉ với một số từ mà là nguồn của tất cả luật cơ bản của vương quốc” (2). Cuộc cách mạng ở Anh năm 1688-1689 đã xác lập nguyên tắc về chủ quyền tối cao của Nghị viện. Hệ quả của thuyết này là nguyên tắc “những đạo luật của Nghị viện không bao giờ sai”. Nguyên tắc này trái với truyền thống về luật tự nhiên của người Anh.* Thật nghịch lý, sự phát triển thuyết nghị viện tối cao ở Anh lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chế độ bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp ở Mỹ. Mặc dù cuộc cách mạng 1788 đem lại thành công cho nghị viện Anh, nhưng các thuộc địa ở Mỹ lại vẫn bảo lưu quan niệm của Coke về việc nghị viện và vương quyền phải phụ thuộc vào đạo luật tối cao. Cuộc cách mạng không những không cản trở mà lại còn thúc đẩy sự hình thành một học thuyết
  4. mới về bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Vì vậy, khi đề cập đến sự phụ thuộc của nhà lập pháp vào đạo luật cao hơn, các thuộc địa ở Mỹ đã liên hệ trực tiếp đến tư tưởng của Coke. Đó là lý do tại sao các tiểu bang, đặc biệt là Pennsylvania và Vermont, sau năm 1776, ý tưởng luật của tiểu bang không được trái với luật cơ bản được nhấn mạnh; và các toà án ở bang New Jersey đã thực hiện việc bảo vệ hiến pháp từ năm 1780 (3)... Học thuyết về tính tối cao của Hiến pháp được nêu ra lần đầu tiên vào năm 1788 ở Mỹ bởi Alexander Hamilton trong tập Người liên bang, coi Hiến pháp là “luật cơ bản”. Hiến pháp có ưu quyền so với luật của ngành lập pháp, bởi lẽ Hiến pháp do dân chúng làm ra còn luật do người được dân chúng uỷ quyền, đại diện của dân chúng làm ra: “Có một nguyên tắc rõ ràng là một quyền lực uỷ nhiệm thi hành trái ngược với nhiệm vụ thì sẽ bị coi là vô hiệu lực. Như vậy, không có một đạo luật nào do ngành lập pháp làm ra trái ngược với Hiến pháp lại có thể coi là hợp pháp và có hiệu lực. Nếu không công nhận nguyên tắc trên, thì tức là xác nhận rằng, người phụ tá sẽ có nhiều quyền hơn người quyền trưởng, rằng người đầy tớ mà lại có nhiều quyền hơn người chủ, rằng đại diện dân chúng lại có nhiều quyền hơn dân chúng, rằng người được uỷ quyền lại có quyền làm những điều mà người uỷ quyền cấm đoán làm” (4). Như vậy, được tạo lập từ dân chúng, phản ánh một cách toàn vẹn nhất chủ quyền nhân dân là cơ sở của tính tối cao của Hiến pháp. Hiến pháp tối cao cũng có nghĩa ý chí của nhân dân là tối cao. ý chí của chính quyền phải phụ thuộc ý chí
  5. của nhân dân, người chủ của chính quyền. Hamilton không chỉ phát triển thuyết tính tối cao của Hiến pháp mà còn đưa ra một học thuyết không kém phần quan trọng, như là một hệ quả của thuyết hiến pháp tối cao. Đó là thuyết tài phán hiến pháp: ngành tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp: “Nếu nói rằng nhân viên của cơ quan lập pháp lại cũng là người xét đoán về tính cách hợp hiến của quyền lực của mình thì cần phải hỏi họ dựa trên dự liệu nào của Hiến pháp. Chẳng lẽ Hiến pháp, nhờ đó mà có viện lập pháp, lại cho phép những người đại diện nhân dân được quyền thay thế ý chí của nhân dân bằng ý chí của riêng mình hay sao?... Hiến pháp đã thành lập ra các toà án - đứng giữa viện lập pháp và nhân dân để ngăn cản viện lập pháp không được vượt quá phạm vi quyền lực của viện lập pháp vậy. Tìm hiểu ý nghĩa của đạo luật chính là nhiệm vụ và phạm vi quyền lực của các toà án. Nhưng toà án lúc nào cũng phải coi Hiến pháp là luật cơ bản. Như vậy, toà án lúc nào cũng phải định nghĩa rõ ý nghĩa của Hiến pháp và ý nghĩa của từng đạo luật mà viện lập pháp đã làm ra. Trong trường hợp mà Hiến pháp và một đạo luật có hai ý nghĩa không giống nhau, toà án phải đưa ra định nghĩa của mình dựa trên ý nghĩa của luật tối cao là Hiến pháp, nghĩa là toà án phải trọng ý nghĩa của Hiến pháp hơn một đạo luật của viện lập pháp, phải trọng ý chí của nhân dân hơn là ý chí của những người đại diện nhân dân” (5). Tuy nhiên, sự giải thích của Hamilton chưa đủ để xác lập một cách chắn chắn, rõ ràng lý thuyết hiến pháp tối cao và quyền tài
  6. phán hiến pháp của toà án. Phải đến vụ Mabury v. Madison (1804), thuyết hiến pháp tối cao và chế độ tài phán hiến pháp mới được xác lập một cách rõ ràng, gắn với tên tuổi của vị Chánh án danh tiếng của nước Mỹ, Marshall. Khi các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa liên bang dưới thời Adams bị thất bại trong cuộc bầu cử năm 1800 trước đảng của Jefferson, họ đã cố gắng vào phút cuối bổ nhiệm một số người cùng cánh vào ngành tư pháp của chính quyền. Họ thông qua một đạo luật tái cấu trúc và nới rộng nền tư pháp; bổ dụng một số người theo chủ nghĩa liên bang vào những chức vụ mới. John Marshall đã là ngoại trưởng dưới thời Adams và đã được bổ nhiệm làm Chánh án Toà án tối cao. Trong thời kỳ bối rối vì thay đổi Tổng thống và các cơ quan của Tổng thống, ông ta đã không giao phó trách nhiệm về chức vụ tư pháp mới cho những người đã được chỉ định. Khi Jefferson lên làm Tổng thống vào ngày 4/3/1801, ông ra lệnh cho Madison, ngày đó là ngoại trưởng, không giao phó những nhiệm vụ này cho ai hết. William Marbury, một trong những người được bổ nhiệm nói trên đã đệ đơn lên Toà án tối cao xin một “mandamus” - nghĩa là một trát của toà án tuyên lệnh cho Madison phải thực hiện nhiệm vụ của mình, tức là trả lại cho Mabury trách nhiệm của ông ta. Quyền của toà án được ra những “mandamus” buộc một nhân viên công quyền thi hành đã được quy định trong Đạo luật tư pháp năm 1789. Marshall, nhân danh toà án, tuyên bố rằng Marbury được quyền
  7. nhận trách nhiệm của mình và Madison không có quyền từ chối. Nhưng sau đó, Marshall đã bất hoà với các bạn mình và viết thành luật pháp toàn thể quan niệm có khuynh hướng liên bang của mình về quyền lực tư pháp. Ông đã sử dụng xảo thuật nước đôi bằng cách tuyên bố rằng, Toà án tối cao không có quyền ép buộc Madison phải trả lại cho Mabury trách nhiệm của ông ta vì quyền tài phán nguyên thủy của Toà án tối cao đã được quy định trong Hiến pháp. Nghị viện không thể thêm gì vào quyền tài phán nguyên thuỷ đó. Do đó, các quyền khoản của Đạo luật tư pháp năm 1789 đã tìm cách đặt thêm cho quyền tài phán nguyên thuỷ của toà án tối cao, quyền ban những trát tuyên lệnh (mandamus) là một sự vi phạm Hiến pháp và do đó, vô giá trị (6). Thông qua giải quyết vụ án Mabury v Madison, Chánh án Marshall đã phát triển học thuyết hiến pháp tối cao và quyền tài phán hiến pháp của tư pháp. Hiến pháp là “luật cơ bản và tối cao của một quốc gia” được xem như “một trong những nguyên tắc cơ bản của xã hội chúng ta”. Hệ quả của nguyên tắc này là “một đạo luật của ngành lập pháp bất hợp hiến sẽ không có hiệu lực.” Một hệ luật được Marshall rút ra từ đó là: “bổn phận tất yếu của tư pháp” là xác định quy tắc nào được áp dụng trong một vụ án khi luật trái với Hiến pháp. Ông ta kết luận, đối với những vụ án như vậy “Hiến pháp cao hơn thường luật của ngành lập pháp, Hiến pháp chứ không phải thường luật được áp dụng để giải quyết vụ án mà cả hai (Hiến pháp và thường luật) đều được viện dẫn ra” (7).
  8. Từ những kết luận với những lập luận hợp lý của Marshall, nguyên tắc hiến pháp tối cao và quyền tài phán hiến pháp đối với ngành lập pháp đã kiểm soát hệ thống pháp luật Mỹ. Những nguyên tắc này được suy luận từ bản chất của Hiến pháp và quyền tư pháp mà không được ghi nhận một cách rõ ràng trong Hiến pháp. Nhiều Hiến pháp thành văn khác cũng thiết lập những nguyên tắc đó và tuyên bố một cách rõ ràng trong Hiến pháp. Ví dụ Điều 1 của Hiến pháp Czechoslovakia năm 1920 tuyên bố rõ: “ Tất cả những đạo luật trái với bản Đại hiến pháp, trái với những bộ phận của nó cũng như những Luật sửa đổi, bổ sung nó, đều không có hiệu lực”. Cách thức tuyên bố như vậy được nhà hiến pháp học người áo, Hans Kelsen coi như một sự bảo đảm khách quan đối với Hiến pháp và cũng được xem như một xu hướng phổ biến của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại, đặc biệt là các Hiến pháp của Châu Mỹ Latinh và Châu Phi. Còn Châu Âu, mãi tận đến thế kỷ 20 mới chấp nhận thuyết hiến pháp tối cao. Sự chấp nhận của Châu Âu diễn ra sau thế chiến thứ I, chủ yếu phản ánh hệ thống hiến pháp được Kelsen thiết chế cho riêng quốc gia của ông, nước áo, và ở Czechoslovakia. Những năm sau đó, sau thế chiến thứ 2, hệ thống hiến pháp tối cao và chế độ tài phán hiến pháp của áo được chấp nhận ở Đức và Italia, và thông qua sự ảnh hưởng của nó, ở nhiều quốc gia Châu Âu khác (8). Khi chế độ tài phán hiến pháp được thừa nhận, nhiều hiến pháp hiện đại của Châu Âu đã giải thích lại nguyên lý chủ quyền nhân
  9. dân và từ bỏ thuyết nghị viện tối cao. Người ta giải thích rằng: “Nguyên tắc chủ quyền nhân dân được thể hiện trong các Hiến pháp hiện đại là một nguyên tắc chính trị, theo đó tất cả các định chế quyền lực đều là đại diện một phần quyền lực nhà nước. Vì tất cả các cơ quan của nhà nước đều là một phần của chủ quyền và là người đại diện cho chủ quyền, nên không thể nói về chủ quyền tương đối của các cơ quan nhà nước khác nhau. Vì thế, quan niệm chủ quyền của nghị viện là không có ý nghĩa, và vì vậy, cũng không có ý nghĩa nếu phản đối một chế độ bảo hiến” (9). Quan niệm này diễn ra sau thế chiến thứ nhất, dẫn đến sự thay đổi quan niệm về Hiến pháp từ một đạo luật bình thường sang một đạo luật tối cao, và hình thành quan niệm về một cơ quan hiến định có chức năng bảo hiến (Tòa án hiến pháp) để giới hạn quyền lực của ngành lập pháp và hành pháp trong khuôn khổ Hiến pháp. Hệ quả là thuyết nghị viện tối cao chấm dứt và chế độ tài phán hiến pháp trở thành một công cụ kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của nghị viện. Carl Schmitt, một nhà hiến pháp học nổi tiếng của Đức, trong tác phẩm “Lý thuyết hiến pháp”, được xuất bản lần đầu tiên năm 1928, đã đưa ra lý thuyết tính hợp lý của Hiến pháp dựa trên chủ quyền của nhân dân. Lý thuyết làm Hiến pháp từ nhân dân của ông đã ảnh hưởng đến các nhà hiến pháp học và các nhà lập hiến ở châu á, châu Mỹ latinh, Đông Âu. Carl Schmitt cho rằng: “Trước khi thiết lập bất cứ quy phạm nào, đã có một quyết định chính trị cơ bản được sinh ra bởi quyền lập hiến. Trong một nền
  10. dân chủ, quyết định đó là của nhân dân và trong một nền quân chủ tuyệt đối, quyết định đó là của nhà vua”. Một khi Việt Nam cam kết xây dựng chế độ tài phán hiến pháp, cần tính toán sự tương thích của chế độ này với nguyên tắc: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được ấn định trong Điều 83 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Có hai ý nghĩa hàm chứa trong Điều này. Thứ nhất, Quốc hội ở vị trí tối cao trong hệ cấp quyền lực nhà nước. Không có sự bình đẳng giữa các định chế quyền lực nhà nước ở trung ương. Quốc hội ở vị trí tối cao so với các định chế khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thứ hai, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được cấu thành bởi ba bộ phận: quyền lập pháp, quyền hành pháp, và quyền tư pháp. Một cơ quan chỉ có thể được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước khi thống nhất trong nó ba quyền này. Quyền lập hiến là quyền khai sinh ra ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cho nên, một cơ quan chỉ có thể được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước nếu cơ quan đó nắm quyền lập hiến. Quốc hội ở Việt Nam là chủ thể của quyền lập hiến nên Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước. Hiến pháp Trung Quốc, cũng được xây dựng trên nguyên lý thống nhất quyền lực, nhưng xác lập vị trí của Quốc hội khác với Hiến pháp Việt Nam. Điều 57 của Hiến pháp Trung Quốc quy định: “Quốc hội của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước”. Quốc hội Trung Quốc không
  11. được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước vì không có quyền lập hiến. Điều 62 của Hiến pháp Trung Quốc chỉ trao cho Quốc hội quyền “sửa đổi Hiến pháp” (khoản 1), mà không có quyền lập hiến, tức quyền làm Hiến pháp như quy định tại các điều 83, 84 của Hiến pháp Việt Nam. Với tư cách “cơ quan có quyền cao nhất của quyền lực nhà nước”, Quốc hội Trung Quốc có vị trí ưu trội so với các cơ quan khác. Quốc hội có vị trí cao hơn Chủ tịch nước, Hội đồng Nhà nước, Tòa án, Viện kiểm sát. Thực ra, khi Điều 83 của Hiến pháp Việt Nam xác lập cho Quốc hội vị trí cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và trao cho Quốc hội quyền lập hiến là không tương thích với chính Điều 2 của Hiến pháp. Điều 2 Hiến pháp khẳng định nguyên tắc chủ quyền nhân dân: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Nếu “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” thì Quốc hội không thể là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”. “Tất cả quyền lực nhà nước” là gì nếu không phải là ba quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp? Trong khi Hiến pháp là hình thức chứa đựng “tất cả quyền lực nhà nước”. Cho nên, nếu “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” thì có nghĩa là quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Tóm lại, logic của vấn đề như sau: 1)**** Điều 2 Hiến pháp khẳng định: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; 2)**** Mà: quyền lập hiến là quyền chứa đựng tất cả quyền lực nhà nước (tức các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp); 3)**** Nên: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” có
  12. nghĩa là quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Chế độ tài phán hiến pháp chỉ tồn tại trong một quốc gia có Hiến pháp tối cao. Hiến pháp chỉ tối cao khi Hiến pháp do nhân dân phê chuẩn, tức quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Khi Hiến pháp đã tối cao thì không một cơ quan nào có thể được gọi là tối cao. Hiến pháp là bản văn thể hiện một cách toàn diện nhất chủ quyền nhân dân. Nhân dân, bằng quyền lập hiến, ấn định và phân bổ quyền lực cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án. Các cơ quan này đều nhận quyền lực từ nhân dân nên không một cơ quan nào có thể được gọi là đại diện duy nhất cho chủ quyền nhân dân mà chỉ đại diện cho một phần chủ quyền nhân dân. Hơn nữa, mỗi cơ quan chỉ đại diện một phần của quyền lực nhà nước nên không một cơ quan nào có thể được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Các cơ quan đó đều nhận quyền lực từ nhân dân nên không có một cơ quan nào được gọi là tối cao mà chỉ có ý chí nhân dân - tức Hiến pháp - mới tối cao. Một vấn đề được đặt ra ở đây là: nếu Quốc hội không còn là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” thì điều này có mâu thuẫn với nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước ở Điều 2 của Hiến pháp không? Chúng ta biết rằng, thống nhất quyền lực nhà nước không nhất thiết dẫn đến việc Quốc hội phải là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Chỉ có chế độ tập quyền mới cần đến một điểm quy tụ của quyền lực và đặt điểm quy tụ này ở hệ cấp tối cao. Hiến pháp Việt Nam khẳng định chế độ thống nhất quyền lực không có nghĩa là khẳng định chế độ tập quyền. Thống nhất
  13. quyền lực không có nghĩa là quyền lực phải được tích tụ về một điểm tối thượng (vì có sự phân công giữa các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp như Hiến pháp chỉ rõ ở Điều 2) mà có nghĩa là các ngành quyền lực cần sự phối hợp với nhau và không được mâu thuẫn căn bản với nhau, dẫn đến triệt tiêu hay phá vỡ tính chỉnh thể của quyền lực. Nói đến sự phối hợp và sự không mâu thuẫn căn bản về quyền lực để bảo đảm sự thống nhất quyền lực, chủ yếu là nói đến Quốc hội và Chính phủ - những ngành quyền lực có khả năng tác động phổ quát đến quốc gia, mà không nói đến Tòa án - một ngành quyền lực giải quyết những trường hợp đặc thù, không ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị chung của đất nước. Như vậy, thống nhất quyền lực không nhất thiết Quốc hội phải tối cao so với tất cả các định chế khác, mà có nghĩa là Quốc hội có ưu thế trong quan hệ với Chính phủ; và Quốc hội, Chính phủ phải thống nhất. Đây là những yếu tố tạo nên sự thống nhất quyền lực ở Việt Nam: Chính phủ do Quốc hội thành lập; Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội; Quốc hội không giải tán Chính phủ; Chính phủ không phủ quyết luật của Quốc hội, Chính phủ không đề nghị giải tán Quốc hội; Chính phủ không được tự đặt vấn đề bất tín nhiệm trước Quốc hội, mà chỉ Quốc hội có quyền đặt vấn đề tín nhiệm các thành viên Chính phủ. Như vậy, nếu chế độ tài phán hiến pháp được thành lập ở Việt Nam, Quốc hội không nhất thiết là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”. Điều này không ảnh hưởng gì đến sự thống nhất quyền
  14. lực ở Việt Nam. Khi Quốc hội không tối cao mà Hiến pháp mới tối cao thì hành vi lập pháp của Quốc hội phải tương thích với Hiến pháp. Nếu có một sự không tương thích xảy ra giữa Hiến pháp và luật thì Hiến pháp phải được ưu tiên áp dụng. Khi đó, cơ quan tài phán hiến pháp phải được quyền tuyên bố sự ưu thế của Hiến pháp và điều này phải dẫn đến sự mất hiệu lực của đạo luật bất hợp hiến. Trước đây, một số nước xã hội chủ nghĩa cũng đã xác lập chế độ tài phán hiến pháp và điều này cũng dẫn đến việc nhận thức lại vị trí của Quốc hội. Tuy nhiên, cách thức để đi đến hệ quả đó khá uyển chuyển. Kinh nghiệm của Yugoslavia trước đây là một điển hình. Không giống như chế độ bảo hiến ở các nước châu Âu khác, phán quyết về tính chất bất hợp hiến của Toà án Yugoslavia không dẫn đến sự vô hiệu hoá ngay lập tức một văn bản pháp luật. Có ba tầng nấc được phân biệt trong một vụ án. Thứ nhất, trước khi đưa ra phán quyết, Toà án hiến pháp sẽ dành một cơ hội cho cơ quan đại diện hoặc các cơ quan nhà nước khác tự huỷ bỏ một trật tự đã được xác lập hay một văn bản pháp luật trái với Hiến pháp và /hoặc luật của liên bang. Theo cách này, Toà án hiến pháp tránh tuyên bố một đạo luật là bất hợp hiến và cho phép các cơ quan nhà nước có những hành động cần thiết để hiệu chính. Thứ hai, trong những trường hợp mâu thuẫn giữa luật của liên bang với Hiến pháp, hoặc giữa luật của nước cộng hoà thành viên với Hiến pháp hoặc với luật liên bang, Toà án Hiến pháp cũng
  15. không huỷ bỏ đạo luật ngay lập tức. Toà án cho phép các bên liên quan có những sửa đổi đạo luật sao cho phù hợp với Hiến pháp hay luật liên bang. Thứ ba, quy tắc của toà án thiết lập rằng, nếu công quyền không hiệu chỉnh những văn bản pháp luật bất hợp hiến trong vòng sáu tháng kể từ ngày Toà án Hiến pháp ban hành phán quyết thì văn bản pháp luật đó sẽ bị chấm dứt hiệu lực pháp lý (10). Đây là kinh nghiệm mà chúng ta có thể tính đến để áp dụng trong điều kiện của Việt Nam. Phán quyết của cơ quan tài phán hiến pháp nếu được thành lập ở Việt Nam cũng không thể huỷ bỏ ngay lập tức một văn bản pháp luật bất hợp hiến của Quốc hội. Trong khi đưa ra một phán quyết về tính chất bất hợp hiến của một văn bản pháp luật§, cơ quan tài phán hiến pháp sẽ ấn định một thời hạn nhất định để cơ quan đã ban hành ra văn bản đó sửa đổi, hoặc tự huỷ bỏ; nếu quá thời hạn ấn định mà cơ quan đã ban hành ra văn bản pháp luật đó vẫn không sửa đổi, huỷ bỏ thì văn bản đó sẽ không có hiệu lực. Trong thời gian Toà án hiến pháp ấn định cho cơ quan nhà nước đã ban hành ra văn bản bất hợp hiến sửa đổi, hay tự huỷ bỏ thì văn bản đó tạm thời không được đem thi hành. 2.*Tài phán hiến pháp và dân chủ đại diện Một trong những mâu thuẫn thường được chỉ ra trong các nghiên cứu về tài phán hiến pháp ở Mỹ và châu Âu là: tài phán hiến pháp có thể mâu thuẫn với chế độ dân chủ đại diện. Luật của Quốc hội đại diện cho ý chí của nhân dân. Nếu cơ quan tài phán hiến pháp tuyên bố vô hiệu một đạo luật của Quốc hội thì phải chăng đã đi
  16. ngược lại ý chí của nhân dân. Tuy nhiên, người ta cũng có thể chống lại sự phê bình này nếu nhìn dân chủ chỉ là một trong số những mô hình tổ chức chính quyền, dù là mô hình chiếm ưu thế hiện nay. Việc đặt một luật cao hơn lên người cai trị, và do đó chống lại hành động của người cai trị được giả định là vi phạm luật cao hơn đó, là đi ngược lại mô hình chính quyền đang điều hành xã hội, bất kể mô hình chính quyền đó là gì. Trong chế độ quân chủ cũng có sự chống quân chủ. Trong chế độ quý tộc cũng có sự chống quý tộc. Tóm lại, áp dụng một luật cao hơn người cai trị là một phản cơ chế (Countermachinism)(11). Phản cơ chế này có tác dụng gì? Tổng thống thứ 3 của Mỹ, Jefferson quan niệm: “Mặc dù ý chí của đa số thường đúng nhưng phải có lý do hợp lý”. Nếu tòa án thực thi quyền tài phán hiến pháp để làm cho đời sống dân chủ hoàn thiện hơn, để làm cho ý chí chung có lý do hợp lý và làm cho quan niệm chung của công luận sáng suốt hơn, vững chắc hơn, chính xác hơn, và thông thái về mặt Hiến pháp hơn, thì nghiên cứu về một chế độ tài phán hiến pháp hiệu quả nhất là hoàn toàn thích đáng (12). Một số học giả Mỹ cũng cho rằng, mặc dù tài phán hiến pháp có thể đi ngược lại ý chí của đa số, nhưng không nên coi đó là một điều xấu mà nên coi là một điều tích cực. Mục đích thực sự của chủ nghĩa hợp hiến là bảo vệ các quyền tự do của cá nhân và thiểu số chống lại sự lạm dụng quyền lực của quan chức chính quyền và của đa số. Sự độc lập của tòa án khỏi các ảnh hưởng dân chủ làm cho nó đặc biệt và có giá trị
  17. đối với dân chủ theo một nghĩa khác. Cần lưu ý rằng, chế độ tài phán hiến pháp là một trong nhiều cơ chế mà hệ thống hiến pháp Mỹ kiến tạo ra để giới hạn quyền lực của đa số (13). Nếu tòa án trở thành tối cao khi giải thích Hiến pháp thông qua việc hành xử quyền tài phán hiến pháp, điều này có nghĩa là chủ quyền tối cao của cá nhân được đặt lên trên quyền lực của Nhà nước (14). Tóm lại, người Mỹ quan niệm tài phán hiến pháp là một định chế bảo vệ thiểu số chống lại sự lạm quyền hoặc sai lầm của đa số. Dân chủ có nghĩa là dân chủ đại diện, bởi lẽ dân chủ thuần túy là không tưởng trong các quốc gia hiện đại. Dân chủ đại diện phản ánh ý chí của đa số. Trong trường hợp đó, lợi ích của thiểu số có thể bị ảnh hưởng. Chế độ tài phán hiến pháp được sinh ra để phúc đáp cho nhu cầu của thiểu số trong khi ngành lập pháp và hành pháp là những ngành hành động vì lợi ích của đa số. Ở châu Âu, vấn đề mâu thuẫn giữa tài phán hiến pháp và dân chủ đại diện cũng được giải quyết trên cơ sở nhận thức về khả năng độc tài của đa số và sự cần thiết của tài phán hiến pháp để bảo vệ thiểu số. Người ta cho rằng, cần phải bảo vệ các quyền tự do của cá nhân không chỉ trước ngành hành pháp mà còn cả ngành lập pháp. Một học giả Pháp, J Rivero nhận định: “ý tưởng cũ hồi thế kỷ 19 về việc bảo vệ quyền tự do bằng luật có khuynh hướng bị thay thế bằng ý tưởng đã được kiểm nghiệm về nhu cầu bảo vệ tự do chống lại luật.* Sự tiến triển làm cho hiện tượng nghị viện tối cao chuyển sang việc buộc các nhà lập pháp phải tôn trọng Hiến pháp”. Vì vậy, các nước châu Âu lục địa đã chấp nhận chế độ
  18. kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật theo một phương thức khác với Mỹ. Hiện tượng này là sự phản ứng đối với những vấn đề thuộc logic chính trị hơn là logic pháp lý. Nỗi lo sợ về sự lạm quyền của đa số nghị viện đã làm cho các nước châu Âu chấp nhận chế độ tài phán hiến pháp. Logic chính trị của tài phán hiến pháp nằm ở chỗ, chế độ đại diện cho ý chí chung thông qua việc bầu cử đã bị phá vỡ ở nhiều nước và trở thành không tưởng, đặc biệt là vì cơ quan lập pháp thường gồm những người thuộc các đảng chính trị nên họ thể hiện ý chí của đảng của họ hơn là ý chí chung (15). Tài phán hiến pháp được tìm đến như một công cụ để kìm chế sự độc tài của đa số nghị viện. Hơn nữa, sự xuất hiện của chế độ tài phán hiến pháp đã làm thay đổi quan niệm về pháp luật của Châu Âu. Vào thế kỷ 19, các đạo luật được xem là thể hiện ý chí chung. Với sự phát triển của chính thể nghị viện, người ta cho rằng, luật phải được thông qua bởi cả đa số trong Nghị viện và Chính phủ thông qua các đảng phái chính trị. Với hình thức này, các đạo luật không còn thể hiện ý chí chung nữa. Luật được thông qua bởi đa số vững chắc nhưng chúng “không là gì khác hơn là thể hiện ý chí của Chính phủ được thông qua bởi đa số vững chắc” (16). Hơn nữa, với sự phát triển các nhiệm vụ của Nhà nước, luật pháp thường có xu hướng trở thành các sản phẩm kỹ thuật mà nội dung của nó được xây dựng trên cơ sở sự ảnh hưởng của Nghị viện thông qua những nhà kỹ trị (17). Luật thể hiện ý chí của Nghị viện, của Chính phủ và ý chí này không phải luôn luôn đồng nhất với ý chí của nhân
  19. dân, nên sự phán xử của tòa án hiến pháp đối với luật của Nghị viện không mâu thuẫn với ý chí của nhân dân. Như vậy, dù là ở Mỹ hay ở châu Âu, chế độ tài phán hiến pháp đều được giả định là có nguy cơ đi ngược lại nền dân chủ nhưng nó cần thiết để bổ khuyết cho nền dân chủ. Nền dân chủ đại diện không miễn dịch được hoàn toàn với những khiếm khuyết. Người đại diện không phải luôn luôn phản ánh ý chí của người chủ quyền lực. Đa số vẫn có thể sai lầm, thậm chí là độc tài. Trong trường hợp đó, quyền lợi của thiểu số bị đe dọa. Chế độ tài phán hiến pháp là cần thiết để kìm chế nguy cơ lạm quyền hoặc sự sai lầm nhất thời của đa số để bảo vệ lợi ích chính đáng của thiểu số, lợi ích của các cá nhân. Nếu Quốc hội, Chính phủ tồn tại vì lợi ích chung của nhân dân thì cơ quan tài phán hiến pháp tồn lại vì lợi ích của các cá nhân. Việt Nam đang thực thi một nền dân chủ đại diện. Quốc hội được coi là một định chế đại diện cao nhất của nhân dân. Tuy nhiên, khi đã hướng tới việc xác lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam thì cũng phải thừa nhận quan niệm rằng: Quốc hội và quốc dân không phải là một và luật không đồng nghĩa với ý chí chung của nhân dân. Điều này lại càng đúng với một Quốc hội không chuyên trách. Đa số của Quốc hội không phải lúc nào cũng đúng và những lợi ích thiểu số cần phải được bảo vệ. Chế độ tài phán hiến pháp là cần thiết để kiểm soát những bất trắc của đa số và bảo vệ quyền của cá nhân. (1) Allan R.Brewer- Carías. Judicial review in comparative law.
  20. Cambridge University press, p.98. (2) Allan R.Brewer- Carías. Judicial review in comparative law. Cambridge University press, p.98. (3) Allan R.Brewer- Carías. Judicial review in comparative law. Cambridge University press, p99. (4) Hamiton, Jay, Madison. The Federalist. No.80. (5)Hamiton, Jay, Madison. The Federalist. No.80. (6) Alfred De Grazia. Chính trị học yếu lược. Trung tâm nghiên cứu Việt Nam xuất bản, năm 1963, tr 595-596. (7) Những trích dẫn lời của Marshall lấy từ nguồn: Allan R.Brewer- Carías. Judicial review in comparative law. Cambridge University press, p101-102. (8) Allan R.Brewer- Carías. Judicial review in comparative law. Cambridge University press, p103 (9) Allan R.Brewer- Carías. Judicial review in comparative law. Cambridge University press, p.115. (10)* Allan R.Brewer- Carías. Judicial review in comparative law. Cambridge University press, p.115 (12) John Agresto. The Supreme court and constitutional democracy. Cornell University Press, 1984, p.32. (13) Những cơ chế khác như: chế độ lưỡng viện, người cản trở thông qua một dự luật ở Thượng viện, quyền phủ quyết của Tổng thống… (14) Keith E.Whittington. Judicial review and Interpretation: Have the Courts become sovereign when interpreting the
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2