Tại sao những nhà kinh doanh Ấn Độ và Do Thái thành công trong ngành kinh doanh kim cương
lượt xem 12
download
Antwerp, Bỉ - Ở ngay tại nơi sinh sống của người Do Thái gần sân vận động Antwerp, người ta đã thấy những chàng trai Ấn Độ mặc bộ complê do hãng Armani thiết kế mặc cả mua kim cương với những người mua kim cương Hasidic mặc áo choàng dài đen với mớ tóc quăn và đội mũ chỏm. Hoveniersstraat, khu phố từng nổi tiếng với những cửa hàng cung cấp món ăn kiêng, nay lại chào mời món cà ri ngon nhất thành phố....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tại sao những nhà kinh doanh Ấn Độ và Do Thái thành công trong ngành kinh doanh kim cương
- Tại sao những nhà kinh doanh Ấn Độ và Do Thái thành công trong ngành kinh doanh kim cương (Phần 1) Antwerp, Bỉ - Ở ngay tại nơi sinh sống của người Do Thái gần sân vận động Antwerp, người ta đã thấy những chàng trai Ấn Độ mặc bộ complê do hãng Armani thiết kế mặc cả mua kim cương với những người mua kim cương Hasidic mặc áo choàng dài đen với mớ tóc quăn và đội mũ chỏm. Hoveniersstraat, khu phố từng nổi tiếng với những cửa hàng cung cấp món ăn kiêng, nay lại chào mời món cà ri ngon nhất thành phố.
- Người Do Thái châu Âu theo đạo chính thống đã gây dựng nơi đây thành một địa danh buôn bán kim cương nổi tiếng nhất thế giới nay lại phải nhượng phần cho người Ấn Độ - những người mà tôn giáo của họ không buộc phải đóng cửa cửa hàng từ chiều thứ sáu đến chiều thứ bảy. “Nhiều người Hasidic không theo kịp xu thế toàn cầu hoá” đó là ý kiến của ông Ramesh Mehta, bậc lão thành và là người tiên phong lập nên cộng đồng kinh doanh kim cương Ấn Độ ở Antwerp, người đã giúp đỡ 50 gia đình Ấn Độ tới đây kinh doanh kim cương từ những năm 1990. Trên thế giới, người Ấn Độ cứ đi tới đâu là gặt hái thành công ở đó. Họ đã từng làm hồi sinh những khu phố kinh doanh đá quí ở New York và Hồng Kông, làm sống lại ngành kinh doanh khách sạn ở Mỹ, trở thành những nhà lập trình được lựa chọn ở thung lũng Sillicon và Berlin. Trong thế giới kinh doanh kim cương, người Ấn Độ đã thành công đến nỗi họ thách thức các nhà buôn Do Thái, ngay cả ở Tel Aviv. Khoảng 80% kim cương đã gọt giũa được bán trên thế giới đều qua tay người Ấn Độ. Cuộc chuyển giao này xảy ra căng thẳng như bất cứ nơi nào và ở ngay tại Antwerp, cuộc chiến cũng đã bắt đầu. Rất nhiều lái buôn Do Thái đã từng mua bán kim cương tại khu công cộng dành cho giới kinh doanh kim cương ở Antwerp nay do lo sợ bị cạnh tranh mà họ lại muốn gặp riêng khách hàng ở ngay bản doanh của mình, tránh những kẻ dòm ngó Ấn Độ hay người Do Thái khác. Nhiều người thay đổi cả công việc chế tác, chuyển các xưởng cắt và đánh bóng kim cương từ Bỉ sang Thái Lan và Trung Quốc, nơi có chi phí thấp hơn. Trong lĩnh vực bán lẻ đá quí, nhiều người Do Thái gốc còn từ bỏ phong tục đạo Hasidic để mở cửa hàng cả trong ngày thứ bảy tuần thánh.
- “Một số người Do Thái chính gốc cũng không hứng thú gì khi các giáo sĩ gõ cửa nhà họ và yêu cầu họ ngừng việc buôn bán, họ không nghe lời” – Henri Rubens, người đứng đầu cộng đồng Do Thái, đã từ bỏ ngành kinh doanh kim cương chuyển sang kinh doanh bất động sản nói như vậy. “Chẳng có người theo đạo Hasidic nào đồng tình với những tay Do Thái đặt lợi ích kinh doanh cao hơn tôn giáo”. Theo số liệu mà các chuyên gia tư vấn nghiên cứu thị trường kim cương thế giới cả người Ấn Độ và người Do Thái cung cấp thì ở Antwerp, người Ấn Độ kiếm được 26 tỷ đô la mỗi năm nhờ buôn bán kim cương, chiếm 65% thị phần, trong khi cách đây 20 năm con số này là 25%, còn cộng đồng người Do Thái thì mất dần còn khoảng 25% so với thị phần 70% trước đây. Sức mạnh của giới kinh doanh kim cương Ấn Độ tràn cả sang Mỹ. Sau khi đã ăn sâu bám rễ ở Antwerp, các lái buôn Ấn Độ lại tiếp tục mở rộng công việc kinh doanh của mình sang các khu vực khác, cả ở California và New York. Trong khi người Do Thái cố gắng níu kéo công việc kinh doanh để không bị suy tàn thì người Ấn Độ lại muốn thể hiện vai trò của mình trong giới kinh doanh kim cương ở Antwerp như một sức mạnh kinh tế thực sự. Họ muốn có đại diện trong Hội đồng kim cương cấp cao Antwerp, cơ quan có quyền lực nhất điều tiết ngành kinh doanh kim cương của cả thành phố. Vào tháng hai, hai người Ấn Độ đầu tiên đã được bầu vào ban lãnh đạo của Hội đồng, nhưng nhiều nhà kinh doanh Ấn Độ phản đối vì đó chỉ mang tính chiếu lệ chứ Ban lãnh đạo có tới 20 thành viên. “Chúng tôi đã xây dựng một ngành kinh doanh kim cương khổng lồ ở Antwerp mà lại không có tiếng nói nào tại các cơ quan có thẩm quyền của thành phố” ông Bharat Shah, một nhà buôn kim cương Ấn Độ phàn nàn.
- Ông Peter Meeur, giám đốc điều hành Hội đồng giải thích rất khó chuyển biến những mất cân đối về thể chế. “Phải mất nhiều thời gian để làm nên một sự thay đổi, nhưng sẽ luôn được cải thiện hơn”. Không có gì là chắc chắn. Antwerp, một thành phố cảng với 50 vạn dân nổi tiếng bởi những nhà thiết kế thời trang tân thời và những nhà chính trị bảo thủ, nay là trung tâm kinh doanh kim cương quan trọng nhất thế giới. Hàng năm khoảng 90% kim cương thô và một nửa số kim cương được gọt giữa của thế giới được bán tại đây. Ở thành phố này, nơi mà ngay cả bến xe cũng mang tên Kim cương, có tới 1500 công ty bán buôn và bán lẻ kim cương và bốn trạm trao đổi kim cương. Một trong những cơ quan lâu đời nhất là Văn phòng Kim cương được những người Do thái lập năm 1904.
- Tại sao những nhà kinh doanh Ấn Độ và Do Thái thành công trong ngành kinh doanh kim cương (Phần cuối) Cảm giác mới Gần đây, tại sàn giao dịch chính của Văn phòng, hàng tá nhà buôn kim cương đứng xếp hàng bên chiếc bàn dài bày bán kim cương thô và đá quí trang sức. Ngồi bên chiếc cân điện tử, các nhà bán buôn và bán lẻ đến từ Tel Aviv, New York hay Luân đôn soi kính phóng đại qua những viên kim cương bé xíu trải đều trên những tờ giấy trắng. Nhiều lái buôn mặc cả bằng tiếng Idis (tiếng Đức cổ của người Do thái ở Trung và Đông Âu).
- Trong số những người Hasidic và người Israel có một số lái buôn không phải là người Do Thái, nhưng trong căn phòng rộng lớn như sân vận động này, không hề có bóng dáng một người Ấn Độ nào. “Người Ấn Độ họ không tới đây, họ ngồi tại văn phòng và ký những bản hợp đồng mua bán béo bở” anh Yves Szerer một người Do Thái rất lịch thiệp than vãn như vậy. Szerer bắt đầu kinh doanh kim cương được vài năm nay, nhưng bố vợ anh ta là một nhà buôn kim cương lão thành ở Antwerp thì lại khuyên anh ta nên tìm một nghề khác. Anh tâm sự giờ đây thì anh lại muốn nghe lời bố vợ để duy trì công việc kinh doanh quần áo của mình trước đây. Công cuộc kinh doanh kim cương của người Do thái ở Antwerp đã có từ thế kỷ 15, khi họ di cư từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang khai phá mảnh đất mà về sau gọi là nước Bỉ. Người Do thái ở Antwerp ngày càng đông khi dân tộc này phải chạy trốn khỏi những ngược đãi ở Đông Âu. Ba vạn người Do Thái cùng với cơ nghiệp của họ ở đây đã từng bị phát xít Đức tàn sát trong thế chiến thứ hai nhưng sau đó lại phục hồi được. Hiện nay ở quận kim cương có tới 25 giáo đường Do thái và nhiều trường học. Nhiều đám đông người Hasidic tập hợp nhau ở Hoveniersstraat và sử dụng điện thoại di động khiến những người hàng xóm ngỡ đó như một làng Do Thái truyền thống ở Đông Âu thu nhỏ trong thời hiện đại. Thời gian trôi qua, nơi đây lại khiến người ta có cảm tưởng như ở Bombay. Lái buôn Ấn Độ tới đây từ những năm 70, bị cuốn hút bởi ngành kinh doanh kim cương sinh lợi và luật di cư tự do của Bỉ. Họ cũng là nhóm người rất sùng đạo, đó là đạo Jaina, một tôn giáo của Ấn Độ chống bạo lực, ăn chay và tôn trọng mọi sự sống trên trái đất. Ông Mehta lập luận rằng văn hoá của đạo Jaina và đạo Do Thái có nhiều điểm tương đồng và đều rất thích hợp với công việc kinh doanh kim cương: cả hai đều đề
- cao giá trị huyết thống, làm việc cần cù, mạng lưới rộng lớn, luôn chú trọng chất lượng sản phẩm có giá trị sử dụng cao xuyên suốt quá trình điều hành và kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Phần lớn công việc kinh doanh của người Jaina đều do các đại gia nắm giữ khắp nơi trên thế giới. Họ chủ yếu đến từ Palanpur, ở phía bắc Ấn Độ và mang các họ Mehta, Jhavari và Shah. Nằm trên khu phố chính trong toà nhà hiện đại của công ty Diampex chuyên kinh doanh kim cương, ông chủ của nó Bherat Shah xem xét rất kỹ lưỡng những viên ngọc thô bé xíu. “Tôi không cần dùng kính phóng đại”, ông ta nói vậy trong khi lia ngón tay của mình qua những viên thạch anh bé như hạt cát lấp lánh. “Tôi cảm nhận được chất lượng của nó”. Sau khi mặc cả với tay môi giới người Hasidic, ông ta ký séc cho vào phong bì dán kín và gửi tận tay bạn hàng. “Mazel” ông Shah nói - tiếng Hindu nghĩa là “thật may mắn”. Trong giới kinh doanh kim cương ở Antwerp cả người Do Thái lẫn Ấn Độ đều coi thái độ của người trả giá cũng đáng tin cậy như bản hợp đồng pháp lý – khi ngã giá xong đồng nghĩa với việc cuộc mua bán đã kết thúc và không thể thay đổi. Ông Shah cùng gia đình tới đây từ Palanpur thành lập công ty năm 1982, khi ông được biết về ngành kinh doanh kim cương thịnh vượng ở Antwerp qua một người bạn Jaina đã từng làm ăn ở đây. Sau đó ông Shah kiếm ngay được 4 triệu C (4,8 triệu USD) một năm, còn bây giờ là hơn 35 triệu C. Diampex có nhiều liên doanh chế tác, đánh bóng và tiếp thị ở Bombay, New York và Los Angeles, hầu hết do những người họ hàng quản lý. Những người Ấn Độ như ông Shah giành được thị trường từ tay các doanh nhân Do Thái nhờ việc chuyển kim cương thô cho các công ty của gia đình ở Bombay hay bang Gujarat miền Bắc Ấn Độ để chế tác, và họ tiết kiệm được tới 80% chi phí nhân công so với ở Antwerp. Ngay cả khi phải chịu chi phí đi và về, thì các doanh nhân Ấn
- Độ vẫn làm được tốt hơn người Do Thái còn đang duy trì các xưởng cắt và đánh bóng kim cương tại chỗ. Việc người Do Thái rất miễn cưỡng tìm nơi có chi phí sản xuất thấp hơn lại là niềm tự hào của họ - phần đông tự cho mình là những người thợ thủ công và bất đắc dĩ khi phải rời xa các công việc chế tác tinh xảo luôn đòi hỏi giám sát chặt chẽ. Đây cũng một phần do tâm lý sau chiến tranh: may mắn thoát khỏi nạn diệt chủng của phát xít Đức họ rất sợ phải chia xẻ tài sản hay di chuyển những vật có giá trị đi một nơi nào khác. Doanh nhân Ấn Độ cũng đã chứng tỏ họ rất khôn ngoan khi chế tác và đánh bóng kim cương thô có chất lượng thấp mà các lái buôn Do Thái thường bỏ qua, nhờ vậy mà họ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn đối thủ và lại tiếp tục quay vòng vốn “chúng tôi hoà vải bông vào với lụa”, ông Shah ví von như vậy. Ông Shah kể lại người Ấn Độ đã kinh doanh kim cương hàng thế kỷ nay. Kim cương được tìm thấy ở Ấn Độ 800 năm trước CN và là nguồn cung cấp cho toàn thế giới cho đến thế kỷ 18 khi kim cương được khai thác ở Nam Phi và Brazil. Nền văn hoá chung Ở Antwerp, cả người Do Thái lẫn người Ấn Độ đều biết rằng các nhà buôn Ấn Độ nói cả tiếng Do Thái lẫn tiếng Idis (tiếng Đức cổ mà người Do Thái ở Trung và Đông Âu sử dụng). Người ta vẫn thường thấy những chiếc hộp từ thiện của người Do Thái đặt trước các cửa hàng Ấn Độ và sau trận động đất kinh hoàng ở bang Gujarat Ấn Độ năm 2001, giới kinh doanh kim cương Do Thái đã quyên được hàng ngàn Euro để cứu trợ dân chúng. Các doanh nhân Do Thái đã biết cách pha chế đồ uống kiểu Ấn Độ, còn doanh nhân Ấn Độ thì lại uống trà sữa rất ngọt bằng cốc vại. Hầu hết các đám cưới truyền thống của người Ấn Độ đều có bữa ăn kiêng đặc biệt, còn ông Mehta thì không còn nhớ đã có bao nhiêu lần ông dự đám cưới của người Hasidic. Vài năm trước, có
- một đám cưới của một cô gái Ấn Độ và một chàng trai Do Thái nhưng trường hợp như vậy cũng rất hiếm. “Chúng tôi không phải là một xã hội tự do và họ cũng như vậy, nhưng chúng tôi có nhiều điểm chung” ông Mehta nói. Nhà buôn kim cương Do Thái Isaac Keesje đã từng kinh doanh từ những năm 50 cho rằng hai cộng đồng Ấn Độ và Do Thái có chung một nền tảng tinh thần và luật lệ đạo lý hà khắc. Một nhà buôn Jaina luôn đặt niềm tin của họ vào đối tác kinh doanh. “Chúng tôi không chơi gôn cùng nhau và cũng không đến nhà nhau chơi, nhưng chúng tôi vẫn cất giữ kim cương trị giá hàng ngàn đô la của bạn hàng rất an toàn và chúng tôi không cần làm hợp đồng bằng văn bản trong gần 30 năm nay. Tôi hy vọng con trai tôi cũng có đối tác làm ăn tốt như vậy” ông này nói và dùng tiếng Idis. Chính vì vậy, một vài nhà buôn Do Thái tỏ ra lo ngại liệu sức tấn công của doanh nhân Ấn Độ có báo hiệu đã đến lúc kết thúc sự thống trị của giới kinh doanh kim cương Do Thái ở Antwerp. Trong vài năm qua, hàng trăm nhà buôn Do Thái phải bỏ toàn bộ công việc kinh doanh. Lãnh đạo cộng đồng người Do Thái Rubens nhận định rằng không có gì đảm bảo ngành kinh doanh kim cương của người Do Thái có thể phục hồi được “chúng tôi đã tự mãn, giờ khi nhận ra thì đã quá muộn” ông nói. Ông Mehta kết luận người Ấn Độ có triết lý đối với sự thành công, chính là do họ tuyệt đối tin tưởng vào khái niệm nghiệp chướng của đạo Hindu - rằng số phận con người được quyết định bởi hành vi của họ ở kiếp trước. “Nếu chúng tôi kinh doanh thất bại, chúng tôi đổ lỗi cho đó là do nghiệp chướng tồi tệ” ông Mehta nói “một nghiệp chướng xấu thế thì không thể phá vỡ đi được, cũng như kim cương vậy”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bạn đã quan tâm đến chính sách sản phẩm chưa?
8 p | 300 | 106
-
15 lý do khiến bạn cần một kế hoạch kinh doanh hiệu quả
7 p | 224 | 92
-
Đằng sau những thất bại kinh doanh
6 p | 241 | 76
-
Năm thông điệp cần quản trị trong doanh nghiệp (Phần 1)
9 p | 197 | 66
-
Kỹ năng ủy thác công việc - những lựa chọn khác nhau
5 p | 195 | 59
-
Phương thức 6 Sigma trong kinh doanh
7 p | 187 | 39
-
Gọi vốn đầu tư bằng kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp
3 p | 157 | 25
-
Rải ngọc dẫn khách
4 p | 103 | 23
-
Tại sao người tiêu dùng Trung Quốc trung thành với thương hiệu nội địa
3 p | 112 | 22
-
Chọn "ngôi sao" hay "cái đuôi dài"?
7 p | 88 | 16
-
Bí quyết burger hảo hạng, triết lý kinh doanh độc đáo.
8 p | 116 | 16
-
Tại sao kinh doanh thất bại?
4 p | 112 | 12
-
Những phản hồi hiệu quả
9 p | 86 | 11
-
Vì sao doanh nghiệp sốt sắng giảm chỉ tiêu kinh doanh?
3 p | 100 | 10
-
Mẫu bảng Báo cáo tuần của Phòng Kinh Doanh
2 p | 84 | 9
-
Mắc kẹt ở giữa: Tại sao việc phát triển và duy trì các nhà quản lý mức trung
9 p | 75 | 7
-
Những thương hiệu một thời- vì sao mất đi?
5 p | 75 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn