TÁN SỎI NIỆU QUẢN DƯỚI QUA NỘI SOI BẰNG SIÊU ÂM<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TỪ 1/2008 ĐẾN 1/2009<br />
Lê Việt Hùng*, Nguyễn Xuân Toàn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chỉ định, kết quả điều trị cho 55 bệnh nhân có sỏi niệu quản 1/3 giữa,<br />
dưới được tán sỏi qua nội soi niệu quản bằng siêu âm.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Hồi cứu 55 TH được tán sỏi niệu quản 1/3 giữa, dưới qua<br />
nội soi tại Bệnh viện Nhân dân (BVND) Gia Định Tp HCM từ tháng 1 - 2008 đến tháng 1 - 2009 với ống<br />
soi niệu quản cứng của Olympus 10,5F và máy tán siêu âm Olympus (LUS - 1), que tán rỗng nòng 4,5F.<br />
Kết quả: Trong 55TH có 22 TH nam (40%) và 33 TH nữ (60%). Tuổi trung bình 43,47 tuổi (từ 21<br />
đến 77 tuổi). Vị trí: bên P 26TH (47%), bên T 29 (53%). Vị trí sỏi đa số là: niệu quản chậu 46 TH (83,64%),<br />
sỏi niệu quản 1/3 giữa 9 TH (16,36%). Kích thước sỏi từ 1,5cm trở xuống, kích thước trung bình là 8,1mm.<br />
Thời gian tán sỏi trung bình là 33 phút. Kết quả: Thành công (sạch sỏi) 51 TH (92,73%), 2 TH sỏi chạy lên<br />
thận (3,64%), 2TH hẹp niệu quản không đưa máy soi tiếp cận được sỏi (3,64%), 1 TH nhiễm trùng sau tán<br />
sỏi (dùng kháng sinh tĩnh mạch 7 ngày).<br />
Kết luận: Sỏi niệu quản 1/3 giữa, dưới được tán sỏi bằng siêu âm qua nội soi có chỉ định thích hợp cho<br />
hiệu quả cao, an toàn. Đây là một phương pháp ít xâm lấn, đưa người bệnh về cuộc sồng nhanh chóng và<br />
hiệu quả kinh tế cao.<br />
Từ khóa: Tán sỏi siêu âm qua nội soi niệu quản, sỏi niệu đạo.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
URETEROSCOPIC ULTRASONIC LITHOTRIPSY FOR MID AND LOWER URETERAL CALCULI AT<br />
GIA DINH HOSPITAL FROM 1/2008 TO 1/2009<br />
Le Viet Hung, Nguyen Xuan Toan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 151 - 155<br />
Objective: To evaluate the indication and result of ureteroscopic ultrasonic lithotripsy (UUL)<br />
technique in treatment of mid and lower ureteral calculi.<br />
Patients and method: Between 1/2008 and 1/2009, 55 patients had mid and lower calculi was treated<br />
by UUL at Gia Đinh Hospital. We use Olympus rigid 10.5F ureteroscopy and an Olympus ultrasonic<br />
lithotripter (LUS-1) with a 4.5F hollow probe.<br />
Results: Success: 51cases (92.73%). Stone moved to the kidney: 2 cases (3.64%). Failure of<br />
ureteroscopy due to ureteral stricture: 2 cases (3.64%). Post operative infection (controlled by IV antibiotic<br />
in 7 days): 1 case.<br />
Conclusion: With right indication Ultrasonic lithotripsy (UUL) technique is safe and high effective<br />
treatment in mid and lower ureteral calculi.<br />
Keywords: Ureteroscopic ultrasonic lithotripsy, ereteral calculi.<br />
* Khoa Ngoại niệu bệnh viện Nhân dân Gia Định<br />
Địa chỉ liên lạc: BS Lê Việt Hùng ĐT: 0903.913.332 Email: toanxn@gmail.com<br />
<br />
151<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi đường tiết niệu là một bệnh chiếm gần 50% bệnh lý của tiết niệu. Sỏi niệu quản<br />
(SNQ) cũng có một vị trí đáng kể từ 30%-40% trong sỏi niệu tùy theo tác giả và sỏi niệu<br />
quản 1/3 giữa, dưới chiếm đến 80%-85%. Sỏi niệu quản thường gây ra bế tắc đường tiểu và<br />
thương tổn cho thận phía trên. Phẫu thuật mở lấy SNQ 1/3 dưới gặp nhiều khĩ khăn hơn so<br />
với sỏi ở các vị trí khác nhất là đối với bệnh nhân nữ và bệnh nhân thể trạng mập do đặc<br />
điểm giải phẫu niệu quản nằm sâu trong hốc chậu có nhiều mạch máu, thần kinh bao<br />
quanh. Nội soi niệu quản tán sỏi là phương pháp điều trị ít xâm lấn được ưu tiên lựa chọn<br />
trong điều trị SNQ đoạn 1/3 giữa và dưới. Ngày nay, điều trị sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới<br />
bằng phương tiện ít xâm lấn như nội soi tán sỏi, tán sỏi qua da đã và đang được phát triển<br />
rộng rãi tại nước ta. Trong thời gian từ tháng 1-2008 đến tháng 1-2009 tại Bệnh viện Nhân<br />
dân Gia Định Tp HCM, chúng tôi đã thực hiện 55 TH tán sỏi niệu quản 1/3 giữa, dưới với<br />
mục tiêu.<br />
Đánh giá kết quả sớm điều trị sỏi niệu quản 1/3 giữa và dưới bằng phương pháp nội soi<br />
ngược dòng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu<br />
Hồi cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng<br />
Trong thời gian từ tháng 1-2008 đến tháng 1-2009 tại bệnh viện ND Gia Định TPHCM,<br />
chúng tôi có 55 trường hợp sỏi niệu quản 1/3 giữa, dưới được tán sỏi.<br />
<br />
Phương tiện sử dụng<br />
Máy nội soi niệu quản cứng Olympus 10.5F<br />
Máy tán sỏi: Olympus ultrasonic lithotripter (LUS-1) que tán rỗng 4.5F<br />
Dây dẫn, rọ bắt sỏi, thông JJ.<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
Thành công<br />
Tán được sỏi, lấy được sỏi, còn vài mảnh nhỏ, không thủng niệu quản, có chảy máu ít.<br />
Thất bại<br />
Không tán được sỏi, thủng niệu quản, sỏi chạy.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Một số đặc điểm lâm sàng chính<br />
Bảng 1: Phái tính<br />
Nam<br />
22 TH (40%)<br />
<br />
Nữ<br />
33 TH (60%)<br />
<br />
Bảng 2: Tuổi<br />
Trung bình 43,47 tuổi (từ 21 đến 77 tuổi)<br />
21-30<br />
<br />
31-40<br />
<br />
41-50<br />
<br />
51-60<br />
<br />
61-70<br />
<br />
>70<br />
<br />
152<br />
<br />
9<br />
<br />
14<br />
<br />
20<br />
<br />
6<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
Lâm sàng<br />
Bảng 3: Thăm khám bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng sau<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
Đau hông lưng âm ỉ<br />
Đau quặn thận<br />
Tiểu máu<br />
Tiểu ñục<br />
Tiểu buốt gắt<br />
Sốt<br />
<br />
39<br />
9<br />
6<br />
8<br />
18<br />
3<br />
<br />
70,91%<br />
16,36%<br />
10,91%<br />
14,55%<br />
32,73%<br />
5,45%<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau hông lưng âm ỉ (70,91%)<br />
Chẩn đoán sỏi niệu quản đoạn 1/3 giữa, dưới chủ yếu dựa vào kết quả của siêu âm,<br />
KUB và IVP.<br />
Siêu âm cho chúng ta biết được tình trạng ứ nước của thận và niệu quản trên sỏi giãn.<br />
Bảng 4: tình trạng ứ nước của thận và niệu quản<br />
Thận Ứ nước ñộ 1<br />
25 (45,45%)<br />
<br />
Ứ nước ñộ 2<br />
27 (49,09%)<br />
<br />
Ứ nước ñộ 3<br />
3 (5,45%)<br />
<br />
Bảng 5: KUB phát hiện có sỏi niệu quản 1/3 giữa, dưới, bên có sỏi<br />
Sỏi niệu quản 1/3 dưới<br />
46 TH (83,64%)<br />
<br />
Sỏi niệu quản 1/3 giữa<br />
9 TH (16,36%)<br />
<br />
Bảng 6: vị trí sỏi<br />
bên P<br />
26TH (47%)<br />
<br />
bên T<br />
29 (53%)<br />
<br />
Kích thước sỏi < 15mm, trung bình 8,01mm (5-15mm).<br />
<br />
IVP<br />
Cho biết chức năng thận bên có sỏi như thế nào, đồng thời đánh giá được mức độ giãn<br />
trên thận. IVP còn cho phép nhận thấy được hình dạng niệu quản dưới sỏi.<br />
Chức năng thận có sỏi bình thường ghi nhận ứ nước thận độ 1: 24 (43,63%).<br />
Chức năng thận chậm phân tiết, ghi nhận thận ứ nước độ 2: 28 (50,91%).<br />
Chức năng thận kém, giãn lớn các đài bể thận, thận ứ nước độ 3: 3 (5,46%).<br />
Thấy được thuốc cản quang qua sỏi niệu quản: 31TH (56,36%).<br />
<br />
Phương pháp tán sỏi<br />
Tất cả bệnh nhân được gây tê tủy sống, nằm thế sản phụ khoa. Tất cả 55 TH đều<br />
được tán sỏi bằng siêu âm. Thời gian tán sỏi trung bình là 37 phút.<br />
Đặt máy soi vào bàng quang rồi đưa máy soi lên niệu quản theo dây dẫn (guidewire) để<br />
tiếp cận sỏi. Tiến hành tán vỡ vụn sỏi và gắp các mảnh sỏi vụn ra ngoài. Đánh giá tình<br />
trạng niệu quản khi kết thúc tán sỏi để quyết định đặt nòng niệu quản dẫn lưu (bằng thông<br />
JJ hoặc ống sonde niệu quản 6Fr) nếu niệu quản có xây xước, phù nề hoặc vẫn còn một ít<br />
mảnh sỏi vụn chưa lấy ra hết. Nếu tình trạng niệu quản tốt sẽ không cần đặt nòng niệu<br />
quản lưu.<br />
<br />
153<br />
<br />
Hậu phẫu, bệnh nhân được sử dụng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, và thường<br />
rút thông niệu quản (nếu có), xuất viện sau 2-4 ngày<br />
Trong lúc thực hiện thao tác tán sỏi niệu quản có 7TH sỏi niệu quản bám chặt vào niêm<br />
mạc niệu quản, làm mất đi tính liên tục của niêm mạc, phía dưới sỏi rất nhiều polyp chiếm<br />
tỉ lệ 12,73%. Thời gian trung bình để tán sỏi bám chặt vào niêm mạc niệu quản là 60 phút.<br />
Có 3 TH (5,45%) đặt thông niệu quản được rút sau 2 ngày, 12 TH (21,82%) đặt thông JJ,<br />
thời gian lưu thông là 14 ngày.<br />
Có 1TH kèm theo thoát vị bẹn được phẫu thuật tái tạo thành bẹn cùng 1 lúc.<br />
Thời gian bệnh nhân nằm viện trung bình là 3 ngày.<br />
1 trường hợp tán sỏi thành công nhưng hậu phẫu ngày thứ 2 bệnh nhân sốt cao lạnh<br />
run, điều trị với kháng sinh trong 7 ngày thì ổn.<br />
<br />
Kết quả<br />
Thành công: 51TH (92,73%). Thất bại: 4TH (7,27%), gồm có 2TH sỏi chạy lên thận không<br />
tán được, 2TH niệu quản đoạn dưới sỏi hẹp, không tiếp cận được sỏi.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Lịch sử soi niệu quản bằng ống cứng bắt đầu từ Hugh Hampton Young năm 1929 khi<br />
soi niệu quản bằng ống soi bàng quang. Mc Govern và Walzak soi niệu quản bằng ống soi<br />
mềm 9F và thấy được sỏi niệu quản (1964). Cuối thập niên 1970 Goodman và Lyon đã phát<br />
triển mạnh về nội soi niệu quản. 1980 Perez và Castro báo cáo thành công soi tới bề thận<br />
bằng ống soi cứng dài 40 cm và 1981 Das báo cáo thành công lấy sỏi niệu quản có camera.<br />
Soi niệu quản để điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới trở nên thông dụng từ năm 1988(1).<br />
Tại nước ta phương pháp tán sỏi niệu quản qua nội soi cũng đã được áp dụng tại<br />
nhiều bệnh viện và có kết quả khả quan nhưng thường là sử dụng máy tán thủy điện<br />
lực hoặc laser, chỉ định rộng rải cho sỏi niệu quản 1/3 dưới. Riêng tại BVND Gia Định<br />
chúng tôi tán sỏi bằng máy siêu âm và chỉ định với cả sỏi niệu quản 1/3 giữa.<br />
Tỷ lệ thành công so với tán sỏi niệu quản 1/3 dưới rất cao và cũng thay đổi từng tác giả<br />
66% - 100%(8), 90%(3), 85% - 89%(2) và 90%(7). Đối với chúng tôi tỷ lệ thành công cho sỏi 1/3<br />
dưới niệu quản là 92,73%.<br />
Đối với 2 trường hợp thất bại vì niệu quản đoạn dưới sỏi hẹp, không đưa máy soi lên<br />
được chúng tôi đánh giá rút kinh nghiệm lại sau mổ thấy trên phim IVP sỏi không lớn (1<br />
TH là 0,7cm, 1 TH là 0,5cm), thuốc cản quang không qua được sỏi và thận giãn độ II-III. Khi<br />
soi niệu quản thấy miệng niệu quản hẹp và hẹp đoạn nội thành, mặc dù đã nong niệu quản<br />
bằng ống thông mạch máu có bóng nhưng vẫn không tiếp cận được sỏi. 2 TH này được đặt<br />
sonde niệu quản và điều trị nội khoa sau đó bệnh nhân tiểu ra được sỏi. Với những TH sỏi<br />
không lớn (0,5-0,7cm) nhưng thận ứ nước và IVP thuốc không qua được nên nghĩ đến<br />
nguyên nhân do hẹp niệu quản đoạn dưới sỏi.<br />
Đối với 2 TH sỏi chạy lên thận, sỏi trơn láng, kích thước 0,7cm, nằm ở 1/3 giữa, trên<br />
phim IVP thận ứ nước độ II-III, niệu quản trên sỏi giãn. 1 TH sỏi chạy lên khi đang tán, 1 TH<br />
soi lên cao nhưng không thấy sỏi. Sỏi trơn láng không bám vào niêm mạc niệu quản nên rất<br />
dễ di chuyển trong quá trình bơm nước, tán sỏi.<br />
<br />
154<br />
<br />
Ngược lại, sỏi bám chặt vào niêm mạc, có nhiều polyp phù nề làm khó khăn trong thao<br />
tác (đưa guidewire qua sỏi, đầu que tán siêu âm tiếp cận sỏi), kéo dài thời gian tán sỏi, sau<br />
tán sỏi niêm mạc bị trầy xước nhiều, dễ chảy máu, trong trường hợp này chúng tôi đặt<br />
sonde JJ (rút sau 2 tuần) hoặc sonde niệu quản 6Fr (rút sau 2 ngày).<br />
Chỉ định tán sỏi qua nội soi ở 1/3 dưới căn cứ vào phim KUB xác định hình dạng sỏi<br />
tròn nhẵn hay xù xì gợi ý cho chúng ta sỏi bám chặt vào niêm mạc niệu quản hay chưa. Trên<br />
phim IVP, hình ảnh thận ứ nước độ 3 và thuốc không xuống niệu quản dưới sỏi cũng gợi ý<br />
sỏi đã bám chặt vào niêm mạc.<br />
Biến chứng của tán sỏi niệu quản qua nội soi từ 5%-30%(8), 1,6%(3) và 28%(7) bao gồm<br />
thủng niệu quản, chảu máu, choáng nhiễm trùng, hẹp niệu quản hay thất bại khi sỏi chạy<br />
lên trên thận cũng thay đổi tùy các tác giả ở nước ngoài. Chúng tôi có 1 TH bệnh nhân có<br />
triệu chứng nhiễm trùng nặng trong ngày hậu phẫu thứ 2 (sốt cao, 39 độ, lạnh run, đau<br />
hông lưng, bạch cầu tăng), được điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch (Cephalosporin thế<br />
hệ III) trong 7 ngày, bệnh nhân hết sốt sau 48 giờ sử dụng kháng sinh. Không có biến chứng<br />
thủng, rách niệu quản, chảy máu nặng trong mổ. Biến chứng hẹp niệu quản về lâu dài chưa<br />
đánh giá được, cần phải theo dõi bệnh nhân thời gian nhiều năm sau, hiện tại chưa có<br />
trường hợp nào có sỏi niệu quản tái phát sau tán sỏi.<br />
Chúng tôi chỉ tán bằng siêu âm, nếu tán sỏi bằng laser, với máy nội soi mềm hoặc bán<br />
cứng và kích thước nhỏ hơn khả năng tiếp cận sỏi tốt hơn kết quả có lẽ khả quan hơn. Trong<br />
trường hợp tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể ở đoạn 1/3 dưới cũng có kết quả tốt tương<br />
đương(2), nhưng phải tán lại nhiều lần tùy theo kích thước sỏi.<br />
Tóm lại chỉ định để tán sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới cần có nhận xét rõ ràng về phía<br />
phẫu thuật viên. Sỏi có kích thước từ 1,5 cm trở xuống, ít hoặc không bám chặt vào niêm<br />
mạc niệu quản. Toàn thân bệnh nhân phải được chuẩn bị chống nhiễm trùng nếu có trước<br />
khi tiến hành tán sỏi. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chỉ riêng đối với tán<br />
sỏi niệu quản 1/3 dưới qua ngã nội soi cho phép chúng ta rút ngắn thời gian phẫu thuật, rất<br />
tiện lợi trên những bệnh nhân có phẫu thuật vùng chậu trước. Thời gian nằm viện cũng<br />
ngắn ngày (trung bình 3 ngày). Bệnh nhân ít đau hơn mổ hở, tâm lý nhẹ nhàng hơn, ít tốn<br />
kém về mặt kinh tế và đưa người bệnh về cuộc sống đời thường nhanh hơn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phương pháp tán sỏi nội soi cho niệu quản 1/3 dưới là một phương pháp điều trị rất<br />
hiệu quả cho bệnh nhân.<br />
Chỉ định điều trị phải cân nhắc kỹ tùy vào kích thước sỏi, đánh giá được tình trạng sỏi<br />
bám vào niệu quản như thế nào qua IVP, KUB. Nên điều trị nhiễm trùng nếu có trước khi<br />
tán sỏi kết quả sẽ tốt hơn. Mổ hở vẫn còn có một vị trí trong sỏi niệu quản 1/3 dưới nếu sỏi<br />
quá lớn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
Bagley, DH. Indication for ureteropyeloscopy in Ureteroscopy. Huffman JL. Bageley DH. Lyon ES. WB Sahndders<br />
accompany 1988, p 77-30.<br />
Lingerman JE, Lifshitz DA, Evan AP. Surgical management of urinary lithiasis in Campell’s Urology 8th ed, vol 4, p 33783384.<br />
Morse RM, Resnick MI. Ureteral calculi: Natural history and treatment in an era of advanced technology. J Uro, 1991 Feb:<br />
145 (2) p 263-265.<br />
<br />
155<br />
<br />