Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 6: Thanh toán và tin dụng Quốc tế
lượt xem 33
download
Chương 6: Thanh toán và tin dụng Quốc tế thuộc tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng chia sẻ tới bạn về: khái niệm thanh toán quốc tế, vai trò thanh toán quốc tế, các điều kiện thanh toán quốc tế, phương tiện thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán quốc tế...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 6: Thanh toán và tin dụng Quốc tế
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng Chương VI THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ I. THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Khái niệm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền thụ hưởng về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các quan hệ trao đổi quốc tế giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. 2. Vai trò thanh toán quốc tế Trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hoá. Do vậy, quá trình thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động, gia tăng quan hệ giao dịch thương mại giữa các nước với nhau. Góp phần thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối, chính sách ngoại thương, nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế, từ đó phát triển các mối quan hệ đối ngoại. Hoạt động thanh toán quốc tế thực hiện thông qua ngân hàng thương mại làm phát sinh thu nhập và tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế. 3. Các điều kiện thanh toán quốc tế 3.1. Điều kiện về tiền tệ Tiền tệ của các nước hiện nay có thể biến động, vì vậy để tránh những rủi ro về tiền tệ ảnh hưởng đến giá trị thực tế của hợp đồng, các bên cần thoả thuận với nhau điều kiện đảm bảo. Giá trị thực tế của hợp đồng có thể được đảm bảo bằng vàng, đảm bảo bằng một đồng tiền mạnh hoặc đảm bảo bằng một “rổ” đồng tiền mạnh. - Với điều kiện đảm bảo bằng vàng, nếu giá vàng tại thời điểm thanh toán biến động so với giá vàng tại thời điểm ký kết hợp đồng thì hai bên sẽ điều chỉnh lại trị giá hợp đồng theo chỉ số vàng vào thời điểm thanh toán. - Với điều kiện đảm bảo bằng một đồng tiền mạnh sẽ có hai trường hợp: Nếu đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán giống nhau thì hai bên thống nhất chọn đồng tiền khác tương đối ổn định làm đảm bảo. Đến thời điểm thanh toán, nếu tỷ giá giữa đồng tiền đảm bảo và đồng tiền tính toán, thanh toán có biến động so với thời điểm ký kết thì trị giá hợp đồng được điều chỉnh tương ứng. http://www.ebook.edu.vn -97-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng Nếu đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán khác nhau: khi thanh toán sẽ dựa vào tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán để tính ra số tiền phải trả. - Với điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ thì tương tự như đảm bảo bằng một đồng tiền mạnh nhưng ở đây dựa vào một số đồng tiền mạnh. Trong thực tế, để đơn giản hoá vấn đề thì người ta thường chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là những đồng tiền mạnh và bỏ qua điều kiện đảm bảo cho giá trị hợp đồng. 3.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán Điều kiện này chỉ rõ việc trả tiền được thực hiện ở đâu: nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay một nước thứ ba nào đó. 3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán Đây là điều kiện rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến việc luân chuyển vốn và lợi tức của các bên tham gia quan hệ trao đổi quốc tế. Có thể lựa chọn một trong 3 cách: trả tiền trước, trả tiền ngay, trả tiền sau. 3.4. Điều kiện về phương thức thanh toán Có nhiều phương thức thanh toán như: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức giao chứng từ trả ngay... 4. Phương tiện thanh toán quốc tế - Hối phiếu: là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu. - Séc: là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc thanh toán cho người được chỉ định trên séc dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản. - Giấy chuyển tiền: là giấy uỷ nhiệm do khách hàng lập gửi ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại một địa điểm nhất định. Việc chuyển tiền được thực hiện dưới hình thức bằng thư hoặc bằng điện. http://www.ebook.edu.vn -98-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng - Thẻ thanh toán: là phương tiện chi trả được sử dụng phổ biến trên thế giới để mua sắm bất cứ hàng hoá nào và gần như ở bất kỳ nước nào cũng được. Ngày nay thẻ thanh toán trở thành một phương tiện thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, an toàn. Thẻ thanh toán được ngân hàng phát hành và cấp cho khách hàng có tài khoản ở ngân hàng, và có thể cấp một hạn mức tín dụng cho khách hàng để họ mua hàng, thanh toán dịch vụ, rút tiền mặt. 5. Phương thức thanh toán quốc tế 5.1. Phương thức chuyển tiền Là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu...) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (người nhận tiền, người bán, người xuất khẩu...) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định. Phương thức chuyển tiền được thực hiện dưới hai hình thức: - Chuyển tiền bằng thư: Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. - Chuyển tiền bằng điện: Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Sơ đồ tổng quát về phương thức chuyển tiền như sau: (1) Người chuyển tiền Người thụ hưởng (Nhà nhập khẩu) (Nhà xuất khẩu) (2) (4) (3) Ngân hàng Ngân hàng chuyển tiền trả tiền Ghi chú: (1): Nhà xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thực hiện cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho nhà nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ (2): Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì khi đáo hạn, nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán (viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình - ngân hàng chuyển tiền) http://www.ebook.edu.vn -99-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng (3): Sau khi kiểm tra lệnh chuyển tiền, nếu hợp lệ ngân hàng chuyển tiền sẽ trích tiền trên tài khoản của nhà nhập khẩu để chuyển trả cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng trả tiền bằng thư hoặc bằng điện (4): Ngân hàng trả tiền tiến hành gửi giấy báo Có cho nhà xuất khẩu Trong phương thức này, các ngân hàng chỉ tham gia với tư cách là trung gian thanh toán đơn thuần. Kết thúc bước (1), nhà nhập khẩu đã có đủ cơ sở để nhận hàng. Việc trả tiền có đầy đủ và đúng hạn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua. 5.2. Phương thức thanh toán nhờ thu Phương thức thanh toán nhờ thu còn gọi là uỷ thác thu, là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Phương thức này dựa vào quy tắc thống nhất và nhờ thu chứng từ thương mại do phòng thương mại quốc tế ấn hành. Có hai loại nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. - Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu ở người nhập khẩu, nhưng không kèm theo một điều kiện nào cả. (1) Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu (2) (7) (5) (4) (6) Ngân hàng phục Ngân hàng phục vụ nhà nhập vụ nhà xuất khẩu (3) Ghi chú: (1): Nhà xuất khẩu giao hàng, lập bộ chứng từ gửi cho nhà nhập khẩu để họ nhận hàng http://www.ebook.edu.vn -100-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng (2): Nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu và gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu (3): Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu (4): Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển hối phiếu cho nhà nhập khẩu (5): Sau khi kiểm tra hối phiếu, nếu thấy hợp lý thì nhà nhập khẩu ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình tiến hành chi trả (hối phiếu trả tiền ngay), hoặc ký chấp nhận lên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn). Nếu không hợp lý, nhà nhập khẩu sẽ từ chối thanh toán hoặc không ký chấp nhận hối phiếu. (6): Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển tiền hoặc chuyển hối phiếu đã ký chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối thanh toán cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu (7): Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu gửi giấy báo Có hoặc chuyển hối phiếu đã ký chấp nhận hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu. - Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu. Hối phiếu này cùng với bộ chứng từ hàng hoá được gởi tới ngân hàng để nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu. Chỉ khi nào người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để họ nhận hàng. 5.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Là phương thức thanh toán mà trong đó ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (ngân hàng mở thư tín dụng) dựa theo yêu cầu của người này (người đề nghị mở thư tín dụng) tiến hành mở một thư tín dụng để nhà nhập khẩu nhập hàng hoá đó là L/C (Letter of Credit)). L/C là một văn bản trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C. http://www.ebook.edu.vn -101-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng (4) Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu (1) (8) (9) (3) (5) (2) Ngân hàng thông báo và Ngân hàng mở L/C xác nhận (6) (7) Ghi chú: (1): Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gởi đến ngân hàng phục vụ mình (2): Nếu đồng ý với đơn xin mở L/C thì ngân hàng mở L/C phát hành L/C gửi cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. (3): Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C, nếu đồng ý sẽ tiến hành ký xác nhận và gửi bản chính L/C đã được ký xác nhận cho nhà xuất khẩu. (4): Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng, nếu không đồng ý thì đề nghị nhà nhập khẩu sửa đổi hoặc bổ sung L/C. (5): Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C gửi ngân hàng thông báo và xác nhận yêu cầu thanh toán. (6): Ngân hàng thông báo và xác nhận tiến hành kiểm tra, nếu bộ chứng từ phù hợp với điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C thì chuyển bộ chứng từ qua ngân hàng mở L/C đòi tiền. (7): Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo và xác nhận (nếu bộ chứng từ không phù hợp, ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thanh toán, gửi trả lại bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu). (8): Ngân hàng mở L/C gởi hối phiếu và bản copy bộ chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu http://www.ebook.edu.vn -102-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng (9): Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nếu phù hợp với điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C thì phải trả tiền cho ngân hàng mở L/C (nếu bộ chứng từ không phù hợp, nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán). Sau khi nhà nhập khẩu đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng mở L/C gửi bộ chứng từ gốc cho nhà nhập khẩu di nhận hàng. 5.4. Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay Đây là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản ký thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình những chứng từ theo yêu cầu đã được thoả thuận cho ngân hàng để được thanh toán tiền. 5.5. Phương thức mở tài khoản Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ sẽ mở tài khoản ghi nợ cho nhà nhập khẩu, định kỳ nhà nhập khẩu thanh toán nợ. II. TÍN DỤNG QUỐC TẾ 1. Khái niệm tín dụng quốc tế Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty, cá nhân...Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước. 2. Các hình thức tín dụng quốc tế 2.1. Tín dụng thương mại Là quan hệ tín dụng phát sinh trên cơ sở mua bán, trao đổi hàng, cung ứng dịch vụ giữa các nhà xuất nhập khẩu với nhau theo hợp đồng mua bán ngoại thương. Thực chất tín dụng thương mại là hình thức mua bán chịu quốc tế giữa các nước với nhau, được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu. Tín dụng thương mại được thực hiện dưới các hình thức sau: - Tín dụng thương mại cấp cho nhà xuất khẩu: Nhà nhập khẩu cấp tín dụng dưới hình thức ứng tiền trước cho nhà xuất khẩu trong trường hợp giá trị hợp đồng lớn, thời gian sản xuất dài, nhà xuất khẩu thiếu vốn. - Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu: Đây là loại tín dụng do nhà xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu bằng các hình thức sau: http://www.ebook.edu.vn -103-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng Tín dụng mở tài khoản: Trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, nhà xuất khẩu mở tài khoản sau mỗi lần giao hàng ghi nợ cho nhà nhập khẩu, định kỳ nhà nhập khẩu thanh toán nợ cho nhà xuất khẩu. Tín dụng chấp nhận hối phiếu: Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng, ký phát hối phiếu trả chậm đòi tiền nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu có nghĩa vụ ký chấp nhận hối phiếu, cam kết đảm bảo thanh toán hối phiếu đúng hạn. Tín dụng của nhà môi giới cấp cho các nhà xuất nhập khẩu: Thực chất nguồn vốn này là của ngân hàng mà người môi giới chỉ đóng vai trò trung gian. Những người môi giới hoạt động kinh doanh một cách độc lập, bằng nguồn vốn tự có của mình và nguồn vốn của ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng như chiết khấu hối phiếu, chấp nhận hối phiếu, cầm cố chứng từ, hàng hoá,... 2.2. Tín dụng ngân hàng Là quan hệ tín dụng mà các ngân hàng cung cấp vốn cho các nhà xuất nhập khẩu, đa số là các khoản tín dụng ngắn hạn. 2.3. Tín dụng nhà nước Phản ánh quan hệ tín dụng giữa chính phủ của một quốc gia với các chủ thể ở các quốc gia khác./. http://www.ebook.edu.vn -104-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S.Mishkin – Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 1994. 2. Tiền tệ - Ngân hàng – PGS.TS Lê Văn Tề 3. Giáo trình lý thuyết Tiền tệ - Ngân hàng - Học viện ngân hàng 4. Thanh toán quốc tế - PGS.TS Nguyễn Văn Dờn 5. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam http://www.ebook.edu.vn -105-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng MỤC LỤC Chương I..................................................................................................................................... 1 TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ ...................................................................................... 1 I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ................................................. 1 1. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ ........................................................................................... 1 2. Bản chất của tiền tệ................................................................................................................. 3 3. Chức năng của tiền tệ ............................................................................................................. 4 II. CHẾ ĐỘ LƯU THÔNG TIỀN TỆ ........................................................................................ 7 1. Khái niệm chế độ lưu thông tiền tệ......................................................................................... 7 2. Các chế độ lưu thông tiền tệ ................................................................................................... 8 III. QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ ............................................................................... 10 1. Tính chất của quy luật .......................................................................................................... 10 2. Nội dung của quy luật........................................................................................................... 10 3. Ý nghĩa của quy luật............................................................................................................. 12 IV. CUNG CẦU TIỀN TỆ ....................................................................................................... 12 1. Cầu tiền tệ ............................................................................................................................. 12 2. Cung tiền tệ........................................................................................................................... 13 Chương II.................................................................................................................................. 15 LẠM PHÁT TIỀN TỆ .............................................................................................................. 15 I. KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT .......................................................................15 1. Khái niệm lạm phát .............................................................................................................. 15 2. Đo lường lạm phát ................................................................................................................ 15 II. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT................................................................................................... 16 1.Về mặt định lượng ................................................................................................................. 16 2. Về mặt định tính ................................................................................................................... 17 III. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT......................................................17 1. Nguyên nhân của lạm phát ................................................................................................... 17 2. Hậu quả của lạm phát ........................................................................................................... 20 IV. CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT .....................................................................22 1. Những biện pháp cấp bách ................................................................................................... 23 2. Những biện pháp chiến lược................................................................................................. 24 V. LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁT KIỀM CHẾ LẠM PHÁT NHẰM ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................25 1. Giai đoạn 1976 - 1980 .......................................................................................................... 26 2. Giai đoạn 1980-1989 ............................................................................................................26 3. Giai đoạn 1990-2006 ............................................................................................................26 4. Lạm phát 2007 đến nay ........................................................................................................ 27 Chương III ................................................................................................................................ 33 TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG................................................................................33 I. TÍN DỤNG............................................................................................................................ 33 1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng .................................................................................... 33 2. Phân loại tín dụng................................................................................................................. 33 3. Chức năng của tín dụng ........................................................................................................ 37 4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế .................................................................................. 38 II. LÃI SUẤT TÍN DỤNG ....................................................................................................... 40 1. Khái niệm lãi suất tín dụng (LSTD) .....................................................................................40 2. Phân loại lãi suất (LS) .......................................................................................................... 40 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất...................................................................................... 42 4. Vai trò của LS trong nền kinh tế thị trường.......................................................................... 46 III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI.............................................................................................. 47 1. Lãi đơn.................................................................................................................................. 47 http://www.ebook.edu.vn -106-
- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng 2. Lãi kép .................................................................................................................................. 50 Chương 4: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC ................................................ 52 TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG ............................................................................................. 52 I. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ................................................................................................. 52 1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng ................................................................... 52 2. Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương..............................54 3. Ngân hàng thương mại (NHTM).......................................................................................... 61 II. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG............................................................. 71 1. Khái niệm ............................................................................................................................. 71 2. Vai trò................................................................................................................................... 71 3. Các loại hình trung gian tài chính phi ngân hàng ................................................................. 72 CHƯƠNG V ............................................................................................................................. 74 THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ........................................................................ 74 I. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT (TTKDTM)............................................................................................................................... 74 1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt.......................................................................... 74 2. Bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt...................................................................... 74 II. MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ..... 75 1. Đối tượng thanh toán ............................................................................................................ 75 2. Chủ thể thanh toán................................................................................................................ 76 3. Tài khoản thanh toán ............................................................................................................ 77 4. Chứng từ thanh toán ............................................................................................................. 77 III. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.................................. 78 1. Hình thức thanh toán bằng Séc (Check, Cheque)................................................................. 78 2. Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi.............................................................................. 86 3. Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu ............................................................................. 88 4. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng ............................................................................... 91 5. Thẻ thanh toán ...................................................................................................................... 93 Chương VI ................................................................................................................................ 97 THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ ........................................................................... 97 I. THANH TOÁN QUỐC TẾ................................................................................................... 97 1. Khái niệm thanh toán quốc tế ............................................................................................... 97 2. Vai trò thanh toán quốc tế..................................................................................................... 97 3. Các điều kiện thanh toán quốc tế .......................................................................................... 97 4. Phương tiện thanh toán quốc tế ............................................................................................ 98 5. Phương thức thanh toán quốc tế ........................................................................................... 99 II. TÍN DỤNG QUỐC TẾ ...................................................................................................... 103 1. Khái niệm tín dụng quốc tế ................................................................................................ 103 2. Các hình thức tín dụng quốc tế ........................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 105 http://www.ebook.edu.vn -107-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ THI MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
74 p | 926 | 279
-
Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 4: Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng
16 p | 268 | 54
-
Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 1: Tiền tệ và lưu thông tiền tệ
16 p | 370 | 53
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính – tiền tệ: Phần 1
45 p | 490 | 46
-
Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 3: Tín dụng và lãi suất tín dụng
16 p | 309 | 41
-
Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng - Tìm hiểu các chức năng tiền tệ - 6
16 p | 111 | 28
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính – tiền tệ: Phần 2
43 p | 150 | 26
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Giá trị theo thời gian của tiền và những ứng dụng
43 p | 300 | 23
-
Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 5: Thanh toán không dùng tiền mặt
16 p | 176 | 21
-
Đề cương bài giảng môn Thị trường tài chính: Phần 1 - Huỳnh Cao Kim Thư
10 p | 158 | 13
-
Bài giảng Tiền tệ - Chương 3: Các định chế tài chính trung gian
51 p | 124 | 8
-
Bài giảng Tiền tệ - Chương 6: Ngân hàng trung ương
24 p | 100 | 8
-
Bài giảng Tiền tệ - Chương 5: Ngân hàng thương mại
28 p | 87 | 5
-
Bài giảng Tiền tệ - Chương 2: Tài chính - Tiền tệ
62 p | 91 | 4
-
Bài giảng Tiền tệ - Chương 4: Thị trường tài chính
27 p | 172 | 4
-
Bài giảng Tiền tệ - Chương 8: Tài chính doanh nghiệp
32 p | 83 | 4
-
Bài giảng môn Tài chính tiền tệ - Chương 5: Các tổ chức tài chính
36 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn