intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ: Số 1/2019

Chia sẻ: ViNobinu2711 ViNobinu2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

47
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ: Số 1/2019 trình bày các nội dung chính sau: Kinh tế - Tài chính Việt Nam 2018 và triển vọng 2019, quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường, cần điều chỉnh lớn chính sách thu hút và sử dụng FDI, một vài dự báo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2019, bốn vấn đề đảm bảo ổn định kinh tế thế giới,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết của tạp chí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ: Số 1/2019

  1. SỐ 01/2019 ISSN: 2615-9414 Kinh tế - tài chính Việt Nam 2018 và triển vọng 2019 Quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường Xã hội siêu thông minh với trí tuệ nhân tạo trong xu thế toàn cầu Nền công nghiệp chăm sóc sức khỏe
  2. KẾ HOẠCH TUYỂN SINH NĂM HỌC 2019-2020: 10.620 Trong đó đại học chính quy: 5.500; Mã trường: DQK
  3. Trong số này SỐ 01/2019 ISSN: 2615-9414 3 Lời chúc mừng của GS. Trần Phương 4 Lời tòa soạn Kinh tế - Tài chính Việt Nam 2018 và triển vọng 2019 Quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường 5 Định hướng nghiên cứu khoa học Xã hội siêu thông minh với trí tuệ nhân tạo trong xu thế toàn cầu của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Nền công nghiệp 6 Quy chế nghiên cứu khoa học 14 Danh sách các thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo chăm sóc sức khỏe HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Vấn đề hôm nay CHỦ TỊCH 15 GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp GS. Trần Phương Kinh tế - Tài chính Việt Nam 2018 và triển vọng 2019 21 GS. TSKH. Nguyễn Quang Thái ỦY VIÊN Bước tiến toàn diện năm 2018, hứa hẹn năm 2019 tốt hơn TS. Đỗ Quế Lượng GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp Nghiên cứu trao đổi PGS.TS. Hà Đức Trụ Kinh tế - Quản lý GS.TS. Vũ Văn Hóa 25 PGS. TS. Hà Đức Trụ PGS.TS. Đỗ Minh Cương Quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường GS.TS. Đinh Văn Tiến 31 TS. Bùi Trinh Ông Trần Đức Minh Cần điều chỉnh lớn chính sách thu hút và sử dụng FDI PGS.TS. Phạm Dương Châu 38 TS. Trần Thanh Toàn TS. Đỗ Trọng Thiều Các công ty Việt Nam và tư duy quản trị marketing hiện đại GS.TS. Vũ Huy Từ 46 TS. Phạm Văn Hiếu TS. Nguyễn Đình Cấp Một vài dự báo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2019 PGS.TS. Văn Tất Thu 52 Phúc Tiến PGS.TS. Đặng Văn Thanh Bốn vấn đề đảm bảo ổn định kinh tế thế giới PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp GS.TSKH. Phạm Sỹ Tiến Kỹ thuật - Công nghệ TS. Hoàng Xuân Thảo 54 TS. Lê Thành Ý GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng Xã hội siêu thông minh với trí tuệ nhân tạo trong xu thế toàn cầu GS.TS. Lê Anh Tuấn 62 GS. TSKH. Phạm Sỹ Tiến PGS.TS. Lê Văn Truyền Tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 ở Khoa Cơ - Điện tử GS.TS. Đinh Văn Đức PGS.TS. Phan Văn Quế 68 GS. TS. KTS. Nguyễn Hữu Dũng TS. Đặng Văn Đồng Phát triển công trình xanh và đô thị xanh tại Việt Nam TỔNG BIÊN TẬP Văn hóa - Xã hội GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp 75 PGS. TS. Lê Văn Truyền Nền công nghiệp chăm sóc sức khỏe PHÓ TỔNG BIÊN TẬP 81 PGS. TS. Văn Tất Thu PGS.TS. Hà Đức Trụ Việt Nam: 20 năm cải cách hành chính TS. Đỗ Trọng Thiều 87 Họa sĩ Nguyễn Văn Nghị Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình THƯ KÝ TÒA SOẠN TS. Phạm Văn Hiếu Thông tin khoa học
  4. Contents 3 Congratulation from Prof. Trần Phương 4 Editor Message SỐ 01/2019 ISSN: 2615-9414 5 Orientation of the scientific reseach of Hanoi University of Business and Technology 6 Regulations of scientific reseach. Kinh tế - Tài chính Việt Nam 2018 và triển vọng 2019 Quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường 14 Members of the acedemic council Xã hội siêu thông minh với trí tuệ nhân tạo trong xu thế toàn cầu Nền công nghiệp chăm sóc sức khỏe Today’s issues 15 Prof. Dr. Nguyễn Công Nghiệp Vietnam economic and financial situation in 2018 and prospects for 2019. 21 Prof. Dr. Nguyễn Quang Thái A comprehensive progress in 2018 and a promising outlook for 2019. Research - Discussion Economy - Management 25 Assoc. Prof. Hà Đức Trụ, PhD Intelectual property rights in the market economy 31 Bùi Trinh, PhD Major adjustment requirement of policies for FDI attraction and use 38 Trần Thanh Toàn, PhD Vietnames companies and the thought of modern marketing management 46 Phạm Văn Hiếu, PhD Some Predictions of 2019 global economic prospects 52 Phúc Tiến Four issues to ensure world economic stability Tòa soạn: Số 29A, ngõ 124 Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, Technique - Technology Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 54 Lê Thành Ý, PhD ĐT: 024.36336507- Máy lẻ: 866 Super smart society with artificial intelligence in the glonal trend Fax: 024.36336506 62 Prof. Dr. Phạm Sỹ Tiến Email:TapchikhoahocHUBT@gmail.com Mechatronics faculty approaches the 4.0 industrial revolution 68 Prof. Nguyễn Hữu Dũng, PhD Giấy phép Xuất bản: The development of green buldings and green cities in Vietnam Số 18/GP-BTTTT ngày 15/01/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông Culture - Society 75 Assoc. Prof. Lê Văn Truyền, PhD Nơi in: Healthcare industry Công ty cổ phần in Ngọc Trâm 81 Assoc. Prof. Văn Tất Thu, PhD Số 62 Phan Đình Giót, Vietnam: 20 years of administrative reform quận Thanh Xuân, Hà Nội. 87 Painter Nguyễn Văn Nghị Visual perception – the foundation for setting up principles of plastic composition Scientific Information
  5. LỜI CHÚC MỪNG CỦA GIÁO SƯ HIỆU TRƯỞNG Chúc mừng sự ra đời của Tạp chí “Kinh doanh và Công nghệ”. Mong Tạp chí ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, xứng đáng là diễn đàn của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, là cơ quan ngôn luận về khoa học và công nghệ của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2019 GS. Trần Phương Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Tạp chí 5 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  6. LỜI TÒA SOẠN Bạn đọc thân mến! Vậy là sau một thời gian thai nghén và chuẩn bị, Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ đã chính thức ra đời và xuất bản số đầu tiên phục vụ bạn đọc. Tạp chí là cơ quan ngôn luận về nghiên cứu khoa học kinh tế và công nghệ của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, là diễn đàn trao đổi và là nơi đăng tải, công bố thông tin, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và CBGV, nghiên cứu sinh và học viên của Trường. Tạp chí có mã số chuẩn quốc tế, được phát hành trong phạm vi cả nước. Sự ra đời của Tạp chí đánh dấu bước phát triển mới của Trường ta trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhân dịp này, Tạp chí xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, các phòng ban; cảm ơn các cơ quan Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho sự ra đời của Tạp chí. Tạp chí xin đặc biệt cảm ơn sự cộng tác của các tác giả, các nhà khoa học, các cộng tác viên đã chủ động, tích cực, nhiệt tình viết bài đăng Tạp chí ngay từ khi có thông tin về việc xuất bản Tạp chí. Đây là nguồn cổ vũ rất lớn cho Tòa soạn. Tất cả các bài viết của các tác giả gửi đến đều rất cần thiết và phù hợp với tôn chỉ mục đích của Tạp chí. Tuy nhiên, do khuôn khổ Tạp chí có hạn nên chúng tôi sẽ nghiên cứu sắp xếp các bài viết vào từng số thích hợp. Tạp chí rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình của các đơn vị, nhà khoa học, các thầy cô, các nghiên cứu sinh và học viên bằng cách chia sẻ và đồng hành cùng xây dựng Tạp chí ngày càng lớn mạnh. TẠP CHÍ KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ Tạp chí 6 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  7. ĐỊNH HƯỚNG NCKH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Lời Ban biên tập: Lâu nay, công tác nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tập trung chủ yếu vào mục tiêu phục vụ đào tạo. Vừa qua, trong cuộc họp của trường bàn về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, GS. Hiệu trưởng Trần Phương cho rằng hiện nay sự phát triển của đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học phải trả lời. Vì vậy, song song với nghiên cứu phục vụ đào tạo, trường cần hướng tới nghiên cứu những vấn đề đó. Giáo sư gợi ý với các thầy cô giáo, cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh và học viên cao học của trường một số định hướng nghiên cứu sau đây: 1. Nội dung và trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2. Nội dung và lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam. 3. Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam định hướng phát triển theo chiều sâu. 4. Biện pháp nào để thoát ra khỏi “bẫy thu nhập trung bình”? 5. Làm thế nào để có vốn đầu tư cho phát triển? 6. Bối cảnh quốc tế và tác động của nó tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. 7. Thế nào là một nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế? 8. Thực trạng và các biện pháp nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam. 9. Thực trạng kết cấu hạ tầng ở Việt Nam và phương hướng phát triển. 10. Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam. 11. Đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 12. Các vùng kinh tế ở Việt Nam và phương thức quản lý các vùng kinh tế. 13. Phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hóa. 14. Biện pháp nào cho nền sản xuất nông nghiệp manh mún của Việt Nam? 15. Đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. 16. Dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. 17. Vị trí của kinh tế Việt Nam trong ASEAN và kinh tế thế giới. Từ định hướng trên, các nhà nghiên cứu – Cán bộ, giảng viên có thể lựa chọn, xác định đề tài cụ thể. Mỗi định hướng trên có thể là một đề tài; có thể tách nhỏ thành một vài đề tài cụ thể. Tạp chí 7 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  8. QUY CHẾ NCKH QUY CHẾ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 791/ QĐ-BGH ngày 7/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) ------------------------------------ Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy chế này quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đối tượng áp dụng là hoạt động nghiên cứu khoa học của các đơn vị trực thuộc, giảng viên, cán bộ, nghiên cứu sinh (NCS), học viên cao học (HV) và sinh viên (SV) Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Điều 2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một trong các chức năng của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. 1. Các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm, mọi giảng viên, cán bộ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch NCKH và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ NCKH hàng năm. 2. Các đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động NCKH của NCS, HV và SV trong trường. Nhà trường khuyến khích NCS, HV, SV và mọi cá nhân trong trường tham gia NCKH, chú trọng nghiên cứu các đề tài khoa học dựa trên cơ sở hợp đồng với các tổ chức ngoài trường. Điều 3. Mục đích hoạt động nghiên cứu khoa học Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, sứ mạng và tầm nhìn của trường, trách nhiệm NCKH của giảng viên và cán bộ, tạo điều kiện tốt nhất có thể cho hoạt động NCKH, từng bước nâng tầm và vị thế của trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều 4. Mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học 1. Gắn nhiệm vụ đào tạo và NCKH cho giảng viên và cán bộ. 2. Nâng cao trình độ chuyên môn, tạo động lực NCKH cho giảng viên và cán bộ. 3. Nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn quản lý, sản xuất - kinh doanh, khoa học - công nghệ, bảo vệ sức khỏe, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 5. Tăng cường mối liên hệ giữa trường với các tổ chức, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, cơ sở chăm sóc sức khỏe, cơ sở đào tạo,… ngoài trường. 6. Góp phần phát triển các ngành khoa học liên quan đến các chuyên ngành đào tạo của trường. 7. Nâng cao tính sáng tạo, tự học tập, tự NCKH của NCS, HV, SV. Điều 5. Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học 1. Nghiên cứu lý luận khoa học và ứng dụng liên quan trực tiếp đến các chương trình đào tạo và môn học đang giảng dạy trong trường. Tạp chí 8 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  9. QUY CHẾ NCKH 2. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề về đào tạo, quản lý, tổ chức, xây dựng và phát triển trường. 3. Nghiên cứu các vấn đề thuộc lý luận và thực tiễn của các lĩnh vực khoa học tiên tiến trong cách mạng công nghiệp 4.0. 4. Nghiên cứu các đề tài nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn theo đơn đặt hàng của các đối tác trong và ngoài trường. 5. Khuyến khích NCS, HV và SV nghiên cứu các đề tài, đề án ứng dụng kiến thức học tập vào thực tế. Phần II. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Điều 6. Phân cấp trách nhiệm quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học 1. Hiệu trưởng quyết định mọi vấn đề về NCKH của trường. 2. Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường có trách nhiệm tư vấn cho Hiệu trưởng những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển trường, chiến lược NCKH và đào tạo của trường. 3. Hội đồng thẩm định đề tài cấp trường có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng xét duyệt đề tài và đề cương nghiên cứu (mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, mức dự toán kinh phí của các đề tài NCKH). 4. Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp trường có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu và kiến nghị mức kinh phí cấp cho đề tài. 5. Hội đồng khoa học cấp Khoa có trách nhiệm xét duyệt đề tài và nội dung nghiên cứu, đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu các đề tài NCKH cấp Khoa trước khi trình Hội đồng cấp trường. 6. Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về: xây dựng chiến lược, kế hoạch NCKH, quy chế, quy định về quản lý hoạt động NCKH; tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch NCKH, tổ chức Hội đồng cấp trường (thẩm định, nghiệm thu đề tài) xét duyệt, đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả; xác nhận thanh toán kết quả NCKH; tổ chức giới thiệu kết quả nghiên cứu, quản lý các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học - công nghệ; tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động NCKH hàng năm, thực hiện các hoạt động báo cáo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tham mưu cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, xử lý vi phạm trong hoạt động NCKH. 7. Các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm có trách nhiệm tổ chức, quản lý, phối hợp và tạo điều kiện để tập thể, cá nhân thực hiện nhiệm vụ NCKH do đơn vị đăng ký hoặc được giao; trực tiếp đôn đốc, giám sát, chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn trong các nhiệm vụ NCKH của đơn vị. 8. Viện Đào tạo sau đại học phối hợp với các Khoa, Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng giáo dục tổ chức NCKH trong HV và NCS. 9. Các Khoa phối hợp với Phòng Công tác sinh viên, Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đoàn trường tổ chức NCKH trong SV. 10. Tạp chí khoa học “Kinh doanh và Công nghệ” có trách nhiệm phối hợp trong công tác NCKH và đăng tải các sản phẩm NCKH theo chức năng. Tạp chí 9 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  10. QUY CHẾ NCKH 11. Phòng Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chức năng giúp Hiệu trưởng thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm cho hoạt động NCKH, tạm ứng kinh phí nghiên cứu cho Ban chủ nhiệm đề tài theo đề cương được duyệt và quyết toán khi đề tài hoàn thành được nghiệm thu. Điều 7. Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, cán bộ Hoạt động NCKH của giảng viên, cán bộ Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bám sát định hướng NCKH nêu tại Điều 5 Quy chế này, bao gồm: 1. Tham gia nghiên cứu các đề tài NCKH cấp nhà nước, cấp bộ, ngành. 2. Tham gia nghiên cứu các đề tài NCKH cấp trường, học viện. 3. Tham gia nghiên cứu các đề tài NCKH cấp Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm,… (ở đây gọi chung là cấp Khoa). 4. Tham gia nghiên cứu các đề tài NCKH theo hợp đồng với các tổ chức ngoài trường, bao gồm các đề tài hợp tác quốc tế. 5. Nghiên cứu lý luận khoa học về đào tạo. 6. Nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn thuộc các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. 7. Viết giáo trình cho các môn học trong các chương trình đào tạo của trường. 8. Viết sách chuyên khảo, sách hướng dẫn phục vụ đào tạo. 9. Dịch tài liệu phục vụ đào tạo (được Hội đồng cấp trường thông qua hoặc được công bố trên các tạp chí khoa học). 10. Viết bài đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, viết bài tham luận và báo cáo chuyên đề trong các hội thảo, hội nghị khoa học trong và ngoài nước. 11. Tổ chức, hướng dẫn NCS, HV, SV thực hiện đề tài NCKH, đề án khởi nghiệp, đề án kinh doanh. 12. Tổ chức hội thảo khoa học. 13. Tham gia các cuộc thi cấp tỉnh, thành phố, cấp bộ, ngành, cấp quốc gia và quốc tế. Điều 8. Quyền lợi của người tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học Quyền lợi của người tham gia hoạt động NCKH được xét theo hai mặt: mức thù lao được hưởng và phần thành tích NCKH được quy đổi thành giờ giảng theo quy định tại Điều 9 Quy chế này. 1. Tham gia nghiên cứu các đề tài cấp nhà nước và cấp bộ (thực hiện theo quy định chung đối với đề tài cấp nhà nước, cấp bộ): a. Về mức thù lao trong nghiên cứu các đề tài: theo dự toán kinh phí và theo kết quả đánh giá, nghiệm thu từng đề tài. b. Được xét thành tích NCKH. 2. Tham gia nghiên cứu các đề tài cấp trường. Kinh phí được cấp theo nhiều mức: tối thiểu 15 triệu đồng, tối đa 50 triệu đồng (15, 20, 25, 35, 40 và 50). a. Về kinh phí để nghiên cứu đề tài: nhà trường duyệt theo từng đề tài, trên cơ sở kết luận của Hội đồng thẩm định đề tài. Mức kinh phí quyết toán cấp cho đề tài, nhà trường xét duyệt căn cứ vào kết quả nghiệm thu và kết luận của Hội đồng nghiệm thu đề tài. b. Mức tạm ứng không quá 30% mức kinh phí được duyệt. c. Ngoài tiền thù lao nghiên cứu nói trên, đối với các giảng viên có tham gia đề tài cấp trường, nhà trường khuyến khích tính thành tích giờ giảng được quy đổi (mức quy Tạp chí 10 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  11. QUY CHẾ NCKH đổi giờ giảng ghi tại Điều 9 Quy chế này); chủ nhiệm đề tài sẽ quyết định phân chia thành tích về giờ giảng cho các thành viên là giảng viên tham gia đề tài. Thành tích về giờ giảng quy đổi được cộng vào tổng mức giờ giảng của giảng viên trong năm để xét khen thưởng và xét khi nâng bậc thù lao. Số giờ giảng được quy đổi từ hoạt động NCKH này không trong diện trả thù lao giờ giảng. 3. Tham gia nghiên cứu các đề tài cấp Khoa. Kinh phí được cấp theo nhiều mức: tối thiểu 5 triệu đồng, tối đa 14 triệu đồng (5, 8, 11, 14). a. Về kinh phí để nghiên cứu đề tài: nhà trường duyệt theo từng đề tài, trên cơ sở kết luận của Hội đồng thẩm định đề tài. Mức kinh phí quyết toán đề tài, nhà trường xét duyệt căn cứ vào kết quả nghiệm thu và kết luận của Hội đồng nghiệm thu đề tài. b. Mức tạm ứng không quá 30% mức kinh phí được duyệt. c. Ngoài tiền thù lao nghiên cứu nói trên, đối với các giảng viên có tham gia đề tài cấp khoa, nhà trường khuyến khích tính thành tích giờ giảng được quy đổi (mức quy đổi giờ giảng ghi tại Điều 9 Quy chế này); chủ nhiệm đề tài sẽ quyết định phân chia thành tích về giờ giảng cho các thành viên là giảng viên tham gia đề tài. Thành tích về giờ giảng quy đổi được cộng vào tổng mức giờ giảng của giảng viên trong năm để xét khen thưởng và xét khi nâng bậc thù lao. Số giờ giảng được quy đổi từ hoạt động NCKH này không trong diện trả thù lao giờ giảng. 4. Đối với các đề tài các đơn vị tự bỏ kinh phí, sau khi được Hội đồng cấp trường đánh giá, nghiệm thu, thì những giảng viên tham gia đề tài được ghi thành tích về giờ giảng quy đổi như mức quy định đối với đề tài cấp khoa. 5. Đối với việc viết bài đăng các tạp chí khoa học chuyên ngành, bài tham luận và báo cáo chuyên đề trong các hội thảo khoa học (dưới danh nghĩa giảng viên của trường), ngoài thù lao, nhuận bút do các tạp chí, các tổ chức sử dụng các sản phẩm đó chi trả, tác giả được ghi thành tích NCKH, tác giả là giảng viên được tính thành tích giờ giảng (ghi trong Phần II, Điều 9 Quy chế này). Thành tích về giờ giảng quy đổi được cộng vào tổng mức giờ giảng của giảng viên trong năm để xét khen thưởng và xét khi nâng bậc thù lao giảng dạy. Mức giờ giảng quy đổi từ hoạt động NCKH này không trong diện trả thù lao giờ giảng . 6. Đối với việc hướng dẫn NCS, HV, SV thực hiện đề tài NCKH, đề án khởi nghiệp, đề án kinh doanh, người hướng dẫn được hưởng thù lao hướng dẫn, mức thù lao tính như sau: số tiết lấy theo bảng trên (Mục III, Điều 9 Quy chế này) nhân với mức thù lao giờ giảng của người hướng dẫn, đồng thời người hướng dẫn được tính thành tích giờ giảng như quy định trên. 7. Các quyền lợi khác: - Nhà trường hỗ trợ một phần phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả tùy theo ý nghĩa và tính chất của đề tài (mức hỗ trợ được xét cho từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở đề nghị của Hội đồng khoa học cấp trường); - Mức độ thực hiện nhiệm vụ NCKH là một tiêu chí quan trọng trong việc xét nâng bậc thù lao giảng dạy và xét khen thưởng hàng năm đối với giảng viên và cán bộ NCKH; - Giảng viên, cán bộ hai năm liền không có thành tích NCKH sẽ không được nhà trường xét khen thưởng và xem xét trong đánh giá giảng viên, cán bộ NCKH. Tạp chí 11 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  12. QUY CHẾ NCKH Điều 9. Quy đổi các sản phẩm hoạt động nghiên cứu khoa học thành số giờ giảng dạy (áp dụng cho giảng viên). TT Nội dung nghiên cứu khoa học Quy ra tiết giảng I Đề tài nghiên cứu khoa học 1 Đề tài cấp nhà nước, cấp bộ Quy định riêng cho từng đề tài 2 Đề tài cấp trường Tối thiểu 100 tiết/đề tài, tối đa không quá 150 tiết/đề tài 3 Đề tài cấp Khoa Tối thiểu 40 tiết/đề tài, tối đa không quá 100 tiết/đề tài Viết bài đăng các tạp chí khoa học chuyên ngành, viết bài tham luận và báo cáo II chuyên đề trong các hội thảo khoa học (dưới danh nghĩa giảng viên của trường) (Mức quy đổi tính cho bài báo có từ 4 trang - 2000 từ trở lên) 1 Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo cấp Khoa Viện, Phòng, 8 tiết/bài Trung tâm (có phát hành cấp trường hoặc tương đương) 2 Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo cấp Trường (có xuất bản) 10 tiết/bài 3 Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo cấp Bộ (có xuất bản) 15 tiết/bài 4 Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia, quốc tế 20 tiết/bài (có xuất bản) 5 Bài viết đăng trên tạp chí khoa học quốc tế (có xuất bản) 30 tiết/bài Bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành thuộc danh mục 6 các tạp chí xét duyệt học hàm của Bộ 20 tiết/bài (cho bài viết có hệ số 1; có xuất bản) Bài viết có các hệ số 0,5 đăng trên tạp chí chuyên ngành 7 thuộc danh mục các tạp chí xét duyệt học hàm của Bộ 15 tiết/bài (có xuất bản) Bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành không thuộc 8 danh mục các tạp chí xét duyệt học hàm của Bộ 10 tiết/bài (có xuất bản, có trong danh mục ISI, SCI, SCIE) III Hướng dẫn NCS, HV, SV thực hiện đề tài Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về Đề tài NCKH, đề án khởi nghiệp, đề án kinh doanh 1 Hướng dẫn 1 đề tài NCKH của SV, dự án kinh doanh, 8 tiết/1 đề tài, dự án khởi nghiệp 2 Hướng dẫn 1 đề tài NCKH của SV 10 tiết/1 đề tài được giải nhất cấp trường 3 Hướng dẫn HV thực hiện đề tài NCKH 15 tiết/1 đề tài (ngoài đề tài Luận văn đã có quy định riêng) 4 Hướng dẫn NCS thực hiện đề tài NCKH 50 tiết/1 đề tài (ngoài đề tài Luận án đã có quy định riêng) IV Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về đề tài nghiên cứu khoa học Tạp chí 12 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  13. QUY CHẾ NCKH Điều 10. Quy định đối với những đề tài thắng thầu Đối với những đề tài NCKH ngoài trường mà các đơn vị hoặc giảng viên, cán bộ của trường tham gia đấu thầu và thắng thầu: - Thủ trưởng đơn vị thắng thầu (trong trường hợp đơn vị thầu) hoặc cá nhân thắng thầu lựa chọn chủ nhiệm đề tài và các thành viên nghiên cứu; - Kinh phí nghiên cứu đề tài do cơ quan quản lý đề tài (mời thầu) cấp, chủ nhiệm đề tài và các thành viên được miễn trích kinh phí cho nhà trường; - Những người tham gia đề tài được ghi thành tích NCKH. Phần III. ĐĂNG KÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Điều 11. Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 1. Hàng năm, trên cơ sở đánh giá kết quả NCKH của thời gian trước, các đơn vị và các cán bộ, giảng viên (dưới đây gọi chung là cán bộ nghiên cứu) đăng ký kế hoạch và đề tài NCKH của đơn vị mình và của cá nhân trước ngày 30 tháng 9 cho học kỳ 1 và trước ngày 30 tháng 11 cho học kỳ 2 của năm học. Kế hoạch NCKH của đơn vị và cá nhân bao gồm các đề tài, đề án, dự án, hội thảo.,.. (như Điều 8) nghiên cứu mới hoặc phần công việc của đề tài năm trước còn cần thực hiện tiếp trong năm kế hoạch. Đối với những đề tài, đề án, dự án, hội thảo,... không thuộc trường quản lý, chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo về Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng giáo dục để trường theo dõi, đánh giá thành tích NCKH. 2. Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng giáo dục tham mưu lập Hội đồng xét duyệt đề tài, đề án, dự án, hội thảo,… và trình kết luận của Hội đồng xét duyệt để Hiệu trưởng phê duyệt. Điều 12. Nội dung đăng ký đề tài đề án, dự án, hội thảo,… bao gồm: A. Đối với các đề tài NCKH đăng ký mới: (theo mẫu đầy đủ trong phần Phụ lục 1), cần làm rõ các nội dung chủ yếu sau: 1. Tên đề tài. 2. Chủ nhiệm (hoặc người chủ trì) đề tài; địa chỉ liên hệ. 3. Những người tham gia chính. 4. Cấp của đề tài. 5. Mục đích nghiên cứu. 6. Nội dung chủ yếu dự kiến nghiên cứu. 7. Tình hình tiếp cận các vấn đề dự kiến nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới hiện nay. 8. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài và dự kiến hình thức công bố sản phẩm. 9. Tổ chức sử dụng sản phẩm nghiên cứu. 10. Thời hạn bắt đầu, kết thúc và các bước nghiên cứu đề tài. 11. Dự toán kinh phí nghiên cứu đề tài (theo mẫu dự toán ở Phụ lục 2). B. Đối với các đề tài NCKH chuyển tiếp sang năm kế hoạch: Nêu rõ những thay đổi trong các nội dung phần A. Tạp chí 13 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  14. QUY CHẾ NCKH C. Đối với các đề tài NCKH không do trường quản lý (báo cáo để kê khai thành tích NCKH), trong báo cáo chỉ nêu: 1. Tên đề tài. 2. Chủ nhiệm đề tài. 3. Cấp quản lý đề tài. 4. Thời gian bắt đầu và kết thúc nghiên cứu đề tài. 5. Những người tham gia nghiên cứu đề tài. 6. Sản phẩm, kết quả nghiên cứu. Phần IV. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH, HỌC VIÊN CAO HỌC VÀ SINH VIÊN Điều 13. Mục đích nghiên cứu khoa học trong NCS, HV, SV (gọi chung là người học) là nhằm rèn luyện năng lực nghiên cứu, phát triển tư duy và nâng cao hơn kiến thức chuyên sâu của môn học và ngành học. Điều 14. Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học do các Khoa, Viện, Phòng Công tác sinh viên, Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đoàn thanh niên, các giảng viên tổ chức, hướng dẫn. Điều 15. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học của người học, các thủ tục đăng ký đề tài, xét duyệt, cấp kinh phí và nghiệm thu kết quả nghiên cứu được thực hiện theo các quy định chung như các đề tài nghiên cứu khoa học khác trong trường. Phần V. NGHIỆM THU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Điều 16. Theo tiến độ đã duyệt, Chủ nhiệm đề tài nộp kết quả nghiên cứu khoa học về Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng giáo dục, chậm nhất 15 ngày, sau khi chủ nhiệm đề tài gửi báo cáo kết quả NCKH, Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng giáo dục phải tham mưu để thành lập Hội đồng nghiệm thu kết quả NCKH của từng đề tài. Điều 17. Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học đánh giá theo các nội dung chính sau: Đánh giá kết quả theo 4 mức: Xuất sắc; Khá; Đạt; Không đạt. Mức đánh giá được chấp nhận là mức đạt số phiếu từ 70 % thành viên Hội đồng. - Mức kinh phí đề nghị nhà trường cấp (dựa vào quy định hiện hành về mức kinh phí được cấp cho các loại đề tài NCKH của nhà trường); - Mức thưởng (nếu có); - Những kiến nghị đối với nhà trường và với chủ nhiệm đề tài NCKH. Phần VI. KINH PHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Điều 18. Kinh phí nghiên cứu khoa học của nhà trường được hình hành từ các nguồn: - Quỹ NCKH: Trường trích tối thiểu 2% tổng thu của năm học để lập Quỹ NCKH; Tạp chí 14 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  15. QUY CHẾ NCKH - Nguồn kinh phí từ hoạt động NCKH với các đối tác; - Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. Điều 19. Mức kinh phí cho từng đề tài nghiên cứu khoa học - Kinh phí được tách thành 2: Phần thù lao nghiên cứu (chi phí nhân công) và phần chi phí vật tư, vật liệu (nếu có); - Phần chi phí vật tư, vật liệu dùng cho nghiên cứu do chủ nhiệm đề tài lập, Hội đồng xét duyệt đề tài đề nghị, trình Hiệu trưởng phê duyệt. Điều 20. Việc quyết toán kinh phí nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học căn cứ vào mức đánh giá của Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài, theo các mức sau: 1. Không đạt: cấp 30% mức kinh phí được duyệt giành cho phần thù lao nghiên cứu của đề tài (còn chi phí cho phần nguyên vật liệu đã chi được coi như chi phí rủi ro và được quyết toán theo số thực chi). 2. Đạt: cấp 100% kinh phí được duyệt của đề tài. 3. Khá: 100% mức kinh phí nghiên cứu được duyệt của đề tài cộng thưởng 10% mức kinh phí đã được duyệt cho phần thù lao nghiên cứu. 4. Xuất sắc: cấp 100% mức kinh phí nghiên cứu được duyệt của đề tài cộng thưởng 20% mức kinh phí nghiên cứu đã được duyệt giành cho phần thù lao nghiên cứu. 5. Khi đề tài bị đánh giá “không đạt” (mục 1 điều này), phần thành tích giờ giảng chỉ được hưởng 50% mức qui đổi ghi tại Điều 9 Qui chế này. 6. Khi đề tài được đánh giá “Khá” hoặc “Xuất sắc” (mục 3 và mục 4 điều này) thành tích về giờ giảng không điều chỉnh tăng. 7. Ứng trước kinh phí: Mức ứng trước cho một đề tài cấp không vượt quá 30 % kinh phí được duyệt của đề tài, việc cấp kinh phí tiếp theo được thực hiện theo tiến độ được duyệt trong kế hoạch nghiên cứu. Phần VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Quy chế nghiên cứu khoa học này có hiệu lực từ ngày ký và được phổ biến tới các đơn vị, giảng viên, cán bộ và người học trong toàn Trường để triển khai thực hiện. Các Ông/Bà Chánh Văn phòng, Trưởng Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và toàn thể giảng viên, cán bộ trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này./. KT.HIỆU TRUỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC TS. Đỗ Quế Lượng Tạp chí 15 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  16. HỘI ĐỒNG KH&ĐT DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 420/QĐ-BGH ngày 17/10/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) TT Họ và tên Chức danh, đơn vị 1 GS. Trần Phương Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng 2 TS. Đỗ Quế Lượng Phó Hiệu trưởng , Phó Chủ tịch Hội đồng 3 GS.TS. Đinh Văn Tiến Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng 4 GS.TS. Vũ Văn Hóa Phó Hiệu trưởng , Ủy viên Hội đồng 5 PGS.TS Hà Đức Trụ Phó Hiệu trưởng , Ủy viên Hội đồng 6 PGS.TS Đỗ Minh Cương Phó Hiệu trưởng , Ủy viên Hội đồng 7 Ông Trần Đức Minh Phó Hiệu trưởng , Ủy viên Hội đồng 8 GS.TSKH. Vũ Huy Từ Viện trưởng Viện đào tạo sau đại học, Ủy viên Hội đồng 9 GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp Tổng biên tập Tạp chí “Kinh doanh và Công nghệ”, Chủ nhiệm Khoa Tài chính, Ủy viên Hội đồng 10 GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển Phó Chủ nhiệm Khoa QLNN, Ủy viên Hội đồng 11 GS.TS. Nguyễn Văn Thường Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Ủy viên Hội đồng 12 PGS.TS. Đặng Văn Thanh Chủ nhiệm Khoa Kế toán, Ủy viên Hội đồng 13 PGS.TS.Văn Tất Thu Chủ nhiệm Khoa QLNN, Ủy viên Hội đồng 14 PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp Chủ nhiệm Khoa Luật kinh tế, Ủy viên Hội đồng 15 PGS.TS. Phạm Văn Đăng Phó Chủ nhiệm Khoa Kế toán, Ủy viên Hội đồng 16 TS. Trần Thanh Toàn Chủ nhiệm Khoa Thương mại, Ủy viên Hội đồng 17 TS. Đoàn Hữu Xuân Chủ nhiệm Khoa QLKD, Ủy viên Hội đồng 18 TS. Phạm Thanh Bình Chủ nhiệm Khoa Ngân hàng, Ủy viên Hội đồng 19 GS.TSKH. Phạm Sỹ Tiến Chủ nhiệm Khoa Cơ-Điện tử, Ủy viên Hội đồng 20 GS.TSKH. Nguyễn Văn Khang Phó Chủ nhiệm Khoa Cơ-Điện tử, Ủy viên Hội đồng 21 GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc, Ủy viên Hội đồng 22 TS. Hoàng Xuân Thảo Chủ nhiệm Khoa CNTT, Ủy viên Hội đồng 23 TS. Lê Văn Đính Chủ nhiệm Khoa Xây dựng, Ủy viên Hội đồng 24 TS. Dương Văn Nghi Chủ nhiệm Khoa Điện-Điện tử, Ủy viên Hội đồng 25 GS.TS. Lê Anh Tuấn Chủ nhiệm Khoa Y, Ủy viên Hội đồng 26 GS.TS. Nguyễn Văn Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Y, Ủy viên Hội đồng 27 PGS.TS. Lê Văn Truyền Chủ nhiệm Khoa Dược, Ủy viên Hội đồng 28 PGS.TS. Phạm Dương Châu Chủ nhiệm Khoa Răng Hàm Mặt, Ủy viên Hội đồng 29 PGS.TS. Nguyễn Văn Tường Phó Chủ nhiệm Khoa Y, Ủy viên Hội đồng 30 TS. Đỗ Văn Bình Chủ nhiệm Khoa Điều dưỡng, Ủy viên Hội đồng 31 TS. Nguyễn Trọng Đàn Phó Giám đốc TT Khảo thí, Ủy viên Hội đồng 32 GS.TS. Đinh Văn Đức Chủ nhiệm Khoa Tiếng Việt, Ủy viên Hội đồng 33 PGS.TS. Phan Văn Quế Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ Anh, Ủy viên Hội đồng 34 PGS.TS. Nguyễn Đăng Sửu Phó Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ Anh, Ủy viên Hội đồng 35 ThS. Bùi Văn Thanh Chủ nhiệm Khoa Tiếng Trung-Nhật, Ủy viên Hội đồng 36 ThS. Lê Thanh Vạn Chủ nhiệm Khoa Tiếng Nga, Ủy viên Hội đồng 37 Ông Nguyễn Ngọc Hùng Phó Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ Anh, Ủy viên Hội đồng 38 TS. Đặng Văn Đồng Phó trưởng Phòng KH&ĐBCL, Ủy viên Hội đồng Tạp chí 16 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  17. VẤN ĐỀ HÔM NAY KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG 2019 GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp * Tóm tắt: Năm 2018 mặc dù nền kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, song tình hình kinh tế - tài chính đất nước vẫn phát triển ổn định, hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch, mở ra triển vọng phát triển mang tính bứt phá cho năm 2019, tạo tiền đề hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016-2020. Từ khoá: Kinh tế, tài chính Việt Nam, vượt mức, hạn chế, triển vọng. Abstract: Despite facing difficulties in the social economy in 2018, Vietnam’s economy and finance have been developing steadily, exceedingly and comprehensively fulfilled all the targets and plans ushering in a promising breakthrough development for 2019 and creating a premise to complete the five-year plan (2016 – 2020). Keywords: Vietnam’s economy, finance, exceed, limitations and prospects 1. Kinh tế - tài chính Việt Nam đó khu vực Nhà nước chiếm 33,3%, tăng năm 2018 3,9% so với năm trước; khu vực ngoài 1.1. Những kết quả đạt được Nhà nước chiếm 43,3% tăng 18,5%; khu vực FDI chiếm 23,4%, tăng 9,6%. Trong Tốc độ tăng GDP đạt 7,08%, vượt năm đã thu hút gần 3.050 dự án đầu tư mục tiêu kế hoạch đề ra (6,5-6,7%) và đạt trực tiếp của nước ngoài với tổng số vốn tốc độ tăng trưởng cao nhất trong suốt 10 đăng ký đạt gần 18 tỷ USD, tăng 17,6% năm trở lại đây. Đáng chú ý là tăng trưởng về số dự án, giảm 15,5% về vốn đăng ký diễn ra toàn diện ở cả 3 khu vực. Trong so với năm trước. Trong năm có 1.169 đó, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản dự án điều chỉnh tăng vốn đạt gần 7,6 tỷ tăng 3,76%, đóng góp 0,62 điểm % vào USD, đưa tổng số vốn đăng ký năm 2018 tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp đại 25,57 tỷ USD. và xây dựng tăng 8,85% đóng góp 3,44 điểm % vào tăng trưởng chung; khu vực Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt dịch vụ tăng 7,03% đóng góp 3,02 điểm 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm % vào tăng trưởng chung. 2017 (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 12,7%). Trong đó, khu vực FDI chiếm tỷ trọng Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, khu vực đạt 1.856,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33,5% kinh tế trong nước chiếm 28,3%. Tổng GDP, tăng 11,2% so với năm 2017. Trong kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 237,5 * Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Tạp chí 17 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KD&CN Hà Nội. Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  18. VẤN ĐỀ HÔM NAY tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2017 - Huy động vốn trái phiếu Chính phủ (loại trừ yếu tố giá tăng 9,5%). Trong đó được điều hành theo tiến độ giải ngân khu vực kinh tế trong nước đạt 94,8 tỷ vốn đầu tư. Trong đó 100% khối lượng USD, khu vực FDI đạt 142,7 tỷ USD. phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, kỳ Xuất siêu năm 2018 đạt 7,2 tỷ USD (bằng hạn bình quân đạt 12,69 năm, lãi suất có 2,95% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn và đạt đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu bình quân 4,71% (năm 2017 là 5,98%); 25,6 tỷ USD, khu vực FDI xuất siêu 32,8 - Nợ công được kiểm soát trong giới tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ hạn an toàn. Dư nợ công đến cuối năm đạt 14,8 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2018 là 61,4%GDP, dư nợ Chính phủ trước. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 52,1%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc 18,5 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập siêu dịch gia 49,7%GDP. Việc trả nợ các khoản vụ 3,7 tỷ USD, bằng 24,9% kim ngạch vay của Chính phủ được thực hiện theo xuất khẩu dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng dự toán và theo lịch trình, đảm bảo đầy hoá và dịch vụ tiêu dùng loại trừ yếu tố đủ, kịp thời các nghĩa vụ trả nợ; giá tăng 9,4% (năm 2017 tăng 9,3%). - Tăng trưởng tín dụng năm 2018 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đạt 14%, chậm hơn năm 2017 (17,6%), 2018 tăng 3,54% so với năm 2017, vượt nhưng vẫn hỗ trợ tích cực cho tăng mục tiêu đề ra (khoảng 4%). Lạm phát cơ trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. bản tháng 12/2018 tăng 1,7% so với cùng Tổng dư nợ tín dụng/GDP đạt 134%, kỳ năm trước. tăng khoảng 4,6 điểm % so với cuối Hoạt động tài chính - tín dụng - tiền tệ năm 2017. Theo đánh giá của Uỷ ban đạt kết quả tích cực. Giám sát tài chính quốc gia, năm 2018, - Thu NSNN vượt dự toán, tăng thanh khoản trong hệ thống các tổ chức 12,3% so với thực hiện năm 2017, trong tín dụng tương đối ổn định. Lãi suất có đó cả 3 nhóm thu chính đều vượt dự toán xu hướng tăng nhẹ do kỳ vọng lạm phát (thu nội địa vượt 4,5%; thu dầu thô vượt tăng trong bối cảnh giá hàng hoá thế giới 84%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập biến động và do các tổ chức tín dụng cơ khẩu vượt 13,1%). Đáng chú ý trong cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ cấu thu, thì thu từ SXKD trong nước lệ an toàn trong năm 2019 và chuẩn bị (thu nội địa) chiểm tỷ trọng cao, đạt gần tăng vốn cấp 2 theo Basel II. Tỷ lệ nợ 82% (bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt xấu 2,4%, giảm nhẹ so với 2017 (2,5%). 68%). Thể hiện sự ổn định ngày càng cao Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng của nguồn thu NSNN. Chi NSNN về cơ nhìn chung được đẩy nhanh và hiệu quả bản thực hiện đúng dự toán. Tỷ trọng chi hơn, theo hướng hạn chế chuyển nợ sang đầu tư phát triển đang có xu hướng tăng VAMC và tự xử lý nợ xấu qua các hình và đạt 26,8% tổng chi NSNN (năm 2017 thức sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, đạt 25%). Cân đối NSNN các cấp được thu nợ khách hàng; đảm bảo, bội chi NSNN ước đạt dưới - Tỷ giá USD/VND tăng nhẹ. Tỷ giá 3,6%GDP, thấp hơn dự toán Quốc hội trung tâm tăng 1,5%, tỷ giá NHTM tăng giao (3,7%); 2,8%, tỷ giá thị trường tự do tăng 3,5% Tạp chí 18 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  19. VẤN ĐỀ HÔM NAY so với đầu năm. Đây là mức tăng hợp lý Ba là, trong hoạt động xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu và phù hợp hàng hoá, khu vực FDI chiếm tỷ trọng với tốc độ lạm phát trong bối cảnh đồng lớn và xuất siêu, khu vực kinh tế trong USD tăng giá mạnh so với một số đồng nước chiếm tỷ trọng nhỏ và còn nhập siêu tiền khác trong khu vực (đồng NDT mất lớn. Hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giá khoảng 5%, đồng Rupi Ấn Độ và In- còn nhập siêu với tỷ lệ nhập siêu lên tới donexia mất giá khoảng 10%); 24,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ; - Thị trường chứng khoán tuy có Bốn là, hiệu quả đầu tư cải thiện chưa nhiều biến động do ảnh hưởng của kinh mạnh, chỉ số ICOR giai đoạn 2016-2018 tế vĩ mô trong và ngoài nước, song vẫn vẫn ở mức 6,2 so với mức 6,25 của giai có những bước tiến đáng ghi nhận. Tổng đoạn 2011-2015. Tình trạng giải ngân mức vốn huy động qua thị trường tăng 3% vốn đầu tư công chậm vẫn chưa được so với năm 2017, mức vốn hoá thị trường khắc phục. Tính đến hết năm, chỉ giải tăng 10%, tương đương 77,2% GDP. Giá ngân được 65,96% tổng vốn đầu tư theo trị giao dịch bình quân đạt gần 6.600 tỷ dự toán Quốc hội giao; đồng/phiên, tăng 30% so với năm 2017. Năm là, tình hình tài chính - ngân Giá trị vốn gián tiếp vào ròng đạt gần 2,8 sách còn nhiều bất cập. Tổng thu NSNN tỷ USD, bằng 95,9% năm 2017. tuy vượt dự toán, nhưng thu từ SXKD đạt 1.2. Bên cạnh những kết quả đạt thấp (thu từ DNNN đạt 97%, thu từ khu được, hoạt động kinh tế và tài chính vực FDI đạt 84,9%, thu từ khu vực NQD năm 2018 cũng còn nhiều hạn chế. Thể đạt 97,7%). Tỷ trọng chi thường xuyên hiện ở các mặt sau đây: tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao (trên 60% Một là, chất lượng tăng trưởng tuy đã tổng chi NSNN), tỷ lệ bội chi NSNN giảm được cải thiện nhưng chưa thực sự bền so với dự toán là nhờ GDP thực hiện cao vững, đóng góp của năng suất các yếu hơn kế hoạch, số tuyệt đối không giảm, tỷ tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP lệ bội chi 3,6%GDP vẫn còn cao so với mới ở mức 43,29%. Năng suất lao động mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho những năm của toàn nền kinh tế tăng 5,93%, thấp hơn tới (3%GDP). Thị trường chứng khoán mức tăng 6,02% của năm 2017 và mới đạt biến động mạnh, chỉ số giá sụt giảm (chỉ khoảng 4.512USD/1 lao động, còn thấp số VN Index giảm 9,3% so với cuối năm so với các nước trong khu vực. Nguyên 2017). Tỷ lệ dư nợ công trên GDP giảm, nhân một phần là do lực lượng lao động nhưng tỷ lệ dư nợ Chính phủ có xu hướng trong ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng. Đặc biệt, tỷ trọng dư nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 42%) trong của quốc gia đã lên đến 49,7%, có nguy tổng lực lượng lao động, trong khi năng cơ vượt ngưỡng an toàn (50%) và rất khó suất lao động của ngành này thấp; kiểm soát. Hai là, ngành công nghiệp khai 2. Triển vọng kinh tế - tài chính khoáng chưa thoát khỏi tình trạng tăng Việt Nam 2019 trưởng âm (giảm 3,11%), mặc dù tỷ lệ 2.1. Triển vọng tăng trưởng kinh tế giảm đã thu hẹp đáng kể so với năm 2017 Thế giới bước vào năm 2019 trong (năm 2017 giảm 7,1%); bối cảnh căng thẳng thương mại và chiến Tạp chí 19 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
  20. VẤN ĐỀ HÔM NAY tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có NSNN vẫn rất lớn. Giá dầu thô khó đạt hồi kết, tăng trưởng kinh tế thế giới có mức 65USD/thùng như tính toán trong xu hướng giảm nhẹ và tiếp tục bị phân dự toán; khả năng thu từ khu vực SXKD hoá giữa các khu vực kinh tế, tăng trưởng vẫn tiếp tục gặp khó khăn do năng suất, thương mại toàn cầu dự báo đạt khoảng chất lượng hiệu quả chưa cao, chi phí đầu 4% (năm 2018 đạt 4,2%). Thị trường vào lớn; thu XNK bị ảnh hưởng bởi lộ chứng khoán, tỷ giá và giá cả hàng hoá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế thế giới sẽ có biến động theo chiều hướng quan... Chi NSNN vẫn chưa khắc phục kém tích cực hơn năm 2017. Bên cạnh được tình trạng dàn trải, phân tán, kém đó cũng tồn tại một số yếu tố thuận lợi, hiệu quả, giải ngân vốn đầu tư XDCB tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế chậm; thiên tai và những rủi ro về thời Việt Nam. Trong đó, tổng cung sẽ duy trì tiết còn lớn... tốc độ tăng khá nhờ khu vực công nghiệp Nợ công đang có xu hướng giảm, và xây dựng, với nòng cốt là ngành chế nhưng nợ Chính phủ và nợ nước ngoài biến chế tạo, tiếp tục đóng vai trò là của quốc gia lại có xu hướng tăng chủ yếu động lực cho tăng trưởng, trong khi tăng do nợ tự vay tự trả của khu vực doanh trưởng của ngành nông lâm thuỷ sản với nghiệp và tổ chức tín dụng tăng nhanh lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn sẽ (năm 2016 tăng 25,7%, năm 2017 tăng giữ vai trò là nhân tố quan trọng cho sự 39,6%). Đây là những khoản nợ rất khó ổn định kinh tế, xã hội. Tổng cầu tiếp tục kiểm soát, tiềm ẩn rủi ro tài chính cao. được hỗ trợ nhờ xuất khẩu và tiêu dùng tư Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng các khoản nhân kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng khả quan. nợ công còn nhiều bất cập, như giải ngân Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2019 có chậm, đội vốn, chậm tiến độ, kỷ luật tài thể đạt 6,6-6,8% (kịch bản I), trong điều khoá, trách nhiệm giải trình chưa chặt kiện môi trường kinh tế trong nước và chẽ, chưa rõ ràng. quốc tế tốt hơn, con số này có thể đạt 6,9-7,1% (kịch bản II). Theo kế hoạch 2.3. Triển vọng tiền tệ, tín dụng của Bộ Công thương, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2019 sẽ tăng 9-10%; Năm 2019, NHNN định hướng tổng xuất khẩu dự kiến đạt 265 tỷ USD, tăng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, 8-10% so với năm 2018; nhập khẩu đạt tín dụng tăng khoảng 14% (bằng năm 268 tỷ USD, tăng khoảng 11,5%. Nhập 2018). Tốc độ này sẽ đảm bảo thực hiện siêu khoảng 3 tỷ USD. mục tiêu kép là vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Về lãi suất, 2.2. Triển vọng ngân sách và nợ công dự báo mặt bằng lãi suất có thể giữ ổn định Dự toán NSNN được Quốc hội do áp lực lạm phát, áp lực tỷ giá và áp lực thông qua với tổng số thu tăng 7% so với về nguồn vốn được giảm thiểu hơn so với năm 2018, tổng số chi tăng 7,2%. Trong năm 2018. Trong đó áp lực về vốn để đáp bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế trên ứng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho 6,6%, thì mức dự toán được duyệt có thể vay trung và dài hạn đã được giảm khi tỷ lệ thực hiện đạt và vượt tối thiểu 5% như này bình quân toàn hệ thống đã từ 30,4% ngành tài chính đã công bố. Tuy nhiên, năm 2017 xuống còn 28,7% năm 2018. những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động Về tỷ giá, theo Uỷ ban Giám sát tài chính Tạp chí 20 Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2