intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thách thức chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục đại học - Trường hợp trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài viết là phản ánh quá trình chuyển đổi số thông qua việc tổng quan tài liệu để hệ thống hóa các khái niệm và xác định các đề xuất khác nhau liên quan đến lộ trình chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục đại học. Bài viết đưa ra một số ví dụ hoạt động chuyển đổi số tại Trường đại học Bách khoa như một trường hợp điển hình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thách thức chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục đại học - Trường hợp trường Đại học Bách khoa Hà Nội

  1. Nguyễn Đăng Tuệ Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm lược: Chuyển đổi số là một vấn đề thời sự trên toàn thế giới, có tầm quan trọng lớn đối với nhiều lĩnh vực. Chuyển đổi số thay đổi mối quan hệ giữa các bên, quy trình nội bộ và tạo ra giá trị. Mối quan tâm chính của các bên liên quan trong quá trình chuyển đổi này là xác định tầm nhìn và lộ trình xác định lộ trình tương lai. Câu hỏi là làm thế nào để cơ sở giáo dục đại học có thể thành công việc chuyển đổi số? Về vấn đề này, mục đích của bài viết là phản ánh quá trình chuyển đổi số thông qua việc tổng quan tài liệu để hệ thống hóa các khái niệm và xác định các đề xuất khác nhau liên quan đến lộ trình chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục đại học. Bài viết đưa ra một số ví dụ hoạt động chuyển đổi số tại Trường đại học Bách khoa như một trường hợp điển hình. Dựa trên khuôn khổ này, bài viết đề xuất một số gợi ý để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số của cơ sở giáo dục đại học. Từ khóa: Cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi số, tổng quan 1. Cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số và tác động tới các cơ sở giáo dục đại học Cách mạng công nghiệp 4.0, được gọi là sự chuyển đổi công nghệ thứ tư hướng tới các hệ thống vật lý - kỹ thuật số trong sản xuất, tạo ra tác động đột phá đến các ngành công nghiệp. Đây là một khái niệm đa ngành rất rộng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật và dẫn mở rộng sang các lĩnh vực khác như kinh tế và quản lý. Trong môi trường Cách mạng công nghiệp, mọi thứ cần được kết nối, hỗ trợ việc thu thập một lượng lớn dữ liệu, cho phép các quyết định được phân cấp và dựa trên thông tin nhận biết ngữ cảnh. Đồng thời, người lao động được hỗ trợ bởi phần mềm và phần cứng để thực hiện các nhiệm vụ có giá trị cao hơn. Chuyển đổi số càng ngày càng trở nên quan trọng cùng với cách mạng công nghiệp 4.0. Ở tầm vĩ mô, chuyển đổi số bao gồm những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trong xã hội và các ngành thông qua việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số. Ở tầm vi mô, các tổ chức đang phải tìm cách đổi mới bằng cách đưa ra các chiến lược bao hàm các tác động của chuyển đổi số và thúc đẩy hiệu suất hoạt động tốt hơn. Sự chuyển đổi số vốn có của Công nghiệp 4.0 đòi hỏi rất nhiều cam kết trên cả khía cạnh tổ chức, lãnh đạo và tài chính. Công nghệ chỉ là một phần 124
  2. của câu hỏi phức tạp cần phải giải để các tổ chức duy trì khả năng cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số. Trong bối cảnh đó, cơ sở giáo dục đại học đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau và phải liên tục đổi mới để duy trì sức cạnh tranh. Thực tế, cơ sở giáo dục đại học gặp khó khăn hơn trong việc tận dụng tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt là đối với cơ sở giáo dục đại học, với mức độ phức tạp ngày càng tăng, lợi ích thực sự và yêu cầu cũng như tác động đến mô hình tổ chức chưa được hiểu hết. Mặc dù cơ sở giáo dục đại học nhận thức được tầm quan trọng và mức độ liên quan của công nghệ, nhưng mức độ triển khai liên quan đến các chuyển đổi số chưa được như kỳ vọng, đặc biệt là ở các nước phát triển như Việt Nam. Bài viết này thực hiện tổng quan tài liệu để làm rõ các câu hỏi sau đây: (1) Chuyển đổi số là gì (2) Quá trình chuyển đổi số với cơ sở giáo dục đại học bao gồm những bước nào và (3) Các động lực và rào cản nào có thể tác động tới quá trình chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục đại học. Trả lời các câu hỏi nghiên cứu này sẽ làm nổi bật đặc điểm chiến lược của quá trình Chuyển đổi số và giúp nắm bắt được khả năng tiếp cận đa chiều của chuyển đổi số. 2. Khái niệm chuyển đổi số Chuyển đổi số có thể được định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào quan điểm và nhận thức. Chuyển đổi số có thể được coi là sự thay đổi trong tất cả các chiến lược tạo việc làm và thu nhập cho một tổ chức, áp dụng mô hình quản lý linh hoạt nhằm cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu đang thay đổi, quá trình tái tạo lại tổ chức để số hóa hoạt động và hình thành các mối quan hệ chuỗi cung ứng mở rộng; chức năng sử dụng internet trong thiết kế, sản xuất, tiếp thị, bán, trình bày và là mô hình quản lý dựa trên dữ liệu. Chuyển đổi số không nên chỉ được coi là bước nhảy vọt về công nghệ. Với một cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi số là việc sắp xếp lại công nghệ, mô hình và các quy trình nhằm xác định lại mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục đại học và các bên liên quan để đảm bảo các giá trị mới cho người học và người lao động của cơ sở giáo dục đại học trong nền kinh tế số không ngừng thay đổi và phát triển. Nhưng chuyển đổi kỹ thuật số của cơ sở giáo dục đại học không chỉ là về công nghệ mà thông qua cách thức làm việc mới để tiếp tục cung cấp các dịch vụ tập trung vào con người (người dạy, người học) trước sự thay đổi của công nghệ, của áp lực đến từ cạnh tranh và đến từ thay đổi nhu cầu cũng như hành vi của con người đối với giáo dục. Điều này sẽ giúp cơ sở giáo dục đại học dự đoán được tương lai và sẵn sàng cho tương lai. Việc quản lý các hoạt động không nên chỉ tập trung vào các bản cập nhật phần mềm - phần cứng. Chuyển đổi số là sự thích ứng của hệ sinh thái thể chế 125
  3. và hoạt động của bất kỳ thực thể nào về phương pháp kinh doanh và tư duy mới nhằm cố gắng theo kịp tốc độ số hóa bằng cách hưởng lợi từ các yếu tố kỹ thuật số. Chuyển đổi số do vậy bao gồm nhưng không chỉ là đào tạo trực tuyến, cũng không đơn giản chỉ là số hóa các nguồn tài liệu mà còn bao gồm việc chuyển đổi phần cứng, kéo theo việc quản trị các nguồn lực dành cho giáo dục, đào tạo. 3. Quá trình chuyển đổi số Việc sử dụng các trụ cột của chuyển đổi số được thúc đẩy bởi sự đổi mới ngày càng mạnh mẽ của internet vạn vật, robot, in 3D, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và tăng cường, bảo mật thế hệ mới, mô phỏng, an ninh mạng, blockchain, công nghệ nano, điện toán đám mây, dữ liệu lớn. Điều quan trọng là các hoạt động chuyển đổi số cần thích ứng với một xã hội học tập thay đổi. Chuyển đổi số cần thực sự được xác định đáp ứng nhu cầu của người học. Với chuyển đổi số, giai đoạn bắt đầu từ thiết kế chương trình đến triển khai hoạt động đào tạo được rút ngắn. Phạm vi các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học được mở rộng với quy trình quyết định tối ưu và nhanh hơn dựa trên dữ liệu số trong từng bước trong quá trình đào tạo. Quá trình này giúp tăng hiệu quả cho các hoạt động đào tạo và giảm chi phí cho hoạt động đào tạo. Các mô hình đào tạo cổ điển sẽ dần biến mất và được thay thế bằng các mô hình đào tạo linh hoạt, có thể thay đổi ngay lập tức, có phản ứng trên thời gian thực đối với thói quen của người học và dựa trên kiến thức. Chuyển đổi số hướng tới quá trình nghiên cứu và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học trở nên thiết thực hơn, hiệu quả chi phí được cải thiện, cần ít nhân lực hỗ trợ hơn. Mục đích chính của chuyển đổi số là thiết kế lại hoạt động kinh doanh của tổ chức thông qua việc giới thiệu các công nghệ kỹ thuật số, đạt được các lợi ích như cải thiện năng suất, giảm chi phí và đổi mới. Tuy vậy, trong khi nhiều cơ sở giáo dục đại học ngày càng nhận ra rằng Internet là chìa khóa thành công, trong nhiều trường hợp, các cơ sơ giáo dục này vẫn chưa thực sự có những động thái mạnh mẽ cho chuyển đổi số. Chẳng hạn, ở một quốc gia có hệ thống công nghệ thông tin tương đối phát triển như Việt Nam, một số trường đại học vẫn không có trang web có giao diện có thể xem trên điện thoại thông minh, chưa kể đến việc sử dụng hệ thống số để kết nối giữa người dạy và người học. Hầu hết cơ sở giáo dục đại học mới sử dụng Internet để tìm hiểu thông tin chung liên quan đến doanh nghiệp, email người học, ngân hàng trực tuyến, thanh toán học phí, mua sắm trang thiết bị. Trong khi đó, các mô hình đào tạo cổ điển đã biến mất và thay thế cho các mô hình đào tạo linh hoạt, có thể thay đổi ngay lập tức, có phản ứng theo thời gian thực đối với thói quen của người học và dựa trên kiến thức. Ở một lớp học truyền thống với nhiều đối tượng học sinh với nhiều trình độ khác nhau, việc dạy 126
  4. và học sẽ gặp không ít trở ngại. Số đông sinh viên trong giảng đường có thể khiến một số bị bỏ lại phía sau vì áp lực không theo kịp bài giảng trong khi một số khác lại thấy nhàm chán vì cảm thấy nhiều bài quá dễ hoặc do người dạy theo đuổi sự chú ý của một số cá nhân sinh viên trong lớp. Bên cạnh đó, không phải mọi sinh viên đều phù hợp với cùng một cách tiếp cận kiến thức, cách truyền tải cũng như sử dụng các phương pháp giống nhau để lưu trữ thông tin. Việc số hóa là một giải pháp để giúp các sinh viên có năng lực học tập khác nhau có thể tiếp cận bài học theo đúng khả năng và cách tiếp cận của mình. Với mô hình giáo dục đại học cũ, người dạy chỉ trình bày kiến thức với kỳ vọng người học tiếp thu được bằng nỗ lực điều chỉnh nhận thức và hành vi. Với mô hình giáo dục chuyển đổi số, người học có thể học trong mọi trải nghiệm vượt qua phạm vi lớp học. Mô hình mới coi trọng quá trình học và thực sự đưa người học vào trung tâm cũng như hướng tới phục vụ người học một cách tối đa thông qua cá nhân hóa trong học tập. Việc truyền tải kiến thức thực sự dựa trên năng lực của từng sinh viên, tập trung vào người học sẽ giúp cho người học thực sự nhận được những kỹ năng, kiến thức phù hợp với họ cho sự nghiệp tương lai. Từ phía các cơ sở giáo dục đại học, khi sử dụng các nền tảng kỹ thuật số trong xây dựng học liệu, tổ chức giảng dạy, thi cử bằng các công cụ số và trí thông minh nhân tạo có thể thu thập và xử lý dữ liệu và thông tin hữu ích của người học. Dữ liệu này có thể bao gồm quá trình và cách mỗi sinh viên trải nghiệm quá trình học tập. Trên cơ sở đó cơ sở giáo dục đại học có sự cải tiến và thay đổi cách tiếp cận với từng cá nhân người học một cách hiệu quả nhất. 4. Các bước để cơ sở giáo dục đại học chuyển đổi số Trong giáo dục đại học, không có một công thức dành riêng cho quá trình chuyển đổi số. Tuy vậy hoàn toàn có thể vận dụng các khung đánh giá hiệu quả giáo dục cũng như các khung đảm bảo chất lượng giáo dục để định hướng quá trình chuyển đổi. Vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều phối, huy động nguồn lực cấp hệ thống sẽ là then chốt quyết định hình hài của giáo dục mới. Bên cạnh việc hướng đến đảm bảo hiệu quả giáo dục, cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng cho mọi đối tượng người học để không ai bị bỏ lại phía sau là một mục tiêu quan trọng mà chuyển đổi số phải đạt được. Các bước có thể được cơ sở giáo dục đại học thực hiện để chuyển đổi số như sau: • Đánh giá Chuyển đổi số. Điều này chủ yếu liên quan tới việc đánh giá trạng thái kỹ thuật số hiện có của một cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học cần đánh giá đa chiều trong các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi số để phản ảnh sự hoàn thiện chuyển đổi số của cơ sở giáo dục đại học và đặt đánh giá mức độ hiệu quả của các quy trình chuyển đổi số được thực hiện. Điều 127
  5. này sẽ giúp các bên liên quan khác nhau tiếp cận nhanh và gắn kết với quá trình chuyển đổi số. • Xác định định hướng chiến lược về chuyển đổi số của cơ sở giáo dục đại học và thiết lập các mục tiêu chiến lược. Điều này đòi hỏi việc tập hợp một số danh mục các mục tiêu phân tách những mục tiêu khác. Trong quá trình xác định mục tiêu cần xem xét hai biến số chính: quy mô của cơ sở giáo dục đại học và hoạt động hiện tại. Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc hoàn thành thành công phần còn lại của quy trình. • Thực hiện Chuyển đổi số: Việc thực hiện Chuyển đổi số trên thực tế đòi hỏi sự chuẩn bị và hướng dẫn trước một cách cụ thể. Thay đổi sẽ được cảm nhận và tác động tới các bên liên quan khác nhau. Sự thay đổi này sẽ được cụ thể hóa với tốc độ như thế nào phụ thuộc vào mức độ động viên và cam kết của các bên liên quan đối với mục tiêu chung về số hóa. Điều đáng chú ý ở đây là tích hợp công nghệ chỉ là một bước thực hiện chuyển đổi số. Không có đường tắt nào được thực hiện giữa tích hợp công nghệ thông tin - truyền thông và chuyển đổi số, trái với quan niệm và thông lệ chung.Cần có sự phối hợp và phản ánh nghiêm túc về quá trình Chuyển đổi số. Các hướng dẫn của tổ chức giáo dục đại học về chuyển đổi số phải tính đến các khía cạnh và tác nhân khác nhau và đầu vào của những bên liên quan khi Chuyển đổi số. Quy trình phải tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa việc cung cấp các giai đoạn Chuyển đổi số chung và duy trì một mức độ linh hoạt nhất định cho phép điều chỉnh nó cho các tổ chức khác nhau. Nhiệm vụ này là quan trọng nhưng không dễ dàng, đặc biệt là khi xem xét các biến số khác nhau liên quan đến các cơ sở giáo dục đại học (quy mô, hoạt động, mục tiêu ...). Nhu cầu của các cơ sở giáo dục đại học trong quá trình chuyển đổi số có thể khác nhau, cần được cụ thể hóa nội dung theo quy mô, lĩnh vực của cơ sở giáo dục đại học. Chuyển đổi số đòi hỏi những thay đổi căn bản không chỉ về mặt chiến lược mà còn cả về văn hóa trong cơ sở giáo dục đại học. 5. Động lực và thách thức với chuyển đổi số của cơ sở giáo dục đại học Với các cơ sở giáo dục đại học, động lực chính để triển khai chuyển đổi số là giảm chi phí, cải thiện thời gian tiếp cận với người học và tăng chất đào tạo. Tuy vậy các cơ sở giáo dục đại học gặp phải các rào cản chính là thiếu chi phí phát triển, thiếu hiểu biết về tầm quan trọng chiến lược chuyển đổi số cũng như thiếu cam kết và quyết tâm của lãnh đạo. Nhiều cơ sở giáo dục đại học không chuẩn bị cho những thay đổi cơ cấu mà chuyển đổi số tạo ra, hoặc vì thiếu chuyên môn cần thiết hoặc vì thái độ thận trọng hoặc thậm chí hoài nghi đối với một chiến lược công nghệ còn xa lạ. Chuyển đổi số sẽ làm cho giảng viên sẽ không phải là tài sản riêng của trường đại học vì giảng viên có thể tham gia hợp tác với các tổ chức giáo dục và 128
  6. nghiên cứu nào tạo ra giá trị cho xã hội. Đồng thời, sinh viên được trao quyền chủ động lựa chọn các thành phần kiến thức có lợi cho bản thân. Khi các trường chuyển đổi sang mô hình trường học thông minh thì hàng loạt các yếu tố sẽ phải thay đổi liên quan tới các thiết bị phần cứng, phần mềm, công nghệ, phòng học số đi cùng với hoạt động sư phạm số, quản lý người học, giáo viên thông minh và chương trình giảng dạy số. Do vậy nhà trường cần nhiều kinh phí hơn để đầu tư cho hệ thống trang thiết bị số. Việc áp dụng và triển khai công nghệ Công nghiệp 4.0 ở cơ sở giáo dục đại học cũng đang bị tụt hậu do một số khó khăn như kỹ năng của các cán bộ giảng viên và sự cởi mở, sẵn sàng thay đổi. Không phải tất cả các giảng viên đều có năng lực và sự tự tin việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ công tác giảng dạy. Trong khi đó, nhiều sinh viên còn chưa có kỹ năng sử dụng không gian mạng trong học tập cũng như sử dụng học liệu mở để tự học. Chuyển đổi số chỉ có thể thành công khi cả người học và người dạy đều được đào tạo tốt về cách sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật để đạt được các mục tiêu giáo dục. Ngoài ra, những tiến bộ trong kỹ thuật số cũng mang đến những thách thức cho người học và người dạy bởi thông tin đa chiều, khó kiểm chứng hoặc thông tin thiên lệch được cung cấp bởi không gian mạng. Việc tiếp với dữ liệu số được điều khiển phần lớn bởi các thuật toán tạo ra rủi ro và đòi hỏi tư duy phản biện và khả năng tham gia tích cực và thành thạo vào môi trường kỹ thuật số. 6. Chuyển đổi số ở trường đại học bách khoa Hà Nội Đại dịch COVID-19 nhìn từ góc độ tích cực là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học nói chung và trường đại học Bách Khoa Hà Nội nói riêng đẩy mạnh việc đào tạo trực tuyến và chuyển đổi số. Trong thời điểm đại dịch, các trường đại học đóng cửa, hàng triệu sinh viên bị gián đoạn việc học. Nhờ các công cụ truyền thông, kỹ thuật số và nền tảng học tập, trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã cho sinh viên học tập ở nhà, triển khai các công cụ đào tạo trực tuyến. Nhờ sự nhanh nhạy và linh hoạt, lãnh đạo trường đại học Bách khoa đã triển khai công việc này một cách khá thành công thông qua các bước: (1) Liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh, đưa ra các thông tin cập nhật, chuẩn xác về tình hình dịch bệnh và triển khai phương thức đào tạo online (2) Tổ chức các buổi đào tạo online, chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn chính thức cho giảng viên đặc biệt là các giảng viên chưa quen với hình thức đào tạo này (3) Sử dụng phần mềm hiện đại hỗ trợ việc đào tạo online: Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã mua các phần mềm của Microsoft cho cả giảng viên và học viên, đảm bảo sử dụng phần mềm giảng dạy an toàn về bảo mật, ổn định về đường truyền để việc giảng dạy online có thể được triển khai một cách tốt nhất (4) Thường xuyên lấy ý kiến giảng viên và người học về các vướng mắc trong việc đào tạo online, đảm bảo việc giảng dạy 129
  7. và học tập được thực hiện với chất lượng cao nhất (5) Hỗ trợ phương tiện cho người học: để đảm bảo sinh viên có phương tiện học tập (laptop, máy tính bảng). Để triển khai học online, trường đã triển khai chương trình quyên góp mỗi giảng viên 10% một tháng lương để lập quỹ hỗ trợ mua laptop, máy tính bảng giá rẻ cho sinh viên, đồng thời phối hợp với đơn vị vận chuyển để chuyển tận tay các trang thiết bị học tập tới sinh viên. (6) Điều chỉnh lịch học tập một cách chủ động, linh hoạt để có thể ứng phó với tình hình dịch bệnh, đồng thời đảm bảo kết hợp nhuần nhuyễn giữa đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tiếp ngay sau khi dịch bệnh được đẩy lùi. Nhờ thực hiện những chính sách kịp thời nói trên trong chuyển đổi số, trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã duy trì liên tục quá trình đào tạo, giảm sự gián đoạn trong học tập của sinh viên và đảm bảo được chất lượng đào tạo của trường. Điều này được thể hiện qua việc sinh viên ra trường theo kế hoạch và tìm được việc làm, uy tín về đào tạo và nghiên cứu của Trường tiếp tục được duy trì. Trong dài hạn, trường đại học Bách Khoa Hà Nội đang tiếp tục thực hiện các bước hướng tới chuyển đổi số như (1) Tích cực phát triển các chương trình đào tạo kết hợp giữa đào đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tiếp (Blended learning) để tăng tính chủ động trong việc triển khai chương trình đào tạo đồng thời nâng cao sự tích cực, chủ động học tập của người học (2) Nghiên cứu và từng bước triển khai xây dựng hệ thống học liệu số và lớp học số (3) Ứng dụng công nghệ vào quản lý trang thiết bị nghiên cứu và đào tạo (4) Các hoạt động quản lý học tập và giảng dạy được từng bước số hóa (ví dụ: việc kê khai công trình nghiên cứu, phân công lớp giảng dạy, chấm điểm rèn luyện cho sinh viên đều đã hoàn toàn được thực hiện trên nền tảng Internet) Mặc dù đã có một số bước tích cực để thực hiện chuyển đổi số, trường đại học Bách khoa Hà Nội vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động này như chưa có một chiến lược toàn diện về chuyển đổi số, chưa quán triệt được mục tiêu, tinh thần chuyển đổi số đến cán bộ giảng viên. Hoạt động chuyển đổi số được thực hiện phần nhiều để đối phó với sự biến động do dịch Covid mang lại chứ chưa phải là hành động chủ động từ nội tại của Trường. 7. Những việc cần làm để cơ sở giáo dục đại học chuyển đổi số thành công Cơ sở giáo dục đại học có nhiều lợi thế vì linh hoạt, năng động, có mỗi quan hệ gần gũi với doanh nghiệp và các loại hình tổ chức khác. Tuy nhiên, nguồn lực hạn chế của các cơ sở giáo dục đại học có thể ngăn cản các cơ sở này thực hiện Chuyển đổi số. Để thực hiện Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, cần chú ý đến những hoạt động nâng cao nhận thức của cơ sở giáo dục đại học về chuyển đổi số, nâng cao năng lực của người đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho cơ sở giáo dục đại học về vấn 130
  8. đề chuyển đổi số, tăng cường cơ sở hạ tầng truyền thông dữ liệu. Từ những phân tích lý thuyết ở trên cũng như từ kinh nghiệm của Trường đại học Bách khoa Hà Nội, có thể rút ra một số điểm cần thực hiện để cơ sở giáo dục đại học chuyển đổi số thành công như sau. Việc chuyển đổi phải được dẫn dắt bởi người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học cụ thể là Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng. Tình hình hiện tại của các cơ sở giáo dục đại học cần được phân tích để xác định những thách thức, rủi ro hoặc những kỳ vọng đã thay đổi của người học. Các cơ sở giáo dục đại học cần phân tích nhu cầu, xác định rõ ràng các mục tiêu có thể đo lường được. Trên cơ sở đó sẽ xác định một lộ trình đơn giản về mục tiêu của cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh chuyển đổi số. Nhà quản lý cơ sở giáo dục đại học có thể xem xét các chủ đề số hóa, những công nghệ mới có thể tạo ra các mô hình đào tạo mới và đưa ra các tiêu chuẩn và đào tạo để hỗ trợ đội ngũ cán bộ giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học thực hiện quá trình này. Cần phải có những cán bộ giảng viên có trình độ cao để tạo ra một kho các khả năng và kỹ năng cần thiết và để phát triển kho tài nguyên số. Việc tuyển dụng những cán bộ giảng viên có kỹ năng kỹ thuật số cũng như đào tạo lại đội ngũ cán bộ giảng viên hiện tại cần được thực hiện song song. Cơ sở giáo dục đại học nên chuyển đổi cơ cấu tổ chức và văn hóa tổ chức để có được một quá trình chuyển đổi số hiệu quả. Tạo ra nhận thức về chuyển đổi số và môi trường hỗ trợ bao gồm sử dụng công nghệ thông tin để phát triển cơ sở giáo dục đại học, đo lường tác động của các công cụ công nghệ thông tin, liên kết kỳ vọng của cơ sở giáo dục đại học với thực tế của các nền tảng công nghệ. Cơ sở giáo dục đại học cần có được thông tin rõ ràng về việc đào tạo sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện có, và thiết lập hệ thống thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục đại học với các doanh nhân và chuyên gia về thị trường. Hợp tác với những người trợ giúp cơ sở giáo dục đại học, phòng thí nghiệm đổi mới, các tổ chức nghiên cứu. Để chuyển đổi số, các cơ sở giáo dục đại học phải cùng phát triển học liệu điện tử, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến. Sự hỗ trợ và liên thông giữa các cơ sở giáo dục đại học giúp chia sẻ tài nguyên, từ đó hình thành giá trị chung. Cuối cùng, chính phủ cũng đóng một vai trò trong việc kích thích Chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục đại học bằng cách tạo khung pháp lý và quy định thuận lợi để tăng cường chuyển đổi số. Ngoài ra, chính phủ có thể khuyến khích Cơ sở giáo dục đại học đang tham gia vào quá trình Chuyển đổi số và hỗ trợ thông qua các hỗ trợ về tài chính. Với sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ và các bên liên quan khác như Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, Hội khuyến học, các cơ sở giáo dục đại học có thể tiếp cận được nhiều nguồn lực hơn trong quá trình chuyển đổi số. 131
  9. Tài liệu tham khảo [1]. J Piet Hausberg, Liere-Netheler, K., Packmohr, S., Pakura, S., & Vogelsang, K. (2019). Research streams on digital transformation from a holistic business perspective: A systematic literature review and citation network analysis. Zeitschrift Für Betriebswirtschaft, 89(8–9), 931–963. ProQuest Central. https://doi.org/10.1007/s11573-019-00956-z [2]. Senyo, P. K., Liu, K., & Effah, J. (2019). Digital business ecosystem: Literature review and a framework for future research. International Journal of Information Management, 47, 52–64. https://doi.org/10.1016/j.ijinfomgt.2019.01.002 [3]. Tomat, L., & Trkman, P. (2019). DIGITAL TRANSFORMATION - THE HYPE AND CONCEPTUAL CHANGES. Economic and Business Review for Central and South - Eastern Europe, 21(3), 351-370,495. ProQuest Central. https://doi.org/10.15458/ebr.90 [4]. Vial, G. (2019). Understanding digital transformation: A review and a research agenda. The Journal of Strategic Information Systems, 28(2), 118– 144. https://doi.org/10.1016/j.jsis.2019.01.003 [5]. Yu, F., & Schweisfurth, T. (2020). Industry 4.0 technology implementation in SMEs - A survey in the Danish-German border region. International Journal of Innovation Studies, 4(3), 76–84. https://doi.org/10.1016/j.ijis.2020.05.001 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1