Thách thức trong thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 1
download
Bài viết đa dạng các sản phẩm tài chính trong đó có Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một đòi hỏi tất yếu để vừa đạt mục tiêu phát triển tài chính toàn diện vừa đáp ứng nhu cầu rất lớn của những người dân ở khu vực nông thôn. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thách thức trong thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- 15. Hume M and Mort G. S. (2008) Satisfaction in performing arts: the role of value? European Journal of Marketing 42 (3/4), 2008 pp. 311-326q Emerald Group Publishing Limited 0309-0566, DOI 10.1108/03090560810852959 16. Hunt, H. Keith. 1977. "CS/D--Overview and Future Research Direction." In Conceptualization and Measurement of Consumer Satisfaction and Dissatisfaction. H. Keith Hunt, ed. Cambridge, MA: Marketing Science Institute. th 17. Kotler P. & Keller K.(2006) Marketing Management, 12 Edition, Pearson Education Inc, New Jersey. th 18. Lovelock C. & Wirtz J. (2007) “Services Marketing: People, Technology, Strategy, 6 Ed.,Pearson Prentice Hall, New Jersey 19. Lehtinen, U. And Lehtinen, J.R. (1991), Two approaches to service quality dimensions. The service industry journal, Vol. 11, No.3, pp 287-303. 20. Mehdi B. M. (2007). Measuring Service Quality in Airline Using SERVQUAL Model - (Case of IAA), Master’s Thesis LTU, Sweden 21. Naichiamas D. and Frankfort Nachiamas, C., (1996) Research Methods in the Social th Sciences, 5 ed., Arnold, Santa Crux 22. Naresh K. Malhotra & David F. Birks (2007) Marketing Research, An applied Approach, 3 ed. Prentice Hall, Inc. 23. Narver, J.C. and Slater, S.F. (1990). “The effect of a market orientation on business profitability”, Journal of Marketing, Vol. 54, October, pp. 20-35 24. Oliver, R.L. (1993a) “Cognitive, affective, and attribute bases of the satisfaction response”, Journal of Consumer Research, 20, December, pp. 418-30. 25. Oliver, Richard L. (1997) Satisfaction: A behavior perspective on the consumer. New York Irwin McGraw Hill 26. Parasuraman, A. et al. (1988) “SERVQUAL: a multiple item scale for measuring customer perceptions of service quality”, Journal of Retailing, 64, pp. 12-40. 27. Parasuraman, A. Zeithalm, V. A. & Berry, L. L. (1985) A Conceptual Model of Service Quality and its implication for future research, Journal of Marketing, 49, pp. 41-50 28. Rust, R.T. and Zahorik, A.J. (1993), “Customer satisfaction, customer retention, and market Ryals & Knox 2001 Cross-functional Issues in the Implementations of Relationship Marketing Through CRM. European Management Journal, Vol (19)5 p.534-542 29. Sattari S. (2007). Application of Disconfirmation Theory on Customer Satisfaction Determination Model - Case of Prepaid Mobiles in Iran, Master’s Thesis, LTU, Sweden. 30. Mittal, Vikas and P.M. Baldasare (1996), “Impact Analysis and the Asymmetric Influence of Attribute Performance on Patient Satisfaction,” Journal of Health Care Marketing, 16 (3), 24-31 31. Kamakura, Wagner A. and Michel Wedel (1995), “Life-Style Segmentation with Tailored Interviewing,” Journal of Marketing Research, 32 (August), 308-317. nd 32. Saunders, M. N. K. (2000). Research Methods for Business Students, 2 Edition, Financial Times/Printice Hall 33. Wang Y. & Hing-Po Lo (2002). Service quality, customer satisfaction and behaviour intentions: Evidence from China’s telecom Industry. Info (4) 6 pp. 50-60.MCB UP Ltd 34. Wiersma, W. (1995). Research methods in education: An introduction (Sixth ed.). Boston: Allyn and Bacon. 225
- THÁCH THỨC TRONG THÚC ĐẨY BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Nguyễn Sơn Hải ThS. Nguyễn Thanh Giang Học viện Tài chính Tóm tắt Thúc đẩy tài chính toàn diện hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững là chủ đề đang rất được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Với đặc thù là một nước nông nghiệp, gần một nửa lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, sinh sống chủ yếu ở nông thôn. Sự khó khăn trong việc đưa các dịch vụ tài chính đầy đủ đến với người dân vẫn là thách thức chủ yếu. Đa dạng các sản phẩm tài chính trong đó có Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một đòi hỏi tất yếu để vừa đạt mục tiêu phát triển tài chính toàn diện vừa đáp ứng nhu cầu rất lớn của những người dân ở khu vực nông thôn. Từ khoá: Tài chính toàn diện; Bảo hiểm nông nghiệp; nông thôn. Việt Nam là một nước nông nghiệp, với hơn 21 triệu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 40,2%) và khoảng 65% dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn (theo GSO, 2017). Vì thế, sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng lớn đối với an ninh, kinh tế - xã hội. Bất lợi là Việt Nam thường xuyên chịu hơn chục cơn bão lớn mỗi năm. Bão và lũ lụt hàng năm gây thiệt hại nặng nề cho sản lượng cây trồng theo mùa vụ, cho vật nuôi, thuỷ sản. Theo báo cáo của FAO-2018, giai đoạn 2005-2015, Việt Nam đứng thứ sáu trong số các quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, mỗi năm thiệt hại khoảng 1,5%-2% GDP. Trong tương lai, sản xuất nông nghiệp được dự báo đối mặt với nhiều khó khăn như diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, năng suất cây trồng giảm, biến đổi khí hậu gây nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá đất đai. Để đối phó, Chính phủ phải chi hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm để hỗ trợ nông dân khi hứng chịu thiên tai. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp ứng phó tạm thời vì về lâu dài sẽ gây gánh nặng cho ngân sách vốn đã rất eo hẹp. Từ khi ban hành Nghị định 58/2018/NĐ-CP, khung pháp lý về BHNN chính thức có hiệu lực, nhưng cho đến nay việc triển khai BHNN của các doanh nghiệp bảo hiểm được giao vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Những khó khăn và nguyên nhân nào đang cản trở sự phát triển của BHNN ở nước ta hiện nay. 1. Thực trạng bảo hiểm nông nghiệp hiện nay Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam mặc dù đã được triển khai khá đồng bộ và quyết liệt từ 2011, nhưng BHNN Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Số liệu thống kê cũng thể hiện doanh thu phí BHNN 3 năm gần đây rất khiêm tốn, năm 2015 là 42 tỷ, năm 2016 là 45 tỷ và 2017 là 46 tỷ. Về cơ cấu doanh thu thì nghiệp vụ BHNN chỉ chiếm khoảng 0,12% tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ. Số tiền bồi thường BHNN vì thế cũng thấp. Rõ ràng quy mô BHNN vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và mong muốn của Nhà nước. Bảng: Nghiệp vụ Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 2015-2017 Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017 Doanh thu phí BHNN Tỷ đồng 42 45 46 Doanh thu phí Bảo hiểm phi nhân thọ Tỷ đồng 31.894 36.866 41.594 Tốc độ tăng trưởng doanh thu BHNN (%) % 40,55 7,14 1,13 Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ % 0,13 0,12 0,11 Bồi thường bảo hiểm gốc BHNN Tỷ đồng 7 8 2 Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại Tỷ đồng 12 17 45 Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2015, 2016, 2017 226
- Trước đây, Nhà nước đã cho thí điểm BHNN theo Quyết định số 315/QĐ-TTg, thí điểm tại 20 tỉnh, trên 9 đối tượng: Lúa, trâu, bò, lợn, gà, vịt, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra. Sau 3 năm làm thí điểm, đã có kết quả: vận động được 304.017 hộ nông dân mua bảo hiểm cho nuôi trồng thủy sản, cây lúa và vật nuôi (trâu, bò, lơn, gà) với doanh thu phí bảo hiểm đạt 394 tỷ đồng. Nhưng giải quyết bồi thường lên tới 712,9 tỷ đồng cho người mua bảo hiểm (chủ yếu là bồi thường thủy sản 306% doanh thu). Có thể thấy, hiệu quả BHNN có tính kinh tế chưa cao, bảo hiểm thủy sản bị trục lợi nặng; thực hiện tái bảo hiểm còn lúng túng. 2. Những vấn đề đặt ra Sau khi xem xét, đánh giá lại những kết quả thực hiện thí điểm HBNN, kết hợp với tham khảo triển khai BHNN ở một số nước Châu Âu (EU), chính sách BHNN ở Trung Quốc, Hàn Quốc, những bất cập khi triển khai BHNN ở nước ta là: Thứ nhất, BHNN có độ rủi ro cao, mức lợi nhuận thấp mang tính xã hội: Mức độ tổn thất hàng năm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất cao (ước tính 1,5%-2% GDP) đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có mức vốn lớn và có rất đông người tham gia bảo hiểm để đảm bảo không bị lỗ trong kinh doanh. Mô hình sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn phổ biến là qui mô nhỏ, manh mún, cách thức nuôi trồng không bài bản và không theo quy trình chuẩn, thiếu các giải pháp phòng vệ và quản lý rủi ro khi có thiên tai dịch bệnh xảy ra. Thứ hai, Khó đánh giá rủi ro và định phí bảo hiểm và giám định tổn thất: Nguyên nhân là do cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia về quy mô và mức độ tổn thất không đầy đủ và chi tiết nên không có cơ sở định phí rủi ro phù hợp. Các doanh nghiệp bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm chưa có nhiều kinh nghiệm về BHNN. Thứ ba, Chính sách hỗ trợ đối với tham gia BHNN chưa hấp dẫn: thiếu cơ chế khuyến khích tham gia vào chương trình BHNN của khối ngân hàng, trong khi đây là chủ thể thực hiện các chương trình, chính sách lớn của Chính phủ trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Thứ tư, Chọn đối tượng chủ yếu tham gia thí điểm bảo hiểm chưa phù hợp: Cán bộ, nhân viên bảo hiểm thiếu sự hiểu biết sâu, giám sát chặt chẽ với hoạt động sản xuất của người nông dân. Thiếu sự phối hợp giữa các công ty bảo hiểm với chính quyền địa phương nên dẫn đến tình trạng giám sát kém, thông báo dịch, thiên tai chậm nên có cơ hội cho hộ tham gia trục lợi (thủy sản). 3. Một số giải pháp Từ quan điểm Đại hội XII của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp với thực tiễn BHNN, có thể rút ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động BHNN ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, Chính phủ cần xem BHNN là một sản phẩm được vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó, Chính phủ hỗ trợ để tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của thị trường (thiết lập khung pháp lý phù hợp, hỗ trợ chiến dịch truyền thông, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp dữ liệu và vv). Chính phủ cần tiếp tục cải thiện hệ thống chính sách cho hệ thống BHNN tiến tới hình thành luật BHNN. Cùng với đó là sự giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện và đưa ra quyết định, thay đổi nhanh chóng để cải thiện sản phẩm bảo hiểm thông qua thiết lập hệ thống thông tin phản hồi hiệu quả, bằng việc xây dựng hệ thống thông tin BHNN và thiết lập quy trình quản lý thích hợp để giám sát và tối ưu hóa đầu tư công và đầu tư tư nhân của doanh nghiệp bảo hiểm; và thiết lập chế tài giám sát chặt chẽ các thủ tục, các quy trình sản xuất, đánh giá thiệt hại và thanh toán bồi thường để hoạt động này diễn ra minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả. Thứ hai, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ phí bảo hiểm với mức độ phù hợp, kinh phí đào tạo/tập huấn và hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm thúc đẩy thị trường trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ nên tiếp tục trợ cấp cho những hộ nghèo, cận nghèo và không nghèo, nhưng với mức trợ cấp phí bảo hiểm thấp hơn. Ngoài hỗ trợ trên, Chính phủ nên cung cấp mức trợ giá ưu đãi cho nông dân có hợp đồng với các doanh nghiệp để tạo ra các khu sản xuất quy mô lớn và cải tiến chuỗi giá trị. 227
- Thứ ba, Chính phủ cũng cần xem xét xây dựng hệ thống tái bảo hiểm thích hợp để thu hút doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường, thông qua việc xem xét giảm đầu tư trực tiếp cho nông dân bằng cách giảm tỷ lệ hỗ trợ phí về mức thích hợp nhằm thúc đẩy nhu cầu tự nguyện và nâng cao năng lực quản lý rủi ro ở cấp hộ để giảm rủi ro doanh nghiệp. Thứ tư, để tránh tình trạng trục lợi BHNN thì trong hợp đồng công ty bảo hiểm và người bảo hiểm phải có định mức kinh tế kỹ thuật của người mua sản phẩm. Định mức này sẽ do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn sẽ đưa ra từng loại con, loại cây phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Số liệu thống kê dân số, lao động, nông nghiệp. Website: gso.gov.vn. 2. Báo cáo của FAO về thiệt hại thiên tai. www.fao.org/3/I8656EN/i8656en.pdf. 3. Nghị định 58/2018/NĐ- CP về BHNN. 4. Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2015, 2016, 2017. 228
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TẠI ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2007
8 p | 264 | 85
-
Báo cáo đầu tư năm 2012
81 p | 94 | 29
-
Doanh nghiệp Việt Nam với việc vận dụng IFRS để lập báo cáo tài chính
6 p | 47 | 7
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc giảng dạy chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
7 p | 17 | 6
-
Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ - cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
7 p | 73 | 5
-
Dự báo xu hướng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2030
4 p | 6 | 3
-
Ngành bảo hiểm Việt Nam: Những thách thức trong thời kỳ hội nhập
16 p | 29 | 3
-
Thị trường bảo hiểm nhân thọ - Cơ hội và thách thức
4 p | 16 | 3
-
IFRS – Công cụ khơi thông dòng vốn FDI toàn cầu: Những thách thức và một số lưu ý khi áp dụng tại Việt Nam
7 p | 10 | 2
-
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào các doanh nghiệp Việt Nam - Thách thức, khó khăn và đề xuất
4 p | 13 | 2
-
Tối đa hóa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do - thúc đẩy sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam
9 p | 11 | 2
-
Cách thức áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam: Tại sao và như thế nào?
6 p | 35 | 2
-
Bùng nổ Fintech, cơ hội cho sự chuyển đổi số quốc gia và những thách thức đối với Việt Nam
6 p | 2 | 1
-
Giải pháp thúc đẩy vận dụng kế toán xanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
6 p | 5 | 1
-
Về đẩy mạnh triển khai kiểm toán hoạt động tại Việt Nam
5 p | 51 | 1
-
Insurtech tại Việt Nam: Thách thức từ mô hình kinh doanh mới
6 p | 5 | 1
-
Giảng dạy IFRS tại trường Đại học Thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Khó khăn và giải pháp
7 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn