Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE<br />
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VĨNH PHÚ VÀ HUYỆN TÂN UYÊN<br />
TỈNH BÌNH DƯƠNG<br />
Trương Thị Thẩm*, Trần Thanh Kỳ**, Nguyễn Đỗ Nguyên***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tỉ lệ mắc sốt xuất huyết dengue trong năm năm qua vẫn chưa giảm ở Vĩnh Phú và Tân<br />
Uyên, có thể do thực hành không đúng của người dân về kiểm soát muỗi và lăng quăng. Để có thực hành<br />
đúng cần có nhận thức đúng và thái độ tích cực.<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ người dân tại xã Vĩnh Phú và huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có thái độ<br />
đúng về phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue và các yếu tố liên quan.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 604 chủ hộ gia đình thường trú tại xã Vĩnh Phú và 600<br />
chủ hộ gia đình tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, được chọn bằng kỹ thuật mẫu cụm hai bậc với xác<br />
suất tỉ lệ theo cỡ dân số. Dữ kiện được thu thập với một bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp về kiến thức, thái<br />
độ, và thực hành phòng chống sốt xuất huyết dengue. Tỉ lệ kiến thức và thái độ được phân bố theo đặc tính<br />
mẫu. Hồi qui logistic được sử dụng để xác định những yếu tố liên quan với thái độ, và mức độ kết hợp<br />
được ước lượng với tỉ số số chênh, và khoảng tin cậy 95% của tỉ số số chênh.<br />
Kết quả: Trên một nửa dân số nghiên cứu biết được thời gian muỗi vằn đốt người là cả ngày lẫn đêm,<br />
tuy nhiên, tỉ lệ biết đúng về nơi sinh sản của muỗi vằn còn rất thấp. Đa số người dân đều cho rằng nguyên<br />
nhân gây ra nhiều muỗi là do hàng xóm, nhưng đồng ý về trách nhiệm diệt muỗi và lăng quăng là của<br />
người dân. Khoảng 60% đối tượng chọn bình xịt muỗi là biện pháp kiểm soát muỗi, và 20% đến 37% đề<br />
nghị ngành y tế phun thuốc diệt muỗi. Những yếu tố liên quan với thái độ chung đúng là có kiến thức<br />
đúng, ở tại Tân Uyên, có việc làm phụ thuộc giờ hành chính, và có trình độ học vấn ≥ cấp 3.<br />
Kết luận: Giáo dục sức khỏe cần nhấn mạnh hơn về những nơi muỗi vằn đẻ trứng là nơi chứa nước<br />
trong, nhắm vào đối tượng ưu tiên là những người có trình độ học vấn thấp, và làm việc không phụ thuộc<br />
giờ hành chính.<br />
Từ khóa: sốt xuất huyết dengue, phòng ngừa, thái độ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ATTITUDES TOWARD PREVENTION OF DENGUE HEMORRAGIC FEVER AMONG PEOPLE<br />
LIVING AT VINH PHU VILLAGE AND TAN UYEN DISTRICT OF BINH DUONG PROVINCE<br />
Truong Thi Tham, Tran Thanh Ky, Nguyen Do Nguyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 183 - 187<br />
Background: In the last five years, the proportion of dengue hemorrhagic fever has not been decreased<br />
at Vinh Phu and Tan Uyen, probably due to improper practices in mosquito and larva control. To have a<br />
proper practice, ones need to have a correct awareness and a positive attitude.<br />
<br />
*<br />
<br />
Trạm y tế xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương<br />
Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bình Dương<br />
***<br />
Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Địa chỉ liên hệ: BS. Trương Thị Thẩm<br />
ĐT: 0913724080<br />
Email: tytvinhphu@yahoo.com.vn<br />
**<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
185<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Objectives: To determine the proportion of people having a positive attitude toward dengue<br />
hemorrhagic fever prevention, and factors associated with a positive attitude<br />
Methods: A cross-sectional study was conducted on 604 and 600 householders, respectively at Vinh<br />
Phu village and Tan Uyen district. Study subjects were randomly selected by a two-stage cluster sampling<br />
with probability proportionate to size, and directly interviewed about knowledge, attitudes, and practices<br />
concerning dengue hemorrhagic fever prevention. The proportion of a positive attitude was distributed by<br />
subject’s characteristics. Factors associated with overall positive attitude were estimated by adjusted odds<br />
ratio and the corresponding 95% confidence interval, using logistic regression.<br />
Results: Over half of study subjects knew that Aedes aegypti bites all day long, however, the<br />
proportion of correct knowledge about breeding sites was found very low. Most people claimed mosquitoes<br />
in their house were from neighborhood, but agreed that mosquito and larva control activities were their<br />
responsibility. Insecticide spray within household was chosen by 60% of the subjects as a mosquito control<br />
measure, but 20% to 37% still thought this had to be done by the government. People with a correct<br />
knowledge, resident in Tan Uyen, working dependently of office hours, and of high educational level were<br />
more likely to have a positive attitude.<br />
Conclusions: Health education should emphasize that larval habitats are reservoirs with clean water,<br />
and focus more on the people with low educational background or working independently of office hours.<br />
Key words: dengue hemorrhagic fever, prevention, attitudes.<br />
đình. Tỉ lệ mắc SXHD/100.000 dân tại xã Vĩnh<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phú từ năm 2005 đến 2009 là 100,6; 200; 80,5;<br />
Hiện nay sốt xuất huyết dengue (SXHD)<br />
420; 250 (6), và tại huyện Tân Uyên là 137,7;<br />
chưa có vắc xin phòng ngừa và cũng chưa có<br />
189,7; 101,4; 288,8; 100,2 (5). Những dữ kiện<br />
thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, diệt muỗi và<br />
này cho thấy tỉ lệ mắc vẫn chưa giảm, và dịch<br />
lăng quăng là trọng tâm của ngành y tế và cả<br />
vẫn tiếp tục xảy ra. Điều này có thể do nhiều<br />
cộng đồng trong công tác phòng chống(1).<br />
nguyên nhân, quan trọng nhất là thực hành<br />
Đánh giá tầm quan trọng của công tác phòng<br />
không đúng của người dân về kiểm soát muỗi<br />
chống SXHD, thủ tướng chính phủ đã có<br />
và lăng quăng. Để có thực hành đúng cần có<br />
quyết định số 196/1988/QĐ-TTg ngày<br />
nhận thức đúng và thái độ tích cực. Hai<br />
10/10/1988 về việc bổ sung công tác phòng<br />
nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ, và<br />
chống SXHD vào chương trình mục tiêu y tế<br />
thực hành về phòng chống SXHD được thực<br />
quốc gia, với mục tiêu chính là nâng cao nhận<br />
hiện tại xã Vĩnh Phú và huyện Tân Uyên năm<br />
thức của cộng đồng về phòng chống SXHD,<br />
2010, và bài báo này mô tả thái độ của người<br />
và một hoạt động chính của chương trình là<br />
dân đối với những biện pháp kiểm soát muỗi<br />
truyền thông giáo dục sức khỏe. Mỗi địa<br />
trong phòng chống SXHD.<br />
phương đều thực hiện công tác phòng chống<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
SXHD và có điều chỉnh để phù hợp với điều<br />
kiện thực tế. Hàng năm tại xã Vĩnh Phú<br />
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện<br />
(huyện Thuận An) cũng như tại các xã của<br />
trên 604 chủ hộ gia đình thường trú tại xã<br />
huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, ngoài kênh<br />
Vĩnh Phú và 600 chủ hộ gia đình tại huyện<br />
truyền thông gián tiếp qua báo chí, đài phát<br />
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong khoảng<br />
thanh, truyền hình, các xã đều có tổ chức các<br />
thời gian từ 01 tháng Sáu đến đến 01 tháng<br />
Tám năm 2010. Đối tượng nghiên cứu được<br />
buổi truyền thông lồng ghép, nói chuyện<br />
chọn bằng kỹ thuật mẫu cụm hai bậc với xác<br />
chuyên đề tại các trường học, các khu/ấp, xã,<br />
suất tỉ lệ theo cỡ dân số, và cụm là tổ dân phố<br />
hoặc vãng gia phát tờ rơi đến từng hộ gia<br />
(tại Vĩnh Phú), hoặc khu hay ấp (tại Tân<br />
<br />
186<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Uyên). Đối tượng nghiên cứu là chủ hộ hoặc<br />
một người đại diện từ 18 tuổi trở lên (tại Tân<br />
Uyên), thường trú trên 6 tháng, và bị loại nếu<br />
vắng mặt vào thời điểm điều tra.<br />
Dữ kiện được thu thập với một bộ câu hỏi<br />
phỏng vấn trực tiếp về kiến thức, thái độ, và<br />
thực hành phòng chống SXHD. Đối tượng<br />
nghiên cứu được hỏi về trung gian truyền<br />
bệnh (là muỗi vằn), thời điểm muỗi vằn đốt<br />
trong ngày (cả ngày và đêm), những nơi muỗi<br />
đẻ trứng (những dụng cụ chứa nước sinh<br />
hoạt, bình bông bàn thờ, những vật phế thải<br />
có chưá nước quanh nhà). Kiến thức chung là<br />
đúng khi tất cả các kiến thức là đúng. Thái độ<br />
của người dân được khảo sát về nguyên nhân<br />
gây ra nhiều muỗi trong nhà (do chính mình,<br />
do hàng xóm, do tự nhiên), trách nhiệm diệt<br />
muỗi và lăng quăng (của nhà nước, của người<br />
dân), và sự lựa chọn một biện pháp kiểm soát<br />
muỗi và lăng quăng (ngủ mùng, dùng bình xịt<br />
muỗi, dùng nhang trừ muỗi, súc rửa vật chứa<br />
nước, loại bỏ vật phế thải, đề nghị y tế phun<br />
thuốc diệt muỗi). Thái độ chung là đúng khi<br />
tất cả các thái độ là đúng (trong nhà nhiều<br />
muỗi là do chính mình, trách nhiệm diệt muỗi<br />
và lăng quăng là của người dân, chọn biện<br />
pháp kiểm soát muỗi là súc rửa vật chứa<br />
nước, loại bỏ vật phế thải, và ngủ mùng để<br />
tránh muỗi). Những biến số nền gồm nhóm<br />
tuổi ( Cấp 3<br />
Việc làm không phụ thuộc giờ<br />
hành chính<br />
<br />
183 (30)<br />
253 (42)<br />
168 (28)<br />
522 (86)<br />
<br />
255 (43)<br />
254 (42)<br />
90 (15)<br />
468 (78)<br />
<br />
Bảng 2: Kiến thức về trung gian truyền bệnh, tần<br />
số và (%)<br />
Kiến thức<br />
<br />
Vĩnh Phú<br />
(N=604)<br />
<br />
SXHD do muỗi truyền<br />
<br />
558 (93)<br />
<br />
Tân Uyên<br />
(N=600)<br />
551 (92)<br />
<br />
Muỗi vằn truyền bệnh SXHD<br />
<br />
433 (72)<br />
<br />
469 (78)<br />
<br />
Muỗi vằn đốt cả ngày và đêm<br />
<br />
328 (55)<br />
<br />
338 (56)<br />
<br />
Biết những nơi muỗi đẻ<br />
<br />
174 (29)<br />
<br />
157 (9)<br />
<br />
Kiến thức chung đúng<br />
<br />
267 (45)<br />
<br />
225 (38)<br />
<br />
Bảng 3: Thái độ đối với những biện pháp kiểm soát<br />
muỗi, tần số và (%)<br />
Thái độ<br />
<br />
Vĩnh Phú Tân Uyên<br />
(N=604)<br />
(N=600)<br />
<br />
Về nguyên nhân gây nhiều<br />
muỗi trong nhà<br />
Do chính mình<br />
<br />
31 (5)<br />
<br />
67 (11)<br />
<br />
Do hàng xóm<br />
<br />
542 (91)<br />
<br />
451 (75)<br />
<br />
Do tự nhiên<br />
<br />
24 (4)<br />
<br />
82 (13)<br />
<br />
Về trách nhiệm diệt muỗi và<br />
lăng quăng<br />
Của nhà nước<br />
<br />
31 (5)<br />
<br />
67 (11)<br />
<br />
Của người dân<br />
<br />
542 (90)<br />
<br />
451 (75)<br />
<br />
Khác<br />
<br />
31 (5)<br />
<br />
82 (13)<br />
<br />
Chọn lựa biện pháp kiểm soát<br />
muỗi và tránh muỗi<br />
Đề nghị y tế phun thuốc<br />
<br />
117 (19)<br />
<br />
222 (37)<br />
<br />
Dùng bình xịt<br />
<br />
361 (60)<br />
<br />
357 (59)<br />
<br />
Dùng nhang muỗi<br />
<br />
235 (39)<br />
<br />
288 (48)<br />
<br />
Súc rửa vật chứa nước<br />
<br />
237 (39)<br />
<br />
276 (46)<br />
<br />
Loại bỏ vật phế thải<br />
<br />
198 (33)<br />
<br />
211 (35)<br />
<br />
Ngủ mùng<br />
<br />
446 (74)<br />
<br />
518 (86)<br />
<br />
Thái độ chung đúng<br />
<br />
167 (28)<br />
<br />
205 (34)<br />
<br />
Bảng 4: Những yếu tố liên quan với thái độ<br />
chung đúng<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Những đặc tính của mẫu nghiên cứu, tần<br />
số và (%)<br />
Đặc tính<br />
Tuổi > 40<br />
Nữ<br />
<br />
Vĩnh Phú<br />
(N=604)<br />
347 (58)<br />
376 (62)<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Tân Uyên<br />
(N=600)<br />
433 (73)<br />
349 (58)<br />
<br />
Yếu tố<br />
Kiến thức đúng<br />
<br />
OR điều chỉnh<br />
p<br />
(KTC 95%)<br />
2,1 (1,7-2,7) 0,000<br />
<br />
Ở Tân Uyên<br />
<br />
1,4 (1,1-1,9)<br />
<br />
0,005<br />
<br />
Tuổi > 40<br />
<br />
1,2 (0,8-1,5)<br />
<br />
0,2<br />
<br />
187<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nam<br />
<br />
OR điều chỉnh<br />
(KTC 95%)<br />
0,8 (0,7-1,1)<br />
<br />
0,3<br />
<br />
Học vấn cấp 2<br />
<br />
1,2 (0,8-1,6)<br />
<br />
0,2<br />
<br />
Học vấn ≥ cấp 3<br />
<br />
1,5 (1,1-2,2)<br />
<br />
0,01<br />
<br />
Việc làm phụ thuộc giờ hành<br />
chính<br />
<br />
1,4 (1,0-2,0)<br />
<br />
0,03<br />
<br />
Yếu tố<br />
<br />
p<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu đa số là nữ, ≥ 40<br />
tuổi, trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống, và<br />
có việc làm không phụ thuộc giờ hành chính<br />
(bảng 1). Hầu hết biết bệnh do muỗi truyền và<br />
là muỗi vằn (bảng 2). Trên một nữa dân số<br />
nghiên cứu biết được thời gian muỗi vằn đốt<br />
người là cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên, tỉ lệ biết<br />
đúng về nơi sinh sản của muỗi vằn tại hai địa<br />
điểm nghiên cứu còn rất thấp, đặc biệt là tại<br />
huyện Tân Uyên. Kiến thức đúng chung tại<br />
Vĩnh Phú là 45%, tại Tân Uyên là 38%, và là<br />
41% chung ở cả hai điểm. Về thái độ, đa số<br />
người dân ở huyện Tân Uyên và xã Vĩnh Phú<br />
đều cho rằng nguyên nhân gây ra nhiều muỗi<br />
là do hàng xóm. Đa số người dân đồng ý về<br />
trách nhiệm diệt muỗi và lăng quăng là của<br />
người dân. Khoảng 60% đối tượng chọn biện<br />
pháp kiểm soát muỗi là sử dụng bình xịt<br />
muỗi, và khoảng ba phần tư chọn biện pháp<br />
ngủ mùng để tránh muỗi đốt (bảng 3). Vẫn<br />
còn 20% đến 37% đối tượng đề nghị ngành y<br />
tế phun thuốc diệt muỗi. Thái độ chung đúng<br />
ở hai điểm là 31%, và là 28% và 34%, tương<br />
ứng riêng tại Vĩnh Phú và Tân Uyên. Những<br />
yếu tố liên quan với thái độ chung đúng là có<br />
kiến thức đúng, ở tại Tân Uyên, có việc làm<br />
phụ thuộc giờ hành chính. Thái độ đúng có<br />
khuynh hướng tăng theo trình độ học vấn, và<br />
người có trình độ học vấn ≥ cấp 3 có thái độ<br />
đúng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với<br />
người có trình độ học vấn cấp 1 (bảng 4)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Thu thập dữ kiện được thực hiện trong giờ<br />
hành chính nên đa số những đối tượng được<br />
chọn vào nghiên cứu là phụ nữ tuổi ≥40, làm<br />
việc không phụ thuộc giờ hành chính. Trình<br />
độ học vấn cấp 2 cũng là phù hợp ở những<br />
<br />
188<br />
<br />
người nữ lớn tuổi và làm những việc tự do<br />
không lệ thuộc giờ hành chính như nội trợ<br />
hoặc buôn bán nhỏ. Tỉ lệ có kiến thức đúng về<br />
trung gian truyền bệnh là khá cao và tương<br />
đương ở hai điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, đa<br />
số người dân lại không biết nơi muỗi vằn sinh<br />
đẻ là nơi có nước trong mà họ còn cho rằng<br />
muỗi thường đẻ ở những nơi ao tù, nước<br />
đọng, cống rãnh. Kết quả này tương tự như<br />
kết quả trong nghiên cứu của Phạm Thị Yến<br />
tại thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương<br />
(2008)(4), và một nghiên cứu tại Đài Loan<br />
(2006) (2). Hầu hết người dân đều biết muỗi đẻ<br />
trứng ở những vật có chứa nước, và từ trước<br />
đến giờ những nội dung giáo dục cho người<br />
dân cũng có chỉ ra cụ thể những nơi mà muỗi<br />
vằn đẻ trứng là những vật chứa nước sinh<br />
hoạt, bình bông, chén nước chống kiến dưới<br />
chân tủ thức ăn, và những vật phế thải có<br />
chưá nước xung quanh nhà. Tuy nhiên, có lẻ<br />
cần nhấn mạnh hơn nữa một đặc tính chung<br />
của những vật đó là nước bên trong của<br />
chúng là nước trong, để phân biệt với những<br />
vật, những nơi chứa nước khác. Thông tin này<br />
sẽ là chìa khoá giúp người dân có thể tự hình<br />
dung ra những vật nào chứa nước trong và<br />
suy ra rằng đó là những nơi mà muỗi vằn đẻ<br />
trứng.<br />
<br />
Thái độ với việc kiểm soát muỗi<br />
Một tỉ lệ rất cao người dân tại hai điểm<br />
nghiên cứu cho rằng muỗi có nhiều trong nhà<br />
là do hàng xóm. Kết quả này khác với kết quả<br />
trong nghiên cứu của Phạm Thị Yến (4),<br />
nhưng tương tự với kết quả của một nghiên<br />
cứu tại Puerto Rico năm 2001 (3). Đây là một<br />
thông tin không khích lệ cho những hoạt<br />
động kiểm soát muỗi và lăng quăng tại Thuận<br />
An và Tân Uyên. Ý kiến này có thể xuất phát<br />
từ những người có kiến thức, có thực hành tốt<br />
những biện pháp kiểm soát muỗi nhưng xung<br />
quanh họ vẫn còn những hộ gia đình chưa<br />
làm tốt. Dù sao, với sự suy nghĩ đó, người<br />
dân sẽ kém tích cực chủ động trong những<br />
hoạt động kiểm soát muỗi và lăng quăng.<br />
Những nghiên cứu trong tương lai cần tìm<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
hiểu sâu hơn những khía cạnh này hơn là<br />
khảo sát những thái độ rất chung. Mặc dù<br />
người dân không nhận trách nhiệm nguyên<br />
nhân gây ra nhiều muỗi là do chính mình,<br />
nhưng hầu hết đều đồng ý với trách nhiệm<br />
diệt lăng quăng là của người dân. Đây là một<br />
tín hiệu đáng khích lệ vì người dân đã thấy<br />
được trách nhiệm diệt muỗi và lăng quăng là<br />
trách nhiệm của mình chứ không phải của<br />
nhà nước hay của tổ chức, cá nhân nào khác<br />
và tỉ lệ người dân lựa chọn biện pháp diệt<br />
muỗi bằng cách đề nghị y tế phun hóa chất<br />
diệt muỗi cũng thấp. Tuy nhiên, vẫn cần tìm<br />
hiểu thêm về ý kiến này, vì sẽ không tốt nếu<br />
các đối tượng đồng ý việc kiểm soát muỗi là<br />
trách nhiệm của người dân, nhưng là trách<br />
nhiệm của những người hàng xóm thay vì<br />
chính bản thân họ cũng phải tham gia. Đối<br />
với việc chọn lựa các biện pháp kiểm soát<br />
muỗi, đa số chọn bình xịt muỗi. Đây là một<br />
phương tiện sẵn có, không mắc tiền, dễ sử<br />
dụng tại gia đình. Tuy nhiên hiệu quả của hoá<br />
chất không có tính duy trì, và không tác động<br />
vào lăng quăng mà chỉ với muỗi trưởng<br />
thành. Cũng chính vì tỉ lệ người dân có kiến<br />
thức đúng về nơi sinh sản của muỗi vằn chưa<br />
cao nên các biện pháp súc rửa dụng cụ chứa<br />
nước hàng tuần, loại bỏ những vật phế thải có<br />
chứa nước chưa được người dân quan tâm<br />
nhiều.<br />
Thái độ tích cực là hệ quả tất yếu của kiến<br />
thức đúng và trình độ học vấn phổ thông cao<br />
(cấp 3). Những người có việc làm phụ thuộc<br />
giờ hành chính, thí dụ, trong cơ quan, xí<br />
nghiệp thường có tính tổ chức và tinh thần<br />
trách nhiệm cao hơn những người làm việc<br />
không phụ thuộc giờ hành chính, do đó, họ<br />
dễ có thái độ tốt hơn. Tỉ lệ có kiến thức đúng<br />
ở Tân Uyên là thấp hơn so với ở Vĩnh Phú,<br />
nhưng tỉ lệ có thái độ tích cực ở Tân Uyên lại<br />
cao hơn so với Vĩnh Phú; bên cạnh đó, Vĩnh<br />
Phú lại là một xã điểm trong chương trình<br />
phòng chống SXHD. Sự khác biệt này có thể<br />
được giải thích do Tân Uyên là một huyện mà<br />
mức độ đô thị hoá còn chậm so với Vĩnh Phú,<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đa số dân là người địa phương, không có<br />
nhiều người nhập cư như Vĩnh Phú. Người<br />
nhập cư do bận rộn trong việc mưu sinh sẽ ít<br />
quan tâm hơn với những hoạt động kiểm<br />
soát muỗi.<br />
<br />
Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài<br />
Nghiên cứu có cỡ mẫu đủ lớn. Thu thập<br />
dữ kiện được tiến hành trong giờ hành chính<br />
nên sai lệch chọn lựa có thể xảy ra khi chủ hộ<br />
gia đình vắng mặt khi tiến hành phỏng vấn.<br />
Những định nghĩa biến số quá chặt khi đánh<br />
giá thái độ chung đã làm giảm độ lớn của kết<br />
quả. Nhiều nghiên cứu trước chỉ khảo sát thái<br />
độ chấp nhận một biện pháp kiểm soát muỗi<br />
vì biện pháp đó có tác dụng, thí dụ, một câu<br />
hỏi về thái độ là “Ông/bà có đồng ý rằng nên<br />
cho trẻ ngủ mùng để tránh bị bệnh sốt xuất<br />
huyết hay không?” Một câu hỏi như thế sẽ dễ<br />
có câu trả lời đồng ý. Những nội dung khảo<br />
sát về thái độ trong nghiên cứu này tập trung<br />
vào ý thức trách nhiệm của người dân trong<br />
việc thực hiện những hoạt động kiểm soát<br />
muỗi, từ đó sẽ cho những cơ sở hợp lý để xác<br />
định những điều cần làm của các chương<br />
trình can thiệp. Những đề xuất từ nghiên cứu<br />
là nội dung giáo dục sức khỏe cần nhấn mạnh<br />
hơn về những nơi muỗi vằn đẻ trứng là nơi<br />
chứa nước trong, nhắm vào đối tượng ưu tiên<br />
là những người có trình độ học vấn thấp, và<br />
làm việc không phụ thuộc giờ hành chính.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bộ Y tế (2006). Giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt<br />
dengue/Sốt xuất huyết dengue. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.<br />
11-12.<br />
Trung tâm y tế huyện Tân Uyên. Số liệu thống kê từ năm<br />
2005, 2006, 2007, 2008, 2009<br />
Trạm y tế Vĩnh Phú. Số liệu thống kê năm 2005, 2006, 2007,<br />
2008, 2009<br />
Pai HH, Hong YJ, Hsu EL (2006). Impact of a short-term<br />
community-based cleanliness campaign on the sources of<br />
dengue vectors: an entomological and human behavior<br />
study. J Environ Health. 68(6):35-9.<br />
Pérez-Guerra CL, Seda H, Garcia-Rivera EJ, Clark GG<br />
(2005). Knowledge and attitudes in Puerto Rico concerning<br />
dengue prevention. Rev Panam Salud Publica; 17(4):243<br />
Phạm Thị Yến, Nguyễn Đỗ Nguyên (2009). Thái độ đối với<br />
việc kiểm soát muỗi truyền sốt xuất huyết dengue của cộng<br />
đồng dân cư thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm<br />
2008. Y học TP. HCM. Tập 13, Phụ bản số1:48-53.<br />
<br />
189<br />
<br />