intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thận trọng với thuốc an toàn gây ngủ

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

105
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là một dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi thức. - Thời lượng trung bình của giấc ngủ là 8 tiếng nhưng không nhất thiết luôn như vậy, có người ngủ ít hoặc nhiều hơn. Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thực dậy vào ban ngày . - Giấc ngủ là một hiện tượng sinh lý có nhịp điệu gồm nhiều chu kỳ (mỗi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thận trọng với thuốc an toàn gây ngủ

  1. Thận trọng với thuốc an toàn gây ngủ Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là một dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi thức. - Thời lượng trung bình của giấc ngủ là 8 tiếng nhưng không nhất thiết luôn như vậy, có người ngủ ít hoặc nhiều hơn. Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thực dậy vào ban ngày . - Giấc ngủ là một hiện tượng sinh lý có nhịp điệu gồm nhiều chu kỳ (mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút). Một chu kỳ gồm nhiều giai đoạn: bắt đầu ngủ, ngủ sâu, ngủ thật sâu, ngủ nghịch thường (còn gọi là ngủ với chuyển động mắt nhanh, chiếm 25% chu kỳ và các giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn này). - Rối loạn giấc ngủ có nhiều loại: mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, miên hành (sleep walking), nói mớ, nghiến răng, ác mộng, hoảng sợ khi ngủ… MẤT NGỦ
  2. Mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và được chia làm 3 loại: - Mất ngủ tạm thời: Kéo dài chỉ 3 ngày do biến động (lạ chỗ, du lịch sang nước có múi giờ khác…) - Mất ngủ ngắn hạn: Kéo dài trên 3 ngày đến 3 tuần do stress, phiền muộn - Mất ngủ kinh niên: kéo dài trên 3 tuần đến vài tháng, do có rối loạn trong cơ thể (bệnh nội khoa, trầm cảm…) Nguyên nhân mất ngủ - Ngoại cảnh: Tiếng ồn, lạ nhà, sự phiền muộn, chất kích thích (trà, cà phê, rượu) thuốc (chống trầm cảm, kích thích hệ thần kinh trung ương, glucocorticoid…), sai lầm trong ăn uống, no quá, đói quá… Bệnh tiềm ẩn: GERD, trầm cảm hô hấp, xương khớp... XỬ TRÍ VÀ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ: * Cần xác định kiểu mất ngủ: - Khó bắt đầu giấc ngủ (mất ngủ đầu hôm, người trẻ). - Thức giấc quá sớm (người cao tuổi). - Khó duy trì giấc ngủ. * Xác định nguyên nhân mất ngủ Điều trị không dùng thuốc
  3. - Nên ngủ và thức giấc vào một giờ nhất định. - Hạn chế việc ngủ trưa (nếu cần chỉ nằm nghỉ nếu khó ngủ vào ban đêm). - Chuẩn bị giường ngủ thích hợp (thoáng, tối, yên tĩnh). Cần xem giường ngủ là nơi chỉ để ngủ. - Tránh uống cà phê, trà đậm vào tối trước khi ngủ. - Tránh đi ngủ với bụng no quá hoặc đói quá. - Thường xuyên tập thể dục nhưng không nên tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ. - Luyện tập phương pháp thư giãn, chống stress (như yoya, thở dưỡng sinh). Điều trị bằng thuốc - Dùng dược thảo theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng an thần: lạc tiên (nhãn hồng), tâm sen (lá mầm hạt sen), trinh nữ (mắc cỡ), lá vông nem… - Thuốc từ dược thảo: Rotunda (củ Bình vôi)… - Dùng thuốc khánh sinh histamin (loại OTC): doxylamin, promethazin, alimemazin, diphenhydramin, pyrilamin. - Dùng thuốc an thần gây ngủ: phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, gồm các nhóm sau:
  4. + Nhóm barbiturat (amobarbital, butabarbital, immenoctal, secobarbital…): trước đây sử dụng nhiều, hiện nay gần như không còn sử dụng (chỉ sử dụng phenobarbital chống co giật và thiopental tiêm gây mê) vì tác động ít chọn lọc hơn BDZ, chỉ số trị liệu thấp, khoảng cách an toàn hẹp, dễ gây ngộ độc, lạm dụng thuốc, dễ gây nghiện và lờn thuốc hơn, tương tác thuốc đáng kể. + Nhóm benzodiazepin: thông dụng hiện nay, gồm có diazepam (Seduxen, valium), flurazepan (Dalmane), estazolam (Prosom, Nucfalon), temazepam (Normison, Restoril), triazolam (Halcion), quazepam (Doral). - Ngoài ra, còn được dùng điều trị chứng tiền mê, giãn cơ, chống co giật. - Benzodiazepin khi bị chuyển hóa sẽ thành lập chất chuyển hóa có hoạt tính và có thời gian bán thải kéo dài hơn, khởi phát tác dụng nhanh, duy trì giấc ngủ tốt, không để dư âm giấc ngủ sáng hôm sau. + Các thuốc khác: Cloral hydrat, meprobamat, chống trầm cảm (amitriptylin), zolpidem, zopiclon, zalepon có lợi điểm là tác dụng sau một thời gian ngắn (1-2 giờ), không ức chế giấc ngủ, ít tiềm năng gây nghiện. LƯU Ý SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN GÂY NGỦ: - Phải có chỉ định của bác sĩ. - Tùy theo đặc điểm lứa tuổi, bác sĩ sẽ chọn loại thuốc thích hợp, như với người cao tuổi: thời gian bán thải ngắn, đào thải nhanh, ấn định thời gian dùng
  5. thuốc (2-4 tuần, zalephon: 7-10 ngày), dùng liều thấp nhất, giảm liều dần dần trước khi ngưng thuốc. Không có một thuốc nào tốt cho tất cả bệnh nhân, không phải tất cả bệnh nhân đều dùng thuốc. - Không dùng thuốc an thần gây ngủ cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống trầm cảm, phụ nữ có thai. - Vấn đề ngưng sử dụng thuốc: + Nếu dùng BZD tác dụng ngắn quá 2 tuần, phải chuyển sang BDZ tác dụng dài, giảm liều dần và ngừng hẳn (taper). + Nếu dùng zopiclone phải thay BDZ một tháng trước khi ngưng. + BDZ tác dụng dài thích hợp với bệnh nhân mắc thêm chứng lo âu vào ban ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2