Viện Nghiên Cứu Phát Triển, Paris<br />
Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Trung Tâm Dân Số, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội<br />
<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘI :<br />
DÂN SỐ VÀ DI CHUYỂN NỘI THỊ<br />
Patrick Gubry, IRD<br />
Bernard Lortic, IRD<br />
Gilles Grenèche, INSEE<br />
Lê Văn Thành, VKT<br />
Lê Thị Hương, VKT<br />
Trần Thị Thanh Thủy, VKT<br />
Nguyễn Thị Thiềng, TTDS<br />
Phạm Thùy Hương, TTDS<br />
Vũ Hoàng Ngân, TTDS<br />
Nguyễn Thế Chính, ĐHKTQD<br />
<br />
ISTED, GEMDEV<br />
Chương trình nghiên cứu đô thị vì sự phát triển (PRUD)<br />
Dự án PRUD số 45<br />
Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, Vùng Ile-de-France<br />
Hội thảo « Hà Nội thành phố đặc thù và những lực chọn cho phát triển »<br />
Hà Nội, 12-14 tháng 11 năm 2002<br />
<br />
2<br />
Từ khi thực hiện các biện pháp tự do hóa kinh tế theo chính sách đổi mới vào năm<br />
1986, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai đô thị lớn nhất Việt Nam, đã bước vào giai đoạn<br />
phát triển đô thị mạnh mẽ. Hiện nay, việc phát triển đô thị chủ yếu do làn sóng di dân từ nông<br />
thôn ra thành thị vì mức tăng trưởng kinh tế cao ở thành thị, cộng với sự khác biệt nông thônthành thị ngày càng lớn và việc quản lý hộ khẩu không còn chặt chẽ. Hơn nữa, tỷ lệ dân số ở<br />
nông thôn hiện nay vẫn cao (hơn 75% dân số, theo điều tra dân số năm 1999), điều này cho<br />
phép chúng ta tiên lượng rằng quá trình tăng trưởng dân số đô thị sẽ còn tiếp tục diễn ra trong<br />
nhiều năm tới. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang trở thành những siêu đô thị, tuy có<br />
khác biệt giữa quá trình của hai nơi này. Trong bối cảnh đó, sự tái cấu trúc nhà ở và dân cư đô<br />
thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ, do giá nhà đất tăng cao ở trung tâm thành phố, do có nhiều dự<br />
án phát triển đô thị và do sự xuất hiện các khu công nghiệp mới và do tiến trình phân tầng xã<br />
hội. Hiện tượng di dân phổ biến trong lòng thành phố làm thay đổi không gian sống và dẫn<br />
đến những chuyển dịch tạm thời của người dân. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề về hạ tầng kỹ<br />
thuật và phương tiện giao thông đô thị.<br />
Ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu những nét nổi bật, và thường là những nét đặc thù liên<br />
quan đến dân số và hiện tượng di dân trong thành phố tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.<br />
Chúng tôi cũng xin trình bày một số kết quả đạt được trong quá trình chuẩn bị cho cuộc điều<br />
tra các hộ gia đình về những chuyển dịch trong thành phố (dự định tiến hành vào tháng 2 và<br />
tháng 3 năm 2003). Những dữ liệu thu thập được còn ở dạng thô nhưng sẽ là cơ sở của nhiều<br />
báo cáo khoa học. Nhiều bảng số liệu thống kê chủ yếu rút ra từ cuộc điều tra dân số năm<br />
1999 được trình bày trong phần phụ lục sẽ cung cấp các dữ liệu cần thiết về tình hình dân số<br />
cho các nghiên cứu về thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội.<br />
Việc xác định dân số đô thị<br />
Địa giới hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bao gồm cả một vùng nông<br />
thôn rộng lớn ở ngoại ô thành phố, mà trước kia là nhằm bảo đảm việc cung cấp lương thực<br />
cho các thành phố này, hạn chế mua lương thực từ các tỉnh khác đồng thời hạn chế các làn<br />
sóng di dân. Nhưng quá trình tăng trưởng đô thị làm mục tiêu này ngày càng khó thực hiện và<br />
hiện nay hai đô thị này đang phải mua rất nhiều thực phẩm từ vùng châu thổ lân cận và điều<br />
đó lại tạo ra mạng lưới giao thương giữa các tỉnh thành trong nước và với thế giới. Các công<br />
trình nghiên cứu về quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vì vậy cần phải<br />
dựa trên một đánh giá chính xác về dân số đô thị.<br />
Các dữ liệu từ cuộc điều tra dân số đã xác định dân số đô thị theo đơn vị hành chính<br />
một cách đơn giản là lấy tổng dân số của các quận (đô thị) cộng với dân số các thị trấn các<br />
huyện (nông thôn). Tuy nhiên, do việc xây dựng nhà ở lan rộng về mặt địa lý, nhiều quận mới<br />
đã được thành lập vào năm 1997 (5 quận ở thành phố Hồ Chí Minh : quận 2, 9, 12, quận Thủ<br />
Đức ; 3 quận ở Hà Nội : Tây Hồ, Đống Đa, Cầu Giấy) (xem bản đồ hành chính ở phần phụ<br />
lục). Hiện tại, các quận mới này bao gồm một vùng đô thị đang mở rộng giáp ranh với các<br />
quận nội thành cũ, và một vùng nông thôn bên ngoài đang giảm dần diện tích. Sự chênh lệch<br />
giữa dân số đô thị tính theo đơn vị hành chính và dân số đô thị trên thực tế lớn hơn hẳn tại<br />
thành phố Hồ Chí Minh so với Hà Nội.<br />
Theo các số liệu thống kê hành chính của cuộc điều tra dân số năm 1999, dân số thành<br />
phố Hồ Chí Minh là 5,0 triệu người (trong đó có 4,2 triệu dân cư thành thị) và dân số Hà Nội<br />
là 2,7 triệu người (trong đó có 1,5 triệu dân cư thành thị) (xem bảng 1a và 1b).<br />
<br />
3<br />
Có hai phương pháp đã được áp dụng (hoặc đang được áp dụng) nhằm xác định chính<br />
xác dân số đô thị thay cho cách xác định đơn giản bằng đơn vị hành chính :<br />
1. Phép nội suy từ mật độ dân số của quận, với giả thiết rằng có sự tương quan giữa mật<br />
độ dân số và tỷ lệ dân số đô thị ; mật độ trên 10 000 dân tương ứng với tỷ lệ đô thị hóa<br />
100% và mật độ dưới 500 dân tương ứng với tỷlệ đô thị hóa là 0% (Lê Thị Hương,<br />
2000 ; Gubry và Lê Thị Hương, 2002). Từ phương pháp này, người ta tính ra được<br />
dân số đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh là 3,7 triệu. Tuy nhiên phương pháp này<br />
không áp dụng cho Hà Nội, nơi các quận mới đã có mật độ dân số rất cao.<br />
2. Phân tích việc mở rộng diện tích xây dựng qua hình ảnh vệ tinh (hiện đang tiến hành).<br />
Việc phân tích này cho phép phân biệt các phường (thành thị) so với các xã (nông<br />
thôn) (phường và xã là đơn vị hành chính ngay sau đơn vị quận) trong các quận đô thị<br />
hay “bán đô thị” mới, từ đó nhận biết giới hạn giữa thành thị và nông thôn. Với<br />
phương pháp này, chúng ta có thể có số liệu về dân số đô thị chính xác hơn số liệu thu<br />
thập được qua cách tính tổng dân số các quận và các huyện.<br />
Mật độ dân số<br />
Mật độ dân số tính theo quận là tính trên một đơn vị quá lớn nên chỉ có thể phân tích<br />
sơ lược. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng các số liệu tính theo phường xã, rút ra từ cuộc điều tra<br />
dân số năm 1999 ( bảng 2a và 2b, hình 1a và 1b, hình 2a và 2b).<br />
Dĩ nhiên, chúng ta đều nhận thấy rằng mật độ dân số giảm dần từ trung tâm thành phố<br />
ra vùng nông thôn ngoại thành. Mật độ dân số tại một số phường ngay tại trung tâm thành phố<br />
thuộc loại cao nhất thế giới :<br />
- mật độ phường 1 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh là 115.797 người/km2 (1.158<br />
dân/ha). Quận 3 có 5 phường có mật độ trên 100.000 người/km2.<br />
- mật độ phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là 92.100 người/km2.<br />
<br />
4<br />
<br />
Hình 1a : Thành Phố Hồ Chí Minh. Bản đồ mật độ dân số tính theo quận<br />
tại khu trung tâm và tính theo phường/xã tại vùng ngoại vi (người/km²)<br />
<br />
5<br />
<br />
Hình 2a : Thành Phố Hồ Chí Minh. Bản đồ mật độ dân số tính theo phường/xã<br />
tại khu trung tâm (người/km²)<br />
<br />