Thảo luận một số tình huống lập và trình bày báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT/BTC; Thông tư 202/2014/TT/BTC; Thông tư 53/2016/TT/BTC
lượt xem 9
download
Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Thảo luận một số tình huống lập và trình bày báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT/BTC; Thông tư 202/2014/TT/BTC; Thông tư 53/2016/TT/BTC. Tài liệu gồm có 52 câu hỏi được ông Trịnh Đình Vinh giải đáp thắc mắc. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các Thông tư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thảo luận một số tình huống lập và trình bày báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT/BTC; Thông tư 202/2014/TT/BTC; Thông tư 53/2016/TT/BTC
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) THẢO LUẬN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC; THÔNG TƯ 202/2014/TT-BTC; THÔNG TƯ 53/2016/TT-BTC Ông Trịnh Đức Vinh Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 1. Có được tái phân loại các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc trên 3 tháng nhưng có kỳ hạn còn lại không quá 3 tháng thành tương đương tiền không?
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Trả lời: Khoản tương đương tiền phải là khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, không tính đến kỳ hạn còn lại. Khoản tương đương tiền được phân loại ngay từ đầu, không tái phân loại một khoản đầu tư ngăn hạn thành tương đương tiền
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 2. Việc xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư 200 là khá phức tạp. Có cách nào để thực hiện đơn giản hơn không?
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Trả lời: Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 200 thì doanh nghiệp được phép lựa chọn tỷ giá theo hướng linh hoạt. Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế để ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 hoặc sử dụng 1 loại tỷ giá duy nhất theo thông tư 53 nếu không làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 3: Một số phần mềm không sử dụng tỷ giá ghi sổ mà sử dụng tỷ giá thực tế cho bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Điều này có phù hợp không?
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Trả lời: Thông tư 53 đã cho phép áp dụng tỷ giá thực tế để ghi vào bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Cuối kỳ, sau khi đánh giá lại số dư nguyên tệ trên các TK, căn cứ vào chênh lệch tỷ giá giữa bên Có và bên nợ các TK tiền, phải thu, phải trả ghi nhận một lần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 4: Khi nhập khẩu tài sản, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tỷ giá và thường khác biệt so với tỷ giá của ngân hàng thương mại. Vậy giá trị tài sản được tính theo tỷ giá hải quan công bố hay ngân hàng thương mại?
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Trả lời: Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp. Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 5: Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay?
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Trả lời: Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào BCĐKT gồm: - Do chuyển đổi BCTC lập bằng đồng tiền khác VND sang BCTC bằng VND; - Do được Thủ tướng chính phủ cho phép; - Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp an ninh, quốc phòng.
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 6: Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên TK 242 để phân bổ dần không?
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Trả lời: Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán. Lưu ý một số trường hợp được treo lỗ tỷ giá trên BCĐKT thì phải phân bổ trực tiếp từ TK 413 sang TK 635, không được làm bút toán Nợ 242/Có 413
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 7: Khoản trả trước cho người bán và khoản nhận trước của người mua bằng ngoại tệ có bắt buộc phải đánh giá lại không?
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Trả lời: Việc đánh giá lại hay không tùy thuộc vào việc các khoản này có thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hay không. Nếu không có bằng chứng cho thấy hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện thì bên trả trước có quyền và bên nhận trước có nghĩa vụ thanh toán bằng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy các khoản mục này không phải là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và không phải đánh gia lại.
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 8: Làm thế nào để xác định được khi nào khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trở thành đã thực hiện?
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Trả lời: Thông tư 200 đã bỏ khái niệm về việc coi khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là chưa thực hiện. Tất cả chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại đều là đã thực hiện, do đó cũng bải bỏ hạn chế về việc cấm doanh nghiệp phân phối lợi nhuận đối với lãi tỷ giá do đánh giá lại.
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 9. Nếu các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như các khoản cho vay, trái phiếu, tiền gửi có kỳ hạn… bị quá hạn thì có được trích lập dự phòng không?
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Trả lời: Khoản cho vay đã được trình bày là phải thu nên được trích lập dự phòng. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác chưa được lập dự phòng nhưng phải đánh giá khả năng thu hồi. Nếu có bằng chứng là một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được thì phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.
- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Thông tư 200/2014/TTBTC và Thông tư 202/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) Câu hỏi 10. Các khoản cho vay nào được phép trình bày trên BCĐKT? Các khoản nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay kế toán như thế nào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thảo luận - Tình huống luật thương mại điện tử
1 p | 712 | 66
-
Thảo luận nhóm môn Luật thuế
30 p | 146 | 12
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Công bằng và hiệu quả kinh tế - Đặng Văn Thanh
6 p | 236 | 10
-
Bài giảng Một số vấn đề về tư vấn pháp luật - Soạn thảo văn bản trong hoạt động tư vấn pháp luật
37 p | 66 | 8
-
Bài thảo luận Luật hình sự phần tội phạm lần 12
9 p | 211 | 8
-
Ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu: một số phân tích định lượng ban đầu
29 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn