Thể chế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam giai đoạn 2010-2022
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ thực nghiệm giữa chất lượng thể chế với cơ cấu kinh tế ở 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực phi nông nghiệp sẽ phát triển hơn nếu các địa phương tập trung nỗ lực vào các yếu tố tác động đến suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: gia nhập thị trường, chất lượng đào tạo lao động tại địa phương; sự minh bạch thông tin và chính sách của chính quyền; và các vấn đề pháp lý như bảo đảm quyền tài sản, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm an ninh trật tự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thể chế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam giai đoạn 2010-2022
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 THỂ CHẾ VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 Bùi Thị Hoàng Mai Đỗ Thị Hà Anh Học viện Chính sách và Phát triển Email: buihoangmai@apd.edu.vn, dothihaanh@apd.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ thực nghiệm giữa chất lượng thể chế với cơ cấu kinh tế ở 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực phi nông nghiệp sẽ phát triển hơn nếu các địa phương tập trung nỗ lực vào các yếu tố tác động đến suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: gia nhập thị trường, chất lượng đào tạo lao động tại địa phương; sự minh bạch thông tin và chính sách của chính quyền; và các vấn đề pháp lý như bảo đảm quyền tài sản, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm an ninh trật tự. Ngược lại, các yếu tố có tính vụ việc trong quá trình kinh doanh như tiếp cận đất đai, chi trả chi phí không chính thức, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, hay sự linh động của chính quyền khi giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp đều không tác động đến sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế địa phương. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin cho các địa phương ở Việt Nam để định hướng cải cách thể chế ở cấp địa phương nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa nền kinh tế. Từ khóa: Thể chế; Cơ cấu kinh tế; Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp; Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Công nghiệp hóa 1. Giới thiệu Cơ cấu kinh tế là một trong những thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế thể hiện mức độ hiện đại, cân đối, phù hợp của nền kinh tế và được xem là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Để đạt được mục tiêu về cơ cấu kinh tế, điều quan trọng là phải có thể chế thích hợp để phân bổ nguồn lực, kích thích đổi mới sáng tạo, và kích thích tăng trưởng. Thực tế này cho thấy cần tìm ra những khía cạnh của thể chế có thể giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng mong muốn để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bối cảnh nghiên cứu cho thấy, về mặt lý thuyết, các nghiên cứu thuộc trường phái kinh tế học thể chế đã khẳng định tầm quan trọng của thể chế với tăng trưởng kinh tế. Về mặt thực nghiệm, chủ đề của các nghiên cứu khá đa dạng, xoay quanh vấn đề thể chế với tăng trưởng kinh tế, thể chế với thu hút FDI, thể chế với việc làm. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có hầu như ít đề cập đến mối quan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế. Với nhận định ban đầu cho rằng, việc dịch chuyển nguồn lực giữa các khu vực kinh tế có được thuận lợi và đúng hướng hay không phụ thuộc rất nhiều vào thể chế kinh tế, chúng tôi cho rằng cần thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm để tìm hiểu những khía cạnh thể chế nào có thể giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tốt hơn. 20
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Nghiên cứu này có hai đóng góp. Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất khung nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế. Thứ hai, nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa các khía cạnh của thể chế với cơ cấu kinh tế, qua đó, chỉ ra được những khía cạnh thể chế nào có tác động mạnh mẽ tới sự dịch chuyển nguồn lực giữa các khu vực kinh tế. Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin về những khía cạnh thể chế cần tác động để có được kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế như mong muốn. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Mối quan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế trong các nghiên cứu lý thuyết Khi bàn về mối quan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế, khái niệm cơ cấu kinh tế thường được đề cập với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong các nghiên cứu thuộc chủ đề này, cơ cấu kinh tế được xem xét ở góc độ tỷ lệ các mặt hàng có lợi suất tăng theo quy mô, tức là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và hàm lượng công nghệ lớn (Constatine, 2017), hoặc được xem như vị trí của quốc gia trong bản đồ không gian sản phẩm (Hidalgo, 2007), hoặc được đánh giá theo tỷ lệ GDP của ngành cấp ba (các ngành dịch vụ) so với các ngành cấp hai (các ngành công nghiệp chế biến chế tạo) (Chen & Xie, 2019), hoặc là theo tỷ trọng GDP của những ngành có tăng trưởng năng suất cao hơn mức tăng trưởng năng suất bình quân của cả nền kinh tế. Các loại thể chế cũng được chia thành hai nhóm chính: thể chế sản xuất; thế chế giao dịch. Trong đó thể chế sản xuất là những quy định, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất và giao thương như chính sách ngành, chính sách thuế, trợ cấp, chính sách đất đai, chính sách lao động tiền lương. Thể chế giao dịch là những quy định liên quan đến quyền tài sản, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và các định chế đảm bảo thực hiện hợp đồng. Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa thể chế hiện đại, đại diện là Constatine (2017) cho rằng thể chế sản xuất mới là những yếu tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về cơ cấu kinh tế và cục diện tăng trưởng và phát triển ở mỗi quốc gia. Còn thể chế giao dịch thì chỉ có thể là điều kiện cần của dịch chuyển cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế được cho là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể tới cơ cấu nguồn lực của nền kinh tế (Lin và Wang, 2008), vốn nhân lực, thâm dụng vốn tư bản, sự tham gia sáng tạo và chuyển giao tri thức thông qua đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu triển khai, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhập khẩu. Việc nâng cấp cơ cấu kinh tế còn được cho là phụ thuộc vào chất lượng thể chế (Nelson, 2008; Parente và Prescott, 2002). Parente và Prescott (2002) cho rằng thể chế chính là công cụ để giúp các công ty nâng cao năng lực áp dụng công nghệ mới, qua đó năng cấp cơ cấu kinh tế. Quan điểm này còn được ủng hộ trong tư tưởng về vai trò quan trọng của thể chế đối với phát triển kinh tế được trình bày rộng rãi bởi Acemogle và cộng sự (2001, 2002, 2005) và Acemoglu và Simon (2005). 2.2. Mối quan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế trong các nghiên cứu thực nghiệm Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế trong các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa chính sách ngành và sự phát triển của một số ngành thay vì sự phát triển của toàn bộ cơ cấu kinh tế. Mối quan hệ giữa thể chế giao dịch với cơ cấu kinh tế vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Chính sách ngành được xem là một công cụ quan trọng để chính phủ định hướng phát 21
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 triển kinh tế. Bằng việc thực hiện chính sách ngành, chính phủ can thiệp vào quá trình phân bổ nguồn lực và phân phối lợi ích, hạn chế hoặc thúc đẩy hành vi của doanh nghiệp, và chi phối sự phát triển các ngành (Wang và Qi, 1996). Chen & Xie (2019) nghiên cứu thực nghiệm từ dữ liệu tỉnh và thành phố ở Trung Quốc và chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế hiện đại hơn chủ yếu chỉ xuất hiện ở những vùng chú trọng vào thể chế sản xuất thông qua ban hành hàng loạt chính sách ngành (industrial policy) để định hướng hình thành cơ cấu kinh tế. Criscuolo và cộng sự (2012) sử dụng những thay đổi trong các quy tắc chính sách ngành để đo lường chính sách ngành. Nghiên cứu của họ cho thấy chính sách ngành có tác động dương đối với việc làm, đầu tư, và sự gia tăng số nhà máy, nhưng không có ảnh hưởng cải thiện đáng kể lên TFP. Song và Wang (2013) sử dụng ba kế hoạch 5 năm của Trung Quốc để thể hiện những chính sách ngành chính. Nghiên cứu của họ cho thấy chính sách ngành thúc đẩy năng suất bình quân các ngành. Aghion và cộng sự (2015) sử dụng động lực thuế, trợ cấp chính phủ, và trợ cấp nghiên cứu và triển khai để đo lường chính sách ngành. Dựa vào lý thuyết hiệu ứng sáng tạo theo quy mô và lý thuyết cạnh tranh, nghiên cứu của Aghion và cộng sự (2015) chỉ ra rằng chính sách ngành có thể thúc đẩy cạnh tranh, và có lợi đối với việc nâng cao TFP. Li và Zheng (2016) và Yu và cộng sự (2016) nghiên cứu liệu chính sách ngành có thúc đẩy đổi mới sáng tạo hay không. Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng chính sách ngành thực sự có đóng góp vào việc có thêm nhiều bằng sáng chế, nhưng đa số doanh nghiệp theo đuổi số lượng sáng chế thay vì chất lượng sáng chế để nhận được hỗ trợ của chính phủ. Han và cộng sự (2017) đo lường chính sách ngành bằng cách sử dụng số lượng chính sách và quy định ngành có trong Cơ sở dữ liệu pháp luật và quy định Trung Quốc và thấy rằng chính sách ngành thực sự thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành. Chen và Xie (2019) cũng sử dụng Cơ sở dữ liệu pháp luật và quy định của Trung Quốc để xem xét mối quan hệ giữa chính sách ngành với chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách ngành có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành. ***** Bối cảnh nghiên cứu cho thấy phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa số lượng chính sách ngành hoặc tác động của một vài chính sách ngành cụ thể tới cơ cấu kinh tế hoặc tới một số ngành. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chất lượng thể chế với cơ cấu kinh tế vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu còn bỏ ngỏ. 3. Cơ sở lý thuyết và phát triển giả thuyết 3.1. Khung phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa thể chế với cơ cấu kinh tế Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng thể chế với cơ cấu kinh tế ở cấp độ địa phương của Việt Nam. Về cơ cấu kinh tế, chúng tôi lựa chọn thước đo tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ở các địa phương của Việt Nam. Có hai lý do cho lựa chọn này. Thứ nhất, một trong những thước đo quan trọng thường dùng để thể hiện cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa là tỷ trọng GDP các ngành phi nông nghiệp. Thứ hai, do không có đủ số liệu ở cấp địa phương về tỷ trọng GRDP các ngành phi nông nghiệp, chúng tôi sử dụng dữ liệu thu nhập hộ gia đình. Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình sẽ thể hiện kết quả đối với người hưởng lợi cuối cùng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 22
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Về chất lượng thể chế: Meyer & Nguyen (2005) cho rằng ở các nền kinh tế mới nổi, mặc dù chính quyền địa phương có thể không có quyền xây dựng các quy định riêng về phát triển từng khu vực kinh tế, nhưng kiến thức và thái độ của họ đối với mỗi khu vực sẽ ảnh hưởng đến cách thức họ hiểu và thực hiện các quy định pháp luật do chính quyền trung ương đặt ra. Những khác biệt này thường khá rõ ràng giữa các địa phương, thể hiện qua cách thức chính quyền hành động để phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân trong một số lĩnh vực ưu tiên của địa phương, từ đó ảnh hưởng tới khả năng dịch chuyển nguồn lực giữa các ngành và do đó ảnh hưởng tới cục diện công nghiệp hóa của địa phương. Với lập luận trên, chúng tôi muốn thảo luận và phát triển các giả thuyết về bốn lĩnh vực của thể chế cấp địa phương có khả năng ảnh hưởng đến kết quả công nghiệp hóa của địa phương: (1) Sự dễ dàng gia nhập thị trường và tiếp cận nguồn lực; (2) Tính liêm chính ở địa phương và chi phí cho các giao dịch với chính quyền; (3) Tính năng động của chính quyền; (4) Môi trường pháp lý và an ninh trật tự. Thể chế ở địa phương - Gia nhập thị trường và tiếp cận nguồn lực - Tính liêm chính ở địa phương và chi phí cho các giao dịch với chính quyền. - Tính năng động của chính quyền - Môi trường pháp lý và an ninh trật tự Cục diện công nghiệp Các biến kiểm soát hóa của địa phương - Lao động - Vốn đầu tư Hình 1: Khung lý thuyết 3.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu a. Sự dễ dàng gia nhập thị trường và tiếp cận nguồn lực Một điểm quan trọng của thể chế là việc tạo môi trường cho các đơn vị kinh doanh gia nhập thị trường và tiếp cận các nguồn lực (North, 1990). Sự dễ dàng trong gia nhập thị trường và tiếp cận nguồn lực như vốn vay, đất đai, lao động cũng là yếu tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có thể gia nhập và lớn mạnh trên thị trường. Với định hướng công nghiệp hóa đất nước, các đơn vị kinh doanh ở các quốc gia như Việt Nam có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các ngành phi nông nghiệp. Vì vậy, nếu sự dễ dàng gia nhập thị trường và tiếp cận nguồn lực làm cho hoạt động của các đơn vị kinh doanh hiệu quả, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp của các hộ gia đình sẽ cao hơn. Lewis (1954) đã chỉ ra rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với việc dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động đào 23
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 tạo lao động có vai trò quan trọng trong việc giúp cho việc dịch chuyển lao động giữa các ngành được suôn sẻ, giảm bớt thất nghiệp cơ cấu của nền kinh tế. Sự sẵn có của lao động đã qua đào tạo cũng là điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nguồn lực và gia nhập thị trường của các đơn vị kinh doanh. Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chẳng hạn như việc doanh nghiệp dễ dàng nhận được những thông tin về các loại thủ tục, các văn bản chính sách mới, các chương trình xúc tiến thương mại, tư vấn pháp luật, tư vấn công nghệ, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm khách hàng, dịch vụ đào tạo nhân lực, đều được cho là sẽ giúp ích cho sự phát triển của các đơn vị kinh doanh, từ đó thúc đẩy dịch chuyển nguồn lực đến những hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Tính minh bạch về thông tin và chính sách cũng là yếu tố quan trọng khuyến khích sự phát triển các đơn vị kinh doanh. Ở các nền kinh tế mới nổi, có sự khác biệt lớn giữa các địa phương trong việc chính quyền cam kết và có khả năng xây dựng những chính sách minh bạch và giúp cho hệ thống thông tin được thông suốt để hỗ trợ các đơn vị kinh doanh (Bertolini & Giovannetti, 2006; Meyer & Nguyen, 2005). Vì vậy, sự sẵn có của thông tin sẽ giúp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, giúp có thêm doanh nghiệp mới cũng như nhiều ý tưởng kinh doanh mới (Nguyen và cộng sự, 2013) và do đó thúc đẩy dịch chuyển nguồn lực trong nền kinh tế. Vì vậy, chúng tôi đưa ra giả thuyết: H1: sự dễ dàng gia nhập thị trường và tiếp cận nguồn lực có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Giả thuyết này được cụ thể bằng các giả thuyết sau: - H1a: Các thủ tục gia nhập thị trường thuận lợi sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; - H1b: Việc tiếp cận nguồn lực đất đai thuận lợi sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; - H1c: Tính minh bạch và sự sẵn có của thông tin càng tốt càng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - H1d: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp càng tốt càng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - H1e: Sự sẵn có của lao động đã qua đào tạo ở địa phương sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; b. Tính liêm chính của chính quyền địa phương và chi phí cho các giao dịch với chính quyền Mức độ liêm chính của chính quyền địa phương thể hiện qua xác suất và lượng chi phí mà doanh nghiệp phải chi các khoản chi không chính thức hoặc bị cán bộ chính quyền nhũng nhiễu khi có các thủ tục cần làm việc với chính quyền. Nguyen (và cộng sự, 2016) chỉ ra rằng có một khoảng để hiểu các quy định pháp luật và các quy định hành chính, vì vậy các nhân viên chính quyền có quyền để quyết định cách họ áp dụng luật. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp kinh doanh ở môi trường minh bạch hơn thì có hiệu quả cao hơn. North (1990) cũng chỉ ra trong lý thuyết thể chế rằng các hoạt động kinh tế sẽ ít hơn khi người làm việc biết rằng một phần tài sản do họ làm ra sẽ phải chia cho chính quyền hoặc các thế lực khác. Như vậy, chi phí không chính thức thấp hơn, ít bị cán bộ chính quyền nhũng nhiễu hơn thì có thể hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ sôi nổi hơn và dịch chuyển nguồn lực giữa các khu vực sẽ suôn sẻ hơn, nhờ 24
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chi phí cho các giao dịch với chính quyền là chi phí thời gian và tiền bạc như thời gian và tiền cần thiết để hoàn tất các thủ tục hành chính được yêu cầu theo quy định của pháp luật, các khoản chi để tuân thủ quy định của pháp luật. Lý thuyết thể chế cũng cho thấy khi chi phí giao dịch càng lớn thì số lượng giao dịch sẽ càng ít (North, 1990). Hướng áp dụng của luận điểm này cho trường hợp các địa phương là nếu các đơn vị kinh doanh mất càng nhiều thời gian và chi phí để thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật thì hoạt động kinh doanh diễn ra càng ít sôi động hơn. Điều này cũng dẫn đến các hoạt động kinh doanh bị giảm hiệu quả, đồng thời sẽ có ít doanh nghiệp mới và ý tưởng kinh doanh mới hơn. Điều này làm cản trở khả năng dịch chuyển nguồn lực giữa các khu vực và do đó cản trở quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dựa vào những lập luận trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết: H2: Tăng cường tính liêm chính của chính quyền địa phương và giảm chi phí cho các giao dịch với chính quyền sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giả thuyết này được cụ thể bằng các giả thuyết sau: H2b: Giảm chi phí không chính thức sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. H2b: Giảm chi phí thời gian tuân thủ pháp luật sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. c. Tính năng động của chính quyền Tính năng động của chính quyền thể hiện qua việc chính quyền dựa trên nguyên tắc linh hoạt, chủ động, sáng tạo để giải quyết các vướng mắc mà các đơn vị kinh doanh gặp phải, cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh trên địa bàn địa phương. Việc tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được giả thuyết là sẽ làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, hình thành nhiều doanh nghiệp mới và ý tưởng kinh doanh mới, qua đó thúc đẩy dịch chuyển nguồn lực giữa các khu vực và tác động đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Dựa vào lập luận trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết: H3: Chính quyền địa phương năng động hơn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. d. Môi trường pháp lý và an ninh trật tự Môi trường pháp lý và an ninh trật tự sẽ quyết định mức độ công nhận và bảo vệ quyền tài sản của các đơn vị kinh doanh. Thể chế giúp chia sẻ rủi ro khi giao dịch (North, 1990). Cũng theo North (1990), sẽ không ai làm việc nếu nghĩ tài sản mình làm ra sẽ bị kẻ khác lấy cắp; động lực làm việc sẽ giảm xuống nếu đơn vị kinh doanh biết một phần tài sản mình làm ra sẽ phải chia cho những người có thế lực chính thống hoặc phi chính thống; các hợp đồng sẽ không được ký kết nếu chế độ đảm bảo thực hiện hợp đồng không được thực hiện hiệu quả. Như vậy, một môi trường pháp lý và an ninh trật tự tốt hơn sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh sôi nổi hơn và cho phép dịch chuyển nguồn lực tốt hơn, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dựa trên lập luận trên, chúng tôi đưa ra giả thuyết sau: H4: Môi trường pháp lý và an ninh trật tự tốt hơn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 25
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 4. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 4.1. Mẫu nghiên cứu, thước đo và dữ liệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phân tích mối quan hệ giữa thể chế với cơ cấu kinh tế ở các địa phương của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2021. Đo lường cơ cấu kinh tế: Chúng tôi sử dụng số liệu thu nhập bình quân người phân theo nguồn thu để tính toán tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người làm thước đo về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa của các tỉnh. Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp được tính bằng tổng của “Thu của cá nhân từ tiền lương, tiền công”, “Thu của mỗi cá nhân từ các hoạt động phi nông, lâm nghiệp, thủy sản của hộ gia đình” và “Các khoản thu khác” trên tổng thu nhập tính trung bình một người dân. Dữ liệu được thống kê trong các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình và được công bố tại website của Tổng cục Thống kê - mục “Y tế, văn hóa, thể thao, mức sống dân cư”. Do số liệu về thu nhập bình quân người theo nguồn thu chỉ được thu thập trong các năm chẵn ở giai đoạn trước năm 2018 và được thu thập hàng năm kể từ năm 2019 trở đi, mẫu nghiên cứu của chúng tôi không có các năm 2011, 2013, 2015, 2017. Đo lường chất lượng thể chế: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu dữ liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index - PCI) để kiểm định các giả thuyết đã nêu ở trên. Bộ chỉ số này đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Các chỉ số thành phần của PCI chủ yếu xoay quanh vấn đề chi phí giao dịch. Nguyên lý tiếp cận của PCI là nếu các tác nhân kinh tế ở các địa phương có thể giảm được chi phí giao dịch thì các hoạt động kinh tế sẽ diễn ra nhiều hơn và do đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Các biến kiểm soát: Các biến kiểm soát được đưa vào mô hình để kiểm định các giả thuyết được gợi ý từ mô hình Cobb-Douglas gồm vốn, lao động và cơ sở hạ tầng ở các địa phương. Về biến số vốn, trong nghiên cứu này, chúng tôi cộng tổng ba loại vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu tư tư nhân, và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành một biến số duy nhất đại diện cho vốn là tổng vống đầu tư. Các chỉ tiêu đều được tính theo giá hiện hành. Về biến số lao động (L), trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hai biến số là lực lượng lao động và tỷ lệ lao động tử 15 tuổi trở lên đang làm việc/tổng dân số để đại diện cho sự khác biệt về lao động của địa phương. Về biến số cơ sở hạ tầng, chúng tôi sử dụng hai thước đo là “số lượt hành khách vận chuyển” và số lượng hàng hóa vận chuyển” để đại diện cho sự khác biệt về cơ sở hạ tầng của các địa phương. Số liệu về vốn, lao động, và cơ sở hạ tầng theo các thước đo nêu trên được lấy từ website của Tổng cục Thống kê. 4.2. Mô hình nghiên cứu Với những lựa chọn trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: NA_Iit = β0 + β1*Instit + β2*lnKit + β3*lnLFit + β4 * PRit +β5*lnINFit + uit (1) 26
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Trong đó: NA_I là tỷ lệ thu phi nông nghiệp tính bình quân người của tỉnh; Int là véc tơ chất lượng thể chế gồm các chỉ tiêu thành phần của PCI; K là tổng vốn đầu tư vào địa phương theo giá hiện hành (= Đầu tư tư nhân + Đầu tư nhà nước + Đầu tư trực tiếp nước ngoài); LF là lực lượng lao động của địa phương; PR là tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia làm việc; INF là véc tơ chỉ tình hình cơ sở hạ tầng ở địa phương, gồm hai biến số là lượng hành khách vận chuyển phân theo địa phương và lượng hàng hóa vận chuyển phân theo địa phương; Các chữ số i, t thể hiện địa phương i ở năm t. 5. Phân tích mô tả 5.1. Mô tả chung về cơ cấu kinh tế, thể chế, thu nhập, lao động và đầu tư của các tỉnh thành ở Việt Nam Bảng 1 cho thấy tính trung bình trên 63 tỉnh, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người tăng từ 71,1% năm 2010 lên 84.5% năm 2022. Có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2010 - 2021, cơ cấu kinh tế của các địa phương đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp đã tăng hơn 13 điểm phần trăm. Thu nhập bình quân người theo giá hiện hành tính trung bình 63 tỉnh cũng đã tăng từ hơn 1 triệu đồng/người/tháng lên hơn 4 triệu đồng/người/tháng. Lực lượng lao động và tỷ lệ lao động tham gia làm việc chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 vào những năm 2020 và 2021. Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đang làm việc/tổng dân số tính trung bình 63 tỉnh thành trong cả nước dao động quanh mức 57 - 59% trong giai đoạn 2010 - 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm xuống 56,1% vào năm 2020 và giảm mạnh xuống 50,9% vào năm 2022. Lực lượng lao động trung bình 63 tỉnh tăng từ 801,2 nghìn người vào năm 2010 lên 879,2 nghìn người vào năm 2018, sau đó giảm mạnh xuống 870,5 nghìn người năm 2020 và tiếp tục xuống 803,2 nghìn người vào năm 2021. Tổng đầu tư (gồm đầu tư của ba khu vực Nhà nước, tư nhân, và có vốn đầu tư nước ngoài) tính trung bình mỗi tỉnh đã tăng gần 3 lần qua thập kỷ nghiên cứu, từ hơn 1,2 nghìn tỷ/tỉnh năm 2010 lên 3,4 nghìn tỷ/tỉnh vào năm 2022. Điểm số PCI trung bình của các tỉnh cũng có mức gia tăng ấn tượng, từ 58,1 điểm lên 65,53 điểm, tức là từ xếp loại “tương đối thấp” lên xếp loại “khá”. 27
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 1: Giá trị trung bình của các biến số tính trên 63 tỉnh thành của Việt Nam Tỷ lệ thu Tỷ lệ LĐ Lực Thu nhập nhập phi trên 15 tuổi lượng lao Tổng đầu bình quân tư Năm nông Điểm số PCI đang làm động người (nghìn nghiệp việc/tổng số (nghìn (tỷ đồng) đồng/tháng) (%) dân (%) người) 2010 71,1 58,1 1198,6 57,1 801,2 12496,6 2012 72,2 57,0 1745,1 58,9 835,2 15429,9 2014 74,5 58,1 2264,2 59,4 857,8 18436,2 2016 76,1 58,9 2699,3 58,3 864,8 22570,9 2018 80,2 63,3 3374,8 58,2 879,2 28388,1 2019 81,5 65,7 3657,6 57,8 885,2 30990,4 2020 82,6 64,4 3634,8 56,1 870,5 33702,5 2021 83,2 64,7 3630,7 49,5 802,5 36538,8 2022 84,5 65,5 4065,1 50,9 803,3 34822,7 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu PCI và dữ liệu của Tổng cục Thống kê 5.2. Mối quan hệ giữa PCI và tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp ở các địa phương Tính theo địa phương, năm 2010, các địa phương có tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp cao nhất cả nước là: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Cho đến năm 2022, năm địa phương dẫn đầu về tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp là Đà Nẵng (99,1%), Thành phố Hồ Chí Minh (98,9%), Bình Dương (96,8%), Hà Nội (96,8%), Bắc Ninh (96,5%). Năm 2010, các địa phương có tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp thấp nhất cả nước là Đắk Lắk, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Đắk Nông, Bạc Liêu. Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp của các tỉnh thấp nhất năm 2022 lần lượt là Cà Mau (70,41%), Đắk Lắk (68,7%), Gia Lai (66,5%), Lâm Đồng (65,4%), Đắk Nông (51,3%). Các tỉnh có tỷ lệ thu phi nông nghiệp trong thu nhập của các hộ gia đình cao hầu như đều là các tỉnh xếp hạng PCI cao, trừ trường hợp Hà Nội và Hải Phòng những năm 2010 - 2014. Về thứ hạng, Đà Nẵng luôn đứng đầu về xếp hạng PCI cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh thường xếp thứ 14 trong giai đoạn nghiên cứu, các địa phương khác như Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh đều xếp hạng PCI trong tốp 10 địa phương dẫ đầu cả nước về PCI. Ngược lại, các tỉnh có tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp thấp nhất cả nước hầu hết đều có điểm số PCI thấp. Tỷ lệ thu phi nông nghiệp của các tỉnh này dao động trong khoảng từ 37% - 53% năm 2010 lên 51% - 70% năm 2022. Điểm số PCI của các tỉnh này rất thấp, chỉ xung quanh 50 điểm trong giai đoạn trước 2016 và tăng lên xung quanh 60 điểm trong giai đoạn 2018 - 2022. 28
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Mô phỏng chung cho cả nước, có thể thấy quan hệ đồng biến giữa điểm số PCI và tỷ lệ thu phi nông nghiệp của các hộ gia đình tại các địa phương. Tại các tỉnh có điểm số PCI càng cao, tỷ lệ thu phi nông nghiệp của các hộ gia đình càng cao. Điều này bước đầu cho thấy chất lượng thể chế có mối tương quan dương với mức độ công nghiệp hóa của các địa phương. 100 90 Tỷ lệ thu phi nông nghiệp 80 70 60 50 40 30 20 40 45 50 55 60 65 70 75 80 Điểm số PCI Nguồn: Số liệu từ website của Tổng cục Thống kê và website https://pcivietnam.vn/du-lieu-pci Hình 2: Tương quan điểm số PCI và tỷ lệ thu phi nông nghiệp ở các tỉnh giai đoạn 2010 - 2021 6. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Bảng 2 trình bày kết quả hồi quy dữ liệu mảng của 63 tỉnh thành trong giai đoạn 2010 - 2022 (trừ các năm 2011, 2013, 2015, 2017) với 565 quan sát để kiểm định các giả thuyết nêu trên về ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng thể chế ở cấp tỉnh tới mức độ công nghiệp hóa của tỉnh. Các thủ tục hồi quy như đánh giá tương quan, kiểm định sau ước lượng đã được thực hiện để đảm bảo tính tin cậy của mô hình. 29
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 1: Kết quả hồi quy (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) Các biến số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ thu PNN thu PNN thu PNN thu PNN thu PNN thu PNN thu PNN thu PNN thu PNN thu PNN thu PNN Log (tổng đầu tư) 9.873*** 9.444*** 9.582*** 9.811*** 9.882*** 9.754*** 9.676*** 8.286*** 9.766*** 9.170*** 7.845*** (0.67) (0.69) (0.67) (0.67) (0.67) (0.67) (0.68) (0.71) (0.67) (0.67) (0.71) Log(lực lượng lao động) 8.773*** 8.739*** 8.663*** 8.928*** 8.860*** 8.790*** 9.025*** 7.360*** 8.550*** 8.182*** 7.161*** (1.14) (1.14) (1.13) (1.14) (1.14) (1.15) (1.16) (1.15) (1.14) (1.13) (1.13) Tỷ lệ tham gia LLLĐ -0.170* -0.182** -0.175** -0.166* -0.169* -0.177** -0.173* -0.204** -0.185** -0.166* -0.192** (0.09) (0.09) (0.09) (0.09) (0.09) (0.09) (0.09) (0.09) (0.09) (0.09) (0.08) Log(hàng hóa) 3.686*** 3.759*** 3.765*** 3.749*** 3.732*** 3.774*** 3.794*** 3.504*** 3.692*** 3.638*** 3.282*** (0.37) (0.37) (0.37) (0.37) (0.37) (0.37) (0.37) (0.36) (0.37) (0.36) (0.35) Log(hành khách) - -1.015** -0.871* -1.101** -1.169** -1.194** -1.087** -1.054** -1.228** -1.236** 1.410*** -1.047** (0.49) (0.51) (0.49) (0.50) (0.50) (0.50) (0.50) (0.49) (0.50) (0.49) (0.48) Gia nhập thị trường 1.699*** 1.454*** (0.56) (0.54) Tiếp cận đất đai - 0.843* - 30
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 1.742*** (0.46) (0.51) Tính minh bạch 2.032*** 1.750*** (0.58) (0.58) CP thời gian 1.120*** 1.272** (0.39) (0.49) CP không chính thức 1.007** 0.664 (0.43) (0.55) Tính năng động 0.188 -0.904** (0.36) (0.41) DV hỗ trợ doanh nghiệp 0.588 0.0555 (0.47) (0.46) Đào tạo lao động 2.786*** 2.636*** -0.523 (0.51) Pháp lý và ANTT 1.412*** 1.302*** -0.434 -0.439 PCI 0.471*** -0.101 Hệ số cắt (β0) 20.86*** 42.28*** 23.93*** 28.27*** 28.93*** 34.29*** 33.79*** 27.84*** 27.20*** 10.5 5.077 (7.98) (7.389) (7.174) (6.876) (6.995) (6.888) (6.57) (6.431) (6.864) (8.277) (8.975) 31
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Số quan sát 565 565 565 565 565 565 565 565 565 565 565 R2-hiệu chỉnh 0.578 0.574 0.581 0.577 0.575 0.571 0.572 0.592 0.579 0.588 0.627 Số lượng ID 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 Số năm 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 Trong ngoặc đơn: Độ lệch chuẩn; *** p
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Các biến kiểm soát Kết quả hồi quy tại Bảng 2 cho thấy trong các biến kiểm soát, lực lượng lao động, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, tổng vốn đầu tư, số lượng hành khách vận chuyển, và số lượng hàng hóa vận chuyển, đều có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người ở các địa phương. Hệ số hồi quy của các biến kiểm soát trong các mô hình chạy riêng cho từng biến số và mô hình chung đều khá ổn định, chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa các mô hình. Các biến đại diện cho chất lượng thể chế ở địa phương: Bảng 2 cho thấy các biến số “gia nhập thị trường”, “tiếp cận đất đai”, “tính minh bạch”, “chi phí thời gian”, “đào tạo lao động”, “thiết chế pháp lý và an ninh trật tự” có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp của người dân ở tỉnh trong các mô hình riêng và mô hình chung. Hệ số hồi quy của các biến số này thay đổi không nhiều giữa các mô hình. Các biến số “tính năng động của chính quyền”, “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” không có ý nghĩa thống kê ở một trong hai hoặc ở cả hai mô hình nên được cho là không đảm bảo tính vững của mô hình, và được tạm kết luận rằng chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ổn định giữa hai biến số này. Biến số “gia nhập thị trường” có mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu phi nông nghiệp của các địa phương. “Gia nhập thị trường” là chỉ số thành phần của PCI, gồm các tiêu chí đánh giá về độ thuận lợi của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh. Điểm số “gia nhập thị trường” tăng 1 điểm sẽ làm cho tỷ lệ thu phi nông nghiệp ở các địa phương tăng 1,5%. Điều này là phù hợp với những lập luận lý thuyết kể trên. Giả thuyết H1a được chấp nhận. Biến số “Tiếp cận đất đai” có mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người của các địa phương ở cả mô hình xét riêng với chỉ số này và mô hình tổng hợp. Trong bộ PCI, chỉ số này gồm các tiêu chí đánh giá như doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh hay không, có gặp khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng hay không, tỉnh có thiếu quỹ đất sạch không, các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thuận lợi hay không. Mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người cho thấy sự thuận lợi trong tiếp cận đất đai làm giảm mức độ công nghiệp hóa của địa phương. Chúng tôi chưa tìm thấy cơ sở lý thuyết để lý giải cho kết quả này. Tuy nhiên, các địa phương còn nhiều quỹ đất và có thể dễ dàng cấp đất cho doanh nghiệp thường là những địa phương đi sau về công nghiệp hóa và có thu nhập phi nông nghiệp thấp hơn. Mặc dù vậy, đây chưa phải là lý giải có căn cứ thuyết phục về mối tương quan này. Giả thuyết H1b bị bác bỏ. “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” và “Tính minh bạch” là hai chỉ số thành phần của bộ dữ liệu PCI đề cập đến khả năng doanh nghiệp có thể nhanh chóng có được những thông tin hoặc những dịch vụ mình cần từ phía chính quyền hoặc từ các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Bảng 2 cho thấy điểm số về “Tính minh bạch” có mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê, còn “Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người của các địa phương. Nó hàm ý những dịch vụ hỗ trợ 33
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 doanh nghiệp có thể phát triển tự nhiên theo sự phát triển của thị trường mà không cần dựa vào sự can thiệp của chính phủ. Chỉ số thành phần “Tính minh bạch” tăng 1 điểm sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân một người dân tăng khoảng 1.75 điểm phần trăm. Như vậy, việc các doanh nghiệp trong tỉnh có được thông tin về chính sách, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh cũng như được hỗ trợ kịp thời về thông tin thị trường đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển của hệ thống doanh nghiệp của các địa phương và góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa của tỉnh. Kết quả này cũng cho thấy giả thuyết H1c được chấp nhận, và giả thuyết H1d bị bác bỏ. Bảng 2 cho thấy điểm số về “Đào tạo lao động” có quan hệ có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người của các địa phương. Mô hình tổng hợp (11) cho thấy điểm số này tăng 1% làm cho tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người của địa phương tăng 1,4 điểm phần trăm. Như vậy, hoạt động đào tạo lao động và sự phù hợp của lao động với nhu cầu của doanh nghiệp có tác động tích cực đến quá trình công nghiệp hóa của các địa phương, và do đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Kết quả này cũng cho thấy giả thuyết H1e được chấp nhận. Biến số “chi phí không chính thức” không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy với riêng biến số này và các biến kiểm soát (mô hình (5)) nhưng lại có ý nghĩa thống kê trong mô hình tổng hợp (mô hình 11). Sự khác biệt về kết quả của hai mô hình cho thấy mối quan hệ có thể không vững. Vì vậy, chúng tôi tạm kết luận rằng chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ổn định giữa chi phí không chính thức với cục diện công nghiệp hóa ở các địa phương. Kết quả nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2016) cũng một phần ủng hộ sự không ổn định của mối quan hệ này. Theo Nguyen và cộng sự (2016), việc trả chi phí không chính thức là một tục lệ. Doanh nghiệp trả chi phí không chính thức đơn giản vì “người ta trả thì mình cũng trả” chứ không phải vì để có được đối xử ngoại lệ từ phía chính quyền. Không có chứng cứ nào cho thấy việc chi trả chi phí không chính thức giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh. Vì vậy, có thể việc trả chi phí không thức sẽ không thúc đẩy hay hạn chế quá trình công nghiệp hóa của các địa phương. Kết quả hồi quy tại Bảng 2 cũng cho thấy giả thuyết H2a không được chấp nhận. Biến số “Chi phí thời gian” có mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc trong cả hai mô hình (mô hình 8 và mô hình tổng hợp - 11). Trong bộ dữ liệu PCI, chỉ số thành phần “Chi phí thời gian” gồm các tiêu chí như thời gian doanh nghiệp dành để tìm hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật, thời gian thực hiện các thủ tục nhằm tuân thủ pháp luật, thời gian dành cho các cuộc thanh tra, kiểm tra; sự công khai của các loại phí, lệ phí; sự thân thiện của cán bộ làm thủ tục. Việc biến số này có mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người cho thấy sự khác biệt giữa các tỉnh về thời gian các doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục theo quy định pháp luật tạo ra sự khác biệt về mức độ công nghiệp hóa của các địa phương. Điểm số “chi phí thời gian” tăng 1 điểm có thể làm cho tỷ lệ thu phi nông nghiệp tăng 1,2 điểm phần trăm. Giả thuyết H2b được chấp nhận. Biến số “Sự năng động của chính quyền địa phương” không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc trong cả mô hình riêng (mô hình 9) và mô hình tổng hợp (mô hình 11). Trong bộ dữ liệu PCI, chỉ số thành phần “Tính năng động của chính quyền địa phương” gồm các tiêu chí về việc chính quyền linh hoạt vận dụng pháp luật nhằm tạo môi trường kinh 34
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 doanh thuận lợi cho khu vực tư nhân, chính quyền năng động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề mới phát sinh, chính quyền có thái độ tích cực với khu vực tư nhân, chính quyền có khả năng tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Việc biến số này không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người của địa phương chứng tỏ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân theo hướng công nghiệp hóa có thể không gặp những vướng mắc có sự khác biệt giữa các tỉnh, hoặc sự phát triển của khu vực này là tương đối độc lập và không phụ thuộc nhiều vào sự năng động của chính quyền. Các hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê chứng tỏ giả thuyết H3 không được chấp nhận. Môi trường pháp lý và an ninh trật tự có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân người ở các địa phương. Điểm số “Môi trường pháp lý và an ninh trật tự” tăng 1 điểm sẽ làm tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân một người dân tăng xấp xỉ 0.8 điểm phần trăm. Điều này là phù hợp với luận điểm của lý thuyết thể chế được đề cập trong nghiên cứu của North (1990). Các doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường kinh doanh với quyền tài sản được bảo vệ và các thiết chế về thực hiện hợp đồng được thực hiện. Nhờ đó, việc dịch chuyển nguồn lực cũng diễn ra mạnh mẽ hơn, và hệ thống đơn vị kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa cũng hoạt động hiệu quả hơn, làm tác động đến cơ cấu kinh tế của địa phương. Kết quả hồi quy cho thấy giả thuyết H4 được chấp nhận. Cuối cùng, bảng 2 cho thấy có mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa điểm số PCI với biến phụ thuộc của mô hình (mô hình 10). Điểm số PCI cao hơn 1 điểm sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp bình quân một người dân tăng 0.47 điểm phần trăm. Điều này một lần nữa khẳng định rằng chất lượng thế chế tốt hơn sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa tốt hơn, và do đó tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Bảng 3 trình bày tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết đã được xây dựng ở trên. Bảng 2: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết Giả thuyết Nội dung Kết quả kiểm định Các thủ tục gia nhập thị trường thuận H1a lợi sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh Được chấp nhận tế. Việc tiếp cận đất đai thuận lợi sẽ thúc H1b Không được chấp nhận đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp càng tốt Không được chấp nhận. H1c càng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tính minh bạch càng cao càng thúc đẩy H1d Được chấp nhận chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Được chấp nhận. H1d Sự sẵn có của lao động đã qua đào tạo ở địa phương sẽ thúc đẩy chuyển dịch 35
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Giả thuyết Nội dung Kết quả kiểm định cơ cấu kinh tế. Giảm chi phí không chính thức sẽ thúc H2a Không được chấp nhận. đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giảm chi phí thời gian tuân thủ pháp H2b luật sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh Được chấp nhận. tế. Chính quyền địa phương năng động hơn H3 Không được chấp nhận. sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Môi trường pháp lý và an ninh trật tự Được chấp nhận: H4 tốt hơn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn: Tổng hợp của tác giả 7. Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách Tổng hợp kết quả nghiên cứu ở trên, có thể đưa ra một số kết luận sau: Tính chung ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2022: - Ở cấp địa phương, chất lượng thể chế có quan hệ cùng chiều với mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Điểm số PCI của tỉnh tăng sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp của người dân tăng theo, tức là tỷ trọng hoạt động của khu vực phi nông nghiệp tăng lên. - Chi tiết theo từng yếu tố của thể chế, những nỗ lực trong việc cải thiện các thủ tục gia nhập thị trường, đào tạo lao động, tăng cường tính minh bạch của chính quyền, tăng cường đào tạo lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm chi phí thời gian tuân thủ pháp luật, xây dựng một môi trường pháp lý và an ninh trật tự tốt sẽ góp phần đáng kể thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp và do đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. - Những nỗ lực để tạo ra sự khác biệt về việc tạo thuận lợi khi doanh nghiệp tiếp cận đất đai, giảm các loại chi phí không chính thức, tăng cường sự năng động và linh hoạt của chính quyền, cung ứng các dịch vụ cho doanh nghiệp, không tạo ra được sự khác biệt về khả năng nâng cao tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và do đó không có tác động rõ ràng tới trình độ công nghiệp hóa của các địa phương. Những kết luận trên đây cho thấy những yếu tố thúc đẩy công nghiệp hóa ở các địa phương cũng là những yếu tố cần có để tạo ra một môi trường kinh doanh bảo vệ doanh nghiệp và có sẵn những thông tin cũng như các dịch vụ mà doanh nghiệp cần trong cả quá trình kinh doanh dài hạn. Đó là: thủ tục gia nhập thị trường, chính quyền minh bạch, quyền tài sản được bảo vệ, tòa án hoạt động hiệu quả, hợp đồng được đảm bảo thực thi, an ninh trật tự ở địa phương được đảm bảo, chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Những yếu tố có tính vụ việc như 36
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 tiếp cận đất đai, thanh tra, kiểm tra, năng động trong xử lý các vấn đề phát sinh dường như không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh dài hạn của các đơn vị kinh doanh và do đó không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự lớn mạnh của khu vực phi nông nghiệp. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, những nỗ lực cải cách cần tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng dài hạn đến cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải những yếu tố có tính vụ việc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nếu như xem nỗ lực phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo nhân lực thuộc về nhóm thể chế sản xuất, còn các nỗ lực liên quan tới tính minh bạch của chính quyền, môi trường pháp lý và an ninh trật tự thuộc về nhóm thể chế giao dịch, thì có thể thấy, cả thể chế sản xuất và thể chế giao dịch đều có những tác động đáng kể đến cục diện cơ cấu kinh tế ở các địa phương của Việt Nam. Như vậy, theo kết quả của nghiên cứu này, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, chính quyền các địa phương cần tập trung vào các tiêu chí như nâng cao tính minh bạch, giảm chi phí thời gian cho tuân thủ pháp luật, phát triển hệ thống đào tạo lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế pháp lý và bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn địa phương. Nghiên cứu này chưa đi sâu vào từng tiêu chí nhỏ trong các chỉ tiêu thành phần của PCI để chỉ rõ những tiêu chí nhỏ nào trong PCI thực sự có tác động tới quá trình công nghiệp hóa của các địa phương. Các nghiên cứu tiếp theo có thể đi theo hướng này để cung cấp tư liệu phục vụ định hướng nâng cao chất lượng thể chế của các địa phương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa. 37
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO Acemoglu D, Simon J (2005), ‘Unbundling institutions’. J Polit Econ 113(5):949–995. doi:10.1086/432166 Acemoglu D, Simon J, James AR (2001), ‘The colonial origins of comparative development: an empirical investigation’, Am Econ Rev 91(5):1369–1401. doi:10.1257/aer.91.5.1369 Acemoglu D, Simon J, James AR (2002), ‘Reversal of fortune: geography and institutions in the making of the modern world income distribution’, Quart J Econ 117(4):1231–1294. doi:10.1162/ 003355302320935025. Acemoglu D, Simon J, James AR (2005), ‘The rise of Europe: atlantic trade, institutional change and economic growth’, Am Econ Rev 95(3):546–579. doi:10.1257/0002828054201305 Aghion, P., Cai, J., Dewatripont, M., Du, L., Harrison, A., & Legros, P. (2015), ‘Industrial policy and competition’, American Economic Journal: Macroeconomics, 7(4), 1–32. Bertolini, P., & Giovannetti, E. (2006), ‘Industrial districts and internationalization: The case of the agri-food industry in Modena, Italy’, Entrepreneurship & Regional Development, 18(4): 279–304. Chen, J., Xie, L. (2019), ‘Industrial policy, structural transformation and economic growth: evidence from China’, Front. Bus. Res. China 13, 18 (2019). https://doi.org/10.1186/s11782-019-0065-y Constantine, C. (2017), ‘Economic structures, institutions, and economic performance’, Economic Structures, 6(2). doi:10.1186/s40008-017-0063-1 Criscuolo, C., Martin, R., Overman, H., & van Reenen, J. (2012), ‘The causal effects of an industrial policy (no. w17842)’, National Bureau of Economic Research. Dữ liệu PCI: https://pcivietnam.vn/du-lieu-pci Han, Y., Huang, L., & Wang, X. (2017), ‘Do industrial policies promote industrial structure upgrading? Theory and evidence from China’s development’ Economic Research Journal, 8, 33–48. Hildago, C. A., Klinger, B., Barabasi, A.-L., and Hausmann, R. (2007). ‘The Product Space Conditions the Development of Nations'. Science, 317(5837), 482–487. doi:10.1126/science.1144581 Ju, J., Lin, J., & Wang, Y. (2011), ‘Marshallian externality, industrial upgrading, and industrial policies’, World Bank Policy Working Paper. No.5796. Lewis, W. (1954), 'Economic Development with Unlimited Supplies of Labour’. The Manchester School of Economic and Social, 22, 139-191. Li, W., & Zheng, M. (2016), ‘Is it substantive innovation or strategic innovation? Impact of macroeconomic policies on microenterprises’ innovation’, Economic Research Journal, 4, 60–73. 38
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Meyer, K., & Nguyen, H. V. (2005), ‘Foreign investment strategies and sub-national institutions in emerging market: Evidence from Vietnam’, Journal of Management Studies, 42(1): 63–93. Nguyen, T. V., Le, N. T. B., & Bryant, S. E. (2013), ‘Sub-national institutions, firm strategies, and firm performance: A multilevel study of private manufacturing firms in Vietnam’, Journal of World Business, 48(1), 68–76. doi:10.1016/j.jwb.2012.06.008. North, D., (1990), ‘Institutions, Institutional Change and Economic Performance’. Cambridge University Press, Cambridge, New York. Parente SL, Prescott EC (2002), ‘Barriers to riches’, MIT Press, Cambridge. Song, L., & Wang, X. (2013), ‘Key industrial policies, resource resetting and industrial productivity’, Management World, 12, 63–77. Wang, T., & Qi, J. (1996), ‘Industrial policy and economic growth’, Beijing: Social Sciences Academic Press. Website của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/ 39
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Kinh tế phát triển
192 p | 1568 | 488
-
Tìm hiều về chỉ số TFP
6 p | 658 | 81
-
Bài Giảng CHuyên Đề "Ngân Hàng Thương Mại" - PGS TS. Trân Hoàng Ngân phần 7
12 p | 80 | 16
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 3 - Nguyễn Xuân Đạo, MIB
20 p | 189 | 13
-
Các quy định thương mại tùy tiện chống bán phá giá và quy chế nền kinh tế phi thị trường áp đặt
55 p | 81 | 13
-
Chế định quyền con người với việc sửa đổi
12 p | 71 | 12
-
Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan thành phố Cần Thơ
12 p | 74 | 12
-
Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại
9 p | 82 | 7
-
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam hiện nay
18 p | 59 | 5
-
Nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1996-2016
18 p | 26 | 4
-
Thể chế kinh tế vận hành theo pháp luật là hệ giá trị cơ bản thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (“Rule by law” economic institution is the basic system of values enhancing the development process of the market economy towards socializm in Vietnam)
10 p | 52 | 4
-
Bản tin Cải cách hành chính Bản tin nội bộ của văn phòng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - Số 7/2019
45 p | 61 | 4
-
Kinh tế Việt Nam 2014-2015: Kinh tế phục hồi và hướng tới tăng trưởng bền vững
11 p | 73 | 4
-
Tác động của hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến công nghiệp chế biến chế tạo Hải Phòng
13 p | 27 | 2
-
Bàn về thí điểm hợp nhất cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan kiểm tra Đảng
6 p | 35 | 2
-
Kinh tế chia sẻ - thực trạng và các đề xuất đối với Việt Nam
7 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn