THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH
lượt xem 124
download
Tham khảo tài liệu 'thi thử đại học môn sinh', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH
- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG GIÁO VIÊN : LÊ QUANG NGHỊ TRUNG TÂM BDVH & LTĐH -1- ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC SỐ 2 NĂM 2009 Câu 1 : Kí hiệu một cặp NST tương đồng của người gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau là I và II .Trong 1 tế bào sinh dưỡng người ta thấy có 3 NST I và II . Ví dụ nào sau đây minh họa đúng hiện tượng trên? A. Hội chứng 3 nhiễm XXX,XXY,XO B. Hội chứng Đao,XXX,XXY C. Hội chứng batau,Etuôt,Đao,XXY,XXX D. Hội chứng mèo kêu Câu 2 : Khu sinh học nào là lá phôi xanh của hành tinh? A. Khu sinh học rừng lá kim phương Bắc B. Khu sinh học đồng rêu C. Khu sinh học rừng lá rộng theo mùa và rừng hổn tạp ôn đới bắc bán cầu D. Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới Câu 3 : Để tạo dòng thuần nhanh nhất người ta dùng công nghệ tế bào nào A. Tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy tế bào B. Tạo giống bằng nuôi cấy hạt phấn C. Dung hợp tế bào trần D. Tạo giống bằng tế bào xoma có biến dị Câu 4 : Sự kiện nào sau đây chỉ có trong điều kiện hoạt động gen ở sinh vật nhân thực? A. Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế B. Protein ức chế bám vào vùng vận hành C. Chất ức chế bị bất hoạt do tác dụng của cảm ứng D. NST tháo xoắn thành dạng sợi mảnh Câu 5 : Hai quy tắc thể hiện sự thích nghi về hình thái của sinh vật với nhiệt độ của môi trường A.Qui tắc về kích thước của cơ thể (qui tắc Anlen) và qui tắc về kích thước các bộ phận tai,đuôi,chi của cơ thể (qui tắc Becman). B. Qui tắc về kích thước của cơ thể (qui tắc Becman) và qui tắc về kích thước các bộ phận tai,đuôi,chi của cơ thể (qui tắc Anlen). C. Qui tắc về trọng lượng cơ thể ( qui tắc Becman ) và qui tắc về kích thước các bộ phận tai,đuôi,chi của cơ thể (qui tắc Anlen). D. Qui tắc về kích thước cơ thể ( qui tắc Becman ) và qui tắc về kích thước các cơ quan của cơ thể (qui tắc Anlen) Câu 6 : Ruồi giấm,Pt/c thân xám,cánh dài X thân đen , cánh ngắn F1 100% xám,dài F1 X F1 → F2 gồm 4 kiểu hình sau A. 41,5% xám,dài : 41,5% đen,ngắn : 8,5% xám,ngắn : 8,5% đen,dài B. 3 xám ,dài : 3 đen,ngắn : 1 xám,ngắn : 1 đen,dài C. 1 xám ,dài : 1 đen,ngắn : 1 xám,ngắn : 1 đen,dài D. Tất cả đều sai Câu 7 : Hạt phấn của 1 loài thực vật có 7 NST,sau thụ tinh hợp tử có số lượng NST là 18.Kí hiệu bộ NST có thể có của hợp tử? A. 2n + 2 B. 2n + 2 + 2 C. 2n +1+1 D. 2n - 2 Câu 8 : Trong việc giải thích nguồn gốc chung của loài ,nhân tố đóng vai trò chủ yếu là A. Quá trình đột biến B. Quá trình chọn lọc tự nhiên C. Quá trình giao phối D. Quá trình phân li tính trạng
- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG GIÁO VIÊN : LÊ QUANG NGHỊ TRUNG TÂM BDVH & LTĐH -2- Câu 9 : Nguyên lí cơ bản của thuyết tiến hóa không đề cập đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên? A. Đacuyn B. Lamac C. Kimura D. Thuyết tiến hóa tổng hợp Câu 10 : Thành phần kiểu gen của một quần thể sâu là : 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa .Sau 2 năm sử dụng liên tục 1 loại thuốc trừ sâu thì có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa. Quần thể sâu thay đổi theo hướng nào sau 2 năm sử dụng thuốc,cho biết A gen kháng thuốc, a gen mẫn cảm với thuốc A. Tăng tần số alen kháng thuốc – giảm dần số alen mẫn cảm Tăng tần số đồng hợp kháng thuốc – giảm tần số đồng hợp mẫn cảm B. Tăng tần số alen kháng thuốc – giảm tầnsố alen mẫn cảm Giảm tần số đồng hợp kháng thuốc – giảm tần số đồng hợp mẫn cảm C. Giảm tần số alen kháng thuốc – tăng tần số alen mẫn cảm Tăng tần số đồng hợp kháng thuốc – giảm tần số đồng hợp mẫn cảm D. Tăng tần số alen kháng thuốc – giảm tần số alen mẫn cảm Tăng tần số đồng hợp kháng thuốc – tăng tần số đồng hợp mẫn cảm Câu 11 : Trong quá trình dịch mã, axid amin đến sau sẽ được gắn vào chuỗi polipeptid đang được hình thành A. Khi tiểu phần lớn và bé của riboxom tách nhau B. Trước khi tARN mang axid amin trước tách khỏi riboxom dưới dạng tự do C. Khi riboxom đi khỏi bộ ba mã khởi đầu D. Khi riboxom di chuyển đến bộ 3 mã tiếp theo Câu 12 : Gánh nặng của di truyền là A. Bộ gen người ngày càng có sự biến đổi theo hướng thái hóa B. Tồn tại trong hệ gen người nhiều trạng thái đồng hợp tử C. Trong vốn gen quần thể người tồn tại các gen đột biến gây hại D. Do sự phân li đa dạng về hệ gen người gồm những gen xấu Câu 13 : Thành tựu tạo giống cây trồng nào KHÔNG do biến đổi gen A. Tạo giống cây bông vải kháng sâu bệnh B. Tạo giống lúa “ gạo vàng “ tổng hợp tiền vitamin A C. Tạo giống lúa chim chịu lạnh D. Tạo chủng E.coli sản xuất hoocmon sinh trưởng Somatostatin Câu 14 : Để nhận biết động vật quý hiếm hoặc các giống động vật nuôi sinh sản chậm và ít,người ta thực hiện A. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi phát triển B. Phối hợp 2 hay nhiều phôi thành 1 thể khảm C. Cắt phôi thành 2 hay nhiều phần,mỗi phần sau đó phát truển thành một phôi riêng biệt D. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi phôi mới phát triển Câu 15 : Về nhóm máu AOB của một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền.Tần số alen IA = 0,1 , IB = 0,7, Io = 0,2.Tần số các nhóm máu A,B,AB,O lần lượt là A. 0,3 0,4 0,26 0,04 B. 0,05 0,7 0,21 0,04 C. 0,05 0,77 0,14 0,04 D. 0,05 0,81 0,10 0,04 Câu 16 : Pt/c Bí tròn,xanh X quả tròn,vàng F1 100% quả dẹt,vàng , F1 tự thụ phấn thu được F2 56,25% quả dẹt,vàng: 18,75% quả tròn,vàng : 18,75% quả tròn,xanh : 6,25% quà dài,xanh Kiển gen F1,tính trạng màu sắc quả do alen D,d qui định A. AaDd B. AaBbDd C. AD Bb D. Ab Dd ad aB Câu 17 : Khi nào các gen trong Operon-Lac ngừng tổng hợp các loại protein
- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG GIÁO VIÊN : LÊ QUANG NGHỊ TRUNG TÂM BDVH & LTĐH -3- A. Protein ức chế ở trạng thái bất hoạt B. Thiếu Lactozo trong môi trường C. Protein ức chế ở trạng thái hoạt động D. Protein ức chế không gắn với chất cảm ứng Câu 18 : Giống thỏ Himalaya lông trắng trừ các cơ quan đầu mút cơ thể : Tai,bàn chân,đuôi,mõm có màu đen.Giải thích A. Các tế bào thuộc các cơ quan đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nên có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông đen B. Các tế bào thuộc các cơ quan đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông đen C. Các tế bào thuộc các cơ quan đầu mút cơ thể có kích thước bé hơn nên có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông đen hơn. D. Các tế bào thuộc các cơ quan đầu mút cơ thể có kích thước lớn hơn nên có khả năng tổng hợp sắc tố melanin làm lông đen hơn. Câu 19 : Ở ruồi giấm,thời gian của chu kì sống ( Trứng → ruồi trưởng thành ) ● Ở 250C là 10 ngày đêm ● Ở 180C là 17 ngày đêm Xác địng ngưỡng nhiệt phát triển của rồi giấm A. 10oC B. 9oC C. 8oC D. 21oC Câu 20 : Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất,quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản đã được tiến hành thí nghiệm bởi A. Milơ và Urây B. Oparin và HADNan C. Fox và cộng sự D. Kimura Câu 21 : Cộng sinh giữa các loài sinh vật được thể hiện trong mối quan hệ nào sau đây A. Quan hệ cùng có lợi trong dinh dưỡng B. Quan hệ cùng có lợi trong bảo vệ C. Quan hệ cùng có lợi trong cư trú D. Cả A,B,C Câu 22 : Ruồi giấm XNXN , XNY : Chết XnXn , XnY : Cánh bình thường (hoang dại) XNXn cánh có mấu(đột biến) P ruồi đực hoang dại X cái đột biến → Tỉ lệ kiểu gen,kiểu hình giữa những ruồi sống sót ở F1 A. Kiểu gen : ¼ XNXn : ¼ XnXn : ¼ XnY Kiểu hình : ¼ cái đột biến : ¼ cái hoang dại : ¼ đực hoang dại : ¼ chết B. Kiểu gen : 1/3 XNXn : 1/3XnXn : 1/3XnY Kiểu hình : 1/3 cái đột biến : 1/3 cái hoang dại : 1/3 đực hoang dại C. Kiểu gen : 1/3 XNXn : 1/3XnXn : 1/3XnY Kiểu hình : ¼ cái đột biến : ¼ cái hoang dại : ¼ đực hoang dại : ¼ chết D. Kiểu gen : ¼ XNXn : ¼ XnXn : ¼ XNY : ¼ XnY Kiểu hình : ¼ cái đột biến: ¼ cái hoang dại : ¼ đực hoang dại : ¼ chết Câu 23 : Trong 1 quần thể cân bằng,xét 2 cặp alen AaBb trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.Alen A có tần số tương đối 0,4 và Alen B có tần số tương đối là 0,6.Tần số mỗi loại giao tử của quần thể này. A. AB = 0,24 Ab = 0,36 aB = 0,16 ab = 0,24 B. AB = 0,24 Ab = 0,16 aB = 0,36 ab = 0,24 C. AB = 0,48 Ab = 0,32 aB = 0,36 ab = 0,48 D. AB = 0,48 Ab = 0,16 aB = 0,36 ab = 0,48 Câu 24 : 3 tế bào sinh giao tử đực của ruồi giấm giảm phân thực tế cho nhiều nhất bao nhiêu loại tinh trùng,biết rằng cấu trúc các cặp NST của các tế bào sinh giao tử đực khác nhau
- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG GIÁO VIÊN : LÊ QUANG NGHỊ TRUNG TÂM BDVH & LTĐH -4- A. 8 B. 12 C. 6 D. 2 Câu 25. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi là A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi. Câu 26. Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau. C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi. Câu 27. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sức tăng trưởng của cá thể. D. nguồn thức ăn từ môi trường Câu 28. Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là A. mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau. B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau. C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày. D. tất cả các khả năng trên. Câu 29. Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao. C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao. Câu 30. Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do A. một phần không được sinh vật sử dụng. B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết. C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật. D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường. Câu 31. C¬ thÓ dÞ béi 2n – 1 = 13 cã thÓ cho sè lo¹i giao tö kh«ng b×nh thêng vÒ sè lîng NST lµ: A. 7 lo¹i giao tö thiÕu mét NST B. 7 lo¹i giao tö thõa mét NST C. 6 lo¹i giao tö thiÕu mét NST D. 6 lo¹i giao tö thõa mét NST Câu 32. Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do A. SV thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của SV thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn. B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ. C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần. D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần. Câu 33: Trong một hồ ở Châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù, cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối được với nhau.Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn săc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng:
- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG GIÁO VIÊN : LÊ QUANG NGHỊ TRUNG TÂM BDVH & LTĐH -5- A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí Câu 34: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra đựoc quần thẻ cây 4n. Quần thể cây 4n được xem là loài mới vì A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST B. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với cây của quần thể 2n C. quần thể cây 4n có thể giao phối được với quần thể cây 2n cho ra quần thể cây 3n bất thụ D. quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lơn hơn hẳn cây của quần thể 2n Câu 35 . Sợi cromatit có đường kính là: A. 11nm B. 700nm C. 30nm D. 300nm Câu 36. Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào tổng cộng là 192 NST. Bộ NST của thể đột biến là 11. Đó là dạng đột biến. A. Thể đa bội. B. Thể lệch bội. C. Thể tam bội. D. Thể lưỡng bội. Câu 37: Một gen có chiều dài 5100 ăngstrong .Gen sao mã 4 lần, cần tất cả 1988 guanin và 2904 uraxin do môi trường nội bào cung cấp. Số lượng nucleotit từng loại của gen là: A. A=T =300 ; G=X =200 B. A=T =600 ; G=X =900 C. A=T = 900 ; G=X =600 D. A=T =200; G=X =300 Câu 38 : Vì sao người bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm nhẹ ( HbS Hbs ) không bị sốt rét (1) và nếu bố mẹ bền vững với kí sinh trùng sốt rát thì xác xuất con của họ bệnh sốt rét bao nhiêu % (2) A- (1) Vì gen dột biến (ĐB) kháng được bệnh (2) 50% B- (1) Vì do người thiếu máu nên không còn chất dinh dưỡng cho trùng sốt rét (2) 25% C- (1) Vì trùng sốt rét không sử dụng HbS lm chất dinh dưỡng (2) 25% D-(1) Vì gen ĐB kết hợp với thuốc điều trị sốt rét làm khỏi bệnh (2) 25% Câu 39 : Điểm giống nhau giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen I-Đều làm biến đổi vật chất di truyền II-Đều làm biến đổi kiểu hình III-Đều là biến dị di truyền IV-Đều xuất hiện do tác nhân lí hóa trong môi trường. V-Đều có vai trò cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiêu hóa. A- I,III,V B- II,III,V C- II,III,IV,V D-I,II,III,V Câu 40 : Cơ chế di truyền xảy ra với 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) thường I-Sự tự nhân đôi của NST trong nguyên phân (NP), giảm phân (GP) II-Sự phân li NST trong GP III- Sự tổ hợp tự do NST thụ tinh IV- Liên kết hoặc trao đổi chéo NST trong GP V-Sự tiếp hợp hoặc trao đổi chéo NST trong GP A- I,II,III,IV,V B-I,III,IV,V C-I,II,III,IV D-II,III,IV,V Câu 41 : Hội chứng batau ở người là dạng đột biến liên quan đến cặp NST số bao nhiêu? A. 13 B. 18 C. 19 C. 23 Câu 42 : Hội chứng Etuôt ở người là dạng đột biến liên quan đến cặp NST số bao nhiêu? A. 13 B. 18 C. 19 C. 23 Câu 43 : Ý nào đúng về chu trinh Phốtpho
- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG GIÁO VIÊN : LÊ QUANG NGHỊ TRUNG TÂM BDVH & LTĐH -6- A. Lượng Phốtpho ở biển thu hồi nhờ vào sản lượng cá khai thác và một lượng nhỏ từ phân chim thải ra trên các bờ biển và hải đảo B. Lượng Phốtpho ở biển thu hồi nhờ vào sản lượng tôm khai thác và một lượng nhỏ từ phân các loài thú thải ra trên các bờ biển và hải đảo C. Phôtpho thường thất thoát do trao đổi chất và năng lượng,theo sinh vật ra biển D. Phôtpho được con người sử dụng để trồng rừng vì nó cung cấp lượng lớn cho các khu rừng nhân tạo Câu 44 : Vai trò của lặp đoạn NST là gì? A. Lặp đoạn trong đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa đối với tiến hóa của hệ gen vì nó tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung,chức năng có thể thay đổi(do đột biến và CLTN) B. Lặp đoạn trong đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa đối với tiến hóa của hệ gen vì nó tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung,chức năng thay đổi(do đột biến và CLTN) C. Lặp đoạn trong đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa đối với tiến hóa của hệ gen vì nó không tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung,chức năng thay đổi(do đột biến và CLTN) D. Lặp đoạn trong đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa đối với tiến hòa của hệ gen vì nó không tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung,chức năng có thể thay đổi(do đột biến và CLTN) Câu 45 : Ví dụ ở hoa anh thảo hoa đỏ có kiểu gen AA,hoa trắng có kiểu gen aa.Khi nhiệt độ 35 0C thì cho hoa trắng với kiể gen AA nhưng hoa trắng này trồng ở nhiệt độ 200C thì cho hoa đỏ.Trong khi kiểu gen aa trồng ở nhiệt độ nào cũng cho hoa trắng.Nhận xét nào sau đây đúng? A. Bố mẹ truyền đạt cho con những tính trạng có sẵn mà không truyền đạt cho con 1 kiển gen. B. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng có sẵn mà truyền đạt cho con 1 kiển gen. C. Kiểu hình qui định khả năng mức phản ứng của cơ thể trước môi trường D. Kiểu gen là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường Câu 46 : Khẳng định nào sau đây đúng A. Công nghệ gen đã làm thay đổi nhanh chóng các giống vật nuôi,cây trồng cả về số lượng lẫn chất lượng B. Công nghệ xử lí phôi động vật đã làm thay đổi nhanh chóng các giống vật nuôi,cây trồng cả về số lượng lẫn chất lượng C. Công nghệ tế bào đã làm thay đổi nhanh chóng các giống vật nuôi,cây trồng cả về số lượng lẫn chất lượng D. Công nghệ gen và lai xa đã làm thay đổi nhanh chóng các giống vật nuôi,cây trồng cả về số lượng lẫn chất lượng Câu 47 : Nhân tố nào thúc đẩy sự phân li các loài A. Cách li sinh thái B. Cách li sinh sản C. Cách li tập tính D. Cách li địa lí Câu 48 : Nhận định nào sau đây đúng về chiều hướng tiến hóa của từng nhóm loài A. Hướng tiền hóa của các nhóm loài theo 3 hướng là: tiến bộ sinh học hay thoái bộ sinh học hoặc kiên định sinh học.Các nhóm sinh vật tiến hóa với nhịp đô khác nhau B. Hướng tiền hóa của các nhóm loài theo 4 hướng là: tiến bộ sinh học hay thoái bộ sinh học hoặc kiên định sinh học hoặc sinh học phân tử.Các nhóm sinh vật tiến hóa với nhịp đô khác nhau C. Hướng tiền hóa của các nhóm loài theo 4 hướng là: tiến bộ sinh học hay thoái bộ sinh học hoặc kiên định sinh học hoặc sinh học tế bào.Các nhóm sinh vật tiến hóa với nhịp đô khác nhau D. Tất cả đều sai Câu 49 : Ứng dụng của kỹ thuật di truyền vào sản xuất hoocmon somotostalin bằng cách ? a. Cấy mã hóa hóc môn (tổng hợp trong não người và động vật ) này vào vi khuẩn Ecoli b. Gen mã hóa hooc môn này được tổng hợp invitro rồi đưa vào vi khuẩn c. Gen mã hóa hoocmon này (lấy từ tế động vật và người ) được tổng hợp invitron rồi đưa vào vi khuẩn d. Gen mã hóa hoocmon này (lấy từ tế bào thực vật ) được tổng hợp invitron rồi đưa vào vi khuẩn
- TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG GIÁO VIÊN : LÊ QUANG NGHỊ TRUNG TÂM BDVH & LTĐH -7- Câu 50 : Cho mét c¸ thÓ F1 dÞ hîp 3 cÆp gen; kiÓu h×nh lµ th©n cao, qu¶ trßn, hoa ®á la i ph©n tÝch ví i c¸ thÓ t ¬ng øng lµ th©n thÊp, qu¶ dµi , hoa vµng. F2 thu ®îc tû lÖ: - Cao, trßn, ®á: 278 - ThÊp, dµi , vµng: 282 - Cao, dµi , ®á: 165 - ThÊp, trßn, vµng: 155 - Cao, dµi , vµng: 62 - ThÊp, trßn, ®á: 58 Xác định tần số hoán vị gen giữa các nhóm gen A. - Ho¸n vÞ gi÷a B vµ D: AbD = aBd = 165 + 155/1000 : 2 = 16% - Ho¸n vÞ gi÷a A vµ D : Abd = aBD = 62 + 58/1000 : 2 = 6% B. - Ho¸n vÞ gi÷a B vµ D: AbD = aBd = 165 + 155/1000 : 2 = 6% - Ho¸n vÞ gi÷a A vµ D : Abd = aBD = 62 + 58/1000 : 2 = 16% C. - Ho¸n vÞ gi÷a B vµ D: AbD = aBd = 165 + 155/1000 : 2 = 14% - Ho¸n vÞ gi÷a A vµ D : Abd = aBD = 62 + 58/1000 : 2 = 8% D. - Ho¸n vÞ gi÷a B vµ D: AbD = aBd = 165 + 155/1000 : 2 = 8% - Ho¸n vÞ gi÷a A vµ D : Abd = aBD = 62 + 58/1000 : 2 = 14%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 1 năm 2011 khối B
7 p | 731 | 334
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (có đáp án)
6 p | 705 | 288
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 2
4 p | 539 | 231
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh năm 2010 khối B - Trường THPT Anh Sơn 2 (Mã đề 153)
5 p | 456 | 213
-
Đề thi thử đại học môn sinh học - Đề số 2
22 p | 410 | 180
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 4
6 p | 402 | 173
-
Đề thi thử đại học môn sinh học - Đề số 12
21 p | 410 | 156
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 7
5 p | 318 | 144
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 5
6 p | 342 | 144
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 6
5 p | 328 | 133
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 1 - GV Lê Đức Triển
5 p | 292 | 87
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh khối B năm 2014 - Hải Dương
6 p | 273 | 55
-
Đề thi thử đại học môn Sinh 2014 - Trường THPT Lê Quý Đôn
15 p | 194 | 51
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh 2013 khối B - THPT Phan Bội Châu
6 p | 230 | 50
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh 2014 - THPT Ngô Gia Tự (Khánh Hòa)
9 p | 259 | 43
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh học khối B năm 2014 (Mã đề 023)
9 p | 226 | 21
-
Đề thi thử đại học môn Sinh - Trường THPT Lê Qúy Đôn
11 p | 83 | 18
-
Đề thi thử đại học môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (mã đề 123)
6 p | 138 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn