Đề thi thử đại học môn Sinh - Trường THPT Lê Qúy Đôn
lượt xem 18
download
Đề thi thử Đại học môn Sinh của Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn sẽ mang đến cho bạn những câu hỏi trắc nghiệm hay và hữu ích cho quá trình học tập và ôn thi Đại học - Cao đẳng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử đại học môn Sinh - Trường THPT Lê Qúy Đôn
- SƠ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC TRƯỜNG THPT LÊ QUY ĐÔN MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; (60 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên học sinh:....................................................... Lớp: .................Stt: ............ I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Phôi của các động vật có xương sống thuộc những lớp khác nhau, trong nh ững giai đo ạn phát tri ển đầu tiên đều A. giống nhau về hình dạng chung nhưng khác nhau về quá trình phát sinh các cơ quan B. khác nhau về hình dạng chung nhưng giống nhau về quá trình phát sinh các cơ quan C. giống nhau về hình dạng chung cũng như về quá trình phát sinh các cơ quan D. khác nhau về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan Câu 2: Theo quan niệm hiện đại, phát biểu không đúng về vai trò của chọn lọc tự nhiên? A. Làm tăng tần số của đột biến có lợi hay tổ hợp gen thích nghi B. Sàng lọc các kiểu gen quy định kiểu hình có lợi C. Tạo nên đặc điểm thích nghi của sinh vật D. Là nhân tố cơ bản nhất định hướng tiến hóa Câu 3: Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng: A. Thay cặp A-T thành T-A dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin B. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin C. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic D. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lịch sử hình thành đặc đi ểm thích nghi c ủa sinh v ật ch ịu s ự chi ph ối của A. Biến dị, di truyền và giao phối. B. Biến dị, di truyền và phân li tính trạng. C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. Câu 5: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm: (1)Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết (2)Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3. (3)Tạo các dòng thuần chủng. (4)Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là A. 3→2→4→1 B. 2→1→3→4 C. 2→3→4→1 D. 1→2→3→4 Câu 6: Tháp sinh thái dùng mô tả số lượng cá thể, sinh khối, ho ặc năng l ượng ở các b ậc dinh d ưỡng khác nhau trong hệ sinh thái. Thường các giá trị ở bậc dinh d ưỡng cao nh ỏ h ơn so v ới b ậc dinh d ưỡng đ ứng trước nó. Có trường hợp tháp lộn ngược, điều không đúng về các điều kiện dẫn tới tháp lộn ngược là tháp A. sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất; B. số lượng, trong đó khối lượng cơ thể của sinh vật sản xuất lớn hơn vài bậc so với khối lượng cơ thể của sinh vật tiêu thụ; C. số lượng, trong đó ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 có một loài đông đúc chếm ưu thế; D. sinh khối, trong đó vật sản xuất có chu kỳ sống rất ngắn so với vật tiêu thụ. Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng đối với chu trình cacbon? A. Cacbon trao đổi trong quần xã: trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Trang 1/11 - Mã đề thi 132
- B. Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: khí cacbon trong khí quyển được thực vật hấp thu, thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon. C. Cacbon trở lại moi trường vô cơ: quá trình hô hấp ở thực vật, động vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vi sinh vật thải ra một lượng lớn khí cacbônic vào bầu khí quyển. D. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. Câu 8: Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là đột biến trung tính ? A. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin. B. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin. C. Do tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác. D. Do tính chất đặc hiệu của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác. Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là: A. Phân hóa khả năng sinh sản của những cá thể thích nghi trong quần thể B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen thích nghi trong quần thể C. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen thích nghi trong loài D. Phân hóa khả năng sống sót của những kiểu gen thích nghi trong loài Câu 10: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui đ ịnh và ch ịu tác đ ộng cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Ng ười ta cho giao ph ấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất, được F1 và sau đó cho F1 tự th ụ. Nhóm cây ở F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ: A. 28/256 B. 56/256 C. 70/256 D. 35/256 Câu 11: Các quần xã có kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng là (1)Quần xã sinh vật rừng nhiệt đới (2)Ao nuôi cá (3)Quần xã cây ngập mặn (4)Côn trùng, chim ăn côn trùng và nhiều loài thú sống theo kiểu leo trèo trong rừng mưa nhiệt đới (5)Quần xã biển (6)Quần xã sông, hồ Phương án đúng là A. 1,2,4 B. 1,2,3,4 C. 2,3,4,5 D. 3,5,6 Câu 12: Cho cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3 aaBB: 0,3 aabb. N ếu qu ần thể trên giao phối tự do. Tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp ở F2 là bao nhiêu? A. 24,5% B. 21% C. 10,5% D. 9% Câu 13: Giải thích vì sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50% nhưng v ị trí c ủa m ột s ố gen trên b ản đ ồ đều quá 50centimoocgan A. Do trên NST chứa quá nhiều gen B. Do lúc định vị các gen người ta sắp xếp tuần tự tỉ lệ hoán vị gen của các gen nằm trên từng đoạn NST ngắn liền nhau, sau đó mới nối lại lên bản đồ toàn NST C. Do cộng dồn các tần số hoán vị gen D. Do các gen nằm quá xa đầu mút NST Câu 14: Ở ruồi giấm, gen A qui định mắt đỏ, gen a qui định mắt trắng ; gen B qui định cánh xẻ và gen b qui định cánh thường. Phép lai giữa ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh xẻ v ới ru ồi gi ấm đ ực m ắt đ ỏ, cánh x ẻ đã thu được F1 ruồi cái 100% mắt đỏ, cánh xẻ ; ruồi đực gồm có 40% đực mắt đỏ, cánh thường : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ : 10% đực mắt đỏ, cánh xẻ : 10% đực mắt trắng, cánh thường. Xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen nếu có. A. ♂XBAY × ♀ XbAXBa và tần số hoán vị gen là 10% B. ♂XBAY × ♀ XBAXba và tần số hoán vị gen là 10% C. ♂XBAY × ♀ XbAXBa và tần số hoán vị gen là 20% D. ♂XBAY × ♀ XBAXba và tần số hoán vị gen là 20% Câu 15: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy đ ịnh thân đen n ằm trên m ột cặp nhiễm sắc thể thường. Alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so v ới alen b quy đ ịnh m ắt tr ắng n ằm Trang 2/11 - Mã đề thi 132
- trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho phép lai (P) : Aa XBXb x Aa XBY được các con lai F1. Chọn một con ruồi cái F 1 thân xám, mắt đỏ đem lai phân tích. Tính theo lí thuyết, xác suất thu được con ruồi cái thân đen, mắt trắng ở thế hệ Fa là: A. 1/32 B. 1/24 C. 1/12 D. 1/4 Câu 16: Tại sao sự sống ở đại thái cổ và nguyên sinh lại ít di tích A. Do thực vật chủ yếu ở dạng đơn bào, động vật gồm các đại diện của ngành không xương sống B. Do những biến động lớn về địa chât làm phân bố lại đại lục và đại dương C. Do sự sống tập trung chủ yếu ở dưới nước D. Do vỏ quả đât chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa dữ dội Câu 17: Hệ sinh thái kém bền vững nhất khi A. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít . B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất. D. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất. Câu 18: Một tế bào mầm nguyên phân 4 lần tạo ra tổng số nhiễm sắc thể trong các tinh nguyên bào là 144 đó là dạng đột biến A. Tam bội thể 3n. B. Thể ba nhiễm 2n+1 hoặc 2n- 1 C. 2n- 1. D. Thể ba nhiễm 2n+1. Câu 19: Loài sinh học là gì? A. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. B. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. C. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. D. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong một không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. Câu 20: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen I A, IB và IO quy định. Trong quần thể cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O,45% số người mang nhóm A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. Xác suất để họ sinh con máu O là bao nhiêu? A. 12/256 B. 24/65 C. 32/256 D. 12/65 Câu 21: Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng cách nào? A. gây đột biến nhân tạo B. Giao phối cùng dòng C. giao phối giữa các dòng thuần xa nhau về nguồn gốc D. giao phối giữa các dòng thuần có quan hệ huyết thống gần gũi Câu 22: Câu có nội dung đúng là A. Lai là phương pháp tạo ra nguồn biến đa bội vô cùng phong phú. Biến dị tổ hợp lại có nguồn gen đa dạng đã thể hiện thành kiểu hình phong phú tạo thành nguồn nguyên liệu dồi dào cho chọn giống B. Lai là phương pháp tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú nhất. Biến dị tổ hợp lại những nguồn gen do đột biến phát sinh và đã thể hiện thành kiểu hình phong phú tạo thành nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa và chọn giống C. Lai là phương pháp tạo ra nguồn biến dị đột biến và di truyền các đột biến. Biến dị tổ hợp lại có nguồn gen đa dạng đã thể hiện thành kiểu hình phong phú tạo thành nguồn nguyên liệu dồi dào cho chọn giống D. Lai là phương pháp tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú nhất. Biến dị tổ hợp lại có nguồn gen đa dạng đã thể hiện thành kiểu hình phong phú tạo thành nguồn nguyên liệu dồi dào cho chọn giống Trang 3/11 - Mã đề thi 132
- Câu 23: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbX eDXEd đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ lo ại giao t ử AbX ed được tạo ra từ cơ thể này là : A. 2,5% B. 7,5% C. 5,0% D. 10,0% Câu 24: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên? A. TAG, GAA, ATA, ATG. B. AAG, GTT, TXX, XAA. C. ATX, TAG, GXA, GAA. D. AAA, XXA, TAA, TXX. Câu 25: Trong một tế bào có hai gen dài bằng nhau. Gen 1 tích số % giữa A với loại nucleotit không bổ sung với nó bằng 4%. Gen 2 có tích số % gi ữa G v ới nuleotit b ổ sung v ới nó là 9%. T ổng s ố liên k ết hydro c ủa gen 1 nhiều hơn gen 2 là 150. Chiều dài của gen tính bằng micromet là A. 0,510 B. 0,204 C. 0,306 D. 0,255 Câu 26: Một polyribonucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp có tỉ lệ 4G : 1U. Cho rằng sự kết hợp tạo thành bộ 3 là ngẫu nhiên. Xác suất gặp 1 bộ ba chứa 1 nucleotit loại U là (GGU=GUG=UGG) A. 48/125 B. 32/125 C. 4/125 D. 64/125 Câu 27: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? (1)Cá trắm cỏ trong ao (2)Cá rô phi đơn tính trong hồ (3)Bèo trên mặt ao (4)Sen trong đầm (5)Các cây ven hồ (6)Voi ở khu bảo tồn Yokđôn (7)Ốc bưu vàng ở ruộng lúa (8)Chuột trong vườn (9)Sim trên đồi (10)Chim ở lũy tre làng Tổ hợp đúng là A. 1,2,3,5,7 B. 2,5,6,7,10 C. 1,4,6,7,9 D. 2,3,8,10 Câu 28: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN m ới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN ”mẹ”? A. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau. B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung. C. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện. D. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’. Câu 29: Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n =14 NST nên có bộ NST 4n = 28 B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n =14 NST nên có bộ NST 6n = 42 C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42 D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42 Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về đại nguyên sinh? (1)Cây có mạch và động vật lên cạn (2)Động vật không xương sống thấp ở biển. Tảo. (3)Hóa thạch động vật cổ nhất. (4)Phát sinh các ngành động vật. Phân hóa tảo. (5)Hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất. (6)Tích lũy ôxi trong khí quyển (7)Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất Phương án đúng là A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (3), (4), (5) C. (2), (3), (5), (6) D. (1), (2), (4), (6) Câu 31: Một đoạn gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ có trình tự các nuclêôtit như sau: Mạch 1:5´...TAXTTAGGGGTAXXAXATTTG...3´ Mạch 2:3´...ATGAATXXXXATGGTGTAAAX...5´ Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 4. B. Mạch mang mã gốc là mạch 2; số axit amin được dịch mã là 4. Trang 4/11 - Mã đề thi 132
- C. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 7. D. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 5. Câu 32: Giới hạn sinh thái là A. Khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. Khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. Khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. Khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. Câu 33: Cho cây tam bội có kiểu gen Aaa tự phụ phấn. Tỉ lệ kiểu gen đời con sẽ như thế nào? A. 1AAA: 17AAa: 17Aaa: 1aaa B. 1AAAA: 8AAAa: 18AAaa: 8Aaaa: 1aaaa C. 1AAAA: 10AAAa: 14AAaa: 10Aaaa: 1aaaa D. 1AAAA: 4AAA: 4AAAa: 4AA: 10AAa: 4Aa: 4AAaa: 4Aaa: 1aa Câu 34: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là A. Tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. B. Tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. C. Tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ tối đa, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. Câu 35: Ở một locut trên NST thường có n+1 alen. tần số của một alen là 1/2, trong khi tần số c ủa m ỗi alen còn lại là 1/(2n). Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng Hardy – Weinberg, thì t ần s ố các cá th ể d ị h ợp t ử như thế nào? A. (4n-1)/3n B. (3n-1)/4n C. (2n+1)/3n D. (2n-1)/3n Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói tới sự phân hóa về chức năng trong ADN ? A. Chỉ một phần nhỏ ADN không mã các hóa thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò mã hóa thông tin di truyền. B. Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận không hoạt động. C. Chỉ một phần nhỏ ADN được mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động. D. Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa. Câu 37: Bảo vệ đa dạng sinh học là A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái Câu 38: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân t ố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã ki ểm tra gi ả thuyết c ủa mình bằng cách nào? A. Cho F1 lai phân tích. B. Cho F1 giao phấn với nhau C. Cho F1 tự thụ phấn. D. Cho F2 tự thụ phấn. Câu 39: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy đ ịnh thân th ấp; gen B quy đ ịnh qu ả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho cây dị hợp về 3 cặp gen (P) lai phân tích thu đ ược Fa gồm 41 cây thân cao, qu ả đ ỏ, dài; 40 cây thân cao, quả vàng, dài; 39 cây thân thấp, quả đỏ, tròn; 40 cây thân thấp, quả vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, kiểu gen của P là Trang 5/11 - Mã đề thi 132
- Ab Ad AB AD A. Dd B. Bb C. Dd D. Bb aB aD ab ad Câu 40: Khi cho một cây P tự thụ phấn, người ta thu được F 1 có 225 cây quả dẹt, 150 cây có quả tròn và 25 cây có quả dài. Nếu cho cây P nói trên lai với cây mang ki ểu gen Aabb thì t ỉ l ệ ki ểu hình thu đ ược ở con lai bằng A. 2 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài. B. 6 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài. C. 3 quả dẹt : 4 quả tròn : 1 quả dài. D. 15 quả dẹt : 1 quả dài. II. PHẦN RIÊNG (10 câu). Thí sinh chọn 1 trong trong 2 phần A hoặc B A.Theo chương trình Cơ bản (10 câu. Từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên m ỗi chạc tái b ản có m ột m ạch đ ược t ổng h ợp liên t ục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’. D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’. Câu 42: Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung tính, ho ặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi A. giao phối có chọn lọc B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 43: Khi đem lai phân tich các cá thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Menđen đã nhận biết được điều gì? A. F2 có kiểu gen giống P hoặc có kiểu gen giống F1. B. 100% các thể F2 có kiểu gen giống nhau. C. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1. D. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P: 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1. Câu 44: Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò: A. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài B. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài C. Là điều kiện làm biến đổi kiểu hình theo hướng thích nghi D. Làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể Câu 45: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được m ột con trai (3) b ị b ệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh đ ược m ột bé trai (5) cũng b ị b ệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên. A. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA. B. (1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY. C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY. D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYa. Câu 46: Loại đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá của bộ gen là A. mất đoạn, đảo đoạn. B. đảo đoạn, lặp đoạn. C. lặp đoạn, dung hợp NST. D. chuyển đoạn, mất đoạn. Câu 47: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng c ủa Menđen, n ếu cho t ất c ả các cây hoa đ ỏ F 2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng. C. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Câu 48: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh v ật tiêu th ụ b ậc 2 so v ới sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) A. 0,57% B. 0,92% C. 0,0052% D. 45,5% Câu 49: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là: A. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế. B. các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất. Trang 6/11 - Mã đề thi 132
- C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể. D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản. Câu 50: Phương pháp lai nào dưới đây được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây trồng mới? A. Lai hữu tính kết hợp đột biến thực nghiệm. B. Tạo ưu thế lai. C. Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn. D. Lai giữa cây trồng và loài hoang dại. B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Sự tồn tại hay phát triển của các quần xã trong dãy diễn thế sinh thái như thế nào? A. những quần xã xuất hiện càng sớm trong dãy diễn thế thì thời gian tồn tại và phát triển càng dài. Quần xã đỉnh cực là quần xã ở dạng trưởng thành, phát triển khá ổn định theo thời gian. B. những quần xã xuất hiện càng muộn trong dãy diễn thế thì thời gian tồn tại và phát triển càng dài. Quần xã đỉnh cực là quần xã ở dạng trưởng thành, phát triển khá ổn định theo thời gian. C. những quần xã xuất hiện càng muộn trong dãy diễn thế thì thời gian tồn tại và phát triển càng ngắn. Quần xã đỉnh cực là quần xã ở dạng trưởng thành, phát triển khá ổn định theo thời gian. D. những quần xã xuất hiện càng muộn trong dãy diễn thế thì thời gian tồn tại và phát triển càng dài. Quần xã đỉnh cực là quần xã ở dạng trưởng thành, phát triển không ổn định theo thời gian. Câu 52: Bệnh tật di truyền do đột biến gen là (1)Máu khó đông (2)Tâm thần phân liệt (3)Patau (4)Ung thư máu (5)Mèo kêu (6)Mù màu (7)Thiếu máu hồng cầu hình liềm Tổ hợp đúng là A. 3,4,5,6 B. 2,4,6,7 C. 1,2,6,7 D. 1,2,3,4 Câu 53: Nhìn chung, dù theo phương thức nào, loài mới cũng không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là (1)Quần xã hay nhóm quần xã (2)Quần thể hay nhóm quần thể (3)Nhiều quần thể hay quần xã (4)Tồn tại và phát triển như một mắt xích trong hệ sinh thái (5)Đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên Tổ hợp câu đúng là A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 2,4,5 D. 3,4,5 Câu 54: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng: A. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật C. Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hoá kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn D. Khi loài mở rộng khu phân bố, điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau Câu 55: Cơ sở tế bào học của qui luật phân li là 1- Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền di truyền qui đ ịnh. Trong t ế bào nhân t ố di truy ền không hoà trộn vào nhau. 2- Trong tế bào lưỡng bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp, do đó gen cùng t ồn t ại thành t ừng c ặp alen (tương ứng) trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. 3- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) chỉ 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền. 4- Khi giảm phân tạo giao tử, các nhiễm sắc thể tương đồng phân li đ ồng đ ều v ề giao t ử, kéo theo s ự phân li đồng đều của các alen trên nó. Tổ hợp câu đúng là: A. 2,3 B. 1,2,3,4 C. 1,3 D. 2,4 Câu 56: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn n ằm trên NST thường, alen tr ội t ương ứng qui đ ịnh Trang 7/11 - Mã đề thi 132
- người bình thường. Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đ ầu c ủa h ọ b ị b ạch t ạng. C ặp vợ chồng này muốn sinh thêm 2 người con có cả trai và gái đ ều không b ị b ạch t ạng. V ề m ặt lí thuy ết thì khả năng để họ thực hiện được mong muốn trên là A. 9/32 B. 3/8 C. 9/16 D. 3/16 Câu 57: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: (1)Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng. (2)Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. (3)Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. (4)Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. 2 → 3 → 4. B. 3 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 2. D. 3 → 2 → 1. Câu 58: Vai trò của lặp đoạn NST trong đột biến cấu trúc NST? A. Có ý nghĩa đối với tiến hóa của hệ gen vì nó tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung, chức năng của chứng có thể thay đổi(do đột biến và chọn lọc tự nhiên) B. Sắp xếp lại các gen,góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ,các nòi trong cùng một loài C. Có ý nghĩa đối với tiến hóa của bộ NST vì nó tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung, chức năng của chúng có thể thay đổi (do đột biến và chọn lọc tự nhiên) D. Là nguồn nguyên liệu cung cấp chủ yếu cho sự đa dạng bộ NST của loài Câu 59: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon c ủa ph ức h ệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đ ứng liền sau axit amin mở đầu). (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’→ 3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). C. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). D. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). Câu 60: Khẳng định nào sau đây là không đúng A. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong quần xã B. Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau C. Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật trong đó loài này sử dụng một loài khác hay sản phẩm c ủa nó làm thức ăn, về phía mình nó lại làm thức ăn cho các loài kế tiếp. D. Trong chuỗi thức ăn loài đứng sau cùng trong chuỗi là những loài động vật ăn thịt ----------- HẾT ---------- Trang 8/11 - Mã đề thi 132
- ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 A 21 C 31 D 41 A 51 B 2 C 12 B 22 D 32 A 42 D 52 C 3 A 13 B 23 A 33 D 43 D 53 C 4 D 14 C 24 D 34 C 44 B 54 B 5 A 15 B 25 D 35 B 45 C 55 D 6 D 16 A 26 A 36 C 46 C 56 A 7 D 17 C 27 D 37 C 47 D 57 B 8 A 18 B 28 B 38 A 48 B 58 A 9 B 19 B 29 B 39 B 49 B 59 B 10 A 20 D 30 C 40 C 50 A 60 D ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC Câu: Một polyribonucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp có tỉ lệ 4G : 1U. Cho rằng sự kết hợp tạo thành bộ 3 là ngẫu nhiên. Xác suất gặp 1 bộ ba chứa 1 nucleotit loại U là (GGU=GUG=UGG) HD = 4/5*4/5*1/5*3 = 48/125 Câu: Trong một tế bào có hai gen dài bằng nhau. Gen 1 tích số % giữa A với loại nucleotit không bổ sung với nó bằng 4%. Gen 2 có tích số % giữa G với nuleotit bổ sung với nó là 9%. Tổng số liên kết hydro của gen 1 nhiều hơn gen 2 là 150. Chiều dài của gen tính bằng micromet là HD Vì 2 gen có chiều dài bằng nhau nên gọi N là số nu của 12 gen Gen1 có số LK H nhiều hơn gen2 nên Ggen1>Ggen2(sử dụng dữ kiện này đề loại bỏ nhiệm thừa trong hệ PT sau) Agen1 * Ggen1 = 4% = 4%N Agen1 + Ggen1 = 50% => %Ggen1 = 40% và %Agen1=10% Hoặc %Ggen1=10% và %Agen1=40% Ggen2 * Xgen2 = 9% = 9%N => Ggen1=30%N Hgen1 – Hgen2 = 150 (N + Ggen1) – (N + Ggen2) = 150 40%N – 30%N = 10%N = 150 => N = 1500nu => L = 2250 = 0,255 micromet Câu: Một tế bào mầm nguyên phân 4 lần tạo ra tổng số nhiễm sắc thể trong các tinh nguyên bào là 144 đó là dạng đột biến HD Gọi x là số NST trong bộ NST lưỡng bội ta có x* 24 = 144 => x = 9 vì đây là số lẻ => dị bội dạng 2n+1 hoặc 2n- 1 Cho cây tam bội có kiểu gen Aaa tự phụ phấn. Tỉ lệ kiểu gen đời con sẽ như thế nào? HD P: AAa x AAa 2 1 2 1 2 1 2 1 GP: A; AA; Aa; a A; AA; Aa; a 6 6 6 6 6 6 6 6 F1: 1/36AAAA: 4/36AAA: 4/36AAAa: 4/36AA: 10/36AAa: 4/36Aa: 4/36AAaa: 4/36Aaa: 1/36aa Câu: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho cây dị hợp về 3 cặp gen (P) lai phân tích thu được Fa gồm 41 cây thân cao, quả đỏ, dài; 40 cây thân cao, quả vàng, dài; 39 cây thân thấp, quả đỏ, tròn; 40 cây thân thấp, quả vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, kiểu gen của P là HD Tỉ lệ chung 1:1:1:1 Nhận xét tính trạng cao luôn đi với dài; thấp luôn đi với tròn và không có kiểu hình thấp dài => KG cây đem Ad lai không cho giao tử ad => chon kiểu gen là Bb aD Câu: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho phép lai (P) : Aa XBXb x Aa XBY được các Trang 9/11 - Mã đề thi 132
- con lai F1. Chọn một con ruồi cái F1 thân xám, mắt đỏ đem lai phân tích. Tính theo lí thuyết, xác suất thu được con ruồi cái thân đen, mắt trắng ở thế hệ Fa là: HD AaXBXb * AaXBY => 1/2*1/2 AaXBXb AaXBXb * aaXbY => 1/2*1/4 aaXbXb =>XS = 1/2*1/2*1/2*1/4 = 1/24 Câu: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbXeDXEd đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử AbX ed được tạo ra từ cơ thể này là : HD d D 1 1 1 Tỉ lệ loại giao tử ab X e được tạo ra từ cơ thể có KG AaBb X e X d là: x x E = 0,025 = 2,5 % là tích 2 2 10 D 1 1 1 d của các loại giao tử phát sinh từ cơ thể có KG AaBb X e X d : a, b, E X e (do f = 20 %) 2 2 10 Câu: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất, được F1 và sau đó cho F1 tự thụ. Nhóm cây ở F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ: HD: Cây cao nhất có kiểu gen AABBDDEE, cây thấp nhất có kiểu gen aabbddee =>F1 có KG là: AaBbDdEe F1*F1 = 256 tổ hợp Cây có chiều cao 180 cm phải mang 6 gen trội => có C86 = 28 cây => tỉ lệ = 28/256 Câu: Khi cho một cây P tự thụ phấn, người ta thu được F1 có 225 cây quả dẹt, 150 cây có quả tròn và 25 cây có quả dài. Nếu cho cây P nói trên lai với cây mang kiểu gen Aabb thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở con lai bằng HD F1 có 16 tổ hợp => P dị hợp 2 cặp gen Tỉ tệ F1: 9:6:1 9A_B_: 6(A_bb và aaB_): 1aabb (kiểu tương tác bổ sung hình thành 3KH) Kiểu gen của cây P là AaBb => AaBb * Aabb = (3A_:1aa)(1Bb:1bb) = (3A_Bb) dẹt + (3A_bb+1aaB_) tròn + 1aabb dài Câu: Ở ruồi giấm, gen A qui định mắt đỏ, gen a qui định mắt trắng ; gen B qui định cánh xẻ và gen b qui định cánh thường. Phép lai giữa ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh xẻ với ruồi giấm đực mắt đỏ, cánh xẻ đã thu được F1 ruồi cái 100% mắt đỏ, cánh xẻ ; ruồi đực gồm có 40% đực mắt đỏ, cánh thường : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ : 10% đực mắt đỏ, cánh xẻ : 10% đực mắt trắng, cánh thường. Xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen nếu có. HD Từ kết quả phép lai cho thấy 2 cặp tính trạng màu mắt và dạng cánh của ruồi giấm di truyền liên kết không hoàn toàn trên NST giới tính X (không có alen trên NST giới tính Y) - F1 có 40% đực mắt đỏ, cánh thường (XAbY) : 40% đực mắt trắng, cánh xẻ (XaBY) sinh ra từ giao tử liên kết của ruồi giấm cái kiểu gen con cái ở P là XAbXaB - F1 có 10% đực mắt đỏ, cánh xẻ (XABY): 10% đực mắt trắng, cánh thường (XabY) sinh ra từ giao tử hoán vị gen của ruồi giấm cái tần số hoán vị gen = 10% + 10% = 20% - Kiểu gen của ruồi giấm đực mắt đỏ, cánh xẻ ở P là XABY Câu: Cho cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3 aaBB: 0,3 aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do. Tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp ở F2 là bao nhiêu? HD - Xét riêng gen A: 0,2AA + 0,2Aa + 0,6aa → A = 0,3 a=0,7 → F1=F2: 0,09AA+0,42Aa+0,49aa (vì quần thể cân bằng ngay ở F1 =>F1=F2= ....=Fn) - Xét riêng gen B: 0,3BB +0,4Bb+0,3bb → B=0,5 b=0,5 → F1=F2: 0,25BB+0,50Bb+0,25bb Tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp ở F2 là: AaBb = 0,5Bb x 0,42Aa = 0,21AaBb = 21% Câu: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định. Trong quần thể cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O,45% số người mang nhóm A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. Xác suất để họ sinh con máu O là bao nhiêu? Trang 10/11 - Mã đề thi 132
- HD Gọi p, q, r lần lượt là tần số alen IA, IB, IO. Vì quần thể cân bằng nên cấu trúc DT là: p2IAIA + q2IBIB +r2IOIO + 2pqIAIB + 2qrIBIO + 2prIAIO Từ gt → IA = 0,3 ; IB = 0,1 ; IO = 0,6 (♀A) p2IAIA + 2prIAIO x (♂ B) q2IBIB + 2qrIBIO (0,9) (0,36) (0,01) (0,12) tần số IA = 3/5 ; IO = 2/5 IB = 7/13 ; IO = 6/13 Xác suất sinh con máu O = (2/5)(.6/13) = 12/65 Câu: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên. A. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA. B. (1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY. C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY. D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYa. HD Bệnh máu khó đông là bệnh do gen lặn năm trên NST X không có alen tương ứng trên Y Nữ bình thường (1) * lấy chồng (2) => con trai (3) bị bệnh máu khó đông => KG Nữ bình thường (1) là XAXa; chồng (2) là: XaY; con trai(3) là: XaY con trai(3) là: XaY * vợ (4) bình thường => bé trai (5) cũng bị bệnh => KG bé trai (5) là XaY=> KG vợ (4) bình thường là: XAXa Đáp án là (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY. Câu: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) HD = 1,1.102 / 1,2.104 = 0,92% Câu: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, alen trội tương ứng qui định người bình thường. Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đầu của họ bị bạch tạng. Cặp vợ chồng này muốn sinh thêm 2 người con có cả trai và gái đều không bị bạch tạng. Về mặt lí thuyết thì khả năng để họ thực hiện được mong muốn trên là HD Bệnh bạch tạng là bệnh do đột biến gen lặn trên NST thường Bố mẹ bình thường con bệnh bạch tạng(aa) => KG của bố mẹ là Aa * Aa Xác xuất sinh 1 người con trai(gái) không bệnh là 3/4*1/2 Xác xuất sinh 2 con có cả trai và gái đều không bị bạch tạng = 2*3/4*1/2*3/4*1/2 = 9/32 Trang 11/11 - Mã đề thi 132
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2010 khối A, B - Trường THPT Đồng Lộc (Mã đề 161)
5 p | 826 | 490
-
.....đề thi thử đại học môn Văn dành cho các bạn luyện thi khối C & Dđề thi thử đại học môn Văn dành cho các bạn luyện thi khối C & D
5 p | 907 | 329
-
Đề thi thử Đại học môn Văn khối D năm 2011 - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
5 p | 748 | 262
-
Đề thi thử Đại học môn Hoá - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Mã đề 101)
17 p | 591 | 256
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Bộ GD & ĐT (Đề 01)
6 p | 444 | 242
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2010 - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh (Mã đề 165)
6 p | 476 | 233
-
Đề thi thử Đại học môn Văn khối D năm 2011
4 p | 885 | 212
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Bộ GD & ĐT (Đề 02)
6 p | 386 | 184
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Bộ GD & ĐT (Đề 08)
7 p | 304 | 119
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2010 - Trường THPT Tĩnh Gia 2 (Mã đề 135)
21 p | 329 | 73
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 1
5 p | 233 | 54
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2011 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Mã đề 268)
6 p | 167 | 35
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 4
7 p | 168 | 29
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 3
6 p | 176 | 25
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 5
4 p | 180 | 25
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 14
5 p | 122 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 8
6 p | 165 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2010 khối A, B - Trường THPT Hương Khê (Mã đề 142)
7 p | 182 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn