intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử đại học môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (mã đề 123)

Chia sẻ: Tuan Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

139
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đề thi thử đại học môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (mã đề 123)" sẽ giới thiệu tới các bạn 50 câu hỏi về các vấn đề cơ bản như: Kiểu gen thực vật, phân đoạn ARN, hình thành giao tử,... Hy vọng tài liệu sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình ôn tập và làm bài thi tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu. 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử đại học môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (mã đề 123)

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN  ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC          TỔ SINH VẬT            Môn: Sinh học. Mã đề: 123 Câu 1: Một cơ thể thực vật có kiểu gen Aa tự thụ phấn bắt buộc, kiểu gen của nội nhũ ở đời con là A. AA, Aa, aa. B. A, a. C. Aaa, AAa, AAA, aaa. D. AAAA, AAaa, AAAa, Aaaa, aaaa. Câu 2: Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại nuclêôtit như sau: A : U : G : X = 1 : 3 : 2 : 4. Tính theo lý   thuyết tỷ lệ bộ ba có chứa 2 A là 1 27 3 3 A.  . B.  . C.  . D.   . 1000 1000 64 1000 Câu 3: Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị  tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3   có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là A. 53. B. 56. C. 59. D. 50. Câu 4: Ở ruồi giấm, màu sắc của thân, chiều dài của cánh và màu sắc của mắt đều do một gen gồm 2   alen quy định. Biết rằng gen quy định màu sắc thân và gen quy định chiều dài cánh cùng nằm trên một   nhiễm sắc thể thường, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Số kiểu gen tối đa có   trong quần thể khi chỉ xét đến 3 cặp gen này là A. 27. B. 30. C. 45. D. 50. Câu 5: Phương pháp nào sau đây chắc chắn tạo ra được một cơ thể thuần chủng? A. Cho hai cơ thể thuần chủng lai với nhau. B. Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. C. Lưỡng bội hóa thể đơn bội. D. Lai khác dòng. Câu 6: Số lượng nhiễm sắc thể của pha nào sau đây sẽ bằng một nửa của các pha còn lại? A. G1. B. S. C. G2. D. M. Câu 7: Nếu trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, ở lần phân bào II của bố có cặp nhiễm sắc  thể giới tính không phân ly thì có thể tạo ra những loại giao tử nào? A. X, Y, XX, XY, 0. B. X, Y, XX, YY, 0. C. XX, XY, YY, 0. D. XX, YY, 0. Câu 8:  Ở gà Andal có kiểu gen C C  cho màu lông đen, kiểu gen CWCW cho màu lông trắng, kiểu gen  B B CBCW cho màu lông xám. Tỷ lệ kiểu hình  của thế hệ con trong phép lai CBCW  x  CBCW như thế nào? A. 1 xám : 1 trắng. B. 1 đen : 1 xám. C. 3đen : 1 xám. D. 1đen : 2 xám : 1 trắng. Câu 9: Sơ đồ phả hệ dưới đây thể hiện sự di truyền về màu sắc ở một loài sinh vật: I 1 2 3 4 II 1 2 3 4 5 6 7 II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 I Cho         đen;         xám và         trắng, không có đột biến xảy ra. Phát biểu nào sau đây là đúng   khi nói về sự di truyền của tính trạng màu sắc nói trên?  A. Tính trạng màu sắc tuân theo quy luật di truyền trội trung gian. B. Tính trạng màu sắc tuân theo quy luật di truyền liên kết giới tính. C. Tính trạng màu sắc tuân theo quy luật di truyền theo dòng mẹ. D. Tính trạng màu sắc tuân theo quy luật di truyền tương tác. Câu 10: Dựa vào những hiểu biết hiện nay về các cơ  chế  di truyền  ở cấp độ  phân tử  thì sơ  đồ  nào   sau đây là đúng? A. ADN        ARN        Prôtêin. B. ADN         ARN        Prôtêin. C. ADN         ARN        Prôtêin. D. ADN         ARN        Prôtêin. Câu 11: Một gen ở sinh vật nhân thực có 6 đoạn exon, nếu ADN này làm nhiệm vụ phiên mã và trên   mARN trưởng thành được tạo ra từ gen này đều có đủ 6 đoạn exon và không có đột biến xảy ra thì số  loại mARN trưởng thành tối đa được tạo ra là A. 6. B. 1. C. 24. D. 120. 1
  2. Câu 12: Cơ chế di truyền nào dưới đây chỉ xảy ra ở trong tế bào chất của tế bào nhân thực? A. Dịch mã. B. Phiên mã. C. Tự sao. D. Phiên mã và tự sao. Câu 13: Trên mạch mang mã gốc của một phân tử ADN có một bộ ba 5’ATX 3’. Bộ mã mã sao tương   ứng ở mARN là A. 5’UAG 3’. B. 5’ATX 3’. C. 5’GAU 3’. D. 5’XAU 3’. Câu 14: Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ  thể không bị  bệnh này. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể  sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư  bị đột biến ở vùng nào sau đây? A. Vùng mã hóa.  B. Vùng điều hòa. C. Vùng kết thúc. D. Cả vùng mã hóa và vùng kết thúc. Câu 15: Phương pháp nào dưới đây không tạo ra được một thể tứ bộ có kiểu gen AAAa? A. Tứ bội hóa thể lưỡng bội. B. Cho các thể tứ bội lai với nhau. C. Thể lưỡng bội cho giao tử lưỡng bội lai với nhau. D. Thể lưỡng bội cho giao tử lưỡng bội lai với thể tứ bội cho giao tử lưỡng bội. Câu 16: Một Operon gồm các gen p o r s t (p = promoter, o = operater; r, s, t = gen cấu trúc). Chủng vi  khuẩn sau đây: p+o­r+s+t+ có operater bị hỏng nên chất ức chế không gắn vào được. Hậu quả sẽ là A. Operon không hoạt động vì không có cơ chế điều hòa. B. Operon sẽ hoạt động liên tục vì không có cơ chế điều hòa. C. Operon sẽ hoạt động vì promoter vẫn hoạt động bình thường. D. Operon sẽ  hoạt động vì các gen cấu trúc không bị sai hỏng. Câu 17: Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự khác nhau về ADN  ở sinh vật nhân sơ  và ADN của sinh   vật nhân thực? A. ADN của sinh vật nhân sơ có một mạch đơn còn ADN của sinh vật nhân thực có 2 mạch đơn. B. ADN của sinh vật nhân sơ  có dạng mạch vòng còn ADN của sinh vật nhân thực có dạng mạch   thẳng. C. ADN của sinh vật nhân sơ không chứa gen phân mảnh còn đa số  ADN của sinh vật nhân thực có  chứa gen phân mảnh. D. ADN của sinh vật nhân sơ có chứa 4 loại bazơ là A, U, G, X còn ADN của sinh vật nhân thực có   chứa 4 loại bazơ A, T, G, X. Câu 18: Một phân tử ADN có tổng số bazơ purin bằng 40%. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về  ADN này? A. ADN này chỉ  có một mạch đơn, khi làm nhiệm vụ  phiên mã thì nó phải biến đổi cấu trúc để  tạo   thành mạch kép. B. ADN này có 2 mạch đơn dạng mạch vòng, nó có khả năng nhân đôi độc lập so với ADN nhiễm sắc  thể. C. ADN có 2 mạch đơn dạng mạch thẳng, nó thường nằm trong nhân của tế bào. D. ADN có 2 mạch đơn dạng mạch vòng, nó thường nằm ở trong các bào quan như ty thể và lạp thể.  Câu 19: Trong quá trình phiên mã, bộ  ba mã sao của mARN sẽ liên kết với bộ  ba đối mã của tARN  bằng liên kết gì? A. Liên kết hyđrô. B. Liên kết phôtphodieste. C. Liên kết  phôtphoeste. D. Liên kết ion. Câu 20: Loại axit nuclêic nào sau đây mang đơn phân cấu tạo nên prôtêin? A. ADN. B. mARN. C. rARN. D. tARN. Câu 21: Khi nói về gen cấu trúc, phát biểu nào sau đây về vùng điều hòa là đúng? A. Vùng điều hòa là vùng nằm ở đầu 3’ của gen mang tín hiệu khởi động quá trình phiên mã..      B. Vùng điều hòa mang thông tin mã hóa axit amin. C. Vùng điều mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Câu 22: Một thể lục bội có kiểu gen AAAaaa, trong quá trình giảm phân nếu không có trao đổi chéo  xảy ra thì cho bao nhiêu tổ hợp giao tử tham gia thụ tinh? A. 3. B. 6. C. 20. D. 60. 2
  3. Câu 23: Cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử nếu không có   trao đổi chéo xảy ra thì tỷ lệ loại giao tử AaBb trong những giao tử tham gia thụ tinh là A. 16/36. B. 1/36. C. 4/6. D. 4/36. Câu 24: Ở ngô, thể tam nhiễm khi giảm phân cho 2 loại giao tử, giao tử dị bội (n + 1) và giao tử bình   thường (n). Hạt phấn dị bội không đủ  sức cạnh tranh với hạt phấn bình thường nên không tham gia   thụ tinh, còn noãn dị bội vẫn tham gia thụ tinh bình thường. Nếu R quy định màu đỏ và r quy định màu   trắng thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con trong trường hợp bố có kiểu gen RRr và mẹ có kiểu gen Rrr là A. 1đỏ : 1trắng. B. 11đỏ : 1trắng. C. 3đỏ : 1trắng. D. 5đỏ : 1trắng. Câu 25: Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau:  0,4AABb : 0,4AaBb : 0,2aabb. Người ta tiến hành cho quần thể trên là quần thể tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỷ lệ cơ  thể mang hai cặp gen đồng hợp trội là 112 161 49 7 A.  . B.  . C.  . D.  . 640 640 256 640 Câu 26: Cho F1 tự thụ phấn ở đời con F2 thu được 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó tỷ lệ kiểu hình   mang hai tính trạng lặn chiếm 1%. Nếu một gen quy định một tính trạng và không có đột biến xảy ra   thì tính theo lý thuyết tỷ lệ những cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp trội ở F2 là A. 1%. B. 2%. C. 20%. D. 51%. Câu 27: Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần   thể trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ  là A. 12,25%. B. 30%. C. 35%. D. 5,25%. Câu 28: Nếu một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì kiểu gen của bố mẹ  như thế nào để ngay đời con phân ly theo tỷ lệ kiểu hình: 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1? 1. aaBbDd x aaBbdd. 2. AabbDd x Aabbdd. 3. AabbDd x aaBbdd. 4. AaBbDd x aabbdd. Täø håüp âuïng laì : A. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 4. D. 3, 4. Câu 29:  Ở ong mật, có 7 màu sắc mắt khác nhau, mỗi màu do một gen lặn chi phối, gồm có 7 alen   khác nhau, những màu này là: đỏ gạch: ađ, vàng cam: av, ngà: an, kem: ak, trắng: at, đen: ab, đỏ thắm: ac.  Nếu chỉ xét riêng 7 alen lặn này thì số kiểu gen tối đa trong quần thể là A. 7. B. 28. C. 35. D. 49. Câu 30: Một gen gồm có 2 alen A và a, người ta thấy trong quần thể có 5 kiểu gen bình thường khác   nhau chứa 2 alen nói trên. Tính trạng do gen này quy định tuân theo quy luật di truyền nào? A. Phân ly của Menđen. B. Di truyền qua tế bào chất. C. Trội trung gian. D. Di truyền liên kết giới tính. Câu 31: Trong tế  bào của một loài thực vật có một phân tử  ADN mạch kép dạng mạch vòng. Tính   trạng do gen nằm trên phân tử ADN này sẽ di truyền tuân theo quy luật nào? A. Quy luật phân ly của Menđen. B. Quy luật di truyền theo dòng mẹ. C. Quy luật di truyền liên kết với giới tính. D. Quy luật di truyền trội trung gian. Câu 32:  Ở một loài côn trùng, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân   đen; gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Trong quần thể  có 5   kiểu gen khác nhau quy định thân xám, cánh dài. Người ta cho 1 trong 5 cá thể thân xám, cánh dài nói   trên lai phân tích. Kết quả  thu được 100% thân xám, cánh dài. Kiểu gen của cá thể  xám dài đem lai   phân tích là A. AABB. B. AaBb. C. AB/AB. D. Ab/aB. Câu 33: Có 4 dòng Drosophila (a, b, c, d) được phân lập ở những vùng địa lý khác nhau. So sánh các   mẫu băng ở nhiễm sắc thể số III và nhận được kết quả như sau: a) 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10. b) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10. c) 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10. d) 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10. 3
  4. Biết dòng nọ đột biến thành dòng kia. Nếu c là quần thể gốc, thì hướng tiến hóa của các dòng  là A. c   d   a   b. B. c  a   d   b. C. c   b   a   d. D. c   a   b   d. Câu 34: Xét 3 gen liên kết theo trật tự sau:                      A         30           B        20     C           Một cá thể dị hợp về 3 gen AbC/aBc được lai với abc/abc, giả  sử rằng tần số của các thể có   trao đổi chéo kép là tích các tần số trao đổi chéo đơn. Tỷ lệ kiểu hình A­B­C­ theo lý thuyết là  A. 0,06. B. 0,03. C. 0,12. D. 0,07. Câu 35: Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên NST gới tính X quy định. Xét một quần thể  ở một hòn đảo có 100 cá thể trong đó có 50 phụ nữ và 50 đàn ông, hai người đàn ông bị bệnh mù màu. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì tần số người phụ nữ bình thường mang gen gây bệnh   là A. 4%. B. 7,68%. C. 96%. D. 99,84%. Câu 36: Enzim nào sau đây có tác dụng nối chỗ  hở  trên mạch đơn của phân tử  ADN bằng cách tạo   liên kết đường – phôtphat giữa các nuclêôtit? A. ADN ligaza. B. Restrictaza. C. Enzim phiên mã ngược. D. ADN pôlimêraza. Câu 37:  Trong một quần thể bướm gồm 900 con, tần số alen quy định cấu tử chuyển động nhanh của   một enzim p = 0,7 và tần số alen quy định cấu tử chuyển động chậm q = 0,3. Có 90 con bướm từ quần   thể này nhập cư đến một quần thể có q = 0,8. Tần số alen của quần thể mới là A. p = 0,7 và q = 0,3.       B. p = 0,75 và q = 0,25.          C. p = 0,25 và q = 0,75.         D. p = 0,3 và q = 0,7. Câu 38: Ở muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti, bọ gậy bình thường có màu trắng đục. Tính trạng màu   sắc thân bọ gậy do một gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một đột biến lặn ở gen này làm cho   thân bọ gậy có màu đen. Trong phòng thí nghiệm, người ta cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp muỗi bố  mẹ, thu được 10000 trứng và cho nở  thành 10000 bọ  gậy, trong số  đó có 100 bọ  gậy thân đen. Do   muốn loại bỏ đột biến này ra khỏi quần thể, người ta đã loại bỏ đi tất cả các bọ gậy thân đen. Giả sử  rằng không có đột biến mới xảy ra. Tần số alen của quần thể muỗi khi loại bỏ bọ gậy thân đen là A. p = 0,91 và q = 0,09.      B. p = 0,90 và q = 0,10.      C. p = 0,80 và q = 0,20.        D. p = 0,81 và q = 0,19. Câu 39:  Một gen của tế  bào nhân thực được xen vào ADN của vi khuẩn. Vi khuẩn này tiến hành   phiên mã gen này thành mARN và dịch mã mARN thành prôtêin. Prôtêin này vô dụng do chứa nhiều   axit amin hơn so với prôtêin của tế bào nhân thực. Tại sao? A. mARN không được xử lý như trong tế bào nhân thực. B. Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ sử dụng mã di truyền khác nhau. C. Vòng đời của mARN vi khuẩn quá ngắn. D. Các prôtêin ức chế đã can thiệp vào quá trình phiên mã và dịch mã. Câu 40: Khi một enzim giới hạn cắt một phân tử ADN, các lần cắt được thực hiện sao cho các đoạn   ADN có đầu mạch đơn. Vì sao điều này quan trọng trong công nghệ ADN tái tổ hợp? A. Cho phép tế bào nhận biết các đoạn giới hạn. B. Các đầu mạch đơn là điểm khởi đầu tái bản ADN. C. Các đoạn cắt sẽ nối với các đoạn cắt khác có đầu mạch đơn bổ sung. D. Chỉ có các đoạn ADN mạch đơn mới mã hóa cho prôtêin. Câu 41: Trong phương pháp tái tổ hợp, thuật ngữ “vectơ” để chỉ yếu tố nào sau đây? A. Enzim cắt ADN thành nhiều đoạn giới hạn. B. Đầu dính của một đoạn ADN. C. Enzim nối các đoạn ADN cho với đoạn ADN nhận. D. Plasmit hoặc yếu tố khác dùng để chuyển ADN vào tế vào sống.   Câu 42: Nhà di truyền học gắn gen người vào plasmit của vi khuẩn để làm gì? A. Cấy gen lành vào bệnh nhân bị bệnh di truyền. B. Sử dụng vi khuẩn này để sản xuất hàng loạt mARN từ gen. 4
  5. C. So sánh ADN tìm thấy trên hiện trường gây án với ADN của kẻ tình nghi. D. Sử dụng vi khuẩn  như nhà máy sản xuất prôtêin . Câu 43: Khẳng định nào sau đây là sai về insulin? A. Insulin là một hoocmôn. B. Insulin được tổng hợp từ lợn và ngựa cũng như người. C. Vi khuẩn tạo insulin một cách bình thường. D. Insulin được dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Câu 44:  Một nhà sinh học phân tử  tách chiết một đoạn   ADN ngắn, cô ta muốn nhân bản chúng   invitro. Đầu tiên cô cần làm nóng ADN để tách rời hai mạch và sau đó cô cần cho thêm yếu tố nào sau  đây? A. Các nuclêôtit, các mồi và ADNpôlimêraza. B. Các ribôxôm, các nuclêôxôm và mARN. C. Các nuclêôtit và ligaza. D. tARN, các axit amin và mARN. Câu 45: Để xen một gen người vào plasmit thì cả hai phải có đặc điểm gì chung? A. Có các trình tự ADN giống hệt nhau. B. Cùng bắt nguồn từ một loại tế bào. C. Cùng có một độ dài như nhau. D. Đều được cắt bằng cùng một loại enzim giới hạn. Câu 46: Một nhà sinh học tế bào phát hiện thấy hai loại prôtêin có cấu trúc khác nhau được dịch mã   từ hai phân tử mARN  khác nhau. Tuy nhiên, những mARN này được phiên mã từ cùng một gen trong   nhân tế bào. Cơ chế nào sau đây lí giải điều đó? A. Exon trong cùng một gen được xử lí theo những cách khác nhau để tạo nên các phân tử mARN khác   nhau. B. Một đột biến đã làm thay đổi gen. C. Gen được phiên mã theo những hướng khác nhau. D. Hệ thống mở ADN khác nhau dẫn đến tổng hợp hai loại mARN khác nhau. Câu 47: Thể đột biến thường không thấy ở người là A. thể đa bội. B. thể đột biến gen. C. thể dị bội.  D. thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 48: Điểm nào không đúng đối với quần thể tự phối qua các thế hệ? A. Tần số các alen không thay đổi. B. Thành phần kiểu gen không thay đổi. C. Tỷ lệ đồng hợp tử tăng dần. D. Tỷ lệ dị hợp tử giảm dần. Câu 49: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích A. xác định vai trò của các gendi truyền liên kết với giới tính. B. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng. C. phát hiện biến dị tổ hợp. D. để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. Câu 50: Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong trực phân. B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân. C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân. D. sự nhân đôi và phân li không đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân. ­­­Hết­­­ 5
  6. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2