Đề thi thử đại học môn Sinh 2014 - Trường THPT Lê Quý Đôn
lượt xem 51
download
Đề thi thử đại học môn Sinh 2014 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn sẽ mang đến cho bạn những câu hỏi trắc nghệm hay và hữu ích cho quá trình học tập và ôn thi Đại học - Cao đẳng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử đại học môn Sinh 2014 - Trường THPT Lê Quý Đôn
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An SƠ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2014 TRƯỜNG THPT LÊ QUY ĐÔN MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 132 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Theo Đacuyn, nguyên nhân cơ bản của tiến hoá là: A. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cá thể. B. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính. C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. D. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật. Câu 2: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên A. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. B. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. C. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. D. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự. B. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay. C. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. D. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. Câu 4: Vai trò của các cơ chế cách li là (1)Ngăn cản sự giao phối tự do (2)Hình thành nên kiểu hình thích nghi nhất (3)Phát tán các đột biến trong lòng quần thể (4)Củng cố tăng cường sự phân hóa vốn gen trong quần thể bị chia cắt Tổ hợp câu đúng là A. 1,4 B. 2,4 C. 3,4 D. 1,3 Câu 5: Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cá thể thuần chủng: m ột có ki ểu hình hoa đ ỏ, m ột có ki ểu hình hoa trắng. Kết quả thu được F1: 100% hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với nhau thì ở F2 thu được 3 loại kiểu hình là hoa đỏ, hoa hồng và hoa trắng, trong đó tổng số hoa h ồng và hoa tr ắng chi ếm 43,75% và t ổng s ố giữa hoa đỏ và hoa trắng chiếm 62,5%. Nếu đem cây F 1 lai với cây hoa hồng dị hợp ở F 2 thì con lai thu từ phép lai này có bao nhiêu % cây hoa hồng A. 50% B. 18,75 C. 37,5% D. 56,25% Câu 6: Quan hệ nào giữa các sinh vật trong quần xã đóng vai trò quan trọng nhất? A. Hỗ trợ B. Đối kháng C. Nơi ở D. Dinh dưỡng Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. Câu 8: Cho các diễn biến diễn ra ở bước mở đầu trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit là (1)tARN mang aa mở đầu tiến vào vị trí codon mở đầu trên mARN, anticodon t ương ứng trên tARN c ủa nó khớp theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X) với codon mở đầu trên mARN Trang 1/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An (2)Tiểu đơn vị bé của ribôxôm tiếp xúc với mARN ở vị trí codon mở đầu (3)Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp vào tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. Trật tự đúng là A. 1→2→3 B. 3→2→1 C. 2→3→1 D. 2→1→3 Câu 9: Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa: A. Quá trình đột biến và quá trình giao phối B. Quá trình đột biến và các cơ chế cách li C. Quá trình đột biến và biến động di truyền D. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên Câu 10: Ở ruồi giấm, gen A quy định cánh dài, a quy định cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh c ụt giao ph ối với nhau thu được F1 có tỉ lệ 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F 1 giao phối với nhau thì ở F2 thống kê kết quả ở quần thể có kiểu hình như thế nào? A. 1 ruồi cánh cụt: 1 ruồi cánh dài. B. 1 ruồi cánh cụt: 3 ruồi cánh dài. C. 5 ruồi cánh cụt: 7 ruồi cánh dài. D. 9 ruồi cánh cụt: 7 ruồi cánh dài. Câu 11: Cho các hoạt động của con người sau đây: (1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (1) và (3). Câu 12: Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. N ếu qu ần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen ĐH lặn sau 1 thế hệ là: A. 30% B. 5,25% C. 35% D. 12,25% Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy đ ịnh thân th ấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) t ự th ụ phấn, thu đ ược F 1 gồm 300 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài ; 100 cây thân cao, hoa trắng, qu ả dài; 599 cây thân cao, hoa đ ỏ, qu ả tròn; 200 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 299 cây thân thấp, hoa đ ỏ, qu ả tròn; 100 cây thân th ấp, hoa tr ắng, qu ả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của (P) là: AB Ad AD Bd A. Dd B. Bb C. Bb D. Aa ab aD ad bD Câu 14: Bộ lông mèo cái hoặc mèo đực có thể có màu vàng ho ặc màu đen. Ngoài ra mèo cái còn có b ộ lông tam thể. Biết rằng gen d: lông vàng; gen D: lông đen tr ội không hoàn toàn n ằm trên nhi ễm s ắc th ể X. nh ận xét nào sau đây là đúng A. Mèo đực có bộ lông đen có kiểu gen XdY B. Rất hiếm gặp mèo đực tam thể vì đây là thể đột biến có KG XDXdY C. Mèo cái có bộ lông tam thể có kiểu gen XAXa D. Mèo cái có bộ lông vàng có kiểu gen XDXD Câu 15: Ở nòi bồ câu Rosy, người ta cho con mái đầu xám lai với con tr ống đ ầu vàng thu đ ược F1 phân li với tỉ lệ: 1chim trống đầu xám: 1chim trống đầu vàng: 1chim mái đầu xám (giả thi ết rằng t ỉ l ệ này luôn đúng trên số lượng lớn). Phát biểu nào sau đây không đúng A. Tính trạng đầu vàng trội hoàn toàn so với đầu xám B. Chim mái XaY chết nên không có kiểu hình mái đầu vàng C. Gen nằm qui định tính trạng nằm trên NST X D. gen trội là gen gây chết nếu ở trạng thái đơn Câu 16: Định nghĩa nào sau đây đúng về ổ sinh thái A. ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển B. ổ sinh thái của một loài là nơi cư trú của loài đó mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển C. ổ sinh thái của một loài là một không gian sống mà ở đó tất cả các nhân tố vô sinh của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển D. ổ sinh thái của một loài là một khoảng không gian mà ở đó tất cả các nhân tố hữu sinh của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển theo thời gian Câu 17: Nội dung không đúng đối với chu trình trao đổi cacbon là A. cacbon trở lại môi trường vô cơ nhờ quá trình hô hấp của sinh vật thải ra một lượng lớn CO 2 Trang 2/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An B. trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn, lưới thức ăn C. cacbon trong khí quyển được thực vật hấp thụ thông qua quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon D. tất cả lượng cacbon trong quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn khép kín Câu 18: Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là A. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prô ức chế có khả năng bám vào các gen cấu trúc B. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prô ức chế có khả năng bám vào vùng vận hành. C. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy. D. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prô ức chế có khả năng bám vào vùng khởi động Câu 19: Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ A. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n =14 NST nên có bộ NST 6n = 42 B. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n =14 NST nên có bộ NST 4n = 28 C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42 D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42 Câu 20: Một gen có 2 alen,ở thế hệ xuất phát, tần số alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 th ế h ệ ch ọn l ọc lo ại b ỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen A và a trong quần thể là bao nhiêu? A. A= 0,91 ; a = 0,09 B. A= 100% ; a = 0 C. A= 0,5 ; a = 0,5 D. A= 0,84 ; a = 0,16 Câu 21: Bệnh tật di truyền do đột biến gen là (1)Máu khó đông (2)Tâm thần phân liệt (3)Patau (4)Ung thư máu (5)Mèo kêu (6)Mù màu (7)Thiếu máu hồng cầu hình liềm Tổ hợp đúng là A. 1,2,3,4 B. 3,4,5,6 C. 1,2,6,7 D. 2,4,6,7 Câu 22: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành: A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 ; cho F1 tự thụ phấn tạo F2 ; chọn các cây F2 có kiểu hình (A- bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD. B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 ; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD. C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 ; cho F1 tự thụ phấn tạo F2 ; chọn các cây F2 có kiểu hình (A- bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD. D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD. Câu 23: Sự có mặt của 1 gen trội làm tăng chiều dài tai thỏ là 7,5 cm. Th ỏ có ki ểu gen aabb có chi ều dài là 10 cm. Chiều dài tai thỏ bị chi phối bởi 2 cặp gen không alen phân ly đ ộc l ập. Th ế h ệ P s ẽ có ki ểu gen và chiều dài tai là bao nhiêu để F1 đều có chiều dài tai là 20 cm? A. con ♀ có chiều dài tai là 30cm, con ♂ có chiều dài tai là 10cm và ngược lại hoặc con ♀ và con ♂ đều có chiều dài tai là 20cm B. con ♀ có chiều dài tai là 35cm, con ♂ có chiều dài tai là 5cm và ngược lại hoặc con ♀ và con ♂ đều có chiều dài tai là 15cm C. con ♀ có chiều dài tai là 22,5cm, con ♂ có chiều dài tai là 17,5cm và ngược lại hoặc con ♀ và con ♂ đều có chiều dài tai là 15cm D. con ♀ có chiều dài tai là 15cm, con ♂ có chiều dài tai là 25cm và ngược lại hoặc con ♀ và con ♂ đều có chiều dài tai là 20cm Câu 24: Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 24. Số trường hợp đồng th ời xảy ra c ả 3 đ ột bi ến: th ể 0 kép, th ể 1 kép và thể 3 kép là A. 287496 B. 1728 C. 1320 D. 83.160 Câu 25: Một gen cấu trúc trong quá trình dịch mã đã được môi tr ường cung c ấp 299 axit amin, gen này có A nuclêôtit loại A = 4/5 G. Một đột biến xảy ra đã làm cho gen có t ỉ l ệ = 79,28 %, nhưng không làm số G nuclêôtit của gen thay đổi. Đột biến trên thuộc dạng nào? A. Đột biến làm thay thế 2 cặp nucleotit G-X bằng 2 cặp nucleotit A-T B. Đột biến làm thay thế 1 cặp nucleotit A-T bằng 1 cặp nucleotit G-X C. Đột biến làm thay thế 2 cặp nucleotit A-T bằng 2 cặp nucleotit G-X D. Đột biến làm thay thế 1 cặp nucleotit G-X bằng 1 cặp nucleotit A-T Trang 3/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An Câu 26: Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhi ễm sắc th ể tương đ ồng, m ỗi gen đ ều dài 5100A 0. Gen B có 900A ,gen b có 1200G. Khi bước vào kỳ giữa của lần phân chia thứ nhất c ủa phân bào gi ảm phân, số lượng từng lọai nuclêôtit của các gen trong tế bào là: A. G =X = 1200 nu ; A = T = 300 nu B. A = T = 2100 nu ; G = X = 900 nu C. A = T = 900 nu ; G = X = 600 nu D. G = X = 3600 nu ; A = T = 2400 nu Câu 27: Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng m ột khu v ực đ ịa lí và có các nhu c ầu s ống gi ống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là: (1) Nếu quần thể A và B cùng bậc phân lo ại thì loài có ti ềm năng sinh h ọc cao h ơn s ẽ th ắng th ế, s ố lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong. (2) Cạnh tranh gay gắt làm một loài sống sót, 1 loài diệt vong. (3) Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng cá thể. (4) Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau. (5) Loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng. Loài còn lại bị diệt vong. Tổ hợp đúng là: A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (2), (4), (5). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (5). Câu 28: Ở một loài thực vật alen A : quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đ ột bi ến m ới và các cây tam bội giảm phân bình thường cho các giao tử có khả năng th ụ tinh. Cho cây tam b ội có ki ểu gen AaaBBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là A. 175 đỏ, ngọt: 35 vàng, ngọt: 5 đỏ, chua: 1 vàng, chua B. 105 đỏ, ngọt: 35 vàng, ngọt: 3 đỏ, chua: 1 vàng, chua C. 35 đỏ, ngọt: 35 vàng, ngọt: 1 đỏ, chua: 1 vàng, chua D. 1225 đỏ, ngọt: 35 vàng, ngọt: 35 đỏ, chua: 1 vàng, chua Câu 29: Đâu là kết luận không đúng về quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất ? A. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và những tế bào sống đầu tiên. B. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai sau đó là cơ thể sinh vật nhân sơ đầu tiên. C. Tiến hoá sinh học là giai đoạn tiến hoá từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay. D. Tiến hoá hoá học là giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Câu 30: Trong quá trình phát triển của sinh vật qua các đại đ ịa chất, các di ễn bi ến phân hóa cá x ương. phát sinh lưỡng cư, côn trùng ở A. kỉ Đêvon đại cổ sinh. B. kỉ Cambri đại cổ sinh. C. kỉ Pecmi đại cổ sinh D. kỉ Silua đại cổ sinh. Câu 31: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: 5’….A T G X A T G G X X G X ….3’ Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự A. 3’…. T A X G T A X X G X X G ….5’ B. 3’…. T A X G T A X X G G X G….5’ C. 3’…. T A X G T G X X G G X G …5’ D. 3’…. T A X G A T X X G G X G ….5’ Câu 32: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy gi ảm d ẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. Câu 33: Nội dung đúng khi nói về đột biến điểm là A. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là gây hại nhiều nhất. B. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen. C. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ, tần số thấp nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá. D. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất. Câu 34: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận. Trang 4/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận. C. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận. D. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được. Câu 35: Ở người, Gen có 3 alen I A, IB, IO qui định tính trạng nhóm máu A, B, AB, O. Trong m ột qu ần th ể cân bằng di truyền có 49% số người mang nhóm máu O; 15% số người mang nhóm máu B. M ột c ặp v ợ chồng: Vợ có nhóm máu A và chồng có nhóm máu B sinh m ột ng ười con, xác su ất đ ể ng ười con này mang nhóm máu khác bố mẹ là bao nhiêu? 3 119 121 49 A. B. C. D. 10 240 240 240 Câu 36: Mô tả nào dưới đây về phân tử tARN là đúng nhất? A. tARN là một pôlinuclêôtit, có đoạn mạch thẳng các nuclêôtit của phân tử liên kết trên cơ sở nguyên tắc bổ sung, có đoạn cuộn xoắn tạo nên các thuỳ tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang bộ ba đối mã (anticôđon). B. tARN là một pôlinuclêôtit cuộn xoắn ở một đầu trên cơ sở nguyên tắc bổ sung ở tất cả các nuclêôtit của phân tử, có đoạn tạo nên các thuỳ tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang bộ ba đối mã (anticôđon). C. tARN là một pôlinuclêôtit mạch thẳng, có số nuclêôtit tương ứng với số nuclêôtit trên mạch khuôn của gen cấu trúc. D. tARN là một pôlinuclêôtit cuộn lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung, có đoạn tạo nên các thuỳ tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối mã (anticôđon). Câu 37: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đ ổi các ch ất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường? A. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất. B. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật. C. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật. a DE Câu 38: Kiểu gen X A X b B trong trường hợp có HVG với tần số f = 20% giữa A và B, gi ữa D và E là de A 30% thì khi giảm phân cho tỉ lệ giao tử X b De là bao nhiêu? A. 0,015 B. 0,035 C. 0,016 D. 0,025 Câu 39: Gen qui định màu thân của ruồi giấm nằm trên NST số II, để xác đ ịnh xem gen qui đ ịnh màu m ắt có thuộc NST số II không, một sinh viên làm thí nghi ệm nh ư sau: Lai 2 dòng ru ồi gi ấm thu ần ch ủng thân xám, mắt hồng và thân đen, mắt đỏ thu được F1 100% thân xám, m ắt đ ỏ sau đó cho F1 giao ph ối ng ẫu nhiên. Vì nóng lòng muốn biết kết quả nên khi m ới có 10 con ru ồi F2 n ở ra anh ta phân tích ngay, th ấy có 9 con thân xám, mắt đỏ và 1 con thân đen, mắt hồng. Bi ết các quá trình sinh h ọc di ễn ra bình th ường. Có th ể kết luận A. chưa xác định được gen qui định màu mắt có thuộc NST số II hay không. B. gen qui định màu thân và màu mắt cùng nằm trên một cặp NST. C. gen qui định màu mắt không nằm trên NST số II. D. gen qui định màu mắt nằm trên NST số II. Câu 40: Cho 2 cây P với nhau thu được F 1 có kết quả như sau: 79 cây có hoa đỏ, quả dài : 161 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 160 cây có hoa hồng, quả dài : 321 cây có hoa h ồng, qu ả b ầu d ục : 80 cây có hoa đ ỏ, qu ả tròn : 159 cây có hoa hồng, quả tròn : 81 cây có hoa tr ắng, qu ả dài : 160 cây có hoa tr ắng, qu ả b ầu d ục : 80 cây có hoa trắng, quả tròn. Nhận xét nào sau đây không đúng A. Các gen qui định các tính trạng phân li độc lập B. Quả tròn là tính tính trạng trung gian so với quả dài và quả bầu dục C. Kiểu gen của hai cây P là AaBb D. Hoa hồng là tính tính trạng trung gian so với hoa đỏ và hoa trắng II. PHẦN RIÊNG (10 Câu) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (Phần A hoặc Phần B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm của ông lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử? A. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo định luật tích xác suất. Trang 5/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An B. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2. C. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1. D. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong phép lai phân tích phân tích. Câu 42: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? (1)Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. (2)Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường. (3)Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Phương án đúng là A. 2,3 B. 1,2 C. 2 D. 1 Câu 43: Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là A. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật. B. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau. C. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được. D. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật. Câu 44: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. B. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. C. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật. Câu 45: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, b ệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố, bà ngo ại và ông n ội b ị máu khó đông, có bà nội và mẹ bị bạch tạng. Bên phía người ch ồng có b ố b ị b ạch t ạng. Nh ững ng ười khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh m ột đ ứa con, Xác su ất đ ể đ ứa con này b ị cả hai bệnh A. 37, 5% B. 6, 25% C. 18. 75% D. 12, 5% Câu 46: Hoá chất gây đột biến 5 - BU (5 - brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đ ột bi ến thay th ế c ặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ nào sau đây? A. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. B. A – T → G–5BU → X–5BU → G–X. C. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. D. A – T → X–5BU → G–5BU → G–X. Câu 47: Vì sao trong công tác chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng bi ện pháp gây đ ột bi ến chuyển đoạn để chuyển các gen có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn? A. Vì khi chuyển đoạn những gen có lợi vào một vài NST thì chúng sẽ tái tổ hợp cùng với nhau tạo thành tổ hợp gen có lợi B. Vì khi chuyển đoạn những gen có lợi vào cùng một NST thì chúng sẽ di truyền cùng với nhau tạo thành tổ hợp gen có lợi C. Vì khi chuyển đoạn những gen có lợi vào một vài NST thì chúng sẽ được nhân lên và phát tán ra trong quần thể qua quá trình giao phối từ đó củng cố được các tính trạng tốt D. Vì khi chuyển đoạn những gen có lợi vào cùng một NST thì chúng sẽ di truyền tạo thành các tính trạng có lợi cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống Câu 48: Trên phân tử ADN chỉ có 4 loại nucleotit, bằng thực nghi ệm các nhà khoa h ọc đã gi ải mã có t ất c ả 64(43) bộ ba trên ADN. Trong 64 bộ ba đó có tất cả bao nhiêu bộ mã có chứa nu loại A? A. 39 B. 37 C. 38 D. 40 Câu 49: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm thích nghi? A. Ngay trong hoàn cảnh ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, do đó đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện B. Đặc điểm thích nghi của sinh vật là do kiểu gen quy định, tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính tương đối C. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra đặc điểm thích nghi của sinh vật nên đặc điểm thích nghi luôn được duy trì qua các thế hệ D. Mỗi QT thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh nhất định Câu 50: Phát biểu sau đây là đúng: Trong chu trình cacbon A. tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. Trang 6/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An B. tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hình thành nên dầu hỏa, than đá. C. một phần lượng cacbon của quần xã sinh vật không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng sâu trong đất, nước. D. một phần hợp chất cacbon của quần xã sinh vật lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên dầu hỏa, than đá. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho các thành tựu sau: (1). Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin người. (2). Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao. (3). Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4). Tạo giống dâu tằm có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường. (5). Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt. (6). Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen. (7). Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa. (8). Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua. Các thành tựu trên được ứng dụng trong công nghệ tế bào là? A. 1,3,5,7 B. 3,4,5,7,8 C. 2,4,6,8 D. 1,2,4,5,8 Câu 52: Bệnh alkan niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp. Gen gây bệnh (alk) là gen l ặn n ằm trên nhi ễm sắc thể số 9. Gen alk liên kết với gen I mã hoá cho hệ nhóm máu ABO. Kho ảng cách gi ữa gen alk và gen I là 11 đơn vị bản đồ. Dưới đây là một sơ đồ phả hệ của một gia đình bệnh nhân: Nêu căp vợ chông 3, 4 tiêp tuc sinh con thì khả năng họ sinh con trai bi ̣ alkan niêu va ̀ mang nhom mau A la ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ́ ̀ bao nhiêu phân trăm? A. 22, 25% B. 18, 75% C. 11, 125% D. 2, 75% Câu 53: Phần lớn phốtpho sau khi đi vào chu trình bi thất thoát do A. Lắng đọng xuống đáy biển sâu B. Thực vật sử dụng phần lớn C. Tồn tại trong cơ thể sinh vật dưới dạng hợp chất chưa bị phân rã D. Lắng đọng lại trong đất Câu 54: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhi ễm sắc th ể gi ới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhi ễm sắc th ể gi ới tính là XX, XO ho ặc XXX đ ều là nữ. Có thể rút ra kết luận A. Sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X. B. Gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y C. Sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ D. Nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính. Câu 55: ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nu. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản : A. 165 B. 180 C. 315 D. 360 Câu 56: Trong một quần thể, giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0 ; aa = 0 ; Aa= 1,0 ph ản ánh qu ần th ể đang diễn ra : A. chọn lọc ổn định B. chọn lọc định hướng C. chọn lọc gián đoạn hay phân li D. chọn lọc gián đoạn Trang 7/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An Câu 57: Tháp sinh thái dùng mô tả số lượng cá thể, sinh khối, ho ặc năng l ượng ở các b ậc dinh d ưỡng khác nhau trong hệ sinh thái. Thường các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao nhỏ h ơn so v ới b ậc dinh d ưỡng đ ứng trước nó. Có trường hợp tháp lộn ngược, điều không đúng về các điều kiện dẫn tới tháp lộn ngược là tháp A. sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất; B. số lượng, trong đó ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 có một loài đông đúc chếm ưu thế; C. số lượng, trong đó khối lượng cơ thể của sinh vật sản xuất lớn hơn vài bậc so với khối lượng cơ thể của sinh vật tiêu thụ; D. sinh khối, trong đó vật sản xuất có chu kỳ sống rất ngắn so với vật tiêu thụ. Câu 58: Khi dùng để xử lí ADN, acridin có vai trò gì? (1)Chèn vào mạch khuôn gây đột biến thay một cặp nu (2)Chèn vào mạch khuôn gây đột biến mất một cặp nu (3)Chèn vào mạch khuôn gây đột biến thêm một cặp nu (4)Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến thay một cặp nu (5)Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến mất một cặp nu (6)Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến thêm một cặp nu Câu trả lời đúng là A. 2 hoặc 4 B. 1 hoặc 3 hoặc 6 C. 2 hoặc 3 hoặc 5 D. 3 hoặc 5 Câu 59: Trong thí nghiệm lai hai thứ lúa mì thuần chủng có hạt màu đỏ đậm và tr ắng. F 2 thu được tỉ lệ 15 đỏ: 1 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Kiểu gen nào sau đây qui định màu hạt đỏ A. AaBb, Aabb B. AABb, AaBB C. aaBB, Aabb D. AAbb, AaBb Câu 60: Theo thuyết tiến hóa trung tính, trong sự đa hình cân bằng A. có sự thay thế hoàn toàn một alen trội bằng một alen lặn, làm cho quần thể có vốn gen đồng nhất. B. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó. C. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể đồng hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó. D. có sự thay thế hoàn toàn một alen lặn bằng một alen trội, làm cho quần thể đồng nhất về kiểu hình. ----------- HẾT ---------- Trang 8/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2014 MÔN : SINH HỌC MÃ ĐỀ 132 Câu Đ.Án Câu Đ.Án Câu Đ.Án Câu Đ.Án Câu Đ.Án Câu Đ.Án 1 C 11 B 21 C 31 B 41 A 51 C 2 A 12 D 22 C 32 A 42 D 52 C 3 D 13 B 23 A 33 D 43 C 53 A 4 A 14 B 24 D 34 C 44 B 54 B 5 A 15 B 25 C 35 C 45 B 55 B 6 B 16 A 26 D 36 D 46 A 56 A 7 C 17 D 27 C 37 B 47 B 57 D 8 D 18 B 28 B 38 A 48 B 58 D 9 A 19 A 29 B 39 C 49 C 59 B 10 D 20 D 30 A 40 B 50 D 50 B ĐÁP ÁN CHI TIẾT Câu : Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đ ồng, m ỗi gen đ ều dài 5100A 0. Gen B có 900A ,gen b có 1200G. Khi bước vào kỳ giữa của lần phân chia thứ nhất của phân bào gi ảm phân, s ố lượng từng lọai nuclêôtit của các gen trong tế bào là: A. A = T = 900 nu ; G = X = 600 nu B. G =X = 1200 nu ; A = T = 300 nu C. A = T = 2100 nu ; G = X = 900 nu D. G = X = 3600 nu ; A = T = 2400 nu 5100 HD : Số lượng nuclêôtit trên mỗi gen : x 2 = 3000 nu 3.4 - Số nuclêôtit từng lọai trên mỗi gen + Gen B: A=T= 900 nu ; G=X= 1500 – 900 = 600 nu + Gen b: G=X= 1200 nu ; A=T= 1500 – 1200 = 300 nu Khi tế bào bước vào kỳ giữa I, số lượng gen trong cặp tăng lên gấp đôi BBbb nên s ố l ượng nuclêôtit m ỗi lọai là : A=T= (900 x 2) + (300 x 2) = 2400 nu G=X= (600 x 2) + (1200 x 2) = 3600 nu Câu : Một gen cấu trúc trong quá trình dịch mã đã được môi tr ường cung c ấp 299 axit amin, gen này có A nuclêôtit loại A = 4/5 G. Một đột biến xảy ra đã làm cho gen có t ỉ l ệ = 79,28 %, nhưng không làm số G nuclêôtit của gen thay đổi. Đột biến trên thuộc dạng nào? A. Đột biến làm thay thế 1 cặp nucleotit A-T bằng 1 cặp nucleotit G-X B. Đột biến làm thay thế 1 cặp nucleotit G-X bằng 1 cặp nucleotit A-T C. Đột biến làm thay thế 2 cặp nucleotit G-X bằng 2 cặp nucleotit A-T D. Đột biến làm thay thế 2 cặp nucleotit A-T bằng 2 cặp nucleotit G-X HD : + Tổng số nucleotit của gen: N = (aamt + 1). 6 = 1800 nu + Số lượng nucleotit từng loại : A+G = N/2 = 900 nu G = X = 500 nu A = T = 400 nu A 4 + Gen trước đột biến có tỉ lệ: = = 0,08 = 80 % G 5 A + Gen sau đột biến có tỉ lệ : = 79,28 % đã giảm, nhưng số lượng nucleotit không thay đ ổi, nên s ố G nucleotit loại A giảm bằng số nucleotit loại G tăng. + Gọi x là số cặp nucleotit loại A mất đi (hoặc x = số cặp nucleotit loại G tăng) A − x 400 − x + Viết và giải phương trình: = = 79,28% = 0,7928 => x =2 G + x 500 + x + Kết luận: - Đột biến làm thay thế 2 cặp nucleotit A-T bằng 2 cặp nucleotit G-X Trang 9/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An Câu : Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 24. Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0 kép, thể 1 kép và thể 3 kép là A. 1320 B. 287496 C. 1728 D. 83160 HD : - Với thể lệch bội kép thứ nhất sẽ có Cn2 trường hợp tương ứng với n cặp NST - Với thể lệch bội kép thứ hai sẽ có C 2 2 trường hợp tương ứng với n – 2 cặp NST còn lại. n− 2 - Với thể lệch bội kép thứ ba sẽ có C n−4 trường hợp tương ứng với n – 4 cặp NST còn lại. Kết quả = Cn2. C 2 2 . C 2 4 = 83.160 n− n− Câu : Ở một loài thực vật alen A : quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy đ ịnh quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đ ột bi ến m ới và các cây tam bội giảm phân bình thường cho các giao tử có khả năng th ụ tinh. Cho cây tam b ội có ki ểu gen AaaBBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là A. 1225 đỏ, ngọt: 35 vàng, ngọt: 35 đỏ, chua: 1 vàng, chua B. 35 đỏ, ngọt: 35 vàng, ngọt: 1 đỏ, chua: 1 vàng, chua C. 175 đỏ, ngọt: 35 vàng, ngọt: 5 đỏ, chua: 1 vàng, chua D. 105 đỏ, ngọt: 35 vàng, ngọt: 3 đỏ, chua: 1 vàng, chua HD : Tách riêng Aaa x Aaa => tỉ lệ (3 đỏ : 1 vàng) BBb x BBb => tỉ lệ (35 ngọt : 1 chua) Tỉ lệ chung = 105 đỏ, ngọt: 35 vàng, ngọt: 3 đỏ, chua: 1 vàng, chua Câu : ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nu. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản : A. 315 B. 360 C. 165 D. 180 HD: N= 3.105 → số nu mỗi đơn vị nhân đôi = 3.105/15 = 2.104 => số đoạn okazaki trong mỗi đơn vị nhân đôi = 2.104/2.1000 = 10 => Số ARN mồi = (n+2)m= (10+2)15 = 180 Trong đó: - n: là số đoạn okazaki trong mỗi đơn vị nhân đôi m: là số đơn vị nhân đôi Câu : Trên phân tử ADN chỉ có 4 loại nucleotit, bằng thực nghi ệm các nhà khoa h ọc đã gi ải mã có t ất c ả 64(43) bộ ba trên ADN. Trong 64 bộ ba đó có tất cả bao nhiêu bộ mã có chứa nu loại A? A. 37 B. 38 C. 39 D. 40 HD: số bộ mã không chứa A(gồm 3 loại còn lại) = 33 => số bộ mã chứa nu loại A = 43 – 33 = 37 Câu : Gen qui định màu thân của ruồi giấm nằm trên NST số II, để xác định xem gen qui đ ịnh màu m ắt có thuộc NST số II không, một sinh viên làm thí nghiệm như sau: Lai 2 dòng ru ồi gi ấm thu ần ch ủng thân xám, mắt hồng và thân đen, mắt đỏ thu được F1 100% thân xám, m ắt đỏ sau đó cho F1 giao ph ối ngẫu nhiên. Vì nóng lòng muốn biết kết quả nên khi mới có 10 con ruồi F2 nở ra anh ta phân tích ngay, th ấy có 9 con thân xám, mắt đỏ và 1 con thân đen, mắt hồng. Biết các quá trình sinh học diễn ra bình thường. Có thể kết luận A. gen qui định màu mắt nằm trên NST số II. B. gen qui định màu mắt không nằm trên NST số II. C. gen qui định màu thân và màu mắt cùng nằm trên một cặp NST. D. chưa xác định được gen qui định màu mắt có thuộc NST số II hay không. HD: Ptc : thân xám, mắt hồng × thân đen, mắt đỏ => F1 100% thân xám, => thân xám(A) > thân đen (a); mắt đỏ (B) > mắt hồng(b) Giả sử rằng gen qui định màu mắt có thuộc NST số II => gen qui định màu thân và màu mắt liên kết => KG Trang 10/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An Ab aB Ab Pt/c : × => F1: Ab aB aB Vì ở ruồi giấm ♂ không xảy ra hoán vị gen Nên khi cho F1 giao phối ngẫu nhiên Ab Ab F1: ♀ × ♂ aB aB GF1 Ab = aB Ab = aB AB = ab ab Từ các loại giao tử trên kết hợp thành hợp tử thì không thể có kiểu hình thân đen, mắt hồng ( ) được ab => 2 gen không cùng nằm trên NST => Đáp án B Câu : Ở nòi bồ câu Rosy, người ta cho con mái đầu xám lai với con trống đầu vàng thu được F1 phân li với tỉ lệ: 1chim trống đầu xám: 1chim trống đầu vàng: 1chim mái đầu xám (giả thiết rằng tỉ lệ này luôn đúng trên số lượng lớn). Phát biểu nào sau đây không đúng A. Tính trạng đầu vàng trội hoàn toàn so với đầu xám B. Chim mái XaY chết nên không có kiểu hình mái đầu vàng C. gen trội là gen gây chết nếu ở trạng thái đơn D. Gen nằm qui định tính trạng nằm trên NST X HD: Theo đề F1 phân li 1: 1: l => P tạo 2 loại giao tử ở cả cha và mẹ => nếu bình thường phải cho 4 tổ hợp nhưng theo đề chỉ cho 3 tổ hợp như vậy ta có thể nhận định là tính trạng do một cặp gen qui định và có hiện tượng gen gây chết (trong trường hợp này gen gây chết là gen trội nếu ở trạng thái đơn. XAY: chết nên không có kiểu hình mái đầu vàng) - F1 có kiểu hình phân li không đều ở con đực và cái => Gen nằm qui định tính trạng nằm trên NST X. - Chú ý ở loài chim, con trống có cặp NST XX, con mái có cặp XY. Chim mái đầu xám F1 nhận giao tử Y từ mẹ đầu xám, nó nhận giao tử X mang gen đầu xám từ P con trống đầu vàng => P đầu vàng có kiểu gen dị hợp và có kiểu hình trội và tính trạng đầu vàng trội hoàn toàn so với đầu xám. Qui ước gen A: đầu vàng; a: đầu xám. - Chim mái P đầu xám có kiểu gen: XaY; chim trống P đầu vàng có kiểu gen XAXa. Sơ đồ lai bạn tự viết. Câu : Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cá thể thuần chủng: m ột có ki ểu hình hoa đ ỏ, m ột có ki ểu hình hoa trắng. Kết quả thu được F1: 100% hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với nhau thì ở F2 thu được 3 loại kiểu hình là hoa đỏ, hoa hồng và hoa trắng, trong đó tổng số hoa h ồng và hoa tr ắng chi ếm 43,75% và t ổng s ố giữa hoa đỏ và hoa trắng chiếm 62,5%. Nếu đem cây F 1 lai với cây hoa hồng dị hợp ở F 2 thì con lai thu từ phép lai này có bao nhiêu % cây hoa hồng A. 56,25% B. 50% C. 37,5% D. 18,75 HD: Gọi x, y, z là tỉ lệ của cây hoa đỏ, hồng, trắng ở F2. Ta có: x + y +z = 1 y + z = 0,4375 x + z = 0,6250 9 6 1 => x = ;y= ;z= 9:6:1 => Tương tác bổ sung 16 16 16 Quy ước: A _ B _ : hoa đỏ A _ bb hoa hồng aaB _ aabb : hoa trắng F1 lai với cây hoa hồng dị hợp ở F2: AaBb × aaBb hoặc AaBb × Aabb Với PL: AaBb × aaBb 1 1 1 3 1 => % cây hoa hồng = ( A _× bb) + ( aa× B _ ) = = 50% 2 4 2 4 2 Với PL: AaBb × Aabb Trang 11/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An 1 1 3 1 1 => % cây hoa hồng = ( aa× B _ ) + ( A _× bb) = = 50% 4 2 4 2 2 Câu : Sự có mặt của 1 gen trội làm tăng chiều dài tai thỏ là 7,5 cm. Thỏ có kiểu gen aabb có chi ều dài là 10 cm. Chiều dài tai thỏ bị chi phối bởi 2 cặp gen không alen phân ly độc lập. Th ế h ệ P sẽ có ki ểu gen và chiều dài tai là bao nhiêu để F1 đều có chiều dài tai là 20 cm? A. con ♀ có chiều dài tai là 22,5cm, con ♂ có chiều dài tai là 17,5cm và ngược lại hoặc con ♀ và con ♂ đều có chiều dài tai là 15cm B. con ♀ có chiều dài tai là 30cm, con ♂ có chiều dài tai là 10cm và ngược lại hoặc con ♀ và con ♂ đều có chiều dài tai là 20cm C. con ♀ có chiều dài tai là 15cm, con ♂ có chiều dài tai là 25cm và ngược lại hoặc con ♀ và con ♂ đều có chiều dài tai là 20cm D. con ♀ có chiều dài tai là 35cm, con ♂ có chiều dài tai là 5cm và ngược lại hoặc con ♀ và con ♂ đều có chiều dài tai là 15cm HD: Theo đề Thỏ có kiểu gen aabb có chiều dài là 10 cm => c ứ m ỗi alen l ặn làm chi ều dài tai th ỏ tăng 10/4=2,5cm Để F1 100% có chiều dài tai là 20cm = 7,5+7,5+2,5+2,5 => KG c ủa P phải là: AABB × aabb ho ặc AAbb × aaBB Nếu P là : AABB × aabb => chiều dài tai là 7,5× 4 = 30cm và 10cm Nếu P là : AAbb × aaBB => chiều dài tai là 7,5× 2 +2,5× 2 = 20cm Câu : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân th ấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy đ ịnh qu ả tròn tr ội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) t ự th ụ phấn, thu đ ược F 1 gồm 300 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài ; 100 cây thân cao, hoa trắng, qu ả dài; 599 cây thân cao, hoa đ ỏ, qu ả tròn; 200 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 299 cây thân thấp, hoa đ ỏ, qu ả tròn; 100 cây thân th ấp, hoa tr ắng, qu ả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của (P) là: AB A. Dd ab Ad B. Bb aD AD C. Bb ad Bd D. Aa bD HD: Tỉ lệ F1 : 300 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài ; 100 cây thân cao, hoa tr ắng, qu ả dài; 599 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 200 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 299 cây thân thấp, hoa đ ỏ, qu ả tròn; 100 cây thân th ấp, hoa trắng, quả tròn ≈ 3 : 1: 6 : 2 : 3 : 1 = (1:2:1)(3:1) => có 16 tổ h ợp kết lu ận có 2 c ặp gen cùng n ằm trên 1 cặp NST F1 dị hợp 3 cặp gen: Xét kiểu hình cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn là tổ hợp của aa,bb,D- Nhận xét: a và b không cùng nằm trên 1 cặp NST vì n ếu chúng liên k ết thì th ế h ệ sau s ẽ có KH th ấp, trắng, dài (F1 ko có) Vậy chỉ có thể a liên kết với D hoặc b liên kết với D Ad TH1: Xét a liên kết với D KG của P là Bb tỉ lệ đời con là aD (1cao, dài: 2 cao tròn: 1 thấp tròn)(3 đỏ: 1 trắng)=3cao, đ ỏ, dài: 1cao, tr ắng, dài: 6cao, đ ỏ, tròn: 2 cao, Ad trắng, tròn: 3 thấp đỏ tròn: 1 thấp trắng tròn . Đúng v ới kết qu ả F 1 vậy KG p là Bb (dị hợp tử chéo) ko aD cần xét TH2→ đáp án B Câu : Ở ruồi giấm, gen A quy định cánh dài, a quy định cánh c ụt. Cho ru ồi cánh dài và cánh c ụt giao ph ối với nhau thu được F1 có tỉ lệ 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F 1 giao phối với nhau thì ở F2 thống kê kết quả ở quần thể có kiểu hình như thế nào? A. 1 ruồi cánh cụt: 1 ruồi cánh dài. B. 1 ruồi cánh cụt: 3 ruồi cánh dài. Trang 12/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An C. 5 ruồi cánh cụt: 7 ruồi cánh dài. D. 9 ruồi cánh cụt: 7 ruồi cánh dài. HD. P: cánh dài x cánh cụt, F1: 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt => kiểu gen F 1: 1/2Aa x 1/2aa => A = 1/4, a = 3/4 => F2 = (1/4A:3/4a)(1/4A:3/4a)=1/16AA:6/16Aa:9/16aa = 9 cụt: 7 dài Câu : Cho 2 cây P với nhau thu được F1 có kết quả như sau: 79 cây có hoa đỏ, quả dài : 161 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 160 cây có hoa hồng, quả dài : 321 cây có hoa hồng, quả bầu dục : 80 cây có hoa đỏ, quả tròn : 159 cây có hoa hồng, quả tròn : 81 cây có hoa trắng, quả dài : 160 cây có hoa trắng, quả bầu dục : 80 cây có hoa trắng, quả tròn. Nhận xét nào sau đây không đúng A. Các gen qui định các tính trạng phân li độc lập B. Quả tròn là tính tính trạng trung gian so với quả dài và quả bầu dục C. Kiểu gen của hai cây P là AaBb D. Hoa hồng là tính tính trạng trung gian so với hoa đỏ và hoa trắng HD : - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng: + Về tính trạng màu sắc hoa: Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng = (79+161+80) : (160+321+159) : (81+160+80) ≈ 1 : 2 :1 F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => hoa đỏ là tính trạng trội không hoàn toàn so với hoa trắng và hoa hồng là tính trạng trung gian =>KG: AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa. + Về tính trạng hình dạng quả: Quả dài : quả bầu dục : quả tròn = (79+160+81):(161+321+160):(80+159+80) ≈ 1 : 2 :1 F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với quả dài và quả bầu dục là tính trạng trung gian =>KG: AA: quả tròn; Aa: quả bầu dục; aa: quả dài => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb. - Xét chung 2 cặp tính trạng: (1Hoa đỏ : 2hoa hồng : 1hoa trắng) x (1Quả dài : 2quả bầu dục : 1quả tròn) = 1 hoa đỏ, quả dài : 2 hoa đỏ, quả bầu dục : 2 hoa hồng, quả dài : 4 hoa hồng, quả bầu dục : 1 hoa đỏ, quả tròn : 2 hoa hồng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài : 2 hoa trắng, quả bầu dục : 1 hoa trắng, quả tròn = F1 => Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập. Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra kiều gen của P: P: AaBb (hoa hồng, quả bầu dục) x AaBb (hoa hồng, quả bầu dục) Câu : Bộ lông mèo cái hoặc mèo đực có thể có màu vàng ho ặc màu đen. Ngoài ra mèo cái còn có b ộ lông tam thể. Biết rằng gen d: lông vàng; gen D: lông đen tr ội không hoàn toàn n ằm trên nhi ễm s ắc th ể X. nh ận xét nào sau đây là đúng A. Mèo cái có bộ lông tam thể có kiểu gen XAXa B. Mèo đực có bộ lông đen có kiểu gen XdY C. Mèo cái có bộ lông vàng có kiểu gen XDXD D. Rất hiếm gặp mèo đực tam thể vì đây là thể đột biến có KG XDXdY HD: Kiểu gen về bộ lông mèo? XDXD: ♀đen; XDXd: ♀tam thể; XdXd: ♀vàng XDY: ♂đen; XdY: ♂vàng Vì mèo ♂ chỉ có 2 kiểu gen qui định 2 kiểu hình là đen(XDY) và vàng(XdY), và do gen nằm trên NST X nên không thể có trường hợp mèo đực dị hợp trừ trường hợp bị đột biến tạo thể XDXdY nên rất hiếm gặp a DE Câu : Kiểu gen X A X b B trong trường hợp có HVG với tần số f = 20% giữa A và B, gi ữa D và E là 30% de A thì khi giảm phân cho tỉ lệ giao tử X b De là bao nhiêu? A. 0,015 B. 0,025 C. 0,035 D. 0,016 A HD: X b là giao tử hoán vị có lỉ lệ là 10% De là giao tử hoán vị có lỉ lệ là 15% Trang 13/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An A => X b De = 10%*15% = 1,5% = 0,015 Câu : Ở người, Gen có 3 alen IA, IB, IO qui định tính trạng nhóm máu A, B, AB, O. Trong m ột quần th ể cân bằng di truyền có 49% số người mang nhóm máu O; 15% số người mang nhóm máu B. M ột c ặp v ợ ch ồng: Vợ có nhóm máu A và chồng có nhóm máu B sinh m ột người con, xác su ất đ ể ng ười con này mang nhóm máu khác bố mẹ là bao nhiêu? 119 A. 240 3 B. 10 49 C. 240 121 D. 240 HD: IOIO = 0,49 => IO = 0,7 (IB)2 + 2IBIO = 0,15 => IB = 0,1 => IA = 0,2 Tỉ lệ IAIA trong quần thể là: 0,04; Tỉ lệ IAIO trong quần thể là: 2×0,7×0,2 = 0,28 0,04 1 → Tỉ lệ IAIA trong số người nhóm máu A = = 0,04 + 0,28 8 0,28 7 → Tỉ lệ IAIo trong số người nhóm máu A = = 0,04 + 0,28 8 9 O 7 => IA = ;I = 16 16 Tỉ lệ I I trong quần thể là: 0,01; B B Tỉ lệ IBIO trong quần thể là: 2.0,7.0,1 = 0,14 0,01 1 → Tỉ lệ IBIB trong số người nhóm máu B = = 0,01 + 0,14 15 0,14 14 → Tỉ lệ IBIO trong số người nhóm máu B = = 0,01 + 0,14 15 8 O 7 => IB = ;I = 15 15 9 A 7 O 8 7 O →( I : I ) x ( IB : I ) 16 16 15 15 9 8 7 7 121 => Con mang nhóm máu khác bố mẹ = × + × = 16 15 16 15 240 Câu : Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen ĐH lặn sau 1 thế hệ là: A. 30% B. 5,25% C. 35% D. 12,25% HD: -Xét riêng gen A: 0,2AA + 0,2Aa + 0,6aa -> A = 0,3 a=0,7 -> F1: 0,09AA+0,42Aa+0,49aa - Xét riêng gen B: 0,3BB +0,4Bb+0,3bb -> B=0,5 b=0,5 -> F1: 0,25BB+0,50Bb+0,25bb -Xét chung 2 gen: tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen ĐH lặn là: aabb=0,49 x 0,25=0.1225 = 12,25% Câu : Một gen có 2 alen,ở thế hệ xuất phát, tần số alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ Trang 14/15 - Mã đề thi 132
- Đề thi thử đại học môn Sinh học 2014 Trường THPT Lê Quý Đôn – Long An hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen A và a trong quần thể là bao nhiêu? A. A= 0,91 ; a = 0,09 B. A= 100% ; a = 0 C. A= 0,5 ; a = 0,5 D. A= 0,84 ; a = 0,16 q0 HD: Áp dụng công thức q n = = 0,8/1+5x0,8 = 0,16 1 + nq 0 Câu : Bệnh alkan niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp. Gen gây bệnh (alk) là gen l ặn n ằm trên nhi ễm s ắc thể số 9. Gen alk liên kết với gen I mã hoá cho hệ nhóm máu ABO. Khoảng cách gi ữa gen alk và gen I là 11 đơn vị bản đồ. Dưới đây là một sơ đồ phả hệ của một gia đình bệnh nhân: Nêu căp vợ chông 3, 4 tiêp tuc sinh con thì khả năng họ sinh con trai bị alkan niêu va ̀ mang nhom mau A la ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ́ ̀ bao nhiêu phân trăm? A. 22, 25% B. 18, 75% C. 11, 125% D. 2, 75% IAA I Oa I BA I Aa HD: Từ I1( B )×I2( O ) => KG II1 1/2( O ) × O ; theo đề HVG = 11% => Con trai bị alkan niêu và ̣ I A I a I a I a 11% O ́ ́ mang nhom mau A =1/2* (50% - ) I a × 1/2 I A a*1/2 giới tính = 11, 125% 2 Câu : Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST th ường quy đ ịnh, b ệnh máu khó đông do gen l ặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người v ợ có b ố, bà ngo ại và ông n ội b ị máu khó đông, có bà nội và mẹ bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Nh ững ng ười khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh m ột đ ứa con, Xác su ất đ ể đ ứa con này b ị c ả hai bệnh A. 37, 5% B. 6, 25% C. 18. 75% D. 12, 5% HD: => aa = 1/4 và XbY = 1/4 => aaXbY = 1/16 = 6, 25% Trang 15/15 - Mã đề thi 132
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 1 năm 2011 khối B
7 p | 731 | 334
-
.....đề thi thử đại học môn Văn dành cho các bạn luyện thi khối C & Dđề thi thử đại học môn Văn dành cho các bạn luyện thi khối C & D
5 p | 907 | 329
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 2
4 p | 539 | 231
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh năm 2010 khối B - Trường THPT Anh Sơn 2 (Mã đề 153)
5 p | 456 | 213
-
Đề thi thử Đại học môn Văn khối D năm 2011
4 p | 885 | 212
-
Đề thi thử Đại học môn Toán 2014 số 1
7 p | 278 | 103
-
Đề thi thử Đại học môn tiếng Anh - Đề số 10
6 p | 384 | 91
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối A, A1 năm 2014 - Thầy Đặng Việt Hùng (Lần 1-4)
4 p | 223 | 35
-
Đề thi thử Đại học môn Anh khối A1 & D năm 2014 lần 2
7 p | 229 | 25
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối A, A1 năm 2014 - Thầy Đặng Việt Hùng (Lần 5-8)
4 p | 138 | 17
-
Đề thi thử Đại học môn Anh khối A1 & D năm 2014 lần 1
11 p | 143 | 15
-
Đề thi thử Đại học môn Lý năm 2013 - Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Mã đề 132)
7 p | 177 | 12
-
Đề thi thử Đại học môn Lý năm 2011 - Trường THPT Nông Cống I
20 p | 114 | 9
-
Đề thi thử đại học môn Lý khối A - Mã đề 132
6 p | 54 | 9
-
Đề thi thử Đại học môn Toán năm 2011 - Trường THPT Tây Thụy Anh
8 p | 79 | 8
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối A năm 2010-2011
6 p | 105 | 7
-
Đề thi thử Đại học môn Toán năm 2011 khối A
6 p | 104 | 7
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối A năm 2010-2011 có kèm đáp án
7 p | 102 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn