Đề thi thử Đại học môn Sinh học khối B năm 2014 (Mã đề 023)
Chia sẻ: Tráitimnày Khôngcầnaithươnghại Đôichânnày Thừasứcđứnglên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9
lượt xem 21
download
Đề thi thử Đại học môn Sinh học khối B năm 2014 (Mã đề 023) sau đây sẽ mang đến cho bạn những câu hỏi trắc nghiệm hay và hữu ích cho quá trình học tập và ôn thi Đại học - Cao đẳng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử Đại học môn Sinh học khối B năm 2014 (Mã đề 023)
- ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 MÔN SINH HỌC KHỐI B Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 023 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Một trong những ý nghĩa thực tiễn quan trọng của việc nghiên cứu trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật về mặt sinh thái là: A. Rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối trong chọn giống B. Xác định thời vụ thích hợp trong nông nghiệp, chọn cây trồng vật nuôi thích hợp C. Chứng minh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của tiến hóa D. Góp phần chọn cá thể cây trồng vật nuôi thích hợp để tạo ưu thế lai ở đời sau Câu 2: Ở ruồi giấm, alen B quy định thân xám trội hoàn toàn b quy định thân đen; alen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh ngắn. Cặp gen D, d lần lượt quy định mặt đỏ trội so với mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Lai phân tích một cá thể cái X thu được đời con trong đó có số cá thể cái thân xám cánh dài mắt đỏ chiếm 2% tổng số cá thể. Tần số hoán vị gen của ruồi giấm cái là: A. 8% B. 16% C. 20% D. 24% Câu 3: Bệnh ung thư là một căn bệnh đe dọa tính mạng của con người trên thế giới hiện nay. Có những phát biểu sau đây về căn bệnh này: (1) Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến u ác tính là phân bào không được tiến hành nên mô chết tạo thành u (2) Bệnh ung thư có thể do đột biến gen phát sinh ngẫu nhiên trong cơ thể, cũng có thể do virut xâm nhập gây ra (3) Bệnh ung thư phát sinh trong bào sinh dưỡng có khả năng di truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính và vô tính (4) Gen tiền ung thư là một gen lặn (5) Sự đột biến của gen ức chế khối u là một đột biến trội Những phát biểu đúng là: A. (1), (2) B. (2), (4) C. (4), (5) D. (3), (4) Câu 4: Bệnh Tay Sach ở người là do không tổng hợp được enzim hexosaminidase. Enzim này tham gia vào sự phân giải và tuần hoàn lipit của tế bào não. Bệnh Tay Sach biểu diện ở thể lai đơn tính, do một gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen của một cá thể bị bệnh Tay Sach được ký hiệu là aa. Giải thích nào sau đây là hợp lý nhất để cá thể Aa cũng khỏe mạnh như cá thể AA? A. Alen trội là một gen nhảy. Trong cơ thể dị hợp tử, nó tách ra khỏi vị trí bình thường và chuyển thành alen lặn a, do đó ngăn cản sự phiên mã gen a B. Alen đột biến lặn được thể hiện là một protein ức chế ngăn cản sự phiên mã của alen bình thường A C. Ở các phôi dị hợp tử, a đột biến thành A. Do đó không có cá thể trường thành nào có kiểu gen Aa D. Lượng hexosaminidase tạo ra bởi cá thể Aa đủ để phân giản bình thường lipit Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến bộ sinh học là: A. sinh vật có khả năng sinh sản nhanh B. sinh vật có nhiều tiềm năng thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi C. các loài có sự phân hóa đa dạng D. xu hướng phức tạp hóa trong tổ chức cơ thể Trang 1/9 Mã đề 023
- Câu 6: Khẳng định nào sau đây sai về ARN polimeraza của tế bào sinh vật nhân sơ? A. Chỉ có một ARN polimeaza chịu trách nhiệm tổng hợp tARN, mARN và rARN B. Sự phiên mã bắt đầu từ bộ ba AUG của ADN C. Enzim tổng hợp một bản sao mã, bản sao mã này có thể mã hóa cho vài chuỗi polipeptit D. ARN-polimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’ đối với mạch mã gốc Câu 7: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. AB AB Phép lai: XDXd × XDY cho F1 có ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 5%. Tính theo lí ab ab thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là A. 5%. B. 15%. C. 7,5%. D. 2,5%. Câu 8: Bằng sử dụng công nghệ hiện đại, người ta phát hiện ra gen quyết định chiều cao cây đậu Hà Lan trong thí nghiệm của Menđen là gen Le mã hóa cho hoocmon gliberelin GA1. Haialen của gen T và t không giống nhau chỉ ở một nucleotit. Alen lặn t tổng hợp ra enzim hoạt tính chỉ bằng 1/20 lần so với của enzim bình thường. Câu nào sau đây là đúng? A. Hoocmon GA1 tham gia vào quá trình sinh tổng hợp auxin ở cây đậu Hà Lan B. Sản phẩm của alen T là hoocmon gliberelin bình thường C. Cây F1 của phép lai giữa TT và tt sẽ có 1/20 hoạt tính enzim so với cây bình thường D. Xử lí cây tt bằng hoocmon gliberelin thì sẽ không giúp cây cao hơn. Đột biến này là do mất một nucleotit ở gen Le Câu 9: Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng, alen a không có khả năng này nên hạt có kiểu gen aa bị chết khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 600 hạt trong đó có 20 hạt AA, 50 hạt Aa và 500 hạt aa trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và ra hoa, tạo hạt nên thế hệ F1, F1 nảy mầm và sinh trưởng sau đó ra hoa tạo hạt F2. Lấy một hạt ở đời F2 , xác suất để hạt này nảy được mầm trên đất có kim loại nặng là: A. 87,5% B. 90,0% C. 91,0% D. 84,0% Câu 10: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại? A. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày. B. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau. C. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau. D. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng. Câu 11: Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau: Lai thuận: P: ♀ xanh lục x ♂ lục nhạt F1: 100% xanh lục. Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt x ♂ xanh lục F1: 100% lục nhạt. Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào? A. 3 xanh lục : 1 lục nhạt. B. 100% lục nhạt. C. 1 xanh lục : 1 lục nhạt. D. 5 xanh lục : 3 lục nhạt. Câu 12: Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể trên là: A. 2340 B. 4680 C. 1170 D. 138 Trang 2/9 Mã đề 023
- Câu 13: Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám,. 145 con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng? A. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng. B. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng. C. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường. D. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái ; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường. Câu 14: Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì quần thể có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là không hợp lí? A. Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít. C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối không ngẫu nhiên thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. Câu 15: Tại sao cách li địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì: A. cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. B. nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới. C. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản. D. điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới. Câu 16: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbDd ♀AaBbdd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thiếu nhiễm sắc thể? A. 18. B. 2. C. 9. D. 12. Câu 17: Noãn cầu bình thường của một hạt kín có 12 NST. Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh ở cây là 28 NST. Bộ NST của bộ đó thuộc dạng đột biến nào? A. 2n + 1 B. 2n + 1 + 1 C. 2n + 2 D. 2n + 2 + 2. Câu 18: Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài A. Homo erectus. B. Homo neanderthalensis. C. Homo sapien. D. Homo habilis. Câu 19: Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể là A. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. B. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. C. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. D. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. Trang 3/9 Mã đề 023
- Câu 20: Cho lưới thức ăn như hình vẽ. Số lượng tối đa những sinh vật đóng hai vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 1 đồng thời là sinh vật ăn thịt bậc 4 là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 21: Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4,56%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng? A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 21,35 %. B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 24%. C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 42,7%. D. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 18,24%. Câu 22: Một người đàn ông bình thường lấy người vợ thứ nhất ( bình thường ) đã sinh ra một người con bị bệnh u xơ nang. Sau đó anh này ly dị vợ và đi lấy một người vợ thứ hai. Khi được tin người anh của vợ thứ hai đã chết vì bệnh u xơ nang anh đã đi đến bác sĩ tư vấn di truyền hỏi xem đứa con sắp sinh của mình có khả năng bị u xơ nang không. Câu trả lời nào dưới đây của bác sĩ tư vấn là đúng? Biết rằng bố mẹ của người vợ thứ hai không ai bị bệnh. A. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,250. B. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,083. C. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,167. D. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,063. Câu 23: Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen có trong nhóm liên kết? 1. Đột biến mất đoạn 2. Đột biến lặp đoan 3. Đột biến đảo đoạn 4. Đột biến chuyển đoạn trên cùng 1 NST Phương án đúng là: A. 2,3. B. 1,2. C. 3,4 D. 2,3,4 Câu 24: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT: A. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. B. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT. C. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT. D. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể. Câu 25: Trong một trang trại nuôi rất nhiều gà, chẳng may một vài con bị cúm rồi lây sang nhiều con khác. Yếu tố sinh thái gây ra hiện tượng trên là: A. Yếu tố hữu sinh. B. Yếu tố giới hạn. C. Yếu tố không phụ thuộc nhiệt độ. D. Yếu tố phụ thuộc nhiệt độ. Câu 26: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy AB AB ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: Dd Dd , ab ab trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 15,5625%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ A. 44,25%. B. 49,5%. C. 46,6875%. D. 48,0468%. Trang 4/9 Mã đề 023
- Câu 27: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Không phải tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. B. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp. C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến có thể khác nhau ở các gen khác nhau. Câu 28: Một quần thể sóc gồm 160 cá thể trưởng thành sống ở vườn thực vật có tần số alen Est1 là 0,9. Một quần thể sóc bên cạnh có tần số alen này là 0,5, do thời tiêt mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 40 con sóc di cư vào quần thể sóc ở vườn thực vật để tìm thức ăn và hòa nhập. Tần số Est1 cũa quần thể mới là: A. 0,60 B. 0,72 C. 0,90 D. 0,82 Câu 29: Sự sai khác về các axit amin trong chuỗi hemoglobin giữa các loài trong bộ linh trưởng được cho bởi bảng sau Các loài trong Vượn Tinh tinh Gorilla Khỉ Rhezut Khỉ sóc bộ linh trưởng Gibbon Số axit amin khác so với người 0 1 3 8 9 Phát biểu nào sau đây sai? A. Đây là một bằng chứng gián tiếp cho thấy tinh tinh với người gorlla có quan hệ gần gũi nhất so với các loài khác trong bộ linh trưởng B. Gorilla có tổ tiên trực tiếp là là vượn gibbon C. Khí sóc là loài có quan hệ họ hàng xa nhất với tinh tinh so với các loài còn lại D. Tinh tinh, khỉ Zhezut và khí sóc đều có cùng một tổ tiên, tiến hóa theo các nhánh khác nhau Câu 30: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A. giải thích được sự hình thành loài mới. B. phát hiện vai trò của CLTN và chọn lọc nhân tạo trong tiến hóa của vật nuôi, cây trồng và các loài hoang dại. C. chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có một nguồn gốc chung. D. đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. Câu 31: Giả sử có một dạng sống mà axit nucleic của nó chỉ có một mạch đơn và gồm 3 loại nucleotit (A, U, X). Số bộ ba chứa ít nhất một nucleotit loại X là: A. 18 B. 19 C. 8 D. 16 Câu 32: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo trong chọn giống là: A. làm xuất hiện gen tốt ở một loạt cá thể. B. bổ sung nguồn đột biến tự nhiên. C. làm tăng khả năng sinh sản của cá thể. D. tạo nguồn biến dị cho chọn lọc nhân tạo. Câu 33: Ở cà chua gen A quy định thân cao; a: thân thấp; B: quả tròn; b: quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.Cho lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản được F1 toàn cà chua thân cao, quả tròn. Cho F1 giao phấn ở F2 thu được kết quả như sau: 295 thân cao, quả tròn; 79 thân cao, quả bầu dục;81 thân thấp, quả tròn; 45 thân thấp, quả bầu dục. Hãy xác định kiểu gen của cà chua F1 với tần số hoán vị gen. Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau. Ab AB AB Ab A. . f = 20% B. . f = 40% C. . f = 20% D. . f = 40% aB ab ab aB Câu 34: Loài nào sau đây giới tính được xác định bởi số lượng NST? A. Vi sinh vật B. Ong, kiến, mối C. Động vật có vú D. Chim, bướm Trang 5/9 Mã đề 023
- Câu 35: Ở ruồi giấm gen A, quy định tính trạng thân xám, a: thân đen nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen B quy định mắt đỏ, b: mắt trắng nằm trên nhiễm sắc thể X. Để F1 phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 không có sự phân tính theo giới tính cần chọn P có kiểu gen như thế nào? A. AaXbXb x aaXbY. B. AaXBXb x aaXbY. C. aaXBXb x AaXBY. D. aaXbXb x AaXBY. Câu 36: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên? A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn. B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn. C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn. Câu 37: Hình thành loài mới A. khác khu vực địa lí ( bằng con đường địa lí ) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn. B. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật. C. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên. D. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Câu 38: Theo quan niệm hiện đại, thì tần số alen trong quần thể sẽ bị thay đổi nhanh chóng do nguyên nhân A. khi kích thước của quần thể bị giảm mạnh. B. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau. C. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên. D. môi trường sống thay đổi theo một hướng xác định. Câu 39: Số lượng cá thể chói sói và nai sừng tấm trong giai đoạn 1955 – 1996 được cho bởi đồ thị sau Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Biến động số lượng của hai loài thuộc loại không theo chu kì B. Sự tăng và giảm số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm không phụ thuộc vào nhau C. Sự biến động số lượng quần thể nai sừng tấm diễn ra mạnhtrong giai đoạn 1990 – 1996 D. Sự gia tăng số lượng nai sừng tấm trong những năm 1965 – 1975 là một trong những nguyên nhân cho sự gia tăng số lượng chó sói ở giai đoạn 1975 – 1980 Câu 40: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực, dạng sợi có chiều ngang 300 nm được gọi là A. sợi nhiễm sắc. B. sợi cơ bản. C. vùng xếp cuộn. D. crômatit. Trang 6/9 Mã đề 023
- PHẦN RIÊNG (10 câu) Thí sinh chỉ được chọn làm một hai phần của phần riêng A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả ? A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt. C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Câu 42: Một nhóm tế bào sinh tinh với 2 cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST thường qua vùng chín để thực hiện giảm phân. Trong số 1600 tinh trùng tạo ra có 128 tinh trùng được xác định là có gen bị hoán vị. Cho rằng không có đột biến xảy ra, về mặt lý thuyết thì trong số tế bào thực hiện giảm phân thì số tế bào sinh tinh không xảy ra sự hoán vị gen là: A. 272. B. 384. C. 368. D. 336. Câu 43: Cho các công đoạn của quá trình chuyển gen protein ở người vào cừu: (1) Lấy nhân tế bào chuyển gen cho vào tế bào trứng đã bị mất nhân (2) Nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo (3) Tạo vectơ chứa gen người vào tế bào xôma của cừu (4) Chuyển phôi vào tử cung của mẹ Bước thứ hai trong quá trình chuyển gen là: A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Câu 44: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là A. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể B. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể C. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể D. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức tối đa, đảm bảo sự tồn tại phát triển của quần thể DE Câu 45: Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen Aa thực hiện giảm phân có xảy ra đổi chỗ cho nhau giữa gen de D và d, tính theo lí thuyết có thể tạo ra tỉ lệ các loại giao tử là A. tùy thuộc vào tần số hoán vị gen. B. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1. C. 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1. Câu 46: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5 AA 0,64 0,60 0,54 0,46 0,40 Aa 0,32 0,30 0,26 0,24 0,20 aa 0,04 0,10 0,20 0,30 0,4 Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là A. chọn lọc tự nhiên. B. giao phối không ngẫu nhiên C. đột biến D. các yếu tố ngẫu nhiên Câu 47: Tần số hoán vị gen như sau: AB = 46%; AC= 34%; BC= 12%. Bản đồ gen sẽ là: A. ACB. B. BAC. C. CAB. D. ABC. Trang 7/9 Mã đề 023
- Câu 48: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi giấm đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 gồm toàn ruồi giấm mắt đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F 1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp ở F2 giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, theo lí thuyết, trong tổng số ruồi giấm thu được ở F3, ruồi giấm đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ A. 75%. B.100%. C. 50%. D. 25 %. Câu 49: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về các vấn đề xã hội của di truyền học? A. Tính di truyền có khả hưởng ở mức độ nhất định tới khả năng trí tuệ. Do đó bằng việc xác định chỉ số IQ có thể đánh giá một cách chính xác khả năng di truyền trí tuệ B. Bệnh AIDS được gây ra bợi virut HIV. Mặt khác ADN của virut lại có khả năng nhân đôi cùng với hệ gen của người. Do đó AIDS có khả năng di truyền từ mẹ sang con C. Việc giải mã bộ gen của người có nhiều ý nghĩa tích cực đối với y học, công nghiệp hình sự,... mặc khác cũng có làm phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực về tâm lý xã hội D. Việc tạo ra các sinh vật biến đổi gen có nhiều giá trị trong phát triển kinh tế và nghiên cứu khoa học, song song đó việc dùng sinh vật biến đổi gen như lương thực của con người cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng Câu 50: Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì: A. Vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ gen mang đột biến lớn. B. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình. C. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường. D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen. B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Ở một loài thực vật, A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với a quy định quả chua; alen B quy định chín sớm là trội hoàn toàn so với b quy định chín muộn. Hai cặp gen quy định tính trạng liên kết không hoàn AB Ab toàn trên cặp NST thường. Cho P: ♂ x♀ . Biết rằng có 60% số tế bào sinh tinh và 20% số tế bào sinh ab aB trứng gia giảm phân có xảy ra hoán vị gen, không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết thì kiểu hình quả ngọt, chín muộn ở F1 chiếm tỉ lệ: A. 15,75% B. 9,25% C. 23,25%. D. 21,5% Câu 52: Khẳng định nào sau đây đúng về vấn đề vật chất và năng lượng của hệ sinh thái? A. Khi quá trình hô hấp trong quần xã tăng, giới hạn của tỉ lệ giữa sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã tiến dần về 1 B. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh luôn lớn hơn hoặc bằng sản lượng sinh vật sơ cấp thô C. Nếu quần xã sinh vật có độ đa dạng loài càng lớn thì kích thước quần thể mỗi loài càng cao D. Năng lượng và vật chất trong hệ sinh thái truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất đến sinh vật phân giải rồi trở về môi trường Câu 53: Phát biểu nào không đúng về bằng chứng tiến hóa? A. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi. B. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi. C. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi. D. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi. Trang 8/9 Mã đề 023
- Câu 54: Đột biến thay thế cặp nucleôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit amin lại vẫn không bị thay đổi mà chỉ thay đổi số lượng chuỗi polipeptit được tạo ra. Nguyên nhân là do A. mã di truyền có tính dư thừa B. đột biến xảy ra ở vùng cuối gen C. đột biết xảy ra ở vùng promoter D. đột biết xảy ra ở vùng intron Câu 55: Trên đảo Kecghelen, trong 8 loài ruồi có 7 loài ruồi không có cánh. Trên đảo maderow, trong số 550 loài cánh cứng có tới 200 loài không bay được, trong khí đó các loài thân thuộc của chúng trong đất liền đều có cánh và bay được. Đây là một ví dụ về quá trình: A. chọn lọc ổn định B. chọn lọc vận động C. chọn lọc phân hóa D. chọn lọc gián đoạn Câu 56: Ở giới cái một loài động vật (2n = 24), trong đó bốn cặp NST đồng dạng có trạng thái gen giống nhau, các cặp còn lại có trạng thái gen khác nhau khi giảm phân có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp NST trong số các cặp NST còn lại đó , số loại giao tử tối đa là A. 16384. B. 16. C. 1024. D. 4096. Câu 57: Thực hiện phép lai ở gà: Gà mái lông đen lai với gà trống lông xám được F1: 100% gà lông xám. Cho F1 tạp giao được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 25% gà mái lông xám: 25% gà mái lông đen: 50% gà trống lông xám. Cho biết tính trạng màu lông do 1 cặp gen quy định. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Gà trống F2 có 2 kiểu gen. B. Tính trạng lông xám trội hoàn toàn so với lông đen. C. Gen quy định tính trạng màu lông trên NST giới tính. D. Chỉ có ở gà mái tính trạng lông xám mới biểu hiện trội hoàn toàn. Câu 58: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 498 axit amin. Trên gen, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc). Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 1 phân tử 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Khi gen đột biến nhân đôi 3 lần đã lấy từ môi trường số lượng nucleotit loại G là A. 6307. B. 6293. C. 4193. D. 4207. Câu 59: Quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế Paracels) của Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo, không có mùa đông lạnh giá, mùa hẹ nóng nực, nhiệt độ trung bình dao động từ 23 – 28oC, thời tiết được chia làm 2 mùa khô và mưa. Thảm thực vật ở quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng, nhưng đa phần: A. có nguồn gốc từ duyên hải miền Trung Việt Nam B. có sự khác biệt lớn đối với trên đất liền Việt Nam C. có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc bộ Việt Nam D. là cây thân thảo, cây bụi và cỏ dại Câu 60: Để nhân nhiều đồng vật quý hiếm hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít, người ta sẽ làm như thế nào? A. Tách phân thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt B. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khí mới phát triển C. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi mới phát triển D. Phố hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm Trang 9/9 Mã đề 023
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 1 năm 2011 khối B
7 p | 731 | 334
-
.....đề thi thử đại học môn Văn dành cho các bạn luyện thi khối C & Dđề thi thử đại học môn Văn dành cho các bạn luyện thi khối C & D
5 p | 909 | 329
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh lần 2
4 p | 540 | 231
-
Đề thi thử Đại học môn Sinh năm 2010 khối B - Trường THPT Anh Sơn 2 (Mã đề 153)
5 p | 456 | 213
-
Đề thi thử Đại học môn Văn khối D năm 2011
4 p | 885 | 212
-
Đề thi thử Đại học môn Toán 2014 số 1
7 p | 278 | 103
-
Đề thi thử Đại học môn tiếng Anh - Đề số 10
6 p | 386 | 91
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối A, A1 năm 2014 - Thầy Đặng Việt Hùng (Lần 1-4)
4 p | 225 | 35
-
Đề thi thử Đại học môn Anh khối A1 & D năm 2014 lần 2
7 p | 230 | 25
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối A, A1 năm 2014 - Thầy Đặng Việt Hùng (Lần 5-8)
4 p | 138 | 17
-
Đề thi thử Đại học môn Anh khối A1 & D năm 2014 lần 1
11 p | 143 | 15
-
Đề thi thử Đại học môn Lý năm 2013 - Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Mã đề 132)
7 p | 178 | 12
-
Đề thi thử Đại học môn Lý năm 2011 - Trường THPT Nông Cống I
20 p | 116 | 9
-
Đề thi thử đại học môn Lý khối A - Mã đề 132
6 p | 54 | 9
-
Đề thi thử Đại học môn Toán năm 2011 - Trường THPT Tây Thụy Anh
8 p | 79 | 8
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối A năm 2010-2011
6 p | 106 | 7
-
Đề thi thử Đại học môn Toán năm 2011 khối A
6 p | 105 | 7
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối A năm 2010-2011 có kèm đáp án
7 p | 103 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn