intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Mai Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

971
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Tiểu luận về Thị trường tiền tệ Việt Nam, các Công cụ, chủ thể, nghiệp vụ trên thị trương tiền tệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

  1. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 1.1. Khái niệm thị trường tiền tệ: “Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn có kỳ hạn dưới một năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế” (Nhập môn tài chính tiền tệ-Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008: 371). Nhìn vào quá trình phát triển thì thị trường liên ngân hàng là hình thức cổ điển của thị trường tiền tệ hoạt động với mục đích cân đối, điều hòa vốn giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức tín dụng nhằm khai thông khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Nếu xét theo chiều ngang thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các ngân hàng thưong mai, các tổ chức tín dụng. Nếu xét theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ giữa ngân hàng trung ương với các ngân hàng thương mại qua con đường tái chiết khấu . Ở nước ta, thị trường tiền tệ mới hình thành, công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ còn ít nên luật pháp cho phép các giấy tờ có giá dài hạn được phép giao dịch trên thị trường tiền tệ. Theo điều 9, luật sửa đổi một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước (2003) định nghĩa: “Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác”. 1.2. Phân loại thị trường tiền tệ: Phân loại thị trường tiền tệ được dựa trên một số tiêu thức sau: 1.2.1. Phân loại theo cơ cấu tổ chức: Thị trường tiền tệ bao gồm: Thị trường tiền tệ cổ điển: là thị trường vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) đặt dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương (NHTW). Hàng ngày, tại đây hình thành lãi suất chỉ đạo thị trường tiền tệ, như: lãi suất LIBOR trên thị trường tiền tệ London (London Inter Banking Offered rate), lãi suất PIBOR trên thị trường tiền tệ Paris (Paris Inter Banking Offered rate), SIBOR (thị trường tiền tệ Singapore)… Trang 1
  2. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Thị trường tiền tệ mới: đây là thị trường các trái phiếu ngắn hạn, cơ cấu của nó gồm 2 cấp: • Thị trường tiền tệ sơ cấp: là thị trường tiền tệ chuyên phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn lần đầu. • Thị trường tiền tệ thứ cấp: là thị trường tiền tệ tổ chức mua bán lại các trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp. • Thị trường mở (Openmarket operation): là thị trường mua bán các loại chứng khoán nhà nước ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,... nhằm điều tiết cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Tức thông qua thị trường mở, NHTW có thể làm cho “tiền dự trữ” của các ngân hàng thương mại (viết tắt NHTM) tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của NHTM làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nền kinh tế. 1.2.2. Phân loại theo đối tượng tham gia: Thị trường tiền tệ bao gồm: - Thị trường tín dụng ngắn hạn giữa các NHTM (hay thị trường liên ngân hàng – Interbank): Thị trường này dưới sự điều hành của NHTW nhằm mục đích điều tiết vốn trong hệ thống NHTM đồng thời tạo điều kiện cho NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng. - Thị trường các công nợ ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, các khế ước cho vay, … bao gồm cả thị trường phát hành và thị trường lưu thông, thị trường này biểu hiện cho sự phát triển thị trường tiền tệ. - Thị trường hối đoái: là thị trường giao dịch các loại ngọai tệ và các phương tiện thanh tóan có giá trị ngoại tệ, là một bộ phận quan trọng trong kết cấu thị trường tiền tệ. Thị trường ngọai hối mang đặc trưng là tính quốc tế cao, hoạt động của nó đáp ứng những nhu cầu về thương mại, đầu tư ngắn hạn trên bình diện quốc tế, đặc biệt là tạo điều kiện can thiệp của NHTW nhằm đảm bảo sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Công cụ hoạt động thị trường hối đoái, gồm: hợp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng hoán đổi (Swap), hợp đồng kỳ hạn (Forward), hợp đồng quyền chọn (Option)…. Trang 2
  3. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 nhờ đó đáp ứng được phần lớn nhu cầu ngoại tệ cho các đơn vị, tổ chức và làm cho thị trường ngoại hối trở nên nhộn nhịp hơn. 1.3. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ: Trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng là hình thức sơ khai của thị trường tiền tệ hoạt động với mục đích cân đối, điều hòa vốn giữa các NHTM với các TCTD nhằm khai thông khả năng thanh toán cho các TCTD. Vì vậy, nếu xét theo chiều ngang, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM, các TCTD. Còn nếu xét theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa NHTW và NHTM qua con đường tái chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiết khấu là một công cụ linh hoạt để NHTW điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Ngày nay, quy mô họat động của thị trường tiền tệ được mở rộng về phạm vi điều tiết vốn, theo đó các chủ thể tham gia trên thị trường đa dạng hơn. Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ bao gồm: − Chủ thể cung ứng nguồn vốn như: NHTW, NHTM, các TCTD khác… Việc đầu tư nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường này có độ rủi ro thấp, do trong thời gian ngắn giá cả chứng khoán biến động không đáng kể. − Chủ thể có nhu cầu về vốn như: NHTM, các đơn vị kinh tế khác, kho bạc nhà nước... Thông qua thị trường tiền tệ, các chủ thể này có thể thu hút được nguồn vốn ngắn hạn dễ dàng và chi phí thấp. − Chủ thể trung gian môi giới, vừa đi vay và vừa cho vay như: NHTM, Công ty chuyên môi giới. 1.4. Các công cụ của thị trường tiền tệ: − Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng: Phát hành với mệnh giá lớn, người gửi có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng. − Tín phiếu kho bạc: do kho bạc phát hành nhằm mục đích cân đối tiền mặt của ngân sách nhà nước. Trang 3
  4. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 − Thương phiếu: do các công ty lớn có uy tín phát hành trong quá trình mua bán chịu hàng hóa, thời gian ngắn( tối đa một năm) − Chấp nhận thanh toán của ngân hàng: Do các doanh nghiệp phát hành được bảo lãnh của ngân hàng. − Hợp đồng mua bán lại (REPO):Đây là một thỏa thuận mua bán, theo đó người bán đống ý mua lại chứng khoáng theo giá thỏa thuận với thời gian được ấn định . 1.5. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ: 1.5.1. Nghiệp vụ vay và cho vay vốn ngắn hạn: Nghiệp vụ này diễn ra chủ yếu giữa các NHTM, xuất phát từ họat động kinh doanh tiền tệ, tại một thời điểm nhất định một số NHTM tạm thời thừa vốn trong khi đó một số NHTM khác rơi vào tình trạng thiếu vốn tạm thời. Do đó để đảm bảo cho khả năng thanh toán, quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM diễn ra thông qua các hình thức sau: - Cho vay bằng tiền mặt: Nếu căn cứ vào nhu cầu và thời hạn trên thị trường tiền tệ có thể gặp các loại tín dụng như tín dụng hàng ngày (cho vay từ ngày hôm trước đến ngày hôm sau); tín dụng theo yêu cầu (cấp vô thời hạn) không quy định rõ thời hạn trả nợ nhưng chủ nợ có thể xóa nợ bất cứ lúc nào, tín dụng cuối kỳ ( được cấp vào thời điểm cuối tháng hay cuối năm); tín dụng có kỳ hạn ( tùy theo thỏa thuận giữa đôi bên) Khi NHTM thiếu hụt vốn tạm thời, có thể đi vay tại một NHTM khác đang thừa vốn tạm thời tại thời điểm đó để đảm bảo khả năng thanh toán. Giao dịch liên ngân hàng chủ yếu dưới hình thức tín chấp hoặc đảm bảo bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay - Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu các chứng từ có giá: Khi có nhu cầu lớn về vốn, các NHTM đã vay các TCTD khác nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì NHTW có thể hỗ trợ bằng các nghiệp vụ sau: • Tái chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng thương mại sẽ đem những chứng từ có giá mà trước đây đã chiết khấu cho khách hàng đến ngân hàng trung ương để xin chiết khấu lại. Trang 4
  5. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 • Bảo chứng lại: Đây cũng là nghiệp vụ cho vay vốn của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại trên cơ sở đảm bảo bằng chứng từ có giá mà trước đó ngân hàng thương mại đã cho khách hàng vay dưới hình thức cầm cố . 1.5.2. Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn: Công cụ chủ yếu của nghiệp vụ này là các loại trái phiếu ngắn hạn được phát hành từ thị trường tiền tệ sơ cấp và bán lại ở thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ này phát sinh trong trường hợp một số chủ thể kinh tế cần bổ sung vốn bằng tiền của mình nên phát hành một lượng trái phiếu ngắn hạn ra thị trường, trong khi một số chủ thế khác đang muốn sinh lợi cho khoản vốn nhàn rỗi của mình bằng con đường kinh doanh trên thị trường tiền tệ, họ sẽ mua bán trái phiếu ngắn hạn. Ở nghiệp vụ này, ngoài trái phiếu ngắn hạn thì còn có kỳ phiếu thương mại, khế ước nợ, kỳ phiếu ngân hàng, các lọai thư tín dụng…. Và đặc biệt là họat động của thị trường mở - thực hiện việc mua bán ngắn hạn dưới 1 năm các giấy tờ có giá trị như tín phiếu, trái phiếu kho bạc. Thông qua nghiệp vụ này, NHTW điều tiết cung cầu về tiền tệ: tùy theo mục tiêu từng thời kỳ mà NHTW bơm tiền hay rút bớt tiền ra khỏi lưu thông. Do đó nghiệp vụ này xem như một trong những công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều tiết cung-cầu về tiền tệ. Trang 5
  6. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM. Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư... Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm... Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiện tập trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Theo đó, dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng tháng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; cùng với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng. Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu vào của các TCTD. Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suất huy động vốn. Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thị trường tiền tệ, nhưng không rõ nét. Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và Trang 6
  7. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển. Thực trạng các thị trường trong thị trường tiền tệ cũng là một vấn đề đáng quan tâm: 2.1. Thị trường liên ngân hàng: Thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời năm 1993 dưới hình thức là một thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gắn liền với các trung tâm thanh toán bù trừ (Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội). Từ năm 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN. Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích cực của NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay; thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau. 2.1.1. Thành tựu: Qua 17 năm thành lập thị trường liên ngân hàng đã đóng góp những thành tựu đáng kể vào thị trường tiền tệ của nước ta: - Số lượng thành viên và doanh số hoạt động trên thị trường liên ngân hàng đã tăng đáng kể, phương thức giao dịch của thị trường ngày càng đổi mới, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua mạng, thời hạn của các giao dịch khá linh hoạt (qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng). Hiện nay, gần 30 NHTM đã thực hiện giao dịch vốn liên ngân hàng (gửi tiền/cho vay và nhận tiền gửi/đi vay) thông qua hệ thống của Hãng Reuters. Hãng Reuters đã xây dựng được trang lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VNIBOR) trên cơ sở chào giá hàng ngày của một số ngân hàng. - Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ năm 2002 đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng thì doanh số giao dịch tăng khoảng 20% mỗi năm. Kết quả trên đã chứng minh thị trường nội tệ liên ngân hàng đã thực hiện được vai trò điều tiết Trang 7
  8. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam giữa các ngân hàng, làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD an toàn, hiệu quả. - Việc NHNN điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ +3%(ngày 07/11/2008) lên +5%(ngày 24/03/2009) hoặc giảm +3% (ngày 25/11/2009) đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ ; bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống đã góp phần điều hoà ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 2.1.2. Hạn chế: Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng thị trường liên ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần hoàn thiện. Đó là: - Cũng do tình trạng thiếu hụt đồng Việt Nam, nên có thời điểm lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường nội tệ liên ngân hàng đã lên tới 12%/năm, thậm chí có thời điểm lên tới 18%/năm, cao hơn lãi suất cho khách hàng vay vốn. NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn cung ứng hơn 10.000 tỷ đồng cho các NHTM, nhưng không thấm gì so với nhu cầu khan hiếm tiền đồng Việt Nam hiện nay của thị trường tiền tệ. Cũng chính do tình trạng đó, nên hiện nay các NHTM đang đẩy mạnh huy động vốn trong nền kinh tế bằng nhiều biện pháp khác nhau, như tăng chi phí khuyến mãi, tăng lãi suất, từ đó tạo áp lực tăng lãi suất cho vay và từ đó góp phần tạo thêm áp lực gia tăng lạm phát. - Trên thị trường liên ngân hàng, phần lớn các NHTM cổ phần nhỏ (có quy mô vốn thấp, hoạt động dịch vụ kém phát triển và chủ yếu là kinh doanh tín dụng) thường là các ngân hàng đi vay. Trong khi đó nhóm các ngân hàng này cũng chính là các ngân hàng có dư nợ tín dụng lớn hơn so với tổng huy động vốn, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn cao hơn 100%, thậm chí có NHTM cổ phần tỷ lệ này trên 200%. Một bộ phận vốn sử dụng cho vay khách hàng và nền kinh tế được các tổ chức tín dụng này vay từ thị trường liên ngân hàng. Cùng với hiệu ứng nhu cầu vốn dịp Tết Nguyên đán đã làm nóng thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ trên địa bàn trong thời gian qua. Đồng thời một bộ phận các NHTM cổ phần lớn (quy mô vốn lớn, dịch vụ phát triển mạnh, quản lý Trang 8
  9. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 tốt) sử dụng vốn hợp lý hơn, cơ cấu nguồn và cơ cấu tín dụng hợp lý (dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn dưới 100%, có ngân hàng chỉ khoảng 50%-60%) – thường là các ngân hàng cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Chính việc quan hệ một chiều (các ngân hàng thường xuyên cho vay và nhóm các ngân hàng thường xuyên đi vay) cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong quan hệ trên thị trường liên ngân hàng, làm xuất hiện hiện tượng "kinh doanh" quá mức ngay trên thị trường này. Trong một số trường hợp lãi suất đẩy lên quá cao vì nhu cầu thanh khoản và các ngân hàng đi vay không có sự lựa chọn nào khác. - Ngay sau khi NHNN hủy bỏ trần lãi suất huy động 12%/năm và thay bằng trần lãi suất cho vay 18%/năm (150% của lãi suất cơ bản vừa được nâng lên 12%/năm), tất cả các NHTM, kể cả các NHTM quốc doanh, đều đồng loạt liên tiếp tăng lãi suất huy động và tăng cường vay mượn trên thị trường liên ngân hàng (có lúc lên tới 20%/năm) để đối phó với tình trạng khó khăn về thanh khoản. Biểu 1: Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm năm 2008 - Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng chưa phản ánh chính xác quan hệ cung cầu và xu hướng vận động của thị trường tiền tệ. - Vai trò của NHNN trong việc thu thập thông tin diễn biến thị trường liên ngân hàng và tham gia điều tiết thị trường khá mờ nhạt, đặc biệt là cơ chế xử lý trong trường hợp cung lớn hơn cầu vốn trên thị trường. 2.2. Thị trường các công cụ nợ ngắn hạn: 2.2.1. Thành tựu: Trang 9
  10. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 - Trong 5 năm qua, từ 2001 đến 2005, nghiệp vụ phát hành TPKB qua Ngân hàng Nhà nước không ngừng phát triển và đạt được kết quả rất khả quan với khối lượng phát hành không ngừng tăng (năm 2002 tăng 215%; năm 2003 tăng 189% … và trong năm 2005 tăng 14% so với năm 2004). Tính từ năm 2001 đến hết năm 2005, tổng số tiền đã huy động qua NHNN là 85.269,4 tỷ đồng và 14.500.000 USD. - Ngày 6/10/2008, Kho bạc Nhà nước phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu 1.000 tỷ đồng tín phiếu kho bạc đợt 11/2008 với kỳ hạn 364 ngày. - Từ ngày 20/10 đến hết ngày 18/12/2008, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) đã phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng Việt Nam đồng nhằm thu hút thêm nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh doanh của Maritime Bank trong thời gian tới. Chứng chỉ tiền gửi do Maritime Bank phát hành đợt này có mệnh giá tối thiểu là 1 triệu đồng và có hai loại kỳ hạn là 3 tháng hoặc 6 tháng. Tổng mệnh giá của đợt phát hành là 1000 tỷ đồng. - Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) đã phát hành kỳ phiếu VND và USD đợt I/2008, với tổng số tiền phát hành 2.000 tỷ đồng (6/6/2008 - 6/8/2008). - Sự thành công của TTM đã thu hút ngày càng nhiều TCTD tham gia. Nếu năm 2007, TTM có 44 thành viên thì năm 2008 đã tăng lên 56 TCTD; trong đó có 35 TCTD có giao dịch thường xuyên trên TTM, tăng 66,67% so với năm trước. Đặc biệt, nếu trước đây các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ tham gia giao dịch bán GTCG thì nay đã tham gia cả mua và bán. - Doanh số mua bán giấy tờ có giá (GTCG) trên thị trường mở tăng nhanh qua các năm. Những năm gần đây, tốc độ này đạt trên 200%. Bảng 1. Tổng doanh số trúng thầu OMO qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Số Khối lượng trúng thầu theo các phương thức giao dịch Năm thực phiên Mua kỳ Mua Bán kỳ hiện Bán hẳn Tổng cộng thực hạn hẳn hạn Trang 10
  11. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 2000 17 873,50 480,00 550,00 1.903,50 2001 48 3.253,81 60,00 50,00 570,00 3.933,81 2002 85 7.245,53 1.900,00 9.145,53 2003 107 9.844,15 11.340,00 21.184,15 2004 123 60.985,91 950,00 61.935,91 2005 159 100.679,15 700,00 1.100,00 102.479,15 2006 155 86.302 26.332 112.634 2007 165 88.257 35.264 123.521 2008 402 947.205 12.022 78.431 1.400.692 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thông qua hoạt động OMO, NHNN không chỉ mua GTCG để bơm thêm vốn khả dụng khi thị trường thiếu hụt vốn khả dụng và mà còn bán GTCG để hút tiền nhàn rỗi khi thị trường dư thừa vốn nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Doanh số trúng thầu OMO tăng mạnh qua các năm, trung bình tăng 1,9573 lần/năm, qua đó tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của TCTD cũng như các điều kiện tiền tệ. - Tần suất giao dịch trên thị trường mở tăng Để tăng cường khả năng tác động của công cụ này, NHNN đã tăng tần suất giao dịch thị trường mở. Trong thời gian đầu khi mới triển khai, các phiên OMO được tổ chức với tần suất 10 ngày/phiên. Ngày giao dịch OMO được tính theo ngày làm việc. Từ phiên thứ 14 vào ngày 29/11/2000, OMO được thực hiện với tần suất 1 tuần/phiên vào ngày thứ Tư hàng tuần. Điều này đã giúp cho các TCTD chủ động điều chỉnh kịp thời, linh hoạt vốn khả dụng của mình. Từ năm 2001, Ban điều hành OMO đã tăng định kỳ tổ chức các phiên giao dịch OMO 2 phiên/1 tuần vào ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Ngoài ra để đáp ứng kịp thời vốn khả dụng cho TCTD, NHNN đã tổ chức các phiên đấu thầu đột xuất theo ngày, cá biệt 2 phiên/ngày trong thời gian giáp Tết Nguyên đán. Việc tổ chức các phiên đột xuất đã hỗ trợ kịp thời cho các TCTD khắc phục khó khăn về thiếu hụt vốn khả dụng, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả và đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. Bắt đầu từ tháng 11/2004, giao dịch OMO đã được thực hiện định kỳ 3 phiên/tuần, vào ngày thứ 2, 4 và 6, góp phần điều tiết kịp thời vốn khả dụng của TCTD. Trong năm 2005, NHNN Trang 11
  12. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 đã tổ chức được 158 phiên thị trường mở, tăng 28,5%so với năm 2004. Mặc dù hiện nay đã giao dịch với tần suất 3 phiên/tuần nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao dịch vốn của các ngân hàng. Vì thế năm 2006 và 2007 được nâng lên là 5 phiên / tuần . Bảng 2. Số lượng các phiên giao dịch OMO Số Số phiên mua Số phiên bán Tần suất giao phiên Mua Mua có Bán hẳn Bán có kỳ dịch Năm hẳn kỳ hạn hạn 2000 17 4 10 3 0 10 ngày/phiên 2001 48 3 39 5 1 1 tuần/phiên 2002 85 1 58 26 0 1 tuần/2 phiên 2003 107 0 52 55 0 1 tuần/2 phiên 2004 123 0 109 0 14 1 tuần/3 phiên 2005 158 0 150 6 2 1 tuần/3 phiên 2006 155 148 7 1 tuần/5 phiên 2007 165 153 7 5 1 tuần/5 phiên 2008 402 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.2.2. Hạn chế: - Tuy nhiên, trong 5 năm qua, thị trường đấu thầu TPKB qua NHNN vẫn còn một số tồn tại như thành viên tham gia đấu thầu chủ yếu vẫn là các Ngân hàng thương mại Nhà nước, số lượng các NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoài tham gia rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là các NHTMCP chưa thực sự quan tâm tới thị trường này do lãi suất TPKB chưa thực sự hấp dẫn so với các loại trái phiếu phát hành qua Uỷ Ban chứng khoán. Mặt khác, lượng vốn khả dụng dư thừa để đầu tư vào TPKB của các NHTMCP vẫn còn hạn chế. Việc đầu tư vào TPKB của các thành viên chủ yếu nhằm mục đích dự phòng an toàn về khả năng thanh toán vào giai đoạn nhạy cảm ( Tết dương lịch và tết âm lịch) do đó việc giao dịch các loại GTCG giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng với nhau chưa linh hoạt, một phần nguyên nhân do cơ sở hạ tầng (công nghệ, pháp lý) của thị Trang 12
  13. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 trường thứ cấp chưa phát triển. Quy chế 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/7/2004 tuy đã cho phép việc tổ chức hình thức đấu thầu kết hợp cả cạnh tranh và không canh tranh lãi suất trong một phiên đấu thầu nhưng đến nay vẫn chưa áp dụng. - Trong năm 2009, nhu cầu huy động vốn bằng trái phiếu chính phủ cho ngân sách vào khoảng 200.000 tỉ đồng. Song, tổng khối lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành trong năm chỉ được khoảng 20.000 tỉ đồng, đạt 14% kế hoạch đề ra. - Doanh số giao dịch OMO thấp, bình quân 373 tỷ đồng/phiên, nên mức độ tác động của OMO đến các điều kiện thị trường vẫn còn khá khiêm tốn. Và trong năm 2007 thì bình quân hơn 600 tỷ đồng / phiên . - Kỳ hạn mua bán GTCG ngắn và chưa đa dạng: Hiện nay, NHNN chỉ thực hiện thống nhất một loại kỳ hạn giao dịch trong một phiên đấu thầu. Điều này đã hạn chế sự lựa chọn về kỳ hạn của các thành viên thị trường, mặc dù nhu cầu về khối lượng và thời gian của các thành viên là khác nhau. Bên cạnh đó, NHNN chỉ thực hiện giao dịch theo một chiều nhất định (mua hoặc bán GTCG) trong một phiên và chủ yếu thực hiện việc mua GTCG nên các TCTD cũng không thể tham gia nếu không phù hợp với nhu cầu vốn của họ. Điều này đã được chứng minh trong thực tế khi tại nhiều phiên giao dịch, không có thành viên nào tham gia. Mặc dù về quy định là kỳ hạn giao dịch đã được đa dạng hoá từ 7 ngày đến 182 ngày nhưng trên thực tế, NHNN thường chỉ giao dịch với các kỳ hạn từ 7-30 ngày, dẫn đến các khoản thanh toán với NHNN đến hạn dồn dập trong một thời . 2.3. Thị trường hối đoái : Trên thị trường tài chính, thị trường hối đoái là thị trường có tính thanh khoản cao nhất với doanh số giao dịch lớn nhất hiện nay. Và tỷ giá hối đoái được sử dụng như thước đo chủ yếu để nhận định thị trường hối đoái tại một quốc gia có đang phát triển ổn định hay không. Trên thực tế, tỷ giá hối đoái là công cụ hữu hiệu để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu cũng như dòng dịch chuyển của các luồng ngoại tệ. Nghĩa là, nó vẫn có thể trái ngược với trên thị trường quốc tế. 2.3.1 Thành tựu: Trang 13
  14. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh hối đoái, đa dạng hoá các loại hình giao dịch trên thị trường; tạo các công cụ phòng ngừa rủi ro trước những biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường trong tương lại; giúp cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các đơn vị kinh tế chủ động trong kinh doanh; thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái ở Việt Nam. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính thức được hình thành từ năm 1994. Thị trường này giúp kết nối cung cầu ngoại tệ cho các ngân hàng. Qua thị trường này, NHNN đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, thấy được diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò là người mua bán cuối cùng. NHNN tham gia thị trường này nhằm thực thi chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Kể từ năm 1999, ngoài điều hành linh hoạt tỷ giá, NHNN còn thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời tỷ giá trên thị trường giúp các NHTM cân đối ngoại tệ đã góp phần làm ổn định tỷ giá. Việc NHNN điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ +3%(ngày 07/11/2008) lên +5%(ngày 24/03/2009) hoặc giảm +3% (ngày 25/11/2009) đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ ; bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống đã góp phần điều hoà ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 2.3.2. Hạn chế: Thị trường ngoại hối của Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển, ngay cả khi so với các nước trong khu vực, kể cả quy mô và chiều sâu do chất lượng quản lý không cao, thiếu thống nhất, các quy định lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm về quản lý. Phổ biến tình trạng niêm yết giá cả bằng ngoại tệ, thanh toán, mua bán ngoại tệ bất hợp pháp vẫn còn diễn ra phổ biến, các nguồn thu bằng ngoại tệ vẫn còn phân tán trong nhân dân, doanh nghiệp hoặc một số quỹ ngoại tệ khác, chưa được thu hút vào hệ thống ngân hàng, chưa nâng cao được tính chuyển đổi của đồng Việt Nam và chưa phát huy được tác dụng trong việc khắc phục tình trạng đô la hóa của nền kinh tế. Trang 14
  15. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Những vấn đề hết sức quan trọng của kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như tỷ giá, thị trường ngoại hối, quản lý dự trữ mới chỉ được xác lập ở các nguyên tắc cơ bản mà chưa được điều chỉnh rõ ràng về các giao dịch. Đối với công cụ tỷ giá: Nếu như trước đây NHNN vẫn khống chế biên độ tỷ giá (±0.5%) trong một thời gian dài thì nay đã cho phép các NHTM giao dịch trong biên độ (±1%) điều này đã hạn chế quyền chủ động linh hoạt của các NHTM trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ có liên quan đến ngoại hối. Các giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chủ yếu được thực hiện dưới hình thức giao ngay. Các công cụ mang tính phòng ngừa rủi ro, công cụ phái sinh còn ít được áp dụng hoặc mới bước đầu triển khai, nhất là giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và giao dịch hoán đổi với các hình thức hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ. Song song thị trường ngoại tệ chính thức còn có sự tồn tại của thị trường ngoại tệ chợ đen mà Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Quang Huy nhận định là có quy mô tương đối nhỏ nhưng có tác động lớn đến tâm lý. Sự ra đời và tồn tại của thị trường ngoại tệ chợ đen là một tất yếu xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam. Độ chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen đã tạo nên khái niệm độ mở “cánh kéo” giúp đánh giá mức độ hợp lý trong điều hành tỷ giá. Tính hợp lý bộc lộ khi hai tỷ giá xích lại gần nhau. Không nhất thiết làm chúng trùng nhau vì thị trường chợ đen cũng chỉ là một mảng nhỏ trong tổng thể thị trường, và tính bất hợp pháp của nó luôn chứa đựng một khoản rủi ro nhất định. Thị trường tiền tệ nổi trội với những đồng tiền mạnh như: USD, EUR, JPY. Nhưng chỉ duy nhất USD chiếm tỷ trọng ưu thế trong tổng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Ngay cả Việt Nam, Chính phủ vẫn tập trung vào dự trữ đồng USD. Mặc dù có tỷ giá tương đối ổn định, EUR và JPY vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ. Thị trường ngoại hối Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào USD - đã gây nên hiện trạng “Đô la hóa”, để rồi phải suy ngẫm và tìm cách khắc phục. Làm mất giá đồng tiền nội tệ có là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xuất khẩu, thu hút đầu tư? Trang 15
  16. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Đến nay, thị trường hối đoái Việt Nam vẫn mang đặc trưng là thiếu các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Các công cụ hoạt động trên thị trường hối đoái, như: hợp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng hoán đổi (Swap), hợp đồng kỳ hạn (Forward), hợp đồng quyền chọn (Option)... thật sự rất cần thiết cho các nhà kinh doanh ngoại tệ, các công ty xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp dễ chịu tổn thất khi tỷ giá biến động nếu các công cụ này vẫn chưa được hoàn thiện và phát huy hết tác dụng. Trang 16
  17. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu và định hướng Mục tiêu, định hướng và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN năm 2010 là: Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, thực hiện có hiệu quả vai trò điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn, bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng và áp dụng lãi suất, tỷ giá ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến tình hình, đáp ứng yêu cầu kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn ngừa lạm phát cao trở lại thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện mục tiêu trên, thị trường tiền tệ Việt Nam cần phát triển theo định hướng sau: Phát triển thị trường tiền tệ an toàn hiệu quả, đồng bộ, mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Theo đó, thị trường tiền tệ sẽ phát triển mạnh trên cơ sở tổ chức lại và củng cố thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, tăng cường vai trò giám sát, điều hành, khả năng kiểm soát, điều tiết thị trường của NHNN; Phát triển thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc; tăng cường hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có độ an toàn và tính thanh khoản cao được phép giao dịch; tăng cường sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận, giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nhằm tăng tính linh hoạt của thị trường, khả năng phòng ngừa và khả năng chuyển đổi rủi ro giữa các thị trường; hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động thị trường tiền tệ. Trong từng thời điểm, những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN sẽ có sự linh hoạt theo sát sự chỉ đạo của Chính phủ và tôn trọng nguyên tắc thị trường. Trang 17
  18. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 3.2. Thị trường tín dụng ngắn hạn giữa các NHTM (hay thị trường liên ngân hàng – Interbank): - NHNN nên phối hợp với thành viên thị trường thành lập nhóm điều phối thị trường Repo (là một dạng vay ngắn hạn đối với các loại chứng khoán của chính phủ. Người tham gia bán các chứng khoán chính phủ cho người đầu tư, thông thường trong khoảng thời gian ngắn hạn (24 giờ), và sau đó mua lại vào hôm sau) giữa các ngân hàng. - NHNN xem xét thực hiện các giao dịch hoán đổi với thị trường liên ngân hàng thường xuyên hơn, thay vì việc chỉ giao dịch trong thời kỳ khó khăn về thanh khoản nhằm khuyến khích các thành viên thị trường giao dịch ở thời hạn dài hơn và tạo ra khối lượng giao dịch lớn hơn trong thị trường liên ngân hàng. - Thành lập trung tâm thị trường liên ngân hàng khu vực, trung tâm này không chỉ đơn thuần là một bộ phận quản lý của Ngân hàng Nhà nước mà còn phải trở thành môi giới giữa các ngân hàng có nhu cầu cho vay và đi vay. - Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vì hiện nay mới chỉ có đại diện của các hệ thống Ngân hàng thương mại cho nên cần phải mở rộng cho tất cả các thành viên (là các chi nhánh lớn) của hệ thống được tham gia. - Nên bổ sung, đa dạng hoá các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường. Ngoài hai công cụ chủ yếu là tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà nước thì các kỳ phiếu, trái phiếu do Ngân hàng thương mại phát hành cũng cần được bổ sung giao dịch. - Từng bước nâng cao chất lượng của việc thu thập và dự báo thông tin về vốn khả dụng của các thành viên tham gia giao dịch để làm cơ sở đưa ra các quyết định chính xác trên thị trường mở. 3.3. Thị trường các công nợ ngắn hạn: - Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong việc lựa chọn kỳ hạn giao dịch, NHNN cần đa dạng hoá hơn nữa các kỳ hạn giao dịch trong một phiên giao dịch. Trong thời gian trước mắt, NHNN có thể áp dụng 2 kỳ hạn giao dịch trong một phiên. Việc áp Trang 18
  19. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 dụng nhiều kỳ hạn trong một phiên sẽ cho phép các thành viên có thêm sự lựa chọn phù hợp với dự báo nhu cầu vốn của họ. Qua đó, sẽ tạo thêm cơ hội và tăng sự hấp dẫn của thị trường mở đối với các thành viên. - NHNN cũng cần tiến tới áp dụng giao dịch mua bán kỳ hạn qua đêm đối với thị trường mở. NHNN sẽ định hướng đưa ra giao dịch repo kỳ hạn qua đêm để thúc đẩy thị trường hoạt động linh hoạt và kịp thời. Công tác dự đoán và quản lý vốn của NHNN và NHTM do đó được tiến hành trên cơ sở từng ngày, đảm bảo chính xác và hiệu quả. Để giao dịch ở kỳ hạn này, NHNN và NHTM cần có những cải tiến và hoàn thiện về mặt quản lý, trình độ và công nghệ. Đây là một đòn bẩy để giúp thị trường vốn phát triển theo xu hướng quốc tế. - Cần đa dạng hóa kỳ hạn của Tín phiếu kho bạc nhất là TPKB với thời hạn ngắn dưới 6 tháng. 3.4. Thị trường hối đoái: * Naâng cao naêng löïc cuûa caùc thaønh vieân tham gia thò tröôøng ngoaïi hoái : * Ñoái vôùi Ngaân haøng Nhaø nöôùc (NHNN): - Naâng cao vai troø mua baùn cuoái cuøng vaø giaùm saùt thò tröôøng cuûa NHNN treân thò tröôøng ngoaïi teä lieân ngaân haøng. NHNN caàn nghieân cöùu thöïc hieän phöông thöùc xöû lyù mua ngoaïi teä dö thöøa cuûa caùc ngaân haøng thöông maïi (NHTM) keøm theo cam keát baùn laïi moät phaàn hoaëc toaøn boä khi caùc NHTM coù nhu caàu thanh khoaûn veà taøi khoaûn ngoaïi teä cuûa khaùch haøng cuøng vôùi bieän phaùp xieát chaët kyû luaät thanh toaùn. Coù nhö vaäy, söï caêng thaúng veà cung caàu ngoaïi teä cuõng seõ ñöôïc haïn cheá do taäp trung ñöôïc caùc luoàng ngoaïi teä qua heä thoáng ngaân haøng. - Phaùt trieån caùc coâng cuï hieän ñaïi treân thò tröôøng ngoaïi hoái giao dòch ngoaïi hoái kyø haïn, quyeàn choïn, töông lai) treân cô sôû loä trình töï do hoùa taøi khoaûn vaõng lai vaø taøi khoaûn voán moät caùch phuø hôïp vaø linh hoaït. - Xaùc ñònh tyû giaù treân cô sôû roå ngoaïi teä phuø hôïp vôùi cô caáu thöông maïi quoác teá cuûa Vieät Nam vôùi caùc ñoái taùc thöông maïi chính coù tính ñeán vieäc töï do hoùa thöông maïi theo caùc cam keát ña phöông maø Vieät Nam tham gia. - Taêng cöôøng coâng taùc kieåm tra vieäc chaáp haønh quy ñònh veà traïng thaùi ngoaïi teä cuûa caùc NHTM, taêng cöôøng vai troø trung gian cuûa heä thoáng ngaân haøng trong vieäc huy ñoäng ngoaïi teä töø khu vöïc coù dö thöøa (khu vöïc daân cö vaø chính phuû) vaø ñaùp öùng nhu caàu chi Trang 19
  20. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 ngoaïi teä cuûa caùc khu vöïc coù thieáu huït (khu vöïc doanh nghieäp) ñeå caân ñoái ngoaïi teä phuø hôïp. - Hoaøn thieän coâng taùc thoáng keâ giao dòch ngoaïi hoái veà caû maët phöông phaùp luaän vaø kyõ thuaät thöïc hieän thoâng qua hoaøn chænh caùc heä thoáng maãu bieåu baùo caùo taïi caû NHNN vaø caùc NHTM. * Ñoái vôùi Ngaân haøng Thöông maïi: - Caàn tuyeân truyeàn, höôùng daãn vaø tö vaán cho caùc doanh nghieäp kieán thöùc, kinh nghieäm veà caùc hoaït ñoäng ngoaïi hoái vaø caùch thöùc quaûn lyù ruûi ro trong kinh doanh ngoaïi hoái. - Chuaån hoaù toå chöùc hoaït ñoäng kinh doanh ngoaïi teä ôû caùc NHTM theo höôùng moãi NHTM coù moät phoøng kinh doanh ngoaïi teä vôùi quy moâ thích hôïp vaø coù ñuû thaåm quyeàn ñeå thöïc hieän caùc giao dòch ngoaïi hoái töùc thôøi. - Taêng cöôøng trang bò coâng ngheä, kyõ thuaät hieän ñaïi trong vieäc thu thaäp, caäp nhaät thoâng tin veà ngoaïi hoái ñeå ñaûm baûo cho hoaït ñoäng kinh doanh ngoaïi hoái ñöôïc thoâng suoát vaø hieäu quaû. Beân caïnh ñoù, moãi NHTM cuõng phaûi thöôøng xuyeân ñaøo taïo, ñaøo taïo laïi nghieäp vuï chuyeân moân trong lónh vöïc kinh doanh ngoaïi hoái cho caùc caùn boä phuï traùch nhaèm ñaûm baûo nguoàn nhaân löïc gioûi trong lónh vöïc coù tính chaát phöùc taïp, môùi meû naøy ôû nöôùc ta. * Phaùt trieån thò tröôøng ngoaïi teä lieân ngaân haøng Ñeå taïo söùc soáng môùi cho thò tröôøng ngoaïi teä lieân ngaân haøng, Ngaân haøng Nhaø nöôùc (NHNN) caàn quan taâm ñeán caùc vaán ñeà sau: - Gia taêng quyõ döï tröõ ngoaïi hoái quoác gia: Trong thôøi gian gaàn ñaây, toång döï tröõ ngoaïi hoái cuûa Vieät Nam gia taêng nhanh choùng, goùp phaàn taïo tieàm löïc cho hoaït ñoäng quaûn lyù ngoaïi hoái cuûa NHNN noùi rieâng, cho thò tröôøng hoái ñoaùi Vieät Nam noùi chung. Tuy nhieân, caùch ñaùnh giaù veà quyõ döï tröõ ngoaïi hoái Vieät Nam coøn haïn cheá ôû choã: quyõ döï tröõ ngoaïi hoái ñöôïc xaùc ñònh theo tuaàn nhaäp khaåu, töùc laø môùi chæ döøng laïi ôû vieäc saün saøng cung öùng ngoaïi teä ñeå caân baèng caùn caân thöông maïi. Trong töông lai, caùch tính naøy khoâng an toaøn vì noù khoâng bao quaùt heát nhu caàu ngoaïi teä cuûa ñaát nöôùc vì beân caïnh caùn caân vaõng lai, caùn caân voán cuõng taïo moät aùp löïc lôùn veà ngoaïi hoái. Do vaäy, ñeå traùnh tình traïng caêng thaúng ngoaïi teä trong töông lai, NHNN caàn coäng theâm khoaûn döï phoøng cho caùc nhu caàu ngoaïi teä phaùt sinh töø caùn caân taøi khoaûn voán trong vieäc xaùc ñònh toàn quyõ ngoaïi hoái; ñoàng thôøi, gia taêng nguoàn ngoaïi hoái cho muïc tieâu oån ñònh tyû giaù khi thò tröôøng taøi chính trong nöôùc vaø quoác teá bieán ñoäng. Muoán vaäy, NHNN caàn tieáp tuïc thöïc hieän chính saùch cung tieàn keøm vôùi muïc tieâu taêng quyõ döï tröõ ngoaïi hoái, phoái hôïp vôùi Boä Taøi Chính trong vieäc quaûn lyù vaø söû duïng Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2