BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM<br />
<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP<br />
<br />
THÔNG TIN TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN<br />
SUẤT SINH LỜI CHỨNG KHOÁN CỦA<br />
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT<br />
TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM<br />
<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP<br />
<br />
THÔNG TIN TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN<br />
SUẤT SINH LỜI CHỨNG KHOÁN CỦA<br />
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT<br />
TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng<br />
Mã số: 62.34.02.01<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lý Hoàng Ánh<br />
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017<br />
<br />
i<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường<br />
đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên<br />
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các<br />
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong<br />
luận án.<br />
Đồng Nai, ngày 24 tháng 11 năm 2017<br />
Ngƣời cam đoan<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Diệp<br />
<br />
ii<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/ Cô của trường Đại học<br />
Ngân hàng đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây.<br />
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy PGS. TS Lý Hoàng Ánh, người hướng<br />
dẫn khoa học cho luận án, đã giúp tôi tiếp cận hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên<br />
cứu và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.<br />
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, chị Vũ Thị Thu Hà – Quản lý<br />
lớp NCS19 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được luận án này.<br />
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị và các bạn lớp NCS19, NCS Nguyễn<br />
Thanh Liêm - Phòng Nghiên cứu khoa học của trường Đại học Kinh tế - Luật, đã hỗ<br />
trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án.<br />
Đồng Nai, ngày 24 tháng 11 năm 2017<br />
<br />
Nguyễn Thị Ngọc Diệp<br />
<br />
iii<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong đầu tư, người nắm bắt được thông tin nhanh, chính xác và đưa ra các quyết định<br />
đúng đắn, nhanh chóng và kịp thời sẽ mang lại nhiều thành công. Do đó, thông tin<br />
luôn được coi là một loại ―tài sản‖ rất có giá trị đối với tất cả các NĐT trên TTCK.<br />
Luận án này thực hiện để nghiên cứu thời gian công bố BCTC và các TTTC ảnh<br />
hưởng đến SSL cổ phiếu khi công bố BCTC tại TTCK Việt Nam từ 01/2010 cho đến<br />
06/2016. Kết quả thu được như sau:<br />
1) Phù hợp với các nghiên cứu trước đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp sự kiện và<br />
mô hình lợi nhuận điều chỉnh theo thị trường theo Brown và Warner (1985), Hedge và<br />
McDermott (2003), Denis và cộng sự, (2003), Gregoriou và Ioannidis (2006), Nguyen<br />
(2010) với mẫu gồm 484 CTNY phi tài chính, trong thời hạn 181 ngày giao dịch xung<br />
quanh ngày công bố thu nhập, điểm khác biệt có thể nhận thấy là:<br />
- CAAR đối với tin tức tốt xảy ra lớn nhất vào ngày 5 trước và sau khi công bố<br />
BCTC, và đối với tin xấu thì CAAR cao tại ngày -5 và ngày 3. Nếu các công ty<br />
công bố sớm BCTC trong giai đoạn [-5; 0] đều nhận được phản ứng tốt từ thị<br />
trường bất kể thông tin đó là tốt hay xấu, và giai đoạn này cũng nhận được giá trị tstatistic cao và có ý nghĩa thống kê mạnh. Kết quả cũng cho thấy nếu là thông tin<br />
tốt, thì phản ứng của thị trường là tích cực kể cả sau khi BCTC được công bố.<br />
Ngược lại, xu hướng này được tìm thấy trong trường hợp là thông tin xấu, thị<br />
trường có phản ứng tiêu cực ngay khi nhận được tin công bố BCTC chính thức<br />
(ngày 0). CAAR có xu hướng cao hơn trong cả khoảng thời gian ngắn hạn [-5;0] và<br />
trong khoảng thời gian dài hạn [-90;0] cho cả tin tốt và tin xấu trong giai đoạn<br />
trước sự kiện công bố BCTC.<br />
- Đối với các ngành :<br />
+ Thời gian các CTNY công bố BCTC trễ có tác động đến CAAR trong hầu hết<br />
các ngành, phản ứng tiêu cực mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đối với hai<br />
ngành là Dịch vụ tiêu dùng và Hàng hóa tiêu dùng.<br />
+ Đối với trường hợp công bố BCTC sớm, chưa có bằng chứng thống kê về các<br />
công ty có thời gian công bố sớm tác động có ý nghĩa đến CAAR. Nếu các công<br />
ty có thời gian công bố BCTC sớm mà các thông tin chứa đựng trong đó là xấu<br />
thì cũng nhận được phản ứng tiêu cực của thị trường và đều có ý nghĩa thống kê,<br />
<br />