intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiền Phật giáo - con đường đánh thức và xây dựng nội lực cho người làm công tác xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thiền Phật giáo - con đường đánh thức và xây dựng nội lực cho người làm công tác xã hội tập trung xoay quanh các khái niệm cơ bản liên quan đến Thiền Phật giáo, những khó khăn mà người làm CTXH phải đối mặt và sự cần thiết thực tập Thiền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiền Phật giáo - con đường đánh thức và xây dựng nội lực cho người làm công tác xã hội

  1. THIỀN PHẬT GIÁO - CON ĐƯỜNG ĐÁNH THỨC VÀ XÂY DỰNG NỘI LỰC CHO NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI NCS. TẠ THỊ MINH PHƯƠNG1* Tóm tắt: Khái niệm tự chăm sóc (self-care) đã trở nên quen thuộc với những gì liên quan đến công tác xã hội (social-work) (CTXH). Đó cũng chính là tư tưởng “tự độ” nghĩa là tự mình thực tập để chuyển hóa những khổ đau hiện có, có như vậy tự thân mới mong đầy đủ sức mạnh để “độ tha”- cứu giúp cuộc đời. Khác với Từ thiện, những người làm CTXH đòi hỏi nhiều kiến thức, công phu và thời gian, nói cách khác nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp cần được đào tạo chuyên môn về CTXH. Quá trình từ đào tạo cho đến thực hiện CTXH đòi hỏi người tham gia phải trang bị cho bản thân sức mạnh nội lực. Sức mạnh đó vốn hiện hữu trong mỗi người và có lẽ con đường nhận diện và đánh thức nội lực hẳn là thiền định. Từ khóa: Công tác xã hội, Thiền định, Tự chăm sóc, Nội lực. Đặt vấn đề Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng trở nên văn minh hơn. Thế nhưng, trong quá trình vận động và phát triển đó đã nảy sinh những mặt trái đang nổi lên hàng ngày ở cấp độ quốc gia và toàn cầu như: suy thoái đạo đức, bạo lực, thảm họa thiên tai ngày một gia tăng; và nhiều vấn đề phức tạp khác như: trí tuệ nhân tạo, chất độc sinh học… Xã hội cần sự quan tâm, chung sức để đối mặt và giải quyết các vấn nạn đang hiện hành trong xã hội. Do đó, các hoạt động công tác xã hội (CTXH), các khóa học đào tạo về CTXH đã sớm khởi lên khắp nơi và trở thành xu hướng của thế giới. Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW) đã xem CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường, khôi phục và tạo những điều kiện thích hợp để thực hiện các chức năng xã hội của họ. * Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm, Huế.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 825 Williams, Richardson, Moore, Gambrel và Keeling (2010) nêu rõ các hiệp hội chuyên nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc tự chăm sóc và quy định các quy tắc đạo đức (tr. 321) dành riêng cho các nhân viên CTXH. bao gồm các yếu tố như sau11: (a) Nhân viên xã hội không được phép có các vấn đề riêng tư cá nhân, tâm lý phiền muộn, các vấn đề pháp lý, lạm dụng chất gây nghiện hay những vấn đề thần kinh khi tham gia đánh giá chuyên môn và hiệu quả làm việc, hoặc gây nguy hiểm cho lợi ích tốt nhất của những người mà họ có trách nhiệm nghề nghiệp. (b) Nhân viên xã hội có các vấn đề như đã nêu ở trên nên ngay lập tức tìm kiếm tư vấn và có biện pháp khắc phục phù hợp bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, điều chỉnh khối lượng công việc, chấm dứt thực hành hoặc thực hiện bất kỳ bước nào khác cần thiết để bảo vệ những người khác (NASW, 2008). Quan điểm của NASW là đề cao khả năng tự chăm sóc bản thân của các nhà làm CTXH, tuy nhiên trong các quy tắc này không đề cập đến một phương pháp chìa khóa để khắc phục các vấn đề đã đưa ra mà một người làm CTXH vẫn có thể gặp phải. Các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các nhà tâm lý trị liệu đã tìm ra giải pháp thích hợp để giảm căng thẳng, âu lo và cải thiện sức khỏe con người đó chính là Thiền Định. Phương pháp nghiên cứu Với mục đích tìm câu trả lời cho các vấn đề liên quan đến CTXH và vai trò của Thiền Phật Giáo đối với người làm CTXH, một sự kết hợp phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết được sử dụng nhằm tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan, so sánh đối chiếu các nghiên cứu trong và ngoài nước, xem xét các điểm mạnh và những hạn chế của các nghiên cứu trước đó. Đồng thời, đưa ra lý do cho nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở khung lý thuyết tham chiếu. Cụ thể, phân tích, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp có giá trị đối với nghiên cứu như là: Social Work and Social Welfare của Shuttlesworth và các đồng nghiệp (2015), Mindfulness Meditation as a Self-Care Practice in Social Work của nhóm các tác giả Kelly, Aneesha and Okolo, Ifeoma (2016); việc phân tích cách sử dụng khái niệm của mỗi tác giả mang lại những giá trị riêng biệt tùy thuộc cách mà tác giả đó định nghĩa. Ngoài ra, phương pháp mô hình hóa được sử dụng (xem H.1, trang 7), đây là một phương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình 1 Williams, I. D., Richardson, T. A., Moore, D. D., Gambrel, L. E., & Keeling, M. L. (2010). Perspectives on self- care. Journal of Creativity in Mental Health, 5(3), 321-338.
  3. 826 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... bằng cách xây dựng mô hình, sơ đồ của chúng. Quá trình xây dựng và hoàn thành mô hình vẫn đảm bảo các tính chất cơ bản được trích ra từ đối tượng nghiên cứu và nhờ đó dựa vào mô hình này có thể nghiên cứu đối tượng thực. Những ưu điểm của phương pháp này là: có tính tương tự, đơn giản và trực quan tuy nhiên nó đòi hỏi tính lý tưởng và tư duy logic. Nội dung tiếp theo của bài viết này tập trung xoay quanh các khái niệm cơ bản liên quan đến Thiền Phật giáo, những khó khăn mà người làm CTXH phải đối mặt và sự cần thiết thực tập Thiền. 1. Khái niệm 1.1. Công tác xã hội Công tác xã hội là “ngành học thuật và hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội”1 Những hoạt động mà một nhân viên/cán bộ CTXH có thể thực hiện như là: kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn, hòa nhập xã hội, bảo vệ trẻ em, bảo vệ người cao tuổi, các quyền của phụ nữ, quyền con người, quản lý người bị xã hội chối bỏ, cai nghiện, phục hồi chức năng, phát triển đạo đức, hòa giải văn hoá, quản lý thiên tai, sức khỏe tâm thần, trị liệu hành vi và khuyết tật. Quan niệm của hiệp hội cán sự công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7-2000 tại Montreal - Canada (IFSW): “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề”. Các hoạt động thực hành công tác xã hội đều bao gồm việc áp dụng những hoạt động chuyên môn về các giá trị công tác xã hội, các nguyên tắc, và các kỹ năng đối với một hoặc một số mục đích: giúp đỡ các cá nhân có được các dịch vụ bền vững, tạo dựng được các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý với cá nhân, gia đình và nhóm; giúp đỡ các cộng đồng hoặc các nhóm cung cấp hay cải thiện các dịch vụ xã hội và sức khỏe; và tham gia vào các tiến trình lập pháp phù hợp. Thực hành công tác xã hội đòi hỏi có được hệ thống tri thức về phát triển và hành vi con người; về các thiết chế văn hóa, kinh tế, xã hội và về tương tác của những thành tố khác. 1 Shuttlesworth, Guy (2015). Social Work and Social Welfare. Cengage Learning, tr. 31.
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 827 1.2. Nội lực Nội lực là một từ Hán Việt, lực nghĩa là sức, nội theo nghĩa bên trong. Như vậy có thể định nghĩa, nội lực chính là sức mạnh đến từ bên trong. Nói cách khác, theo đạo Phật một người có nội lực nghĩa là người đó có khả năng tu tập tạo nên sự sức mạnh từ trong chính bản thân mình để vượt thoát khổ đau. Các khác niệm liên quan như là Định lực, nghĩa là sức Thiền định ngăn dứt sự tán loạn, đạt đến cảnh giới tĩnh lặng và là Pháp xa lìa các dục ác bất thiện. Hay, Tự lực, là sức mạnh do chính bản thân mình nỗ lực rèn luyện mà có được. Trong CTXH hiện đại, có khái niệm như là Tự chăm sóc, là khả năng cân bằng cuộc sống của chính bản thân mình. Như vậy, tuy khác nhau về hình thức, nhưng các khái niệm đều thống nhất ở nội hàm, nghĩa là đề cao khả năng tự thân, như những gì mà Đức Phật đã dạy: “Các người hãy cố gắng tự mình tinh tấn lên, Đức Như Lai chỉ là một người chỉ đường”, “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, “Sự chiến thắng vĩ đại nhất là sự chiến thắng tự thân”. 1.3. Thiền Phật giáo Thiền, tiếng Pàli là Jhàna, Sanskrit là Dhyàna (Thiền Na), được Ngài Buddhaghosa định nghĩa như sau: “Àramman, ù panijjhànato paccanika – jhàpanato và jhapam” nghĩa là: “Lựa chọn một đối tượng rồi Thiền trên đối tượng ấy, khiến cho khả năng đốt cháy, thiêu hủy các pháp đối nghịch” (tức ở đây chỉ các triền cái và các kiết sử phiền não). Định nghĩa về Thiền trong các kinh điển thường đi cùng các khái niệm Giới, Định, Tuệ và khi đề cập đến Định tức là Thiền Định 1 Bốn cấp độ Thiền mà Tôn giả Gotama đã chứng đắc được kinh điển ghi chép lại như sau: “Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”2 1 Thích Minh Châu (2013), Như Lai Thiền (Trong Kinh Tạng Pali), Nxb Hồng Đức, 2066-2013/QĐ-HĐ. 2 Trung bộ I, Đại kinh Saccaka, tr.540-541
  5. 828 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Trên đây đã định nghĩa cơ bản về Thiền định theo Kinh sách, kế tiếp có thể tóm lại bằng cách xem xét hệ trục tọa độ oxy của Thiền định theo hệ quy chiếu Toán học như sau: Hình 1. Thiền định và hệ trục Oxy1 Ở góc phần tư thứ (IV), đây là trạng thái không có sự chú tâm, tâm lang thang trôi dạt khắp nơi. Đường tuyến tính từ góc (IV) đến góc (II) cho biết để đối trị với điều này bước đầu cần buộc Tâm trên một đối tượng.Chính sự nổ lực chú tâm trên một đối tượng người thực hành có thể đi vào Định, tiến dần cấp độ Thiền thứ nhất - một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh (loại bỏ mong cầu, ham muốn) có tầm có tứ (tìm kiếm và bám chặt vào đối tượng). 2. Thiền định và công tác xã hội 2.1. Thiền định – con đường cần thiết để phát huy sức mạnh nội lực Thực hành Thiền có thể xây dựng và phát huy sức mạnh nội lực của bản thân và của cả cộng đồng. Sức mạnh nội lực đó đã từng là động cơ dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua muôn ngàn khổ đau và viết nên những trang sử hào hùng dưới thời Trần. Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, một đội quân rất hung bạo, đất nước dưới thời Trần hùng mạnh hơn bất cứ lúc nào hết. Đời sống người dân cũng được an yên, xã hội bình ổn. Những chính sách mà Vua Trần Nhân Tông đã thực hiện: 1 Tạ Thị Minh Phương (2019), Thiền định và dạy học toán, Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và xã hội, Nxb. Hồng Đức.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 829 an dân và ổn định xã hội, , tha bỏ tô thuế để nới sức dân, phát lương chẩn, khuyến khích khai hoang phục hóa, mở rộng thông thương… Với những chính sách của Ngài, Đại Việt dần dần hồi phục sau những tàn phá của chiến tranh gây ra và trở nên phát triển hưng thịnh. “Nội lực” của đất nước dưới thời Trần là một sự tổng hòa hợp lực của toàn thể Vua - Tôi đồng lòng, có như vậy sức mạnh dân tộc mới có thể phát huy đến mức tối đa. Sức mạnh “nội lực” đó, vốn dĩ có sẵn trong chính mỗi con người. Cuối bài phú Cư trần lạc đạo, Ngài đã viết một bài kệ: “Cư trần lạc đạo hãy tùy duyên Hễ đói thì ăn, mệt nghỉ liền Châu báu đầy nhà đừng chạy kiếm Vô tâm đối cảnh, hỏi chi thiền” Ngài nhắc nhở, mỗi người đều có Phật tính, như trong nhà ai cũng có báu, nghĩa là thể tính giác ngộ vốn sẵn có nơi mỗi người: “Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc”. “Trong tự tính thì tội phúc vốn không, nhân quả chẳng thật. Ai ai cũng có đủ thể tính ấy, người người đã viên thành. Phật tính và pháp thân như hình như bóng, tùy lúc chìm, tùy lúc hiện, không phải một cũng không phải hai, ở ngay dưới mũi ta, trước mặt ta vậy mà dương mắt nhìn không dễ gì trông thấy: bởi đã có ý đi tìm thì sẽ không bao giờ thấy đạo…”1. Tất cả giáo lý mà Đức Phật đã dạy là để thực hành, để tu tập chứ chẳng phải chỉ để hiểu biết hay để tăng vốn kiến thức. Muốn thấy “tự tính giác ngộ” phải thực hiện phương pháp “không truy tìm”. Và như vậy, tất cả những triết thuyết được rao giảng cũng chỉ là lý thuyết suông nếu chưa một lần thử dừng lại “ngồi yên” và “thôi tìm kiếm”. Chỉ có như vậy, nội lực mới được xây dựng, sức mạnh nội lực được tăng trưởng, sức mạnh đó không nằm ở kiến thức, sức mạnh đó vượt qua giới hạn của ngôn ngữ. Ngày nay, khi thế giới ngày càng hiện đại, cuộc sống trở nên đa chiều thì các vấn nạn xã hội cũng theo đó mà phát triển. Thiền định chính vì thế trở thành phương thuốc mà không chỉ riêng người theo đạo Phật lựa chọn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc thực hành Thiền mang lại lợi ích về cảm xúc, thể chất và chuyên môn cho các bác sĩ lâm sàng, chuyên gia trong các lĩnh vực CTXH. (Gockel, 2010; Schure, Christopher và Christopher, 2008; Shapiro, Brown và Biegel, 2007; Shapiro 1 Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Phương Đông.
  7. 830 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... và Carlson, 2009). Các nghiên cứu khác nhau cũng đã chứng minh tính hiệu quả thực hành Thiền chánh niệm trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm các vấn đề tâm lý xã hội bao gồm: nghiện, lo lắng, trầm cảm, rối loạn ăn uống, đau mãn tính, căng thẳng và tự tử (Shapiro, Schwartz, & Bonner, 1998; Baer, 2003; Kabat-Zinn, 2003; Walsh & Shapiro, 2006; Lynn , 2010)1. Turner (2009) đề xuất rằng Thiền chánh niệm có thể hỗ trợ người tập phát triển sự chú ý, tác động đến sự điều tiết, thái độ và kỹ năng đồng cảm. Tương tự, Shapiro và Carlson; Lynn, (2010) nhận định rằng thiền trong công tác xã hội giúp phát triển khả năng phục hồi sức khỏe, cải thiện sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và lắng nghe hiệu quả cho những người tham gia CTXH. Theo NASW, nhân viên xã hội rất cần thiết trong việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe tinh thần (Whitaker, Weismiller, Clark, & Wilson, 2006) và Thiền là một trong những phương pháp hiệu quả và có giá trị được tìm đến bởi những lợi ích thiết thực mà nhân viên xã hội cần đến. 2.2. Khai phóng nội lực và công tác xã hội Phật giáo quan tâm đến các vấn đề liên quan đến con người và xã hội con người. Con người sống trong trần thế và chịu sự chi phối bởi các quy luật của vũ trụ: sinh, lão, bệnh và tử là hiện tượng của chúng sanh, “dục vọng” cũng là hiện tượng và bản năng vốn có của mỗi con người, điều này không thể khác! Phật giáo không xa rời trần thế là để tự thân mỗi người phải thực chứng sự thật chân lý của kiếp nhân sinh, tự thắp ngọn nến trên con đường giải thoát cho bản thân và làm lợi ích cho cuộc đời. Phật giáo không chỉ giác ngộ cho một người mà còn giác ngộ cho nhiều người, cho tất cả chúng sinh. Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật Giáo nhập thế, truyền thống Phật Giáo Yên Tử đến đời Trúc Lâm mang đậm nét một đạo Phật dấn thân vào cuộc đời. Tinh thần nhập thế này cũng được đông đảo quần chúng ủng hộ. Trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, Ngài thấu rõ sự sống còn của dân tộc, của con người mong manh trong gang tấc. Từ ý thức một cách sâu sắc về tính vô thường của cuộc sống, Ngài tham quán thiền đạo trong từng hành vi nhỏ nhặt nhất. Ngài thuyết: “Này! Thời gian qua đi mau chóng, mạng sống con người trôi chảy không ngừng tại sao hàng ngày biết ăn cháo ăn cơm mà lại không biết tham khảo ngay về vấn đề cái bát, đôi đũa?”. Đời người như mùa xuân sẽ qua, tiếng kêu thảm thiết của con chim đỗ quyên khắc khoải lời nhắc nhở: 1 Kelly, Aneesha and Okolo, Ifeoma. (2016). Mindfulness Meditation as a Self-Care Practice in Social Work. Re- trieved from Sophia, the St. Catherine University repository website: https://sophia.stkate.edu/msw_papers/617.
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 831 “Thân như hơi thở qua buồng phổi Kiếp tựa mây luồn đỉnh núi xa Chim quyên kêu rã bao ngày tháng Đâu phải mùa xuân dễ luống qua?” Đạo Phật là lối sống, không xa lánh cuộc đời, gắn bó với dân tộc và phục vụ dân tộc, với chủ trương đó, Ngài tìm Phật ngay trong cuộc sống hiện tại, sống giữa đời mà vui với đạo. Với Ngài, đạo và đời là bất phân, dù ở ngay trong thế giới trần tục mà gánh vác việc đời bằng tâm thanh tịnh thì khác chi tâm tự tại chốn rừng núi trong thanh: “Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm”. Cũng như “Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc. Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả uổng công”. Nói một cách khác, người làm CTXH cũng giống như người thực hành hạnh Bồ Tát, chủ trương dấn thân vào cuộc đời và mang lại hạnh phúc cho bản thân và xã hội. Để làm được điều đó, bản thân người làm CTXH cần có sức mạnh nội lực và Thiền cho phép nhân viên xã hội nhận diện cảm xúc bản thân và giúp đỡ người khác bằng tất cả lòng từ bi. Ngoài ra, một lợi ích của việc thực hành thiền chánh niệm là thiền chánh niệm làm tăng sự đồng cảm ở nhân viên xã hội. Trong công tác trị liệu, Thiền định giúp chuyên gia trị liệu và cả người điều trị tăng khả năng tập trung và nhận thức thực tại, điều này hỗ trợ duy trì sự chú ý và quá trình trị liệu sẽ tiến hành hiệu quả. Warren và các đồng nghiệp (2011) cũng nhận định rằng lòng từ bi là rất quan trọng trong việc tự chăm sóc cho nhân viên xã hội. Đức Dalai Lama (1998) định nghĩa lòng từ bi là: “Một trạng thái của tâm trí bất bạo động, không gây hấn và không xâm phạm. Đó là một thái độ tinh thần dựa trên mong muốn người khác thoát khỏi sự đau khổ của họ và gắn liền với ý thức cam kết, trách nhiệm và tôn trọng người khác”. Sự phát triển của lòng trắc ẩn có thể giúp nhân viên xã hội giữ một tâm hồn cởi mở, một tâm trí cởi mở có thể dẫn đến một trái tim rộng mở và đó chính là trái tim của một vị Bồ Tát. Thực hành hạnh Bồ Tát là thực hành lắng nghe, chứng kiến khổ đau của cuộc đời mà không phán xét, một tâm trí cởi mở và giác ngộ chính là nền tảng cho một trái tim nhân ái. Lòng từ bi rõ ràng là một phẩm chất cần thiết cho những ai làm CTXH và có thể có được thông qua việc thực hành Thiền. Nhiều báo cáo cho thấy nhân viên xã hội thể hiện giảm căng thẳng, trạng thái tâm trạng được cải thiện, giảm sự mất tập trung, âu lo, tăng chức năng miễn dịch và giảm các triệu chứng liên quan đến một số bệnh lý thực thể như đau mãn tính, tăng huyết áp, bệnh tim và ung thư khi họ sử dụng thiền chánh niệm như một phương pháp tự chăm sóc (Wisniewski, 2008; Garland, 2013).
  9. 832 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 3. Một số đề xuất Các khóa học và thực hành thiền là cần thiết để đưa vào đào tạo cho các nhân viên làm CTXH. Do đó, cần có kế hoạch cụ thể như: mục đích, chương trình, nội dung thực tập, thời điểm, thời lượng thực tập. Điều quan trọng là cần có người chỉ dẫn Thiền có kinh nghiệm để truyền đạt và giám sát viên hỗ trợ cho việc thực hành mang lại hiệu quả và không đi lệch với Chánh Pháp. Hỗ trợ các nhân viên làm CTXH học tập, tìm hiểu lợi ích của Thiền từ đó khuyến khích họ thực tập. Việc thực tập và chia sẻ cùng nhau theo thời khóa là cần thiết. Tuy nhiên, để có thể phát huy sức mạnh nội lực người thực tập cũng cần có kế hoạch riêng cho bản thân, từ đó nỗ lực theo dõi tự điều trị và thư giãn cho chính mình. Ngoài ra, Thiền không nhất thiết chỉ ngồi yên một chỗ vào một thời điểm cố định. Tùy theo hoàn cảnh, người thực tập có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, chẳng hạn: Thiền đi, Thiền buông thư, Thiền ăn. Do đó, Thiền Chánh Niệm là lựa chọn thích hợp để có thể thực tập mọi nơi mọi lúc1. Đồng thời, hơi thở được đề xuất làm đối tượng thực hành thiền an toàn và hiệu quả2. 4. Kết luận Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà nhịp độ cuộc sống đang tăng nhanh chóng, thật khó để dành thời gian đúng nghĩa cho bản thân huống hồ là cho những người xung quanh. Nhiều người mong muốn tìm kiếm để có một cuộc sống chậm hơn, yên bình và an lạc nhưng thách thức mà phần lớn gặp phải là không thể tách biệt với cuộc sống. Con người dù là bất kể tôn giáo nào vẫn phải đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì lẽ đó, các tổ chức CTXH đề cao khả năng tự chăm sóc bản thân của các nhân viên làm CTXH. Thiền định cũng chính vì thế trở thành con đường được các tổ chức, các nhà khoa học thực nghiệm và khuyến khích thực hành. Thiền định có thể cân bằng được cuộc sống, theo dõi và làm chủ cảm xúc của bản thân, nuôi dưỡng tình thương yêu và giúp đỡ mọi người ở mức độ nào điều này tùy thuộc vào nhận thức và thái độ của người thực hành. 1 Kelly, Aneesha and Okolo, Ifeoma. (2016). Mindfulness Meditation as a Self-Care Practice in Social Work. Re- trieved from Sophia, the St. Catherine University repository website: https://sophia.stkate.edu/msw_papers/617 2 Tạ Thị Minh Phương (2019), Thiền định và dạy học toán, Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và xã hội, Nxb. Hồng Đức.
  10. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 833 T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Kelly, Aneesha and Okolo, Ifeoma. (2016). Mindfulness Meditation as a Self- Care Practice in Social Work. Retrieved from Sophia, the St.Catherine University repository website: https://sophia.stkate.edu/msw_papers/617. 2. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Phương Đông. 3. Tạ Thị Minh Phương (2019), Thiền định và dạy học toán, Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và xã hội, Nxb. Hồng Đức. 4. Thích Minh Châu (2013), Như Lai Thiền (Trong Kinh tạng Pali), Nxb Hồng Đức. 5. Trung bộ I, Đại kinh Saccaka, tr.540-541. 6. Shuttlesworth, Guy (2015). Social Work and Social Welfare. Cengage Learning. tr. 31. 7. Williams, I. D., Richardson, T. A., Moore, D. D., Gambrel, L. E., & Keeling, M. L. (2010). Perspectives on self-care. Journal of Creativity in Mental Health, 5(3), 321-338.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2