Thiền và vấn đề quản lý con người
lượt xem 6
download
Mỗi lần nghĩ về vấn đề nhân sự , tôi lại nhớ lại lời Thầy nói trong một lần uống trà : “Con ạ, người đời hay gọi người này có tính này, tính kia, xấu tính hay tốt tính, chứ theo Thầy, đó cũng chỉ là tâm bệnh” . Tôi chợt nhớ lại, đúng là Phật có một danh hiệu là “Điều ngự trượng phu”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiền và vấn đề quản lý con người
- Thiền và vấn đề quản lý con người Mỗi lần nghĩ về vấn đề nhân sự , tôi lại nhớ lại lời Thầy nói trong một lần uống trà : “Con ạ, người đời hay gọi người này có tính này, tính kia, xấu tính hay tốt tính, chứ theo Thầy, đó cũng chỉ là tâm bệnh” . Tôi chợt nhớ lại, đúng là Phật có một danh hiệu là “Điều ngự trượng phu”. Vậy hóa ra cả người lãnh đạo lẫn nhân viên, chúng ta ai cũng ít nhiều đều có tâm bệnh. Nếu vậy thì nhìn thế nào về vấn đề quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Trước khi đi vào lý luận, tôi kể lại một trường hợp thực tế ở công ty tôi. Cách đây ba năm, công ty tôi có một nhân viên mới, sinh viên mới ra trường, gày yếu, mắt mờ vì thức khuy chơi game, để làm việc tỉnh táo thì phải uống café thật đặc. Lúc đó tôi nhận em vào làm không phải vì năng lực phù hợp với công ty, mà tôi thấy em là người chịu khó lắng nghe. Ba năm đã trôi qua, người nhân viên đó nay đã là trưởng một bộ
- phận nghiệp vụ, kiêm trợ lý giám đốc, công việc có chỗ nào khó thì đều có mặt, từ bán hàng, triển khai đến các công việc hành chính trong công ty, cứ có em làm là trôi chảy . Tới cách đây hai hôm, khi em viết một bài về kinh nghiệm làm việc, tôi mới giật mình vì sự thay đổi kinh ngạc trong nhận thức của người thanh niên trẻ này. Bí quyết của thành công, theo em nói, đó là nhận thức được niềm vui vô tận được sống trong thế giới này, và không ngần ngại chia sẻ niềm vui đó với bất kỳ ai, dù là cô tiếp tân của bệnh viện, một bác kế toán trưởng khó tính hay một đồng nghiệp đang cau có vì áp lực công việc. Và phương tiện để có được nhận thức và niềm vui này chính là Thiền. Vậy hóa ra, chữa được tâm bệnh đồng nghĩa với làm việc tốt? Rất có thể như vậy. Quay trở lại vấn đề nhân sự. Trong thời đại cách mạng công nghệ thông tin như hiện nay, vai trò của con người trở nên quan trọng hơn trong sự thành công của một tổ chức, hay doanh nghiệp. Chúng ta đang dần dần bước qua thời kỳ cách mạng công nghiệp, thời kỳ mà máy móc, thiết bị tạo ra đột phá về năng suất lao động và kéo theo các thay đổi mọi mặt về khoa học, công nghệ và văn hóa, các trào lưu tư tưởng. Còn bây giờ, không khó thấy nhiều công ty hầu như không có máy móc đáng kể, chủ yếu là con người, con người và con người. Vậy nên làm sao tổ chức, bố
- trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu sản xuất và kinh doanh, làm sao để nhân viên phát huy được hết những tố chất của mình, làm sao để có được những nhân viên phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty, đang là vấn đề nhức nhối của đa số các lãnh đạo. Trong quản lý nhân sự, chúng ta thường hay gặp vấn đề là không quản lý được nhân viên. Nhất là chúng ta dễ tự ái. Tạo áp lực thì tự ái, hoặc để bụng, không hỏi đến thì làm việc kém hiệu quả, không đúng tiến độ. Một yếu chỉ cơ bản của Thiền sẽ giúp chúng ta giải quyết được phần nào vấn đề này. Đó chính là “Tỉnh Giác Quán Sát”. Áp dụng yếu chỉ đó vào quản lý nhân sự, có nghĩa là làm sao để mọi người trong tổ chức đều luôn được quan tâm, chú ý. Và để mọi người biết, là đang được quan tâm chú ý. Người lãnh đạo phải tạo cơ chế giám sát, và sử dụng cơ
- chế này hiệu quả. Không để nhân viên làm việc tự phát (vô thức), cũng không quá can thiệp vào công việc bên dưới, làm người lao động mất ý thức sáng tạo, sinh ra lười biếng, ỷ lại. • Chúng ta có thể sử dụng hệ thống báo cáo nội bộ để thực hiện việc giám sát theo dõi. • Chúng ta có thể sử dụng hệ thống camera tại các công trường, nhà máy để giám sát theo dõi. • Chúng ta có thể kiểm tra, có mặt đột xuất tại vị trí làm việc để “chứng kiến”. Phàm là con người, đa số ai cũng có ý thức, khi lãnh đạo để tâm tới công việc của họ, họ sẽ làm việc bình thường. Còn lại được hỗ trợ khi gặp khó khăn, thì khả năng làm việc của họ lại càng cao hơn. Nhưng nếu khi “chứng kiến” mà thấy nhân viên “sai phạm” thì làm thế nào? Ý chỉ thứ hai của Thiền, sẽ giúp chúng ta được nhiều, đó là “ Không phán xét” nhân viên. Chúng ta hãy đánh giá kết quả công việc, tìm cách làm nó tốt hơn, chứ không đánh giá người thực hiện. Kết quả làm việc của họ chưa đạt, có thể là do trạng thái tâm lý chưa tốt, thậm chí có thể do chúng ta dùng người sai. Một số trạng thái tâm lý nhất định cần tránh, thậm chí không được làm một số loại công việc. Ví dụ như người dễ nóng giận thì không được để họ tiếp xúc với khách hàng, nhưng nếu người đó làm việc một mình thì lại có thể phát huy được rất tốt khả năng của mình. Những người hay thường chểnh mảng, thiếu tập
- trung mà chúng ta giao cho họ làm kế toán thì cũng chẳng mong gì họ làm tốt công việc. Vậy khi nhân viên làm việc chưa đạt yêu cầu, nếu chúng ta hiểu bản chất, không phán xét cá nhân họ, mà chỉ cùng họ trao đổi vào công việc, làm sao để lần sau họ làm việc tốt hơn, thì sẽ không làm họ tự ái. Cũng có những lãnh đạo “khéo léo”, ngại đánh giá công việc của người khác, ngại nói thẳng? Nếu chúng ta luôn quán tâm mình, thấy cái ngại đó, được nấp sau cái bình phong được gọi là “khéo”, là “ nghệ thuật” đó, chính là một biểu hiện của cái Tôi. Là người tu Thiền, luôn tỉnh giác quán sát cái Tôi của mình, thì khi đó cái tôi “khéo” đó nó sẽ được cởi bỏ, và với nụ cười trên môi, trong ánh mắt, bạn có thể trao đổi thẳng thắn về công việc, thậm chí bạn có thể thoải mái trong việc thuyên chuyển vị trí công tác của người nhân viên đó. Tạo cho họ một môi trường làm việc thích hợp với đặc tính tâm lý của mình, đó cũng là một cách hỗ trợ nhân viên vậy. Trong khi trao đổi về công việc, trong các cuộc họp, một yếu chỉ khác của Thiền lại giúp chúng ta động viên được tối đa những năng lực của người lao động, đó là Không trụ tướng, trong trường hợp này là lời nói. Người lãnh đạo trong im lặng, tỉnh giác, với tình thương bao la tới mọi người xung quanh mình, sẽ không bị cuốn theo những lời được nói ra, không bị cuốn theo thái độ của người nói, mà thấy cái ý họ muốn truyền đạt. Điều này giúp chúng ta chủ trì những cuộc họp được hiệu quả, sớm
- phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, và tìm ra giải pháp phù hợp, tiết kiệm thời gian . Trong công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên, ngoài vấn đề chuyên môn, để nâng cao năng lực và trình độ, để nhân viên có thêm các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công việc… chúng ta hãy chú ý đến vấn đề tâm lý, cả của chính bản thân mình, và tạo điều kiện để nhân viên được giải tỏa những căng thẳng. “Bình thường tâm thị đạo”, Đạo chẳng ở đâu xa, bình thường tâm tức thì làm việc có hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 1: Lý luận chung về giao tiếp
19 p | 703 | 191
-
TÀI ỨNG XỬ - GIAO TIẾP THÔNG MINH
5 p | 357 | 111
-
SỨC MẠNH CỦA NGÔN TỪ TÍCH CỰC
3 p | 657 | 79
-
Cách giữ quan hệ tốt với đồng nghiệp
5 p | 248 | 59
-
Bí quyết để trở thành tài năng
3 p | 100 | 21
-
Để cuộc sống công sở “dễ thở” hơn
4 p | 141 | 19
-
Đồng nghiệp thô lỗ
3 p | 106 | 14
-
Nên làm gì với những “thiên tài”?
8 p | 114 | 12
-
Những cách hữu hiệu để "vượt ải" mẹ chồng
10 p | 97 | 8
-
6 điều đơn giản để trở thành người vợ hoàn hảo
4 p | 91 | 7
-
Thể hiện bản lĩnh làm Sếp nữ
3 p | 80 | 7
-
Mẹo ứng xử khi là “con cưng” của sếp
3 p | 97 | 6
-
Phòng riêng - Cơ hội để trẻ có thể tự hoàn thiện nhân cách
8 p | 78 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn