intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế canô kéo dù bay phục vụ du lịch, chương 4

Chia sẻ: Duong Ngoc Dam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

171
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Quy phạm phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc TCVN 6451 – 2004 thì tàu cao tốc được hiểu là tàu có tốc độ lớn nhất được tính bằng mét/giây (m/s) hoặc hải lý/giờ (kn), bằng hoặc lớn hơn trị số tính theo công thức sau đây: V V Tốc độ lớn nhất của tàu là tốc độ thiết kế mà tàu khi hạ thuỷ lần đầu có thể đạt được ở công suất liên tục lớn nhất của máy chính, chạy trên biển lặng, ở trạng thái ứng với đường nước chở hàng thiết kế cao nhất. Trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế canô kéo dù bay phục vụ du lịch, chương 4

  1. CHƯƠNG 4 YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CA NÔ KÉO DÙ BAY VÀ XÂY DỰNG NHIỆM VỤ THƯ Theo Quy phạm phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc TCVN 6451 – 2004 thì tàu cao tốc được hiểu là tàu có tốc độ lớn nhất được tính bằng mét/giây (m/s) hoặc hải lý/giờ (kn), bằng hoặc lớn hơn trị số tính theo công thức sau đây: V  3,70  0.1667 (m / s ) . V  7,1922  0.1667 (kn) . Tốc độ lớn nhất của tàu là tốc độ thiết kế mà tàu khi hạ thuỷ lần đầu có thể đạt được ở công suất liên tục lớn nhất của máy chính, chạy trên biển lặng, ở trạng thái ứng với đường nước chở hàng thiết kế cao nhất. Trong đó:  - Thể tích chiếm nước tương ứng với đường nước chở hàng thiết kế (m3). Tàu khách cao tốc có thể phân thành 3 nhóm chính:  Nhóm 1: Tàu cao tốc cỡ nhỏ kiểu kết cấu boong hở, được sử dụng để chuyên chở hành khách hoặc các hàng bưu kiện trên sông có mớn nước cạn. Thiết bị đẩy ở đây thường là chân vịt hoặc là thiết bị phụt nước. Lượng chiếm nước của nhóm tàu này
  2. thường không vượt quá 3 tấn. Sức chở khách cỡ 12 người. Công suất động cơ cỡ 107 HP, tốc độ cỡ 32 hl/h. Ngoài ra, trên những tàu nhỏ hoạt động trên sóng lớn, hồ chứa nước và các vùng biển gần bờ có thể sử dụng thiết bị đẩy là chân vịt.  Nhóm 2: Canô. Đây là loại tàu cao tốc chở khách được sử dụng phổ biến trên các tuyến khác nhau. Lượng chiếm nước của chúng có thể đạt tới 25 tấn, với sức chở khoảng 100 khách và tốc độ  22 hl/h.  Nhóm 3: Canô chạy biển. Đây là loại tàu cao tốc cỡ lớn nhất. Có lượng chiếm nước 60 – 70 tấn và lớn hơn, công suất động cơ có thể đạt 825 HP. 2.1. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CA NÔ KÉO DÙ BAY. 2.1.1. Yêu cầu về tốc độ. Yêu cầu về tốc độ, đối với ca nô kéo dù bay là vấn đề quan trọng hàng đầu khi thiết kế đòi hỏi phải đạt được. Đặc điểm hình học là một trong các yếu tố làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ và tính năng hàng hải của ca nô, đặc điểm hình học bao gồm các kích thước chính và bản vẽ đường hình (hình dạng hình học). Đối với ca nô kéo dù bay, tốc độ của ca nô yêu cầu đạt được là rất lớn, khi kéo dù thì vận tốc của canô yêu cầu đạt được phải rất nhanh từ 0 cho đạt đến vận tốc cực đại để kéo cất chiếc dù lên, khi hạ dù canô chuyển nhanh từ vận tốc cực đại về vận tốc nhỏ để đảm bảo chiếc
  3. dù đang ở vị trí góc lệch lớn nhất được rơi xuống như tự do theo phương thẳng đứng. Do đó, việc nghiên cứu xác định hợp lý giữa máy và đặc điểm hình học có vai trò và ý nghĩa quan trọng. 2.1.2. Các yêu cầu đối với kích thước chính của canô kéo dù. - Với nhiệm vụ của canô thiết kế dùng để kéo dù bay, kiêm chở khách phục vụ du lịch vì thế phải đảm bảo được diện tích và khoảng không gian cần thiết để bố trí chỗ ngồi của hành khách và các thành phần tải trọng có mặt trên canô như hành lý và trang thiết bị, các dự trữ khác… - Các kích thước chính của canô nên có giá trị nhỏ nhất nhằm đảm bảo được trọng lượng và giá thành canô. - Tỷ số giữa các kích thước chính nằm trong giới hạn cho phép nhằm đảm bảo tính năng hàng hải và tốc độ cuả ca nô. Chiều dài L có ảnh hưởng quyết định đến mọi công việc như bố trí trên canô và ảnh hưởng tới trọng lượng vỏ được thiết kế. Chiều dài L lớn thì việc bố trí trang thiết bị trên canô dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sẽ tăng khối lượng vỏ ca nô ảnh hưởng tới tốc độ của canô. Nếu chiều dài L của canô nhỏ thì sẽ làm cho việc bố trí trên canô gặp khó khăn nhưng đổi lại khối lượng vỏ giảm. Vì vậy, cần phải lựa chọn chiều dài L của canô một cách hợp lý, phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa sức chở và tốc độ. Chiều rộng B của canô có ảnh hưởng quyết định tới tính năng của canô. Chiều rộng B quá lớn thì làm cho việc cân bằng dễ dàng
  4. hơn, ổn định động khá tốt, tuy nhiên ổn định dọc sẽ giảm. Chiều rộng B nhỏ đưa đến những điều không tốt cho phương tiện, B quá nhỏ không đảm bảo ổn định ban đầu như mong đợi, ổn định động của canô rất kém. Canô với B quá hẹp sẽ làm lực nâng đáy khi canô chạy không đủ độ lớn và hậu quả là canô không nâng nổi mình lên mặt nước dù cố chạy nhanh. Canô không nâng nổi mình không thể chuyển sang chế độ lướt. Tuy nhiên, ưu điểm của dạng này là ổn định dọc khá tốt, tính êm cũng khá tốt. Đồng thời tỷ lệ L/B có ảnh hưởng lớn đến chọn chiều rộng B. Như vậy, có thể thấy được rằng chọn chiều rộng B cho canô là công việc mang tính chất dung hoà, theo đó B được chọn trên cơ sở thoả mãn rất nhiều điều kiện ngược nhau. Tỷ lệ B/T theo lý thuyết có ảnh hưởng lớn đến sức cản dư trong giai đoạn đầu của chuyển động ca nô. Đối với canô cao tốc thì điều này ảnh hưởng đến thời gian và độ dài quãng đường để ca nô chuyển sang chế độ lướt. B/T lớn đưa ca nô nhanh chóng chuyển sang chế độ lướt, mặc dù cấu hình này dẫn đến tình trạng xấu nếu xét về mặt lắc. Tỷ lệ L/H có ảnh hưởng đến độ bền chung. Tỷ lệ H/T ảnh hưởng đến tính ổn định và sức cản của canô. Lựa chọn tỷ số H/T phải đảm bảo đủ mạn khô theo yêu cầu của quy phạm, phải đủ lực nổi dự trữ do vậy phải cần lựa chọn H/T hợp lý vì:
  5. Nếu mớn nước T không thay đổi và chiều cao mạn H tăng lên, trường hợp này thì tính ổn định canô tăng, giảm bớt tình trạng sóng hắt lên boong, làm tăng chiều cao kiến trúc thượng tầng, lực cản do gió tác dụng vào ca nô tăng, không có lợi về tốc độ. Nếu mớn nước T không thay đổi, giảm chiều cao mạn H thì lúc này trọng tâm canô tương đối thấp, ổn định ban đầu của canô được tăng lên, lực cản do gió tác dụng vào canô giảm, tuy nhiên ổn định động của canô giảm, sóng hắt lên boong. Khi chiều cao H không thay đổi, giảm mớn nước T thì sức cản của canô giảm, tốc độ canô tăng lên, tuy nhiên tính ổn định cũng như tính lắc của ca nô sẽ giảm nhanh. Điều này không có lợi. Khi chiều cao H không thay đổi và tăng mớn nước T, trường hợp này thì sẽ có lợi về mặt ổn định và tính lắc của canô, nhưng lại không có lợi cho tốc độ do phần chìm ca nô tăng làm diện tích tiếp xúc nước của vỏ tăng nên lực cản lớn. Các hệ số hình dáng canô cũng ảnh hưởng đến tính năng của canô: Hệ số diện tích mặt đường nước có quan hệ đến tính ổn định, tốc độ và tính hàng hải. Hệ số diện tích mặt đường nước  có ảnh hưởng nhiều đến một số tính năng của canô. Nếu hệ số  lớn, bán kính ổn định ngang ban đầu r0 sẽ lớn, lúc này tính ổn định của canô sẽ tăng lên. Nếu 
  6. lớn diện tích mặt đường nước lớn, lúc này mặt boong sẽ được mở rộng thuận tiện cho việc thao tác và đi lại trên canô. Nếu  quá bé, nguy hiểm nhất là tính ổn định của canô giảm, điều này không cho phép. Hệ số thể tích chiếm nước  có ảnh hưởng lớn đối với các tính năng của canô. Nếu hệ số  lớn thì sức cản tác dụng vào canô sẽ lớn, công suất có ích của canô bị giảm nhưng bù lại sức chở của canô lại lớn,  lớn cũng làm giảm bán kính ổn định ngang của canô, đồng thời làm giảm cao độ tâm nổi ZC0. Điều này làm cho chiều cao tâm ổn định ban đầu h0 giảm dẫn đến tính ổn định canô bị giảm. Ngược lại nếu hệ số  nhỏ, lúc này tính ổn định của canô được tăng lên, đồng thời sức cản giảm nên tốc độ canô được cải thiện, đáp ứng được yêu cầu thiết kế. Như vậy trong quá trình thiết kế canô thì ta cần phải chọn các kích thước chính, tỷ số giữa các kích thước chính và các hệ số hình dáng của canô một cách hợp lý sao phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật đối với canô. Trong phạm vi đề tài thì các kích thước chính, các hệ số hình dáng của canô sẽ được lựa chọn trên cơ sở sử lý số liệu thống kê các canô mẫu đang hoạt động có hiệu quả, đồng thời phân tích các ưu nhược điểm của canô mẫu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2