Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ ỨNG DỤNG THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐIỀU<br />
HÀNH TÁC CHIẾN PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỈ HUY TÁC CHIẾN<br />
CHO CÁC SỞ CHỈ HUY LỤC QUÂN<br />
Lữ Hồng Châu, Huỳnh Huy Cường, Trần Việt Dũng,<br />
Nguyễn Trúc Quyên, Phù Phước Huy*<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu, thiết kế chế<br />
tạo thiết bị hỗ trợ điều hành tác chiến (HTĐHTC) phục vụ công tác chỉ huy tác<br />
chiến cho các đơn vị lục quân các cấp và nghiên cứu mở rộng ứng dụng. Sản phẩm<br />
đạt được là sự kết hợp những kết quả nghiên cứu trước đây với việc ứng dụng kỹ<br />
thuật công nghệ hiện đại, đáp ứng một số yêu cầu cơ bản của hoạt động chỉ huy tác<br />
chiến tại sở chỉ huy các đơn vị lục quân. Ngoài ra, thiết bị được thiết kế chế tạo<br />
theo mô đun, có cấu trúc mở, nên có khả năng thay đổi cấu hình và chương trình<br />
điều khiển để ứng dụng tại sở chỉ huy các quân binh chủng khác.<br />
Từ khóa: Chỉ huy tác chiến, Trực ban tác chiến, Sở chỉ huy lục quân, Thiết bị sở chỉ huy.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Chỉ huy tác chiến là hoạt động đặc thù trong sở chỉ huy (SCH), trong đó trực ban<br />
tác chiến (TBTC) là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ chức năng nhiệm<br />
vụ TBTC và cách thức tổ chức thông tin chỉ huy trong SCH [1], thiết bị HTĐHTC<br />
phục vụ chỉ huy tác chiến được trang bị cho bộ phận TBTC cần giải quyết các yêu<br />
cầu cơ bản sau [2], [3]:<br />
- Giúp báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), đồng thời nắm<br />
bắt tình hình chuyển trạng thái (CTT) của các đơn vị được nhanh chóng và chính<br />
xác qua các kênh điện thoại, và hiển thị đầy đủ thông tin trạng thái.<br />
- Giúp phát thông báo, báo động trong nội bộ SCH được nhanh chóng thuận lợi.<br />
- Giúp ê kíp TBTC kết nối liên lạc với các đơn vị đồng thời qua nhiều kênh điện<br />
thoại được thuận tiện và kịp thời.<br />
- Ghi âm đầy đủ các cuộc đàm thoại với TBTC để kiểm tra, theo dõi về sau.<br />
Đây cũng là các yêu cầu chính trong thiết kế chế tạo thiết bị phục vụ chỉ huy tác<br />
chiến cho các đơn vị, và cũng là mục tiêu của các đề tài đã triển khai [4], [5].<br />
2. XÂY DỰNG TÍNH NĂNG, CHỈ TIÊU KỸ THUẬT THIẾT BỊ HTĐHTC<br />
Quy trình chỉ huy tác chiến bao gồm các bước: tiếp nhận thông tin - xử lý thông<br />
tin - ra quyết định - truyền đạt mệnh lệnh - giám sát thực hiện. Các hệ thống công<br />
nghệ thông tin (CNTT), hệ thống truyền tin vô tuyến, hữu tuyến là công cụ hỗ trợ<br />
thực hiện quy trình trên. Như đã phân tích [3], thiết bị được nghiên cứu chế tạo sẽ<br />
tập trung giải quyết bài toán tiếp nhận thông tin - truyền đạt mệnh lệnh - giám sát<br />
thực hiện qua các kênh điện thoại. Do đó, việc phân tích xây dựng tính năng và chỉ<br />
tiêu kỹ thuật sẽ hướng tới mục tiêu này.<br />
2.1. Phân tích xây dựng tính năng chính và chế độ hoạt động của thiết bị<br />
Nhằm phù hợp với mục tiêu đặc ra thiết bị được xây dựng với các tính năng<br />
chính và chế độ hoạt động như sau:<br />
- Số lượng đơn vị được quản lý và kết nối: các đơn vị được quản lý và kết nối<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 163<br />
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
theo danh bạ điện thoại nên số lượng không bị hạn chế, tuy nhiên theo thực tế biên<br />
chế thì số đơn vị đầu mối được quản lý và kết nối giới hạn tối đa là 50.<br />
- Số kênh điện thoại kết nối đến thiết bị: Thiết bị kết nối truyền lệnh tới các đơn<br />
vị đồng thời theo từng nhóm, mỗi đơn vị trong nhóm chiếm 01 kênh điện thoại nên<br />
càng có nhiều kênh điện thoại thì càng rút ngắn được thời gian truyền lệnh so với<br />
kết nối thoại lần lượt từng đơn vị. Theo quy chế trang bị, số kênh điện thoại được<br />
trang bị tại bộ phận TBTC không nhiều nên bước đầu giới hạn số kênh được kết<br />
nối là 08.<br />
- Số lượng đơn vị được thông báo/báo động đồng thời: tối đa là 08 vì khi truyền<br />
lệnh thì mỗi đơn vị chiếm 01 kênh điện thoại.<br />
- Số bàn điều khiển: Theo quy định bộ phận TBTC có 01 trực ban trưởng và 01<br />
trực ban phó nên số bàn điều khiển được giới hạn là 02 (có thể mở rộng khi cần).<br />
- Các chế độ tiếp nhận thông tin qua điện thoại đối với TBTC:<br />
+ Nhận cuộc gọi hoặc gọi đi trên kênh điện thoại bất kỳ.<br />
+ Hiển thị số điện thoại gọi đến để nhận diện đối tượng sẽ làm việc.<br />
+ Giữ cuộc gọi trên một kênh bất kỳ để nhận cuộc gọi ở kênh khác.<br />
+ Chuyển thoại từ một kênh bất kỳ đến máy chỉ huy.<br />
- Các chế độ thông báo/phát lệnh qua điện thoại:<br />
+ Phát thông báo, đọc điện đồng thời xuống từng nhóm đơn vị.<br />
+ Phát lệnh đồng thời xuống từng nhóm đơn vị.<br />
+ Tổ chức đàm thoại hội nghị với nhiều đơn vị qua điện thoại.<br />
- Các chế độ kiểm tra giám sát thực hiện lệnh:<br />
+ Ghi nhận thời điểm phát lệnh, nhận lệnh, chuyển trạng thái của từng đơn vị.<br />
+ Hiển thị trạng thái các đơn vị lên bảng đèn tại TBTC và Trung tâm chỉ huy<br />
(TTCH).<br />
+ Tự động ghi âm các cuộc thoại giữa TBTC với đơn vị.<br />
- Các chế độ hỗ trợ cho tác nghiệp của TBTC qua hệ thống loa chung:<br />
+ Phát tín hiệu báo động phòng không/ chiến đấu trong nội bộ SCH.<br />
+ Dùng micro để thông báo - phát lệnh bằng lời trong nội bộ SCH.<br />
2.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị<br />
Để việc khai thác sử dụng được dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả, thiết bị cần đáp<br />
ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:<br />
+ Thiết bị phải hoạt động ổn định 24/24.<br />
+ Thao tác sử dụng đơn giản, giao diện tương tác thân thiện, ít làm thay đổi<br />
hoặc ít ảnh hưởng đến quy trình hoạt động hiện có.<br />
+ Dễ dàng cách ly toàn bộ thiết bị và trả lại nguyên trạng như trước khi gắn thiết bị.<br />
+ Giao tiếp với tổng đài theo kiểu CO line để phù hợp với thực tế trang bị.<br />
+ Kỹ thuật chuyển mạch thoại có độ suy hao kết nối thấp và tạo nhiều chế độ<br />
đàm thoại khác nhau.<br />
+ Số người được tham gia cùng đàm thoại hội nghị tối đa là 03, bao gồm chỉ<br />
huy, trực ban và đơn vị.<br />
+ Số kênh ghi âm thoại đồng thời là 02 do có 02 trực ban làm việc đồng thời.<br />
+ Bàn điều khiển (BĐK) phải tạo ra nhiều giao diện khác nhau theo từng chế độ<br />
hoạt động và bảo đảm sự tương tác hai chiều người sử dụng - máy.<br />
<br />
<br />
<br />
164 L. H. Châu, H. H. Cường, …, “Thiết kế, chế tạo và ứng dụng… các sở chỉ huy lục quân.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THIẾT BỊ VÀ GIẢI PHÁP CHẾ TẠO HTĐHTC<br />
3.1. Xây dựng mô hình thiết bị<br />
Để đáp ứng được các yêu cầu<br />
về tính năng và tiêu chí kỹ thuật<br />
vừa nêu, mô hình cấu trúc thiết<br />
bị được xây dựng như hình 1<br />
gồm các bộ phận với các chức<br />
năng sau [4], [5]:<br />
<br />
- Khối xử lý trung tâm<br />
(XLTT) là trung tâm xử lý, lưu<br />
trữ, điều khiển và đồng bộ hoạt Hình 1. Sơ đồ cấu trúc thiết bị<br />
động các bộ phận thiết bị; kết phục vụ chỉ huy tác chiến.<br />
nối với các BĐK để nhận tương<br />
tác từ người sử dụng và xuất dữ liệu hiển thị; kết nối với khối chuyển mạch thoại<br />
và giao tiếp để nhận dữ liệu ghi âm và điều khiển kết nối với các đường dây điện<br />
thoại; xuất dữ liệu hiển thị cho các bảng đèn.<br />
- Các bàn điều khiển: sử dụng màn hình cảm ứng để nhận tương tác và hiển thị<br />
các giao diện chức năng.<br />
- Khối chuyển mạch thoại và giao tiếp: kết nối với kênh điện thoại và tạo các chế<br />
độ thoại giữa TBTC với các đơn vị, được thiết kế theo mô đun và tích hợp các mạch<br />
chống sét.<br />
- Các bảng đèn trạng thái cho TBTC và TTCH: hiển thị trạng thái SSCĐ của tất<br />
cả các đơn vị bằng đèn LED hoặc màn hình LCD.<br />
- Khối tăng âm và loa: dùng để phát thông báo, báo động và các âm hiệu trong<br />
khuôn viên SCH.<br />
- Các máy trực và Micro: dùng để đàm thoại với các đơn vị và phát các thông báo<br />
ra loa.<br />
- Tổng đài và các kênh thông tin: sử dụng hạ tầng hiện có tại SCH, dùng để kết<br />
nối thoại với các đơn vị.<br />
- Máy điện thoại tại đơn vị: sử dụng máy điện thoại sẵn có của TBTC các đơn vị<br />
để nhận lệnh và báo cáo tình hình.<br />
- Khối nguồn, UPS: cung cấp nguồn nuôi ổn định cho thiết bị.<br />
3.2. Các giải pháp và công nghệ chế tạo thiết bị<br />
Với định hướng phát triển và nâng cấp dòng sản phẩm thiết bị ngày càng hoàn<br />
thiện, bắt kịp xu hướng phát triển của KHCN, đồng thời có thể mở rộng ứng<br />
dụng tại cái QBC khác, thiết bị được thiết kế chế tạo dựa trên các giải pháp và<br />
công nghệ sau:<br />
- Thiết bị được thiết kế theo mô đun chức năng nhằm dễ dàng mở rộng quy mô<br />
và chức năng hệ thống, cho phép mở rộng tăng số kênh kết nối, tăng số bàn điều<br />
khiển làm việc, cho phép mở rộng thêm chức năng, tính năng theo yêu cầu.<br />
- Thiết bị được thiết kế theo cấu trúc mở, cho phép kết nối các thiết bị khác theo<br />
chuẩn RS485, Ethernet với mục đích cho phép mở rộng giao tiếp với các hạ tầng<br />
hệ thống thông tin khác.<br />
- Sử dụng máy tính chuyên dụng làm khối xử lý trung tâm để "mềm hóa" xử lý,<br />
điều khiển thiết bị, nâng cao khả năng xử lý và độ mềm dẻo, cho phép thay đổi cấu<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 165<br />
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
hình và phần mềm điều khiển để tạo thành mẫu thiết bị mới phù hợp với quy trình<br />
chỉ huy tác chiến của QBC khác.<br />
- Sử dụng màn hình cảm ứng để nâng cao khả năng tương tác người-máy, tạo<br />
được nhiều giao diện điều khiển và hiển thị đầy đủ thông tin hoạt động của thiết bị.<br />
- Ứng dụng chuyển mạch kỹ thuật số để giảm độ suy hao thoại cũng như tạo<br />
được các chế độ đàm thoại hội nghị có chất lượng cao.<br />
- Chọn kỹ thuật Vi điều khiển để thiết kế các ngoại vi nhằm giảm kích thước,<br />
tiêu hao năng lượng và tăng độ tin cậy.<br />
- Sử dụng các vật tư thiết bị chuyên dụng như máy tính, màn hình cảm ứng, bộ<br />
chuyển mạch… để giúp thiết bị hoạt động ổn định trong điều kiện hoạt động 24/24.<br />
4. XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ<br />
VÀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ HTĐHTC<br />
Dựa trên mồ hình thiết bị và giải<br />
pháp công nghệ đã xây dựng, hệ<br />
thống phần mềm quản lý và điều<br />
khiển thiết bị HTĐHTC được thiết<br />
kế có những đặc điểm sau:<br />
- Áp dụng mô hình server-client,<br />
trong đó khối XLTT đóng vai trò<br />
server nhận yêu cầu, xử lý yêu cầu<br />
và gửi trả kết quả về các BĐK;<br />
BĐK đóng vai trò là máy client, có<br />
nhiệm vụ tiếp nhận tương tác từ<br />
người sử dụng, gửi các yêu cầu này<br />
đến máy server, chờ kết quả và hiển<br />
thị ra giao diện điều khiển.<br />
- Phần mềm được thiết kế theo<br />
hướng mô đun, cho phép dễ dàng kế<br />
thừa hay cải tiến để mở rộng khả Hình 2. Sơ đồ mô đun phần mềm hệ thống.<br />
năng ứng dụng cho các quân binh<br />
chủng khác.<br />
- Áp dụng phân chia xử lý tuần tự, xử lý song song, xử lý sự kiện một cách hợp<br />
lý, linh hoạt trong hoạt động của thiết bị để tổ chức, xử lý, phát triển phần mềm<br />
được dễ dàng; Sử dụng lập trình phân chia nhiều lớp để tối ưu hóa quy trình xử lý.<br />
- Thiết kế giao diện và lôgic điều khiển hợp lý, thông tin hiển thị đầy đủ, kết<br />
hợp hài hòa giữa ký hiệu - biểu tượng - màu sắc, "Việt hóa" các cửa sổ giao diện<br />
để dễ sử dụng, tránh sai sót; bổ sung các thông tin bổ trợ, hướng dẫn khai thác vận<br />
hành thiết bị đúng quy trình, cảnh báo các sai sót trong quá trình sử dụng.<br />
- Bổ sung các chương trình tự động kiểm tra và hiển thị trạng thái hoạt động của<br />
từng bộ phận thiết bị để giúp người sử dụng có thể xác định được tình trạng hoạt<br />
động của thiết bị, chủ động trong công tác bảo dưỡng thiết bị.<br />
- Phần mền quản lý và điều khiển thiết bị bao gồm các mô đun sau:<br />
+ Trên máy server: mô đun quản lý và tự kiểm tra thiết bị; Mô đun ghi âm; Mô<br />
đun báo động CTT; Mô đun điện thoại đa hướng; Mô đun thông báo báo động nội<br />
bộ; Mô đun giao tiếp và hiển thị; Mô đun kết nối khối chuyển mạch thoại và giao<br />
tiếp; Cơ sở dữ liệu.<br />
+ Trên máy client: Mô đun hiển thị BĐK; Mô đun nhận tương tác người dùng;<br />
<br />
<br />
166 L. H. Châu, H. H. Cường, …, “Thiết kế, chế tạo và ứng dụng… các sở chỉ huy lục quân.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Mô đun phục vụ in ấn.<br />
- Giữa server và clinet liên kết với nhau qua giao thức TCP/IP.<br />
5. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM<br />
Các thiết bị phục vụ chỉ huy tác chiến - sản phẩm của đề tài KHCN cấp TP Hồ<br />
Chí Minh (Nghiên cứu chế tạo thiết bị kỹ thuật đa năng cho Sở chỉ huy các đơn vị<br />
cấp chiến thuật) và đề tài KHCN cấp TP Hà Nội (Nghiên cứu thiết kế chế tạo tổ<br />
hợp thiết bị phục vụ chỉ huy tác chiến cho BTL Thủ đô Hà Nội) được triển khai<br />
ứng dụng tại Trung đoàn Gia Định/BTL TP Hồ Chí Minh (2011) và Bộ Tham<br />
mưu/BTL Thủ đô Hà Nội (2014). Một thiết bị tương tự đã được chế tạo và triển<br />
khai sử dụng tại Sở chỉ huy diễn tập - Học viện Lục quân (2014). Sau đây là một số<br />
hình ảnh về thiết bị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Bàn thiết bị tại Hình 4. Bàn thiết bị tại khung f - Sở chỉ huy diễn<br />
Trung đoàn Gia Định. tập, Học viện Lục quân.<br />
Đây là loại thiết bị mới nên trong quá trình sử dụng thử nghiệm nhóm nghiên<br />
cứu luôn hoàn thiện phần mềm điều khiển để sát với nhu cầu khai thác và sử dụng<br />
của các đơn vị. Đến nay các thiết bị đã hoạt động ổn định và đáp ứng được các yêu<br />
cầu đề ra.<br />
6. KẾT LUẬN<br />
Thiết bị HTĐHTC phục vụ điều hành chỉ huy tác chiến được thiết kế chế tạo có<br />
chức năng, tính năng kỹ thuật phù hợp với hạ tầng kỹ thuật hiện có tại đơn vị, bám<br />
sát và đáp ứng được thực tế chỉ huy tác chiến tại các SCH Lục quân từ cấp trung sư<br />
đoàn đến cấp Quân khu, Quân đoàn.<br />
Kết quả mà nhóm nghiên cứu đã đạt được mở ra một hướng nghiên cứu mới<br />
trong lĩnh vực tự động hóa chỉ huy, góp phần tạo ra các sản phẩm nhằm hiện đại<br />
hóa các SCH, nâng cao khả năng SSCĐ của các đơn vị.<br />
Sau khi đưa vào sử dụng, loại thiết bị này được nhiều đơn vị quan tâm và đặt<br />
hàng. Tuy nhiên, thiết bị loại này được thiết kế, chế tạo từ các đề tài KHCN cấp<br />
tỉnh thành, do đó cần được các cơ quan chức năng của Bộ quốc phòng thẩm định<br />
thiết kế và cho phép sản xuất thử nghiệm loạt nhỏ để có cơ sở đánh giá toàn diện<br />
trước khi chế tạo hàng loạt để trang bị theo nhu cầu các đơn vị.<br />
Hiện nay chưa có bộ tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo và trang bị loại thiết bị<br />
HTĐHTC cho SCH các cấp nên thiết bị nêu trên mới đóng vai trò là các thiết bị hỗ trợ<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 167<br />
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
chỉ huy tác chiến trong SCH. Do đó, cần nhanh chóng xây dựng và ban hành bộ tiêu<br />
chuẩn cho loại thiết bị để làm cơ sở thiết kế, chế tạo và đưa vào biên chế trang bị tại<br />
SCH các cấp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. “Điều lệnh công tác tham mưu tác chiến Quân đội nhân dân Việt Nam”, NXB<br />
Quân đội nhân dân, 2011.<br />
[2]. Lữ Hồng Châu và các tác giả, “Nghiên cứu hoàn thiện và đưa vào ứng dụng<br />
thiết bị báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, Tạp chí Nghiên cứu<br />
KH và CN quân sự, số Đặc biệt 4-2009.<br />
[3]. Lữ Hồng Châu và các tác giả, “Nghiên cứu thiết kế chế tạo tổ hợp thiết bị phục<br />
vụ điều hành chỉ huy tác chiến cho phòng trực ban tác chiến các sở chỉ huy”,<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH và CN quân sự, số Đặc biệt 4-2009.<br />
[4]. Báo cáo đề tài KHCN cấp TP HCM: “Nghiên cứu chế tạo thiết bị kỹ thuật đa<br />
năng cho sở chỉ huy các đơn vị cấp chiến thuật”, Viện CNTT, 2011.<br />
[5]. Báo cáo đề tài KHCN cấp TP Hà Nội: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo tổ hợp<br />
thiết bị phục vụ chỉ huy tác chiến cho Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội”, Viện<br />
CNTT, 2014.<br />
ABSTRACT<br />
DESIGNING, MANUFACTURING AND APPLYING EQUIPMENT FOR<br />
OPERATING ACTIVITIES AT THE HEADQUARTER OF THE GROUND<br />
FORCES<br />
Based on the implementation of the two scientific and technological<br />
projects about designing and manufacturing equipment for operating<br />
activities for tactical level units and research to extend the using, our<br />
research team has developed some criteria, strategic and technical features,<br />
system models and manufactured the sets of equipment which were tested at<br />
in three different level Headquarters. Achieved products were a combination<br />
of the results of previous studies with the use modern technology which<br />
satisfy requirements of operating activities at the Headquarter of Ground<br />
Forces. In addition, the devices are designed and manufactured according to<br />
the modular, open structures. Therefore it should have the ability to be<br />
change the configuration and control program to apply at the Headquarters<br />
of the other Armed Forces.<br />
Keywords: Operating activity, Warfare duty, Headquarter of Ground Forces, Headquarter equipment.<br />
<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 30 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 08 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Phòng Số hóa và điều khiển - Viện Công nghệ thông tin;<br />
*<br />
Email: phuphuochuy@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
168 L. H. Châu, H. H. Cường, …, “Thiết kế, chế tạo và ứng dụng… các sở chỉ huy lục quân.”<br />