intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế và sử dụng giáo trình điện tử góp phần ôn tập củng cố kiến thức và phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

98
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này chúng tôi hướng dẫn thiết kế và sử dụng giáo trình điện tử thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học cho giảng viên, góp phần đổi mới phương pháp dạy học bậc đại học theo học chế tín chỉ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế và sử dụng giáo trình điện tử góp phần ôn tập củng cố kiến thức và phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Hóa học

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ<br /> GÓP PHẦN ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN<br /> NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC<br /> NGUYỄN MẬU ĐỨC<br /> Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên<br /> ĐẶNG THỊ THUẬN AN<br /> Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Ứng dụng phương tiện điện tử E-Learningtrong dạy học giúp<br /> người học chủ động lĩnh hội kiến thức dưới các hình thức: email, thảo luận<br /> trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video, kiểm tra online hoặc<br /> offline… Phương pháp học tập này rất phù hợp với dạy học theo học chế tín<br /> chỉ. Trong bài báo này chúng tôi hướng dẫn thiết kế và sử dụng giáo trình<br /> điện tử thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học cho giảng viên,<br /> góp phần đổi mới phương pháp dạy học bậc đại học theo học chế tín chỉ.<br /> Từ khóa: Thiết kế, giáo trình điện tử, năng lực dạy học, sư phạm hóa học.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Ngày nay, dạy học trực tuyến (online courses) thường được triển khai theo hai hình<br /> thức. Hình thức thứ nhất,các khóa học từ xa dạng trang web để sinh viên đọc hoặc in ra<br /> rồi đọc. Hình thức thứ hai đang được sử dụng phổ biến là sử dụng internet như một môi<br /> trường dạy và học. Môi trường đó là công khai (open), phân bố (distributed), mềm dẻo<br /> (dynamic), mang tính truy cập toàn cầu (globally accessible), được sàng lọc (filtered) và<br /> tương tác lẫn nhau (interactive).<br /> Một mô hình hoàn chỉnh được xây dựng xung quanh các thành phần trên vừa có thể<br /> dùng để tổ chức đào tạo và tự đào tạo; vừa có thể áp dụng đối với hình thức đào tạo tập<br /> trung, đào tạo từ xa và phân tán. Mô hình này đặc biệt có ý nghĩa đối với hệ thống đào<br /> tạo theo học chế tín chỉ.<br /> <br /> Học tập, trao đổi<br /> và thực hành<br /> <br /> Học liệu điện tử<br /> (Giáo trình điện)<br /> tử<br /> <br /> Tổ chức<br /> biểu diễn tri thức<br /> <br /> Thể hiện<br /> tri thức trên máy tính<br /> Hình 1. Sơ đồ lớp học E-learning<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN1859-1612, Số 03(35)/2015: tr.33-43<br /> <br /> Tổ chức<br /> quản lý học tập<br /> <br /> 34<br /> <br /> NGUYỄN MẬU ĐỨC - ĐẶNG THỊ THUẬN AN<br /> <br /> Vì vậy, thiết kế website dạy học góp phần cho việc triển khai đào tạo trực tuyến hỗ trợ<br /> cho việc học tập của sinh viên trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)<br /> hiện nay là hoàn toàn phù hợp trong việc đào tạo sinh viên ngành sư phạm Hóa học, đặc<br /> biệt là trong hình thức đào tạo theo tín chỉ.<br /> 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM<br /> 2.1. Giáo trình điện tử<br /> Giáo trình điện tử (GTĐT) là tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức theo một kết cấu<br /> sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kĩ năng cho người học một cách hiệu quả<br /> thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lí học tập (LMS - Learning Management<br /> System). GTĐT bắt buộc phải có các học liệu điện tử đa phương tiện đạt tối thiểu từ<br /> 30% đến 40% thời lượng môn học tính theo số tiết. GTĐT tương ứng với một học phần<br /> hay một môn học [1].<br /> 2.2. Dạy học với phương tiện điện tử (E-learning)<br /> Hiện nay, song song với cách dạy học truyền thống đã xuất hiện một xu hướng mới đó<br /> là dạy học qua mạng (E-learning). Xu hướng này sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục<br /> đào tạo của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. E-Learning tạo điều kiện<br /> để người học có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi và quan trọng hơn là người học có thể tự<br /> học, tự ôn tập và tự kiểm tra đánh giá thông qua các chương trình đã được giảng viên<br /> tạo lập và đưa lên mạng máy tính dưới dạng các trang Web.<br /> Trong những năm gần đây, E-learning thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều của các tổ<br /> chức giáo dục đào tạo, các đơn vị nghiên cứu triển khai công nghệ thông tin. E-Learning là<br /> hình thức đào tạo có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn, E-Learning<br /> là hình thức đào tạo sử dụng các phương tiện như máy tính, mạng Internet, mạng vệ tinh...;<br /> nội dung đào tạo được phân phối qua Website, đĩa CD, băng audio/video. Với hình thức<br /> đào tạo này, học viên có thể tương tác với đối tượng học tập, với nhau và với giảng viên qua<br /> mạng máy tính, mạng vệ tinh dưới các hình thức như e-mail, thảo luận trực tuyến (chat),<br /> diễn đàn (forum), hội thảo trực tuyến (audio/video conferencing),…<br /> Vậy có thể hiểu hình thức học điện tử -đào tạo trực tuyến “E - learning” là: một loại<br /> hình đào tạo chính quy hay không chính quy hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập,<br /> trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng<br /> đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thông.<br /> 3. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ NHẰM TỰ HỌC, TỰ ÔN TẬP<br /> CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN<br /> Thiết kế giáo trình điện tử môn học thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học<br /> hóa học (PPDH3)<br /> Đây là giáo trình dạy học trực tuyến “Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa<br /> học”dùng cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Hóa học giúp sinh viên tự học, tự ôn<br /> tập củng cố kiến thức trước khi lên lớp.<br /> <br /> THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ…<br /> <br /> 35<br /> <br /> 3.1. Nội dung chương trình học phần PPDH3[3]<br /> Học phần PPDH3 bao gồm những nội dung cơ bản sau:<br /> Phần 1: Yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học học phần PPDH3<br /> 1. Mục tiêu - yêu cầu của học phần PPDH3.<br /> 2. Việc chuẩn bị cho các bài thực hành.<br /> 3. Viết tường trình các bài thực hành thí nghiệm.<br /> 4. Tập biểu diễn thí nghiệm, tập giảng một đoạn bài học có dùng thí nghiệm.<br /> 5. Những kĩ năng thực hành cơ bản PPDH của sinh viên Hóa học ngành sư phạm ở<br /> các trường đại học.<br /> Phần 2: Kĩ thuật sử dụng dụng cụ hóa chất và công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm<br /> Hóa học<br /> 1. Kĩ thuật sử dụng những dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệmHóa học:<br /> Dụng cụ thủy tinh, sứ, gỗ và kim loại, cân các loại, dụng cụ đốt nóng, bảo quản và<br /> sử dụng an toàn hóa chất.<br /> 2. Những công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm hóa học ở trường trung học phổ<br /> thông: cắt và uốn ống thủy tinh; chọn nút và khoan nút; lắp dụng cụ thí nghiệm;<br /> hòa tan; lọc; kết tinh lại; pha chế dung dịch…<br /> Phần 3: Kĩ thuật và phương pháp tiến hành các thí nghiệm hóa học ở trường trung học<br /> phổ thông.<br /> 3.2. Thiết kế giáo trình điện tử “Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa học”<br /> Từ mục tiêu, yêu cầu của học phần PPDH3 và từ cơ sở lý luận về việc thiết kế GTĐT,<br /> chúng tôi thiết kế GTĐT học phần PPDH3 theo các giai đoạn: chuẩn bị nội dung, thiết<br /> kế và sử dụng GTĐT. Giáo trình này dùng làm tài liệu góp phần nâng cao năng lực tự<br /> học, tự nghiên cứu cho sinh viên trong quá trình tự học, tự ôn tập củng cố kiến thức<br /> trước khi lên lớp về kĩ năng thí nghiệm và phát triển năng lực dạy học (NLDH) trong<br /> đào tạo theo niên chế và học chế tín chỉ.<br /> Giai đoạn 1. Chuẩn bị nội dung giáo trình điện tử<br /> Bước 1. Chuẩn bị kịch bản<br /> - Xác định mục tiêu<br /> Mục tiêu cần đạt được về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ từ đó đưa ra cách tiến hành thí<br /> nghiệm, nội dung bài tập vận dụng và bài tập tình huống.<br /> - Xác định nội dung kiến thức cho giáo trình<br /> Dựa theo giáo trình thực hành thí nghiệm PPDH hóa học, SGK Hóa học lớp 10, 11, 12<br /> để phân chia bài thực hành ra thành từng mô đun kiến thức nhỏ.<br /> <br /> 36<br /> <br /> NGUYỄN MẬU ĐỨC - ĐẶNG THỊ THUẬN AN<br /> <br /> - Chuẩn bị các tư liệu liên quan đến giáo trình<br /> Xây dựng câu hỏi và bài tập vận dụng.<br /> Chuẩn bị phim thí nghiệm minh họa, phim thí nghiệm cho bài tập tình huống.<br /> Chuẩn bị hình vẽ, hình ảnh minh họa cho thí nghiệm.<br /> - Xây dựng kịch bản dạy học<br /> <br /> Phân nhỏ kiến thức bài thực hành theo PPDH chương trình hóa. Theo cách này, mỗi<br /> lượng kiến thức của bài thực hành được chia nhỏ và được xác định bởi một mục của<br /> giáo trình.<br /> Kịch bản nội dung GTĐT bao gồm: Tên học phần; Tên chương; Tên bài; Tên thí nghiệm<br /> Danh mục các thí nghiệm: Xác định danh mục các thí nghiệm được sắp xếp rõ ràng,<br /> theo thứ tự số la mã (I, II, III…) và số tự nhiên (1, 2, 3, 4, ...)<br /> Xác định mục tiêu của bài thí nghiệm: Xác định mục tiêu của bài thí nghiệm về kiến<br /> thức, kĩ năng, thái độ từ đó đưa ra nội dung và bài tập phù hợp mục tiêu đề ra.<br /> Hướng dẫn kĩ thuật thí nghiệm: Trong bước này gồm các môđun kiến thức sau:<br /> Tên Thí nghiệm<br /> Hóa chất: Xác định hóa chất của bài thí nghiệm.<br /> Dụng cụ: Chọn dụng cụ phù hợp với bài thí nghiệm.<br /> Kĩ thuật tiến hành thí nghiệm: Nêu cách tiến hành, cách lắp dụng cụ thí nghiệm, hình<br /> vẽ phù hợp với nội dung của bài thí nghiệm.<br /> Thí nghiệm thay thế: Thí nghiệm được tiến hành phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất<br /> cụ thể.<br /> An toàn thí nghiệm: Nội dung, cách thức tiến hành thí nghiệm được thành công, hiện<br /> tượng rõ, không độc hại cho người và môi trường.<br /> Thí nghiệm minh họa: Tư liệu thí nghiệm minh họa về cách tiến hành thí nghiệm mẫu,<br /> chính xác.<br /> Câu hỏi và bài tập vận dụng: Căn cứ vào nội dung và cách tiến hành thí nghiệm để đưa<br /> ra câu hỏi và bài tập phù hợp với nội dung của bài thí nghiệm và trình độ nhận thức của<br /> sinh viên nhằm rèn luyện kiến thức về kĩ năng thực hành hóa học.<br /> Các Website liên kết - Tư liệu hỗ trợ dạy học: Chọn các Website có nội dung liên<br /> quan với bài học. Giúp người học có nguồn tư liệu dồi dào, phong phú.<br /> Tài liệu tham khảo: Các tài liệu dùng để xây dựng nội dung giáo trình.<br /> Bước 2. Chuẩn bị học liệu điện tử<br /> - Giáo trình là văn bản có các yêu cầu sau đây:<br /> <br /> THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ…<br /> <br /> 37<br /> <br /> + Thời lượng và số lượng của các thí nghiệm.<br /> + Mục tiêu người học cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ.<br /> + Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cần phải có về hóa chất và dụng cụ, kĩ năng thực hành<br /> để tiến hành thí nghiệm thực hành…<br /> + Toàn văn của giáo trình được quy định viết trong các định dạng: MS Powerpoint, Text.<br /> - Các học liệu đa phương tiện liên quan đến kiến thức của giáo trình và cần có theo<br /> kịch bản.<br /> - Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng: Dưới dạng tự luận hay câu hỏi trắc nghiệm<br /> dùng để kiểm tra kiến thức về kĩ năng thí nghiệm thực hành.<br /> - Bài tập tình huống: Các đoạn video clip, các câu hỏi cho đoạn phim này (định dạng<br /> các video clip đuôi flv, avi).<br /> - Tính tương tác: Hoạt động của giảng viên, hoạt động của sinh viên, hoạt động của sinh<br /> viên với bài giảng, hoạt động của công cụ hỗ trợ (máy tính).<br /> Giai đoạn 2. Thiết kế giáo trình điện tử[4], [5]<br /> Nguyên tắc thiết kế<br /> Khi thiết kế GTĐT cần đảm bảo các nguyên tắc sau:<br /> - Đảm bảo tính khoa học: Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung của giáo trình thiết kế<br /> phải đảm bảo tính chính xác và tính hiện đại của chương trình học. Các văn bản,<br /> hình ảnh, phim tư liệu,... sử dụng trong giáo trình phải phù hợp với nội dung và trình<br /> độ của sinh viên.<br /> - Đảm bảo tính sư phạm: Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế giáo trình phải có bố cục<br /> hợp lí, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên đồng thời phát huy được<br /> tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của sinh viên. Câu hỏi và<br /> bài tập vận dụng, bài tập tình huống phải phù hợp với nội dung bài thí nghiệm, khả năng<br /> quan sát, nhận xét, đánh giá của sinh viên.<br /> - Đảm bảo tính khả thi: Giáo trình thiết kế phải có khả năng ứng dụng rộng rãi và được<br /> sinh viên hưởng ứng cao. Có khả năng duy trì lâu dài và phát triển.<br /> - Đảm bảo tính thẩm mỹ: Giáo trình thiết kế cần phải hài hòa, kích thước, màu sắc hợp<br /> lí, các đoạn phim đảm bảo chính xác, rõ ràng, thời gian phù hợp.<br /> 4. THIẾT KẾ GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ<br /> Bước 1: Xác định mục tiêu của giáo trình<br /> Thực hành xong các bài thí nghiệm của giáo trình, sinh viên sẽ đạt được gì về: Kiến<br /> thức; Kĩ năng; Thái độ.<br /> Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2