intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thoái hóa cột sống: Những điều cần biết

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

269
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta cần phân biệt thoái hóa cột sống ở cổ, lưng hay thắt lưng. Ở ba vùng bệnh, tính chất khác nhau. Lưu ý là ở những vùng nào có đĩa đệm (cổ, lưng, thắt lưng) mới có vấn đề thoái hóa cột sống, còn ở vùng xương thiêng (từ dưới thắt lưng xuống - dính thành khối, không đĩa đệm), xương cụt không có thoái hóa cột sống. * Nguyên nhân chính của bệnh từ đâu? - Hiện nay chúng ta chưa có một thống kê chính xác để nói về tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa cột...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thoái hóa cột sống: Những điều cần biết

  1. Thoái hóa cột sống: Những điều cần biết PGS. TS. BS Võ Văn Thành , trưởng khoa cột sống A Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, cho biết: Chúng ta cần phân biệt thoái hóa cột sống ở cổ, lưng hay thắt lưng. Ở ba vùng bệnh, tính chất khác nhau. Lưu ý là ở những vùng nào có đĩa đệm (cổ, lưng, thắt lưng) mới có vấn đề thoái hóa cột sống, còn ở vùng xương thiêng (từ dưới thắt lưng xuống - dính thành khối, không đĩa đệm), xương cụt không có thoái hóa cột sống.
  2. * Nguyên nhân chính của bệnh từ đâu? - Hiện nay chúng ta chưa có một thống kê chính xác để nói về tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống, tuy nhiên đây là một bệnh lý cột sống rất phổ biến, chiếm khoảng trên 60% bệnh lý chỉnh hình cột sống. Thường sau tuổi 40 trở đi, càng lớn tuổi bệnh càng xảy ra nhiều hơn, có những người thoát vị đĩa đệm ở tuổi 30- 40,thoái hóa thân đốt sống ở tuổi 50-60. Nguyên nhân chính là do sự lão hóa. Có thể có những tác động, yếu tố khác nhau khiến bệnh lý phát triển sớm hoặc muộn, như lao động nặng nhọc quá mức lúc còn trẻ, hoặc sự thiếu vận động, không huấn luyện cơ bắp (cơ bụng, cơ thắt lưng) để chịu lực, các tư thế sai của cổ, lưng, thắt lưng trong sinh hoạt hằng ngày làm phát triển nhanh tiến trình lão hóa. Thoai hoa cot song Nhung dieu can biet PGS. TS. BS Võ Văn Thành * Làm việc văn phòng ngồi nhiều có dễ mắc bệnh? - Những người lao động văn phòng nên ngồi tư thế đúng, phải có lưng ghế tựa và hơi nhô ra ngay thắt lưng, ngồi đầu gối hơi cao hơn háng một chút là tốt. Sau 45 phút đến một giờ cần làm những động tác thể dục nhẹ nhàng. Người lái xe đường dài sau khoảng hai giờ phải nghỉ ngơi 10-15 phút để tập cơ cổ, cơ lưng thì làm việc mới lâu bền được.
  3. Những người buôn gánh bán bưng, khuân vác phải thận trọng, không làm việc quá mức. Có những thanh niên ỷ sức khuân vác 50-70kg là không hợp lý, chưa kể tư thế không đúng, những yếu tố rủi ro làm nặng thêm tiến trình lão hóa. Làm nặng sai tư thế cũng thúc đẩy tiến trình thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm tăng lên. Tóm lại, phải phòng ngừa bằng cách biết tư thế đúng khi làm việc nặng và làm việc thời gian dài. Tuy giữa lý thuyết và thực hiện trên thực tế có khoảng cách, nhưng chúng ta cần biết để tránh những động tác sai. * Thưa bác sĩ, đối với học sinh làm thế nào để có được tư thế đúng với bàn ghế hiện nay? - Phải có những kiểu mẫu bàn ghế phù hợp từng lứa tuổi khác nhau. Trẻ cao lớn mà ngồi bàn quá thấp sẽ bị vẹo cột sống, ngược lại bé thấp mà bàn quá cao, phải niểng cổ dẫn đến các tư thế cổ sai. * Bác sĩ có thể giới thiệu một số sai lầm trong chẩn đoán? - Nhiều người khi đi khám bệnh cầm theo phim X-quang và cho rằng bị gai cột sống nên gây đau. Đây là một sai lầm trong chẩn đoán. Những biểu hiện gai cột sống chỉ là một trong các triệu chứng nghĩ đến thoái hóa cột sống giai đoạn sớm, nhưng gai cột sống không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau trong giai đoạn này.
  4. Vấn đề chính là phải chẩn đoán cho được có hay không có thoái hóa cột sống. Cần phải chẩn đoán rõ ràng các loại bệnh lý thoái hóa khác nhau (thoái thân đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa khối mấu khớp...), tầng bệnh khác nhau (cổ, lưng, thắt lưng). * Nhiều người nghe quảng cáo và chi hàng chục triệu đồng để điều trị thoái hóa cột sống với phương pháp mới - giảm áp bằng laser. Đây có phải là phương pháp tối ưu? - Hầu như phương pháp giảm áp bằng laser không nên áp dụng cho các bệnh lý thoái hóa cột sống. Một số ít trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ, chưa phá rách dây chằng dọc sau, có thể được áp dụng một cách thận trọng phương pháp này. Các trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng gây đau thần kinh tọa, có biểu hiện trên hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) sự xé rách dây chằng dọc sau hay khối thoát vị lọt vào ống sống thì chỉ định phẫu thuật ít xâm nhập là phù hợp nhất. * Có khi nào bị thoái hóa cột sống mà bác sĩ chẩn đoán nhầm đau dây thần kinh tọa, uống thuốc thời gian dài không khỏi ? - Đau thần kinh tọa chỉ là một triệu chứng của nhiều nhóm bệnh khác nhau: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống thắt lưng, viêm rễ thần kinh tọa hay do bướu chèn ép vùng thắt lưng... Vì vậy phải chẩn đoán chính xác. Nếu chẩn đoán ra nguyên nhân, cần phẫu thuật thì phải tiến hành phẫu thuật mới giải quyết vấn đề được.
  5. Còn nếu là dạng mãn tính (bệnh lý thoái hóa khối mấu khớp, bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý thoái hóa thân đốt sống, lồi đĩa đệm...) mới dùng thuốc lâu dài trước khi quyết định phẫu thuật. * Nếu đến một cơ sở y tế, bác sĩ cho chụp MRI ngay để chẩn đoán, có hợp lý không ? - Với sự thăm khám lâm sàng cẩn thận và hình ảnh X-quang thường qui rõ (nếu được, nên chụp X-quang thường qui kỹ thuật số) đã đủ hướng đến chẩn đoán chính xác có hay không có thoái hóa cột sống để bắt đầu hướng dẫn điều trị bảo tồn trong đa số trường hợp. Chỉ khi nào bệnh nhân có các triệu chứng biểu hiện bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý tủy cổ hay lưng mới nên chụp MRI để quyết định hướng điều trị phẫu thuật. Không nên cho chỉ định chụp ngay MRI mà không qua X-quang thường qui nếu không thấy các triệu chứng bệnh lý nặng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2