Thúc đẩy thực hiện cơ chế một cửa quốc gia – Đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp
lượt xem 4
download
Bài viết "Thúc đẩy thực hiện cơ chế một cửa quốc gia – Đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp" bàn về hiệu quả mà Cơ chế một cửa mang lại là rất lớn, tuy nhiên quá trình tổ chức triển khai, vận hành vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, tồn tại khiến cơ chế này chưa thực sự phát huy được những tiện ích, hiệu quả như mong đợi. Vậy, giải pháp nào đặt ra nhằm thúc đẩy thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp? Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thúc đẩy thực hiện cơ chế một cửa quốc gia – Đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp
- THÚC ĐẨY THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA – ĐÁP ỨNG KỲ VỌNG CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP Nguyễn Thị Minh Hòa* - Thái Bùi Hải An** 1 2 TÓM TẮT: Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp. Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, có thể thấy hiệu quả mà Cơ chế một cửa mang lại là rất lớn, tuy nhiên quá trình tổ chức triển khai, vận hành vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, tồn tại khiến cơ chế này chưa thực sự phát huy được những tiện ích, hiệu quả như mong đợi. Vậy, giải pháp nào đặt ra nhằm thúc đẩy thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp? Từ khóa: Cơ chế một cửa quốc gia (NSW); doanh nghiệp; tạo thuận lợi thương mại; năng lực cạnh tranh; cải cách thủ tục hành chính. Astract: National single window mechanism means the permission for the customs declarant to send information and electronic documents for completion of customs procedures and procedures of state management agencies related to exported and imported goods through an integrated information system. State management agencies shall decide to permit import, export and transit of goods; the customs shall decide on customs clearance and release of goods on the inte- grated information system. After nearly 4 years of implementation, it is possible to see the effect that the National single window mechanism has brought about. However, the process of organizing and implementing the system still reveals many shortcomings. This is not really promote the utility, effective as expected. So, what solutions to promote the implementation of the National single window mechanism to meet the expectations of enterprises? Keywords: National single window (NSW), enterprises, trade facilitation, competitiveness, administrative reform. 1. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) đã được chính thức triển khai từ tháng 11/2014 với các thủ tục ban đầu bao gồm 01 thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D của Bộ Công thương và 03 thủ tục liên quan đến quản lý tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng biển quốc tế do Bộ Giao thông vận tải chủ trì. Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia không chỉ là thực hiện cam kết của Việt Nam trong thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), mà còn là một trong những giải pháp quan trọng được kỳ vọng mang lại sự đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; dần mở ra cánh cửa thông thoáng giúp cộng đồng doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ ra thị trường quốc tế. Những lợi ích của NSW mang lại đó là đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa và góp phần * Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. ** Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam, tác giả nhận phản hồi: Tel.: +84912292295 E-mail address: thaibuihaian@gmail.com
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 921 nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; xây dựng nền hành chính công công khai, minh bạch để nâng cao chất lượng dịch vụ công liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Tính đến tháng 7/2018, đã có 53/251 thủ tục hành chính của 11 Bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia; hơn 1,3 triệu hồ sơ của gần 23.000 doanh nghiệp đã được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Riêng Bộ Tài chính, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và được tự động hóa ở mức độ rất cao với 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan. Hiện nay, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 1-3 giây, đối với hàng luồng vàng, thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 02 giờ làm việc. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ Chính phủ, các Bộ, ngành và đã đạt được kết quả nhất định bước đầu, nhưng thực tế trong quá trình triển khai NSW vẫn chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét trong tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể như sau: Thứ nhất, Thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ủy ban chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại, kết quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đã có sự chuyển biến và đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sự biến chuyển này mới chỉ diễn ra ở một số Bộ, ngành, lĩnh vực cụ thể, trong khi còn nhiều yêu cầu về thông tin, chứng từ không cần thiết, chồng chéo giữa các cơ quan; mức độ tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa, hài hòa hóa quy trình thủ tục hành chính còn bất cập, thiếu cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm của các bộ ngành trong việc chia sẻ thông tin thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó là việc chưa đảm bảo tính minh bạch, tính nhất quán và dự báo trong hệ thống pháp luật; tỷ lệ kiểm tra trong thông quan chưa giảm nhiều, kéo dài thời gian, tăng chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể, đó là các thủ tục liên quan đến kiểm dịch như các thủ tục đăng ký kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi. Việc khai báo đăng ký các thủ tục này dù được doanh nghiệp thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia nhưng vẫn mất rất nhiều thời gian để có kết quả, thậm chí lâu hơn thực hiện thủ công như trước. Đối với thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật, sau khi khai báo đăng ký qua NSW, doanh nghiệp phải đợi từ 2 - 3 giờ mới có số thứ tự do cơ quan kiểm dịch cấp. Sau khi có số đăng ký, doanh nghiệp mang hồ sơ giấy đến làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan kiểm dịch (thời gian trung bình là 1 ngày), sau đó cơ quan kiểm dịch sẽ xuống cảng lấy mẫu xét nghiệm và cấp chứng thư có đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu (thời gian trung bình là 1 ngày). Như vậy tổng thời gian thực hiện thủ tục kiểm dịch cho một lô hàng xuất nhập khẩu mất trung bình 2 ngày. Đối với thủ tục kiểm dịch động vật, những khó khăn của doanh nghiệp còn nhiều hơn. Doanh nghiệp phải xin giấy phép của Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với thời gian chờ đợi cấp giấy phép là 5 ngày. Sau khi có giấy phép, doanh nghiệp thực hiện khai báo, đăng ký kiểm dịch động vật (kèm giấy phép) qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (thời gian làm thủ tục 1 ngày). Cơ quan Thú y xuống cảng lấy mẫu và sau 5 - 6 ngày làm việc doanh nghiệp mới được cấp chứng thư đối với hàng hóa có đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu. Đáng chú ý, dù thủ tục kiểm tra chặt chẽ, mất nhiều thời gian và chi phí, nhưng kết quả mang lại không thực sự hiệu quả. Theo thống kê sơ bộ, trong 6 tháng đầu năm 2018, cơ quan Kiểm dịch (cả thực vật và động vật) đều chưa phát hiện được lô hàng nào của doanh nghiệp không đạt điều kiện nhập khẩu. Hiện nay, vẫn còn Bộ Khoa học & Công nghệ còn giữ chức năng cấp giấy phép, trong khi đó, hầu hết các bộ, ngành đã cho phép cơ quan Hải quan tự động công nhận các loại kết quả kiểm định, chứng nhận từ
- 922 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION các tổ chức có chức năng đánh giá sự phù hợp. Tuy nhiên, do các tổ chức đánh giá sự phù hợp không kết nối với NSW, nên sau khi có kết quả đánh giá, doanh nghiệp lại phải chuyển về các bộ, ngành. Thủ tục lòng vòng như vậy nên doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng với NSW. Thứ hai, Thời gian triển khai các thủ tục hành chính còn chậm Kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra. Số lượng thủ tục triển khai còn thấp so với yêu cầu tại Quyết định số 2185/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 53/283 thủ tục). Theo phản ánh của các doanh nghiệp và cơ quan khảo sát độc lập, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia vẫn chưa đi vào thực chất vì khi thực hiện một số thủ tục thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, bên cạnh việc gửi hồ sơ điện tử, tình trạng các doanh nghiệp được yêu cầu phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy còn diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, còn nhiều yêu cầu về thông tin chứng từ dư thừa, chồng chéo giữa các cơ quan; mức độ tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa, hài hòa hóa quy thủ tục hành chính còn thấp. Năng lực chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ trong thực hiện thủ tục hành chính còn yếu. Hiện tại Cơ chế một cửa quốc gia đang nhằm vào mục tiêu giải quyết trực tiếp thủ tục hành chính phục vụ cho khâu thông quan (gửi hồ sơ và nhận kết quả thông qua chứng từ điện tử và quyết định hành chính điện tử) mà chưa chú trọng nhiều đến việc chia sẻ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như công tác điều hành của các cơ quan chính phủ trên cơ sở chia sẻ thông tin. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, dịch vụ tài chính chưa kết nối đầy đủ với các cơ quan chính phủ để đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như tạo tiện ích để rút ngắn thời gian vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển, sân bay quốc tế, kho bãi; thanh toán và kiểm soát chứng từ thanh toán cho các giao dịch thương mại xuyên biên giới... qua đó rút ngắn thời gian thông quan tại cửa khẩu. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị “Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại”, dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ triển khai thêm 143 thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, nâng tổng số lên 196 thủ tục, đạt 78% trên tổng cộng 251 thủ tục hành chính theo đề xuất mới nhất của các Bộ, ngành. Cụ thể như sau: Bảng 1: Số thủ tục hành chính thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia Số thủ tục hành chính - Số thủ tục hành chính đã triển khai 53 - Số thủ tục hành chính triển khai mới năm 2018 (các Bộ, ngành đề xuất) 143 - Tổng số thủ tục hành chính đến năm 2018 196 - Số thủ tục hành chính cần triển khai đến năm 2020 (theo QĐ 2185/QĐ-TTg) 282 - Số thủ tục hành chính triển khai mới đến năm 2020 (các Bộ, ngành đề xuất) 198 - Tổng số thủ tục hành chính đến năm 2020 251 (Nguồn: Bộ Tài chính) Thứ ba, Công nghệ thông tin chưa tích hợp hoàn toàn Cơ chế một cửa quốc gia chỉ có thể phát huy tác dụng khi tất cả các thủ tục phải liên thông từ cơ quan đăng ký kinh doanh đến thuế, rồi đến cơ quan quản lý chuyên ngành, Hải quan… Thậm chí, chỉ các bộ ngành kết nối với nhau ở thượng tầng là chưa đủ, mà các cấp Vụ, Cục, các tổ chức có chức năng kiểm định, chứng nhận hợp quy… cũng phải kết nối với nhau để mọi cơ quan đều có thể truy cập được kho dữ liệu
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 923 dùng chung. Đặc biệt là đối với cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, Cơ chế một cửa phải tạo cho doanh nghiệp có thể gửi các loại đơn đăng ký bất kỳ lúc nào, hoặc có thể theo dõi tiến trình thực hiện các thủ tục hành chính của mình bất kỳ khi nào, bất kỳ ở đâu có kết nối mạng. Hệ thống CNTT chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu và khối lượng công việc phải xử lý. Để kết nối cổng thông tin một cửa quốc gia về mặt kỹ thuật đòi hỏi sự đồng bộ về hệ thống CNTT giữa các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, thực tế hiện nay hạ tầng CNTT của một số cơ quan, bộ ngành chưa hoàn thiện để đảm bảo phục vụ kết nối thông suốt, ổn định. Thực tế đã có nhiều trường hợp do mạng kết nối bị nghẽn, bị lỗi nên doanh nghiệp phải chờ đợi (1-2 ngày) để cập nhật thông tin, hoàn thiện các thủ tục; việc kết nối chưa đồng bộ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian khi giải quyết thủ tục liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng, truy cập thông tin về hàng hóa, việc kết nối Cơ chế một cửa quốc gia hiện nay còn gặp nhiều vướng mắc ở khâu xây dựng, ứng dụng và triển khai CNTT chưa thực sự thông suốt giữa các cơ quan, các bộ, ngành. Các cơ quan sử dụng hệ thống thông tin riêng nên phần mềm chưa tương thích với nhau. Chẳng hạn như việc cấp C/O mẫu B của VCCI là một hệ thống riêng, còn C/O của Bộ Công thương lại một hệ thống phần mềm riêng, điều này khiến doanh nghiệp rất lúng túng khi áp dụng. Nguyên nhân của những hạn chế trên bắt nguồn từ phương pháp quản lý, kiểm tra chưa theo chuẩn mực quốc tế (chưa thực hiện công nhận chất lượng hàng hóa giữa các nước, chưa đẩy mạnh phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh áp dụng từ tiền kiểm sang hậu kiểm…); Quy định về kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo, xung đột, chưa có nguyên tắc chung để các Bộ, ngành xây dựng mặt hàng kiểm tra chuyên ngành (một mặt hàng thực hiện nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành do một hoặc nhiều Bộ quy định, như hàng hóa vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm hoặc kiểm tra chất lượng, như mặt hàng sữa chua, pho mat; hoặc hàng hóa đồng thời vừa kiểm dịch thực vật vừa phải có chứng nhận hợp quy như giống cây trồng; hoặc vừa kiểm tra chất lượng vừa kiểm dịch như mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản có nguồn gốc từ thực vật (khô dầu đậu tương, đậu nành, động phộng, hạt ngô…)); Việc thống nhất ban hành danh mục phải kiểm tra chuyên ngành có gắn mã HS còn chậm, nhiều mặt hàng chưa có mã HS (có khoảng 60 danh mục chưa được các bộ ban hành); Số lượng các tiêu chuẩn, quy chuẩn mặt hàng kiểm tra chuyên ngành cần được ban hành còn nhiều; Triển khai tự động hóa thủ tục hành chính trên cổng thông tin một cửa quốc gia còn chậm. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA ĐÁP ỨNG KỲ VỌNG CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý và cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến trình thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia hướng tới một cửa ASEAN Hiện nay, mỗi Bộ, ngành, cơ quan đều ban hành những quy định riêng về biểu mẫu hồ sơ, chứng từ mặc dù có rất nhiều thông tin giống hoặc tương tự nhau. Do đó, cần xem xét xây dựng một bộ mẫu chứng từ điện tử hợp nhất, tạo thuận lợi cho người làm thủ tục; đồng thời có cơ chế lưu trữ, tận dụng tối đa các chứng từ điện tử đã sử dụng (sử dụng lại các thông tin, chứng từ, quyết định hành chính đã được lưu trữ thay vì yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình mỗi lần làm thủ tục). Song song đó cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho việc sử dụng, trao đổi chứng từ điện tử, hồ sơ điện tử đối với các thủ tục thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Bên cạnh đó, cần rà soát đề xuất cắt giảm danh mục thủ tục hành chính theo góp ý của doanh nghiệp. Rà soát để cắt giảm và đơn giản hóa danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành có nguy cơ rủi ro cao gậy mất an toàn, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia; bỏ quy định doanh
- 924 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION nghiệp phải nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành để thông quan hàng hóa đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành sau thông quan; Các bộ, ngành quản lý chuyên ngành cần tăng cường, phối hợp, kiểm tra, giám sát đảm bảo việc quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa đã được chuyển việc kiểm tra chuyên ngành từ giai đoạn trước thông quan sang giai đoạn sau thông quan. Ngoài ra, cần hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý phục vụ cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK; đơn giản hóa về thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; tạo thuận lợi thương mại thông qua áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan; không kiểm tra đối với những sản phẩm hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao, đã đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như EU, Mỹ, Nhật Bản mà Việt Nam không có thiết bị, phương tiện để kiểm tra. Triển khai khai báo C/O trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, áp dụng C/O điện tử trong cộng đồng ASEAN… Hai là, Đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành Rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành theo hướng áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành dựa trên mức độ rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; ưu tiên và tạo thuận lợi đối với các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu. hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được… Theo đó, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra xác suất hoặc kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa có độ rủi ro thấp, hàng hóa có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển, hàng hóa của doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật. Áp dụng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, hàng hóa đã áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan được kiểm soát theo từng thời kỳ do các bộ ngành xây dung và phải được công bố trên công thông tin một cửa quốc gia; Một số sản phẩm hàng hóa chỉ do một bộ, một cơ quan chịu trách nhiệm. Ba là, Xây dựng nguyên tắc trong việc xây dựng danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành trước thông quan Theo đó, hàng hóa đưa vào danh mục phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao gây mất an toàn, gây lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia. - Có tên gọi kèm mã số hàng hóa - Có tiêu chuẩn, quy chuẩn làm cơ sở để kiểm tra, trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn thì phải quy định cụ thể về tiêu chí kiểm tra, phương pháp, cách thức kiểm tra. - Có quy định trình tự kiểm tra, thời hạn kiểm tra và cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra chuyên ngành Bốn là, Đẩy mạnh công nhận lẫn nhau, miễn trừ hàng hóa có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển Thực hiện thừa nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ những khu vực, quốc gia có tiêu chuẩn cao,… Xây dựng ban hành điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn, trình tự thủ tục công nhận của các tổ chức, cơ quan, thương nhân được thực hiện các hoạt động đánh giá sự phù hợp, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 925 Năm là, Xây dựng, sửa đổi và bổ sung văn bản pháp luật liên quan đến hoàn thiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành Tiếp tục rà soát, xây dựng, bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản theo hướng cơ quan nhà nước chỉ thực hiện công tác quản lý, giám sát, còn việc kiểm tra chuyên ngành giao cho các tổ chức, cá nhận, thương nhân đáp ứng điều kiện theo quy định. Loại bỏ những chồng chéo trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Theo đó các bộ, ngành quản lý chuyên ngành cần rà soát loại bỏ những quy định chồng chéo trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến kiểm tra chuyên ngành theo hướng một mặt hàng chỉ bị sự điều chỉnh bới một văn bản và do một đơn vị thuộc bộ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra. Quy định đối tượng miễn kiểm tra chuyên ngành: Trong quá trình xây dựng văn bản các bộ, ngành cần đưa ra các đối tượng loại trừ còn thiếu trong kiểm tra chuyên ngành như các đối tượng hàng hóa nhỏ lẻ không vì mục đích thương mại, cụ thể đó là các hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh (giá trị dưới 1.000.000 đồng); hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế; hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ; hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. Ngoài ra việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành cần tăng cường hơn nữa việc lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Sáu là, Triến khai xây dựng cơ chế bảo lãnh thông quan Theo đó Bộ Tài chính cần chủ trì với các bộ, ngành liên quan ra soát lại văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai thực hiện cơ chế bảo lãnh thông qua tạo thuận lợi cho thương mại; Xây dựng đề án thí điểm áp dụng cơ chế bảo lãnh thông quan, lựa chọn phạm vi bảo lãnh như: Bảo lãnh thuế, phí và bảo lãnh chứng từ liên quan đến quản lý và kiểm tra chuyên ngành; lựa chọn mặt hàng bảo lãnh có độ rủi ro cao, mặt hàng phục vụ sản xuất xuất khẩu; lựa chọn doanh nghiệp tham gia bảo lãnh bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài những giải pháp về phía các Bộ, ngành và các cơ quan quản lý nhà nước nêu trên, chính bản thân các doanh nghiệp cũng cần đồng hành thực hiện các giải pháp sau: - Bám sát lộ trình và kế hoạch triển khai thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản ý nhà nước, chủ động chuẩn bị nguồn lực và cơ sở vật chất để sẵn sàng thực hiện đầy đủ các thủ tục triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia. - Chủ động, tích cực tham gia ý kiến đóng góp về cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách; đồng thời phản ánh vướng mắc, khó khăn và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia. - Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, tập huấn của Tổng cục Hải quan và của các bộ, ngành có liên quan về Cơ chế một cửa quốc gia. 3. KẾT LUẬN Qua quá trình gần 4 năm tổ chức triển khai, vận hành Cơ chế một cửa quốc gia có thể thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, khiến cơ chế này chưa thực sự phát huy được những tiện ích, hiệu quả như mong đợi. Chính vì vậy, đòi hỏi sự tham gia tích cực hơn nữa từ các bộ, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp. Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước với mong muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, nhằm thực hiện thành công chủ trương của Chính phủ trong cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi thương mại, đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp.
- 926 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION TÀI LIỆU THAM KHẢO Hội nghị Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại (2018), Kỷ yếu Hội nghị. Ngân hàng thế giới (2018), Ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Chương trình hợp tác chiến lược Úc – Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. Ngô Minh Hải (2016), Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan, Đề tài NCKH cấp Bộ, Tổng cục Hải quan. Thái Bùi Hải An & Nguyễn Hoàng Tuấn (2013), Cơ chế hải quan một cửa quốc gia: kinh nghiệm các nước và đề xuất cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Học viện, Học viện Tài chính. Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa Asean, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (2017), Cẩm nang về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa Asean, Tổng cục Hải quan.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 2: Lý luận dạy học
302 p | 727 | 178
-
Giáo trình Hiến pháp tư sản (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
74 p | 394 | 73
-
Một số kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở - Lê Thị Thanh Bình
5 p | 130 | 12
-
Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và một số kiến nghị
7 p | 110 | 11
-
Bài giảng Nghị định về chính sách tinh giản biên chế
39 p | 177 | 11
-
Tư duy pháp lý về thể chế kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
14 p | 14 | 10
-
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất
5 p | 36 | 8
-
Báo cáo: Cải cách các thể chế kinh tế của Việt Nam nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
17 p | 78 | 6
-
Cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về giáo dục giữa Trung ương và địa phương
8 p | 97 | 5
-
Cải thiện nền quản trị quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
9 p | 54 | 5
-
Tổng quan về cơ chế hỗ trợ công nghệ của Liên Hợp quốc nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
20 p | 12 | 5
-
Thể chế chính trị nông thôn Việt Nam hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện
16 p | 43 | 5
-
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014
6 p | 105 | 4
-
Kết quả chủ yếu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam
6 p | 71 | 4
-
Đổi mới cơ chế trả lương cho đội ngũ quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước
6 p | 85 | 3
-
Nghiên cứu vấn đề bảo hiến ở Việt Nam: Phần 2
63 p | 29 | 2
-
Một số vấn đề về hoàn thiện cơ chế giám sát việc lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ ở Trung Quốc hiện nay
8 p | 67 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn