Thúc đẩy tiếp cận và đào tạo nghề dành cho người khuyết tật
lượt xem 3
download
Nội dung bài viết trình bày nhu cầu tiếp cận và sử dụng của NKT. Mặc dù đã có TCXDVN 264: 2002 về nguyên tắc cơ bản xây dựng đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Nhưng dường như việc áp dụng vẫn còn bất cập bởi chưa có sự ràng buộc về pháp luật, do đó NKT vẫn chưa thật sự được hưởng các nhu cầu như bao người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thúc đẩy tiếp cận và đào tạo nghề dành cho người khuyết tật
- THÚC ĐẨY TIẾP CẬN VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Huỳnh Tấn Long, Huỳnh Đông Khánh Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. KTS. Nguyễn Thanh Tân TÓM TẮT Quyền được tham gia vào các hoạt động xã hội thông qua các không gian công cộng đã trở thành nhu cầu cũng như thói quen của rất nhiều người, trong đó có người khuyết tật (NKT). Tuy nhiên, trong thực tế, hầu như các không gian công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu tiếp cận và sử dụng của NKT. Mặc dù đã có TCXDVN 264: 2002 về nguyên tắc cơ bản xây dựng đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Nhưng dường như việc áp dụng vẫn còn bất cập bởi chưa có sự ràng buộc về pháp luật, do đó NKT vẫn chưa thật sự được hưởng các nhu cầu như bao người. Từ khóa: Người khuyết tật, TCXDVN 264: 2002, không gian công cộng, tiếp cận, pháp luật. 1 KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ CÁC DẠNG KHUYẾT TẬT Người khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng khuyết tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập, gặp khó khăn. Các dạng khuyết tật bao gồm: 1.1 Khuyết tật vận động Định nghĩa khuyết tật vận động được quy định tại Khoản 1 điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP theo đó: Khuyết tật vận động là trình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. 1.2 Khuyết tật nghe, nói Định nghĩa khuyết tật nghe, nói được quy định tại Khoản 2 điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP theo đó: Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói, hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu không rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. 1.3 Khuyết tật nhìn Định nghĩa khuyết tật nhìn được quy định tại Khoản 3 điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP theo đó: Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trọng điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. 535
- 1.4 Khuyết tật thần kinh, tâm thần Định nghĩa khuyết tật thần kinh, tâm thần được quy định tại Khoản 4 điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ- CP theo đó: Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. 1.5 Khuyết tật trí tuệ Định nghĩa khuyết tật trí tuệ được quy định tại Khoản 5 điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP theo đó: Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. 1.6 Khuyết tật khác Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên. 2 NỘI DUNG 2.1 Vấn đề của người khuyết tật 2.1.1 Tỷ lệ người khuyết tật ngày càng tăng Theo số liệu thống kê năm 2017, tỷ lệ người khuyết tật tại Việt Nam chiếm 7.8% dân số. Và 15% dân số trên thế giới (chiếm hơn một tỷ người) bị khuyết tật, họ gặp khó khăn rất lớn về chức năng hoạt động. Tỷ lệ khuyết tật có khuynh hướng ngày càng gia tăng, do sự lão hóa dân số, sự gia tăng toàn cầu về tình trạng các bệnh lý mãn tính, và hậu quả của tại nạn giao thông. 2.1.2 Người khuyết tật thường không được chăm sóc sức khỏe tốt khi cần Một nửa số người khuyết tật không có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các báo cáo trên toàn cầu cho biết, người khuyết tật bị từ chối chăm sóc sức khỏe cao gấp 3 lần so với người không khuyết tật. 2.1.3 Trẻ em khuyết tật có ít khả năng đến trường Khoảng trống hoàn thành chương trình giáo dục được ghi nhận ở tất cả các nhóm tuổi ở mọi nơi đối với trẻ em khuyết tật, khoảng trống này càng rõ hơn ở những hộ gia đình nghèo. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em khuyết tật đi học tiểu học dao động là 60%, và giảm dần ở các cấp học lớn hơn. 2.1.4 Người khuyết tật dễ bị đói nghèo Người khuyết tật có điều kiện sống thấp hơn, bao gồm: thiếu thực phẩm, khó khăn về nhà ở, thiếu điều kiện tiếp cận với nước sạch và vệ sinh. Nguyên nhân đói nghèo là do các chi phí cho chăm sóc y tế, thiết bị trợ giúp hoặc hỗ trợ cá nhân, nhìn chung người khuyết tật nghèo hơn những người không khuyết tật có cùng mức thu nhập. 536
- 2.1.5 Phục hồi chức năng giúp tối đa hóa chức năng và hỗ trợ tính độc lập cho người khuyết tật Ở nhiều nước, các dịch vụ phục hồi chức năng không đủ đáp ứng cho người khuyết tật. Dữ liệu từ 4 quốc gia ở châu Phi cho thấy, chỉ có 26–55% người khuyết tật nhận được các dịch vụ phục hồi chức năng, chỉ có 17–37% nhận được thiết bị trợ giúp (ví dụ: xe lăn, bộ phận giả, máy trợ thính). Tại Việt Nam con số này cao hơn, chiếm từ 55% - 75%. 2.1.6 Người khuyết tật có thể sống và tham gia cộng đồng Có 40% người khuyết tật thường không được đáp ứng nhu cầu hỗ trợ đối với các hoạt động hàng ngày. Tại Việt Nam, 70% người lớn dựa vào gia đình và bạn bè để được hỗ trợ các hoạt động hàng ngày. Hình 1: Người khuyết tật có thể sống và tham gia cộng đồng 2.1.7 Phá bỏ rào cản đối với người khuyết tật Nhằm đảm bảo cho người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chính thống; Đầu tư vào các chương trình cụ thể cho người khuyết tật; Áp dụng chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia; Cải thiện giáo dục, đào tạo và tuyển dụng nhân viên; Cung cấp kinh phí đầy đủ; Nâng cao nhận thức cộng đồng và hiểu biết về tình trạng khuyết tật. Hình 2: Rào cản đối với người khuyết tật 2.2 Vấn đề việc làm cho người khuyết tật Cùng với những hạn chế về sức khỏe thì cơ hội được đào tạo nghề và tìm kiếm công việc phù hợp đối với người khuyết tật là không hề đơn giản. Đặc biệt trong bối cảnh việc làm giảm sút, ngay cả 537
- những người không khuyết tật cũng gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Chính vì vậy mà con đường tìm đến công việc phù hợp cho người khuyết tật càng trở nên gian nan hơn. Rất khó tìm được công việc phù hợp, ngay cả khi tìm được thì cũng không duy trì được lâu dài. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có khoảng 7 triệu người khuyết tật năm 2017), khoảng 60% trong đó có sức khỏe và mong muốn tìm việc làm để có thu nhập nuôi sống bản thân, hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo an sinh xã hội trong người lao động khuyết tật VN, do Viện Lao động và Xã hội tiến hành nghiên cứu, khảo sát đã chỉ ra rằng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người khuyết tật khá thấp, chỉ đạt 44,7% so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi là 72,03%. Những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên về học nghề, việc làm cho người khuyết tật, chẳng hạn như, đào tạo nghề trong lao động tại nông thôn là miễn phí, và hỗ trợ thêm chi phí ăn ở, đi lại, được giới thiệu việc làm sau học nghề. Tuy nhiên, người khuyết tật vẫn khó khăn khi tìm việc làm. Để không lãng phí nguồn nhân lực này, bên cạnh những chính sách giúp tạo việc làm cho người khuyết tật, rất cần những giải pháp khuyến khích chủ lao động tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi để người khuyết tật có thể tìm việc làm phù hợp, từ đó đóng góp cho sự phát triển của xã hội, cũng như có thể tự nuôi sống bản thân mình. 2.2.1 Thực trạng đào tạo nghề dành cho người khuyết tật Đơn vị đào tạo đó chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật. Ví dụ, đào tạo những nghề mà tại địa phương đó không phù hợp được, dẫn đến việc sau khi học nghề, về lại địa phương họ không thể áp dụng được dẫn đến tình trạng vẫn thất nghiệp. Bản thân người khuyết tật rất khó di chuyển (từ nhà ra ngõ, từ ngõ đến nơi học – làm việc). Bởi các phương tiện hỗ trợ, đường xá, giao thông, những giáo trình trong cơ sở đào tạo nghề đó là những rào cản với người khuyết tật. 2.2.2 Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề hiện nay Như các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn, dạy nghề trong nông thôn, dạy nghề cho thanh niên. Tuy nhiên, có một vài hạn chế trong việc thực thi chính sách. Một số quốc gia có chính sách yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có định biên để tuyển dụng riêng cho đối tượng lao động khuyết tật. Như các nước đang phát triển (Thái Lan, Malaysia,…) trong mỗi doanh nghiệp cứ 100 lao động sẽ có tối thiểu một lao động là người khuyết tật. Nhờ đó, thị trường lao động người khuyết tật trở nên khởi sắc hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam đang dừng lại ở mức khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động khuyết tật, do đó phải có định hướng cụ thể cho doanh nghiệp như, nếu tuyển dụng người khuyết tật doanh nghiệp sẽ được giảm thuế, hay hỗ trợ quỹ việc làm cho người khuyết tật. 538
- 2 NGUYÊN NHÂN 2.1 Nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật Nguyên nhân xuất phát từ hai phía: – Từ phía các chủ doanh nghiệp: Liệu tuyển dụng người khuyết tật vào làm thì người đó có đủ năng lực, khả năng, sức khỏe, trình độ để phù hợp với công việc mà doanh nghiệp đang cần hay không. – Từ người khuyết tật: Họ cảm thấy tự ti, mặc cảm rằng, liệu mình là người khuyết tật thì có xin được một công việc phù hợp hay không. Đối với những người đã vượt qua được rào cản về trình độ giáo dục, nhận thức – họ cũng không biết tìm đến công việc nào phù hợp với họ hay tìm đến ai để họ có được công việc đó. 2.2 Nguyên nhân các công trình tiếp cận dành cho người khuyết tật còn hạn chế Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, do nhận thức của các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng công trình, vẫn còn có tâm lý e ngại giá thành công trình tăng lên nhiều, việc tuân thủ theo quy chuẩn chưa phổ biến. Các Kiến trúc sư còn có tư tưởng thiết kế theo lối mòn, chưa quan tâm tới các mô hình thiết kế có tính tới nhu cầu của NKT. Ở một số công trình, có thiết kế tiếp cận nhưng lại đặt ở những vị trí khuất, khó nhận thấy, không có biển báo hiệu, nên việc tiếp cận của NKT còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế là do công tác truyền thông chính sách còn hạn chế; nhiều nơi còn thiếu quan tâm đến việc thực hiện luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật dẫn đến việc chưa nghiêm túc trong triển khai thực hiện. 3 GIẢI PHÁP Mỗi Kiến trúc sư khi tham gia thiết kế công trình công cộng bắt buộc phải nghĩ đến công trình tiếp cận cho người khuyết tật; quan tâm đến nhu cầu, cảm nhận của người khuyết tật khi sử dụng công trình. Cần phải rà soát, hoàn thiện các chính sách để phù hợp hơn với người lao động là người khuyết tật. Nghiêm túc thực thi chính sách với cả người làm công tác thực thi và cả người được hưởng lợi. Các doanh nghiệp cần mở lòng, hãy coi rằng đây là cơ hội với một thị trường lao động tiềm năng. Với đối tượng lao động vô cùng tâm huyết và trung thành với doanh nghiệp. Từ phía bản thân người khuyết tật, hãy tự tìm kiếm cơ hội cho chính bản thân, trải nghiệm, không chùn bước. Cần có chế tài nghiêm khắc hơn trong việc thực thi các chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật. Thị trường là yếu tố then chốt trong hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật. Thực tế tại các địa phương cho thấy, những công việc mà người khuyết tật làm để có thêm thu nhập đều được chủ các cơ sở tự tạo nên mức độ ổn định công việc không cao. Đặc biệt là trong những năm gần đây khi nên kinh tế khủng hoảng thì thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng giảm dần. Vì vậy, ngoài nỗ lực của 539
- các cở sở sản xuất thì chính quyền tại các địa phương nơi có người khuyết tật sinh sống cũng cần chủ động trợ giúp cơ sở sản xuất tìm và mở rộng thị trường. Hình 3: Tất cả các xe buýt hoạt động trên các tuyến trợ giá đều được lắp đặt hệ thống thiết bị lên xuống ở cửa lên, xuống của xe để phục vụ người khuyết tật Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, xã hội, cộng đồng nơi người khuyết tật sinh sống và bản thân, gia đình người khuyết tật. Đồng thời cần thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề và đào tạo việc làm cho người khuyết tật, đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo nghề và sắp xếp việc làm phù hợp với sức thỏe, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, phù hợp với kinh tế từng địa phương, từng cơ sở. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Thị Bích Phượng, Luận văn Thạc sĩ công tác xã hội về ‚Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật, Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2013. [2] Châu Anh, Báo Dân sinh, Người khuyết tật vẫn khó tiếp cận công trình công cộng, năm 2019. [3] Nghị định 28/2012/NĐ – CP hướng dẫn luật người khuyết tật. [4] Kiều Tuyết – Nguyễn Yên, kênh VOV giao thông, Giao thông cho người khuyết tật: quy định được soạn thảo bằng tư duy của người lành. [5] ũ Hương, Báo Nhân dân, Thiếu công trình tiếp cận cho người khuyết tật, năm 2019. 540
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổ chức kiểm tra đánh giá tiếp cận phát triển năng lực cho học viên ở các trường đại học trong quân đội
7 p | 118 | 14
-
Giảng dạy phiên dịch theo phương pháp tiếp cận năng lực và một số kiến nghị
7 p | 168 | 7
-
Chuyển đổi số và thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục đại học: Cách tiếp cận mới và kinh nghiệm từ trường Đại học Văn Lang
8 p | 54 | 6
-
Cách tiếp cận và nội dung cơ bản của môn học Giới trong lãnh đạo, quản lý trong chương trình Cao cấp lý luận của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
7 p | 14 | 6
-
Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ kinh tế và quản lý (Giấy phép số 614-2013)
0 p | 83 | 5
-
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ở Hà Nội theo tiếp cận năng lực
10 p | 36 | 4
-
Đề xuất một số phương pháp giảng dạy chủ động theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
11 p | 18 | 3
-
Thực trạng dạy học theo tiếp cận CDIO trong đào tạo sinh viên ngành Công nghệ Kĩ thuật điện - điện tử
9 p | 6 | 3
-
Chuyển đổi số thúc đẩy tính bền vững trong giáo dục đại học: Tiếp cận từ quan điểm của các nhà nghiên cứu
6 p | 5 | 2
-
Những khó khăn của sinh viên ở một số trường cao đẳng, đại học địa phương thuộc khu vực bán đảo Cà Mau trong việc tiếp cận hình thức học tập theo hướng chuyển đổi số
9 p | 34 | 2
-
Một số trao đổi khi triển khai giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam theo hướng tiếp cận CDIO ở trường Đại học Giao thông vận tải hiện nay
7 p | 69 | 2
-
Phát triển năng lực cho học sinh thông qua tiếp cận tích hợp trong giáo dục STEM và bài học ở Việt Nam
13 p | 31 | 2
-
Tiếp cận năng lực nghề dạy học trong đào tạo giáo viên
7 p | 30 | 2
-
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận CDIO ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 33 | 2
-
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt
12 p | 63 | 2
-
Phát triển chương trình đào tạo giáo viên giáo dục công dân theo tiếp cận năng lực
8 p | 97 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập của sinh viên trên quan điểm tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường
6 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn