intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực hành châm cứu trị liệu dạ dày đau

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

162
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân: Có thể do Tỳ Vị hư hàn, Vị nhiệt khí uất, Can Vị khí trệ, thức ăn tích trệ, đờm ẩm, huyết ứ ngưng trệ. Các nguyên nhân này đều có thể làm rối loạn chức năng vận hóa và thăng giáng của Vị khí sinh ra đau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực hành châm cứu trị liệu dạ dày đau

  1. THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU DẠ DÀY ĐAU (Vị Thống, Vị Quản (Hoãn, Uyển) Thống - Gastralgie - Gastralgia) A. Đại cương Dạ dầy đau là cách gọi chung các chứng đau ở vùng Thượng vị, trung tiêu. Dạ dầy đau là triệu chứng chính của khá nhiều bệnh chứng của dạ dầy: Dạ dầy + Tá tràng viêm loét, Dạ dầy sa, Dạ dầy bị ung thư. Rối loạn thần kinh chi phối dạ dầy.... B. Nguyên nhân Có thể do Tỳ Vị hư hàn, Vị nhiệt khí uất, Can Vị khí trệ, thức ăn tích trệ, đờm ẩm, huyết ứ ngưng trệ. Các nguyên nhân này đều có thể làm rối loạn chức năng vận hóa và thăng giáng của Vị khí sinh ra đau.
  2. C. Triệu chứng Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ nêu ra một số trường hợp: 1- Dạ Dầy Viêm Cấp: bắt đầu tương đối gấp, bụng trên đau liên tục, ngực đầy trướng khó chịu, muốn nôn, nôn mửa, kèm theo sốt, tiêu chảy . 2 - Dạ Dầy Viêm Mạn: bệnh bắt đầu một cách từ từ, đau âm ỉ, đầy trướng, có khi cảm thấy nóng rát, ăn thức ăn sống lạnh thì đau tăng hoặc đầy tức, không muốn ăn. Bệnh kéo dài lâu ngày, người sẽ gầy ốm, sắc mặt xanh, cơ thể mỏi mệt. 3 - Dạ Dầy Lở Loét: bụng trên đau có thời kỳ nhất định. Thường đau sau khi ăn 2 - 4 giờ, đau có thể giảm sau khi ăn. Thường ấn đau ở bụng trên bên trái còn tá tràng loét thường ấn đau ở bụng trên bên phải . 4 - Chức Năng Thần Kinh Dạ Dầy Rối Loạn: bụng trên đau nhức, ăn ít, hay ợ, muốn nôn, nôn mửa, họng như có vật gì vướng, thường kèm theo choáng váng, đầu nhức, mỏi mệt, mất ngủ. YHCT với các bệnh trên, chia làm 6 loại sau:
  3. a - Tỳ Vị Hư Hàn: bụng đau, thích ấm, thích xoa bóp, ăn thức ăn sống lạnh thì đau hơn, nôn ra nước trong và thức ăn không tiêu, không khát, tiêu chảy, người hơi lạnh, sợ lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mo?ng, mạch Nhu Hoãn, không lực. b - Vị Nhiệt Khí Uất: đau khá nhiều, muốn nôn, nóng, miệng đắng, khát, tiểu vàng, đỏ đại tiện bón, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Sác. c - Can Vị Khí Trệ: dạ dầy đau từng cơn, trướng đầy, ợ hoặc trung tiện thì thấy đỡ, nôn ra nước chua. Khi giận dữ thì bệnh tăng, rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch Huyền. d - Thực Tích Trở Trệ: dạ dầy đau, đầy trướng, nặng, khó chịu, nôn ra thức ăn chua, chát, không muốn ăn uống, ỉa lỏng, rêu lưỡi dày nhờn, mạch Nhu Hoạt. e - Đờm Ẩm Đình Tích: dạ dầy đau, nôn ra nước miếng, choáng váng, mệt tim, ngực tức, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch Trầm, Huyền mà Hoạt. f - Ứ Huyết Ngưng Trệ: dạ dầy đau, thích xoa bóp, đau ở một chỗ nhất định, hoặc có khối u ở bụng, đại tiện ra phân đen hoặc nôn ra máu, lưỡi đỏ tím, mạch Huyền.
  4. Sách CCHV Nam chia làm 2 loại: 1- Can Khí Phạm Vị: lo lắng, tức giận không đều, khí uất làm tổn thương Can, Can khí hoành nghịch phạm đến Vị, Vị khí bị trở ngại gây ra đau ở vùng dạ dầy. Biểu hiện bụng trên đầy trướng, đau xuyên lên sườn, ợ hơi, ợ chua, mạch Huyền. 2- Tỳ Vị Hư Hàn: vùng bụng trên đau lâm râm, nôn ra nước trong, thích ấm, ghét lạnh, ấn vào đau gia?m, mệt mỏi không có sức, mạch Hư, Nhu. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Lợi khí hòa Vị là chính và tùy triệu chứng lâm sàng mà gia gia?m. - Huyệt chính: Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36), kích thích mạnh vừa. Mỗi ngày hoặc 2 ngày châm 1 lần. Đau nhiều có thể châm 2-3 lần / ngày. * Can Vị Khí Trệ : thêm Trung Quản, Thái Xung (C.3) . * Tỳ Vị Hư Hàn: thêm Tỳ Du (Bq.20), Vị Du (Bq.21), ôn cứu bằng điếu ngải, nếu nặng thì thêm Quan Nguyên (Nh.4) cứu cách gừng.
  5. * Đờm Thấp: thêm Cự Khuyết (Nh.14) + Phong Long (Vi.40) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) . * Ứ Huyết Ngưng Trệ: thêm Cách Du (Bq.17) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Công Tôn (Ty.4) . * Vị Nhiệt Khí Uất: thêm Hãm Cốc (Vi.43) + Nội Đình (Vi.44) . * Thực Tích Trở Trệ: thêm Kiến Lý (Nh.11) + Giáp Tích vùng ngực 8-12 (D8- 12). • Ý nghĩa: Nội Quan là huyệt chủ trị bệnh ở Vị, Tâm, ngực; Túc Tam Lý là huyệt Hiệp của Vị, 2 huyệt này phối hợp trị các bệnh về dạ dầy; Trung Quản, Vị Du để hòa vị khí, Tỳ Du, Vị Du để ôÂn trung; Quan Nguyên, để mạnh chân Hoả và tăng tác dụng vận hóa của Tỳ; Cự Khuyết, Phong Long để hóa đờm, thông trung; Âm Lăng Tuyền để kiện Tỳ lợi thuỷ, Cách Du, Tam Âm Giao, Công Tôn để hành huyết phá ứ; Hãm Cốc, Nội Đình thanh tiết tà nhiệt của Âm Dương để thông phu? khí, Kiến Lý để khoan trung, hòa Vị. 2- Cách Du (Bq.17) + Ngư Tế (P.10) + Thái Uyên (P.9) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.21) + hai huyệt ở dưới vú một thốn, 37 tráng(Thần Ứng Kinh).
  6. 3- Thượng Quản(Nh.13) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Đại Thành). 4- Cách Du (Bq.17) + Dương Phụ (Đ.38) + Nội Quan (Tb.6) + Thương Khâu (Ty.5) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21) (đều cứu) (Thần Cứu Kinh Luân). 5- Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). 6- Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Trung Y Học Khái Luận). 7- Hợp Cốc (Đtr.4) +Thượng Quản(Nh.13) + Túc Tam Lý (Vi.36) Hoặc Công Tôn (Ty.4) + Lương Môn (Vi.21) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giản Biên). 8- Công Tôn (Ty.4) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.21) (Trung Hoa Châm Cứu Học). 9- Nhóm 1: Tam Tiêu Du (Bq.22) + Vị Du (Bq.21). Nhóm 2: Can Du (Bq.18) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.21)
  7. Nhóm 3: Khí Ha?i (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản(Nh.12) [đều cứu] (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học). 10- Can khí phạm Vị: Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Kỳ Môn (C.14) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) . . Tỳ vị Hư Hàn: Chương Môn (C.13) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21). Hoặc Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) [đều tả] + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) [đều bổ] (Châm Cứu Trị Liệu Học). 11- Công Tôn (Ty.4) + Cự Khuyết (Nh.14) (châm xiên nằm xuống dưới) + Lương Môn (Vi.21) + Nội Quan (Tb.6) +Thiên Xu (Vi.25) (cứu) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Thái Ất Thần Châm Cứu). 12- Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36), có thể thêm Chương Môn (C.13) hoặc Thiên Xu (Vi.25), có nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6) . Thường lưu kim 2-10 phút là có thể có hiệu quả. Một ít trường hợp có thể lưu kim 30 phút. Đau nhức hoàn toàn hết hoặc giảm rõ rệt, lưu kim 5 phút. Rồi rút kim (Trung Y Tạp Chí 1986).
  8. 13- Nội Đình (Vi.44) + Nội Quan (Tb.6) +Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học) 14- Vị Hàn: Thần Khuyết (Nh.8) (cứu cách muối) + Thượng Quản(Nh.13) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21). Thực Tích: Hạ Quản(Nh.10) + Hãm Cốc (Vi.43) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyền Cơ (Nh.21) + U Môn (Th.21). - Can Khí Phạm Vị: Kỳ Môn (C.14) + Lương Khâu (Vi.34) + Nhật Nguyệt (Đ.24) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36). - Nhiệt Uất ở Vị : Giải Khê (Vi.41) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Trung Y Dược Nghiên Cứu Tạp Chí số 26/1986). 15- Lương Khâu (Vi.34) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36), hợp với Nội Đình (Vi.44) + Tỳ Du (Bq.20) (Quản g Tây Trung Y Dược số 19/1986).
  9. 16- * Can Uất Khí Trệ: Thư Can, hòa Vị, giáng nghịch: Châm bình bổ bình tả Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36). * Tỳ Vị Hư Hàn: Ôn Trung, Lý khí, Kiện Tỳ, hòa Vị: Châm bổ + cứu Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2