intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - THẦN KINH DA VIÊM

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

122
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là 1 bệnh da bị viêm do rối loạn chức năng thần kinh. Thường phát ở cổ gáy, khủy tay, nhượng chân, vùng xương cùng và vùng tổn thương, thường có tính đối xứng (mọc đều ở cả 2 bên), dễ tái phát. YHCT gọi là Ngưu Bì Tiễn, Tùng Bì Tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - THẦN KINH DA VIÊM

  1. THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU THẦN KINH DA VIÊM (Thần Kinh Tính Bì Viêm - Neuro Dermite - Neuro Dermatitis) A. Đại cương Là 1 bệnh da bị viêm do rối loạn chức năng thần kinh. Thường phát ở cổ gáy, khủy tay, nhượng chân, vùng xương cùng và vùng tổn thương, thường có tính đối xứng (mọc đều ở cả 2 bên), dễ tái phát. YHCT gọi là Ngưu Bì Tiễn, Tùng Bì Tiễn. B. Nguyên nhân Thường do Phong Nhiệt. Nhiệt độc kết tụ ở da làm cho sự vận hành khí huyết tại chỗ bị trở ngại, uất lại sinh nhiệt, làm cho vùng da chỗ đó không được nuôi dưỡng, gây ra bệnh.
  2. C. Triệu chứng Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau: 1 - Huyết Nhiệt Phong Thấp: Vùng da bị tổn thương màu hồng tươi, bề mặt có nhiều vẩy trắng. Sau khi vẩy bong, mặt da có mầu hồng và có chấm máu nhỏ . Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Sác. 2 - Huyết Hư Phong Táo: Vùng tổn thương màu trắng nhạt hoặc xạm lại thành đỏ xám, vẩy ít, diện tích viêm hẹp, có trường hợp mất hẳn chỉ còn lại ban trắng. Chất lưỡi nhạt mạch Tế, hơi Sác. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Hoạt huyết, thông lạc. Thường dùng Khúc Trì (Đtr.11) + Huyết Hải (Ty.10). Phối hợp với Hợp Cốc (Đtr.4), Tam Âm Giao (Ty.6) (Ty.6), A Thị Huyệt. Kích thích vừa hoặc mạnh. A Thị Huyệt và cục bộ, có thể châm từ 4 phía hướng vào giữa chỗ đau hoặc châm ngang vài kim. Ngày châm 1 lần.
  3. 2- Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11), +Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Huyết Hải (Ty.10) + Thừa Phò (Bq.36) + Uỷ Trung (Bq.40). Đồng thời dùng Mai Hoa Châm gõ mạnh cho ra máu vùng tổn thương (Châm Cứu Học Thủ Sách). 3- a Huyết Nhiệt Phong Thấp: Sơ phong, lương huyết, tiêu độc, trừ thấp. Châm Khúc Trì (Đtr.11) + Huyết Hải (Ty.10) + A Thị Huyệt + Tam Âm Giao (Ty.6) (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) . b Huyết Hư Phong Táo: Dưỡng huyết, khu phong, Châm Khúc Trì (Đtr.11) + Huyết Hải (Ty.10) + A Thị Huyệt + Nhị Gian (Đtr.2), có thể cứu bằng điếu ngải chỗ viêm 10 - 20 phút. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần. 15 - 20 lần là 1 liệu trình. Chỗ viêm nặng, nên châm nặn máu ở giữa một vài đám viêm (Châm Cứu Học Việt Nam). 4- Châm Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20). Lưu kim 5 - 10 phút. Phối hợp dùng Kim Tam Lăng châm nặn máu vùng bịnh (‘Bắc Kinh Trung Y Tạp Chí’ số 44/1986).
  4. THẦN KINH LIÊN SƯỜN ĐAU (Lặc Gian Thần Kinh Thống - Nevralgie Intercostale - Intercostal Neuralgia) A. Đại cương Dây thần kinh gian sườn đau là chứng đau ở một hoặc nhiều gian sườn thuộc phạm vi chứng ‘Hiếp Thống’ của YHCT. B. Nguyên nhân Bệnh có quan hệ với Kinh Can và Đở m. Uất ức giận dữ, huyết ứ, Thuỷ ẩm, đờm tích... làm cho khí cơ bị cả n trở, kinh mạch không thông gây ra đau. C. Triệu chứng Vùng gian sườn đau, đau nhức như kim châm, như dao cắt, đau từng cơn. Khi ho, hắt hơi hoặc thở mạnh ... thì đau tăng. Lúc đau nhiều có thể lan đến vai, lưng.
  5. + Nếu chỗ đau di chuyển, ngực đầy, hay ợ, lúc thoải mái vui vẻ thì nhẹ đi, lúc buồn giận thì đau thêm, mạch Huyền, là do Can khí nghịch. + Nếu đau một chỗ cố định, ban ngày nhẹ, đêm nặng, phân có sắc đen, mạch Sáp, là do huyết ứ, ngưng trệ. + Nếu đau nhiều, đau như co thắt lại, nhức tới vai, ho khạc đờm loãng, ngực sườn đầy trướng, mạch Trầm Khẩn hoặc Trầm Huyền là do Phong hàn đàm ẩm đình tích. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ thông kinh khí. • Huyệt chính: Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Lãi Câu (C.5) + Giáp Tích ở vùng tương ứng chỗ đau. Huyệt phụ: Kỳ Môn (C.14), Khâu Khư (Đ.40), Hành Gian (C.2), Thái Xung (C.3), Can Du (Bq.18) , Cách Du (Bq.17), Chương Môn (C.13), Phong Long (Vi.40), Âm Lăng Tuyền (Ty.9) , Nội Quan (Tb.6) . . Can Khí Uất Kết: thêm Hành Gian (C.2), Thái Xung (C.3), Nội Quan (Tb.6), Khâu Khư (Đ.40) .
  6. . Ứ Huyết Ngưng Trệ: thêm Kỳ Môn (C.13), Cách Du (Bq.17), Can Du (Bq.18) . . Đờm ẩm tích Thuỷ: thêm Phong Long (Vi.40), Chương Môn (C.13), Âm Lăng Tuyền (Ty.9) . Ý nghĩa: Đường kinh túc Thiếu dương (Đở m) và Quyết âm (Can) vận hành qua sườn, vì vậy lấy huyệt Chi Câu (Ttu.6) và Dương Lăng Tuyền (Thủ và Túc Thiếu Dương) phối hợp với Lãi Câu (Túc Quyết Âm) để sơ tiết kinh khí vùng đau. Kỳ Môn là mộ huyệt (chẩn đoán) của Can, hợp với Can Du, Cách Du để khứ ứ huyết; Phong Long (Vi.40) để hóa đờm, hợp với Chương Môn, Âm Lăng Tuyền để tăng thêm tác dụng vận Tỳ, gây hiệu quả trục đờm ẩm. 2- Khí Hộ (Vi.13) + Hoa Cái (Nh.20) (Châm Cứu Tụ Anh). 3- Dương Cốc (Ttr.5) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Chi Câu (Ttu.6) + Cách Du (Bq.17) + Thân Mạch (Bq.62) (Thần Ứng Kinh). 4- Công Tôn (Ty.4) + Chi Câu (Ttu.6) + Chương Môn (CÁC.13) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) (Châm Cứu Đại Toàn).
  7. 5- Khâu Khư (Đ.40) + Trung Độc (Đ.32) hoặc Chi Câu (Ttu.6+, Chương Môn (C.13) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Châm Cứu Đại Thành). 6- Trung Lữ Du (Bq.29) + Cách Du (Bq.17) + Khiếu Âm (Đ.44) + Dương Cốc (Ttr.5) + Lư Tức (Ttu.19) (Phổ Tế Phương). 7- Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Kỳ Môn (C.13) + Khiếu Âm (Đ.44) (Thần Cứu Kinh Luân). 8- Kỳ Môn (C.13) + Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Học Gỉang Nghĩa). 9- Kỳ Môn (C.14) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thái Xung (C.3) + Hoa Đà Giáp Tích vùng tương ứng chỗ đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). 10- Can Khí uất kết: Kỳ Môn (C.14) + Hành Gian (C.2) + Khâu Khư (Đ.40) + Nội Quan (Tb.6), đều tả . Huyết ứ: Kỳ Môn (C.14) + Chương Môn (C.13 + Thái Xung (C.3), đều tả .
  8. Đờm ẩm đình tích: Chương Môn (C.13) [bổ] + Chi Câu (Ttu.6) + Phong Long (Vi.40) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học). 11- Thần Phong (Th.23) + Bộ Lang (Th.22) + Bất Dung (Vi.19) + Ngọc Đường (Nh.18) + Tuyền Cơ (Nh.21) + Quyết Âm Du (Bq.14) + Cách Du (Bq.17) + Thân Trụ (Đc.12) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học). 12- Đại Trữ (Bq.11) + Phong Môn (Bq.12) + Phế Du (Bq.13) + Tâm Du (Bq.15) + Cách Du (Bq.17) + Bộ Lang (Th.22) + Thần Tàng (Bq.25) + Xích Trạch (P.5) +Thái Uyên (P.9) (Trung Quốc Châm Cứu Học). 13- Hành Gian (C.2) + Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) (Tân Châm Cứu Học). 14- Thần Đạo (Đc.11) + Chí Dương (Đc.9) + Đàn Trung (Nh.17) + Đại Lăng (Tb.7) + Thiếu Hải (Tm.3) + Hậu Khê (Ttr.3) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Bất Dung (Vi.19) + Hạ Cự Hư (Vi.39) + Uyên Dịch (Đ.22) + Kinh Môn (Đ.25) + Hiệp Khê (Đ.43) + Can Du (Bq.18) + Phụ Phân (41) + Y Hi (Bq.45) + Cách Quan (Bq.46) + Hành Gian (C.2) + Kỳ Môn (C.14) + Bộ
  9. Lang (Th.22) + Thần Phong (Th.23) + Thần Tàng (Th.25) (Châm Cứu Học HongKong). 15- Thông kinh hoạt lạc: Châm A Thị Huyệt (thường là Bối Du huyệt) + Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thái Xung (C.3) + Nội Quan (Tb.6) (Châm Cứu Học Việt Nam). 16- Hành Gian (C.2) + Nhũ Căn (Vi.18) hợp với Khúc Trì (Đtr.11) + Chiên Trung (Nh.17) + Chu Vinh (Ty.20) ‘Trung Y Tạp Chí’ năm 1955) 17- Can Khí Hoành Nghịch: Sơ Can, lý khí. Châm tả Thái Xung (C.3) + Chi Câu (Ttu.6) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) . Huyết Ứ ngưng trệ: Hoạt huyết, khứ ứ, châm tả Kỳ Môn (C.14) + Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Thái Xung (C.3) + Chi Câu (Ttu.6) . Đờm Ẩm Đình Trệ: Kiện Tỳ, hóa đờm, châm tả Chương Môn (C.13) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Phong Long (Vi.40) + Chi Câu (Ttu.6) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2