Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
lượt xem 5
download
Nội dung bài viết đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp may Việt Nam để đáp ứng yêu cầu khách hàng đặt ra trong thương mại quốc tế. Kết quả này cũng gợi ý một số giải pháp cho các nhà quản lý doanh nghiệp may nâng cao hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ThS. Đinh Thị Hương1 Tóm tắt: Trách nhiệm xã hội đối với người lao động của doanh nghiệp là vấn đề được quan tâm nghiên cứu ở nước ta trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thực hiện vấn đề này của các doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp may Việt Nam để đáp ứng yêu cầu khách hàng đặt ra trong thương mại quốc tế. Kết quả này cũng gợi ý một số giải pháp cho các nhà quản lý doanh nghiệp may nâng cao hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Từ khóa: thực hiện trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp may, hội nhập quốc tế Abstract: Corporate social responsibility of business towards employees is a topic that has been much discussed recently in Vietnam. However, there have been many shortages and disadangtages in implement of this issue from both enterprises and employees. Through evaluating the current picture of impletment CSR at of Vietnam garment enterprises to satisfy customers’ requirements in international trade. The result raise some managerial implications for garment managers to enhance their activities of implementation CSR for workers. Keywords: Implement corporate social responsibility; Vietnam garment enterprises; International trade. I. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đã, đang trên đà hội nhập ngày càng sâu rộng trong thương mại quốc tế (TMQT). Nếu muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp (DN) Việt Nam buộc phải tuân theo xu hướng toàn cầu đó là thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của DN. Thúc đẩy các DN thực hiện tốt TNXH là một hướng đi quan trọng, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển bền vững trong quá trình hội nhập (Thắng, 2013). Khi nói đến may mặc - ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, cụ thể sau hơn 20 năm phát triển kim ngạch xuất khẩu của ngành đã đóng góp 10% - 15% GDP/ năm. Đây là ngành có mức độ hội nhập lớn nhất vào kinh tế thế giới. Xét trên phương diện xuất nhập khẩu. Bản chất của các DN may là thâm dụng lao động nên người lao động (NLĐ) luôn được đặt ở vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, theo MOLISA (2015), NLĐ tại các DN may đang phải làm việc trong điều kiện không được đảm bảo và môi trường làm việc độc hại như bụi, tiếng ồn, thiếu ánh sáng, thường xuyên phải làm thêm giờ, mức lương thấp, đời sống tinh thần thiếu phong phú… Chính vì vậy việc thực hiện THXNH đối với NLĐ là chính một công cụ quan trọng để tăng năng suất, chất lượng công việc, tạo điều kiện làm việc tốt cho NLĐ, góp phần 1 Email: dinhhuongtm@gmail.com, Khoa Quản trị nhân lực, Đại học Thương mại.
- 268 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nâng cao giá trị gia tăng của DN thông qua danh tiếng xã hội, tạo động lực, duy trì lao động, thu hút lao động giỏi cho các DN may mặc. Thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may Việt Nam đã trở thành một trào lưu, một xu hướng tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các DN. Các DN may không phải tự nguyện thực hiện TNXH đối với NLĐ mà là yêu cầu của phía khách hàng đặt ra trong bối cảnh hội nhập để giành được hợp đồng gia công lớn. Song vấn đề đặt ra tại các DN may là cần phải thực hiện TNXH đối với NLĐ một cách bài bản, khoa học, hệ thống có nghĩa là phải xây dựng mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ, chuẩn bị nguồn lực, tổ chức một cách khoa học, khuyến khích kịp thời, đánh giá thường xuyên… Hay thực chất là các DN may cần phải tập trung vào quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ. Hoạt động này sẽ giúp các DN xây dựng kế hoạch, có cách thức triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ và đánh giá, điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch trong thực hiện TNXH đối với NLĐ. Từ một số lý do trên cho thấy nghiên cứu thực hiện TNXH đối với NLĐ để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong hội nhập kinh tế tại các DN may Việt Nam là rất cấp thiết và có ý nghĩa rất lớn. Bài viết được lựa chọn thực hiện để thấy được toàn cảnh bức tranh thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Việt Nam để đáp ứng yêu cầu khách hàng đặt ra trong quá trình hội nhập cũng như gợi ý một số giải pháp thiết thực để các DN may tăng cường thực hiện hoạt động này. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu tổng hợp của tạp chí Academy of Management Journal với gần 100 bài viết bàn về TNXH, TNXH đối với NLĐ từ những năm 60 cho đến 2015 được phân thành: lịch sử hình thành (antecedent) từ năm 1960 - 1970, kết quả (outcome) từ 1980 - 1990, quá trình thực hiện (implementation process) từ 2000 đến nay. Các nghiên cứu về “The CSR implementation process” đều có đặc điểm, đối tượng riêng, nhưng tất cả đều thống nhất rằng, quá trình thực hiện TNXH là tổ chức các hoạt động để thực hiện mục tiêu, các loại TNXH của DN đề ra, cụ thể: Các hoạt động trong quá trình thực hiện TNXH được Panapanaan và các cộng sự (2003) phân tích tại 12 DN có lĩnh vực kinh doanh khác nhau ở Thụy Điển. Nhóm nghiên cứu đưa ra quy trình thực hiện gồm có 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là nội dung TNXH với cách thức nhận dạng vấn đề chính, quan trọng của TNXH và các yếu tố về thông số của TNXH có liên quan khi thực hiện TNXH. Thứ hai là quá trình thực hiện TNXH gồm: Tổ chức và cơ cấu thực hiện; Xây dựng kế hoạch; Triển khai kế hoạch; Kiểm tra và đánh giá; Truyền thông và báo cáo. Cùng năm đó, Werre, M. (2003) đề xuất các giai đoạn của quá trình thực hiện TNXH của Công ty Chiquita cụ thể: Nâng cao nhận thức quản lý cao cấp; Xây dựng một tầm nhìn TNXH và các giá trị của cốt lõi công ty; Thay đổi hành vi tổ chức; Kiểm soát sự thay đổi. Vì vậy, Nguyễn Ngọc Thắng, (2015) nhận định ngoài kiểm soát nhằm đảm bảo những gì đang được thực hiện đúng với kế hoạch thì hoạch định TNXH nhằm đạt được mục tiêu DN muốn hướng đến; Tổ chức sẽ tạo ra sự sắp xếp, sử dụng nguồn lực nhằm giúp DN đạt được các mục tiêu. Để quá trình thực hiện TNXH đạt hiệu quả cao theo Maignan I., Ferrell O. C., & Ferrell L, (2005) phát triển thành 8 bước: Bước 1 - Khám phá những giá trị và chuẩn mực của tổ chức; Bước 2 - Xác định và các bên liên quan thực sự quan trọng của DN; Bước 3 - Xác định các vấn đề chính mà các bên liên quan quan tâm đến; Bước 4 - Đánh giá ý nghĩa khi thực hiện TNXH phù hợp lợi ích của tổ chức; Bước 5-Kiểm soát vấn đề thực hành trong hiện tại; Bước 6 - Đưa ra quyết định ưu tiên và
- PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 269 thực hiện những vấn đề thay đổi trong TNXH; Bước 7 - Thúc đẩy thực hiện TNXH bằng cách tạo ra nhận thức và nhận được sự tham gia của các bên liên quan; Bước 8 - Có được thông tin phản hồi thực hiện từ các bên liên quan. Đây là quá trình cụ thể đem lại hiệu quả trong thực hiện TNXH của DN. Nghiên cứu quá trình thực hiện TNXH của Jan Jonker & Marco de Witte, (2006) với các nội dung: (i) Xây dựng kế hoạch hoạt động; (ii) Triển khai thực hiện hoạt động; (iii) Đánh giá thực hiện. Đồng quan điểm này, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2015) đã đề xuất quá trình thực hiện TNXH của DN gồm 3 nội dung với hoạch định thực hiện; Triển khai thực hiện; Kiểm soát thực hiện TNXH. Đây là một quy trình thực hiện TNXH bài bản và khoa học giúp các DN thực hiện TNXH có chất lượng. Hay Bùi Thị Thu Hương (2018) từ tiếp cận trung mô. tại tỉnh Thái Nguyên với quá trình thực hiện cần tập trung vào nội dung triển khai với NLĐ. Với quy mô mẫu là 231 nhà quản lý và 394 NLĐ trong các DNNVV tỉnh Thái Nguyên đã cho thấy: xây dựng kế hoạch chưa dựa vào nhu cầu cụ thể của DN. Nhiều DN cũng không có bộ phận chuyên trách thực hiện TNXH đối với NLĐ. Hoạt động kiểm tra vẫn còn chiếu lệ. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy thực hiện trách nhiệm kinh tế có ảnh hưởng mạnh nhất tới sự hài lòng công việc của NLĐ. Phạm Công Đoàn (2008) cho rằng thực hiện TNXH là việc mới, khó với điều kiện hạn chế về nguồn lực nên đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thực hiện bài bản. Cùng với đó, thực hiện TNXH cần dựa trên cơ sở hoạt động, ngành nghề kinh doanh, các cam kết, giá trị cốt lõi và văn hoá kinh doanh của từng DN. Hohnen, P. (2007) đã mô tả khuôn khổ thực hiện TNXH cần được thiết kế thành bốn phần: xây dựng kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và cải thiện. Tác giả giải thích rằng NLĐ đóng một vai trò trung tâm trong việc thực hiện. Vì thế, trong quá trình thực hiện cần tạo động lực thưởng cho những sáng kiến để cải thiện quá trình thực hiện TNXH. Tương tự vậy, Niklas Hermansson và Ola Olofsson (2008) đã tìm hiểu và xác định các bước khác nhau trong quá trình thực hiện TNXH hoàn chỉnh và tiến bộ hơn trong nghiên cứu của mình tại: Body Shop, Sweden, Löfbergs Lila and Stora Enso. Phân tích một số công trình nghiên cứu điển hình có bàn về quá trình thực hiện TNXH, TNXH đối với NLĐ ta thấy thực hiện TNXH, TNXH đối với NLĐ chính là tiến trình tổ chức các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ bài viết này tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp để nghiên cứu bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các sách, luận án tiến sĩ, đề tài cấp bộ, các bài báo để xây dựng khung lý thuyết về thực hiện TNXH đối với NLĐ; nghiên cứu tiến hành tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu về thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may Việt Nam cùng với một số báo cáo, dữ liệu thống kê có liên quan của: Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS); Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)... Đây là những minh chứng quan trọng để đánh giá thực trạng thực hiện TNXH đối với tại các DN may Việt Nam.
- 270 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Tác giả kĩ thuật phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm tập trung nhằm xây dựng các khái niệm lý thuyết trong mô hình. Sau khi phỏng vấn 8 người là các chuyên gia, các nhà quản lý tại các doanh nghiệp may Việt Nam, tác giả tiến hành thảo luận và thiết kế bản hỏi tập trung vào xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai thực hiện và đánh giá thực hiện. Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu: Bài báo sử dụng các phương pháp như trừu tượng khoa học, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh; Kết hợp với việc minh họa bằng bảng biểu, hình vẽ cho vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn. Phương pháp định lượng Từ cơ sở lý thuyết đã tổng hợp, các biến quan sát được xây dựng trên thang đo Likert 5 điểm (từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý) phản ánh 3 khái niệm nghiên cứu hoàn chỉnh. Nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn chuyên sâu 8 chuyên gia có am hiểu về thực hiện TNXH đối với NLĐ nhằm bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát trên cho dễ hiểu và phù hợp với bối cảnh tại các DN may Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này giúp hình thành bảng câu hỏi định lượng gồm 14 biến quan sát phản ảnh về quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ. Sau đó tiến hành điều tra với kích thước mẫu là 600 phiếu từ các nhà quản trị đang làm việc tại 308 DN may Việt Nam. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất. Kích thước mẫu nghiên cứu được chia đều định mức cho mỗi DN may. Tiếp cận đối tượng điều tra theo 2 cách: (i) Gửi phiếu khảo sát đã thiết kế trên Google doc đến địa chỉ email của NLĐ tại các DN may; (ii) Gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến NLĐ tại các DN may Việt Nam. Sau khi sàng lọc các phiếu trả lời, loại bỏ phiếu không hợp lệ (do điền thiếu thông tin) còn lại 525 phiếu hợp lệ để nhập và xử lý dữ liệu. Dữ liệu thu được tiến hành nhập vào file Excel, sau đó thực hiện phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS & AMOS 21. Cụ thể, phần mềm SPSS 21 dùng để phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo Crobanch’s Alpha, phân tích EFA, phần mềm AMOS 21 dùng để phân tích nhân tố khẳng định CFA để kiểm định mức độ phù hợp của các biến quan sát về quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Việt Nam. 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Thực hiện TNXH, TNXH đối với NLĐ của DN được các nghiên cứu mang tính học thuật của các nhà nghiên cứu: Panapanaan, và các cộng sự (2003); Jan Jonker và Marco de Witte (2006); Hohnen, P. (2007), Nguyễn Thị Minh Nhàn, (2015) theo tiếp cận quá trình thực hiện TNXH gồm các hoạt động: Lập kế hoạch - Plan (P); Thực hiện - Do (D); Kiểm tra - Check (C); Hành động - Act (A). Dựa trên tiếp cận này, quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ với các hoạt động chính: xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai thực hiện và đánh giá thực hiện. Do vậy, quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN dưới đây (xem Hình 1) là sự kế thừa và phát triển các nghiên cứu của các học giả về tổ quá trình thực hiện TNXH của DN. Trong quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ có 14 biến quan sát được mã hóa từ CSR1 → CSR14 liên quan đến quá trình thực hiện:
- PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 271 Xây dựng kế hoạch thực Đánh giá thực hiện hiện TNXH đối với NLĐ Triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ TNXH đối với NLĐ CSR1- Xác định các mục CSR5- Tổ chức bộ máy thực hiện TNXH CSR11- Xác định tiêu tiêu thực hiện TNXH đối đối với NLĐ chuẩn đánh giá thực hiện với NLĐ CSR6- Lập hồ sơ đăng ký đạt quy tắc ứng TNXH đối với NLĐ CSR2- Nghiên cứu và lựa xử về TNXH đối với NLĐ CSR12- Đo lường các kết chọn quy tắc ứng xử về CSR7- Ban hành các quy định, hướng quả chủ yếu của thực TNXH đối với NLĐ dẫn bộ về quy tắc ứng xử về thực hiện hiện TNXH đối với NLĐ CSR3- Xây dựng các TNXH đối với NLĐ CSR13- Thực hiện các chương trình thực hiện CSR8- Tổ chức truyền thông nội bộ thực hành động khắc phục và TNXH đối với NLĐ hiện TNXH đối với NLĐ ngăn ngừa trong thực CSR4- Xây dựng ngân CSR9- Tổ chức đào tạo nhân lực thực hiện TNXH đối với NLĐ sách thực hiện TNXH đối hiện TNXH đối với NLĐ CSR14-Báo cáo truyến với NLĐ CSR10- Tổ chức triển khai các chương thông thực hiện TNXH trình thực hiện TNXH đối với NLĐ đối với NLĐ Nguồn: Tổng hợp và phát triển từ [4], [8], [10] và các nghiên cứu liên quan Hình 1: Quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN Xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN (XD) Xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ là quá trình xác định mục tiêu và các phương cách mà DN cần phải làm để đạt được mục tiêu TNXH đối với NLĐ mà DN hướng đến. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ cần gắn với chiến lược và kế hoạch chung của DN. Theo Moore, (1992) việc thực hiện TNXH đối với NLĐ là một quá trình dài hạn đòi hỏi sự sáng tạo và xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thể. - Xác định mục tiêu thực hiện: Mục tiêu chung của thực hiện TNXH đối với NLĐ là thực hiện tốt các quy định của PLLĐ hiện hành, vượt qua các rào cản thương mại trong xuất khẩu hàng hóa, đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững. - Nghiên cứu và lựa chọn quy tắc ứng xử: các yêu cầu mà khách hàng quốc tế đặt ra gắn liền với những tiêu chuẩn về LĐ, được thể hiện dưới dạng Bộ quy tắc ứng xử của các DN và của các tổ chức thứ ba.Việc tìm kiếm Bộ CoC về lao động qua các phương tiện truyền thông, qua các tổ chức tư vấn về tiêu chuẩn TNXH đối với NLĐ, hay trực tiếp liên hệ với các tổ chức quốc tế công nhận. - Xây dựng chương trình: là toàn bộ những kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu đã xác định. Nội dung TNXH đối với NLĐ khá rộng lớn bao trùm tất cả các mảng, các hoạt động của DN liên quan đến TNXH đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ cụ thể liên quan đến: các điều khoản hợp đồng lao động, các quy định về giờ làm, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, tiền lương và phúc lợi, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể. - Xây dựng ngân sách: để xây dựng ngân sách thực hiện bộ phận đảm trách thực hiện TNXH đối với NLĐ sẽ phối hợp với bộ phận kế toán. Bên cạnh đó, xây dựng ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ đi từ dự trù nguồn thu, dự trù chi phí và cuối cùng là tổng hợp ngân sách.
- 272 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của doanh nghiệp (TK) - Kết quả thực hiện TNXH đối với NLĐ phụ thuộc vào quá trình triển khai thực hiện (Jan Jonker & Marco de Witte, 2006). Triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho đạt được các mục tiêu đã đề ra và tạo ra sự kết nối với xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN đã đề ra. - Tổ chức bộ máy thực hiện là thiết lập bộ phận thực thi các công việc đã xác định trong mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ. Đối với các DNNVV chủ DN sẽ phụ trách hoạt động tổ chức TNXH đối với NLĐ hay là bộ phận phụ trách về hành chính - nhân sự sẽ phụ trách hoạt động này. Đối với các DN lớn bộ phận chuyên trách thực hiện TNXH đối với NLĐ là: ban TNXH, ban tư vấn & cải tiến, ban đời sống, ban phát triển bền vững... - Lập hồ sơ đăng ký đạt quy tắc ứng xử: Để có được chứng chỉ TNXH đối với NLĐ thì DN phải làm việc với các tổ chức có quyền cấp các chứng chỉ như: UKAS (Anh), RvA (Hà Lan), ANAB (Mỹ), JAS-ANZ (Úc và New Zealand), VICAS (Việt Nam). Sau đó DN cần liên hệ với tổ chức đó đề bắt đầu làm việc. - Ban hành các quy định, hướng dẫn về bộ quy tắc ứng xử: Để thực hiện tốt TNXH đối với NLĐ thì DN cần ban hành các quy định, hướng dẫn thực hiện bộ quy tắc ứng xử SA 8000, WRAP, OHSAS 18001… để có một bộ tài liệu tiêu chuẩn thống nhất giúp các bộ phận, phòng ban và NLĐ. - Tổ chức hệ thống thông tin và truyền thông nội bộ: với chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối tổ chức hệ thống thông tin và truyền thông thực hiện TNXH đối với NLĐ cho các đối tượng sử dụng trong bộ máy quản lý để hỗ trợ ra quyết định, phối hợp hoạt động và điều khiển các tiến trình trong tổ chức thực hiện TNXH đối với NLĐ. - Tổ chức đào tạo nhân lực triển khai thực hiện: triển khai đào tạo nhân lực thực hiện TNXH đối với NLĐ có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của công tác này. Do vậy, tổ chức đào tạo nhân lực triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ cần quan tâm đến: chủ thể đào tạo, đối tượng được đào tạo, nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo. - Tổ chức triển khai các chương trình là quá trình thực hiện các hoạt động tác nghiệp để theo dõi, hướng dẫn toàn bộ những chương trình thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ nhằm thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Đánh giá thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của doanh nghiệp (DG) Khâu đánh giá để biết được hoạt động thực hiện TNXH đối với NLĐ đã được tiến hành như thế nào để cải thiện thực hiện TNXH đối với NLĐ sao cho đạt được mục tiêu đề ra (Niklas Hermansson & Ola Olofsson, 2008). Đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ là tiến trình xác định tiêu chuẩn đánh giá, đo lường kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra, đồng thời thực hiện các hành động khắc phục, ngăn ngừa, xây dựng bản báo cáo và truyền thông thực hiện TNXH đối với NLĐ. - Xác định tiêu chuẩn đánh giá: gắn với mục tiêu và xuất phát từ mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN. Các mục tiêu thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ được thiết lập trong khâu xây dựng kế hoạch là la bàn định hướng, chỉ đường cho mọi hoạt động tổ chức thực hiện TNXH đối với NLĐ. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn kiểm soát thực hiện TNXH đối với NLĐ phải gắn với trách nhiệm của các đối tượng đảm trách.
- PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 273 - Đo lường thực hiện TNXH đối với NLĐ là bước quan trọng nhất trong khâu xây dựng kế hoạch để sớm thấy được kết quả thực hiện TNXH đối với NLĐ. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ đã xác định, định kì DN cần phải đo lường các kết quả tổ chức thực hiện TNXH đối với NLĐ. - Thực hiện hành động khắc phục và ngăn ngừa: Trên cơ sở những phát hiện hạn chế trong vận hành hệ thống và nguyên nhân của các hạn chế đó, cần tiến hành đưa ra các hành động khắc phục và hành động phòng ngừa cần thiết. Trong bước này DN cần quyết định cần phải khắc phục nội dung TNXH đối với NLĐ nào? Khắc phục là phải nhanh và với “liều lượng điều chỉnh” thích hợp. - Xây dựng bản báo cáo truyền thông thực hiện TNXH đối với NLĐ là một nội dung quan trọng để báo cáo quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để truyền thông trong nội bộ DN và ra bên ngoài trong từng giai đoạn thực hiện TNXH đối với NLĐ nhất định. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Thực trạng quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ được tiến hành từ 525 phiếu điều tra nhà quản trị từ 308 DN may Việt Nam với kết quả: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đó, phân tích EFA, phân tích CFA để kiểm tra sự phù hợp của quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ (xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai thực hiện, đánh giá thực hiện) với dữ liệu thu được. Kết quả phân tích thống kê mô tả Giới tính: nữ chiếm phần lớn với 68,9%, nam chiếm 31,1%. Do tỷ lệ nữ trong toàn DN cao nên nữ giữa chức vụ quản lý nhiều hơn nam là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giữ chức vụ quản lý thấp hơn. Trình độ học vấn: nhà quản trị tại các DN may chủ yếu có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất 46,1%, trung học, đào tạo nghề chiếm 37.2 đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 15,4%. Đối với các DN may chịu áp lực cao về sự thay đổi, các sản phẩm may đòi hỏi độ phức tạp, trình độ hiểu biết do đó nhà quản trị cần có năng lực chuyên môn tốt và khả năng quản lý với trình độ cao. Thu nhập: lương từ 6 - 7,5 triệu chiếm tỷ lệ 29,7%, thu nhập trên 7,5 triệu tỷ lệ cao nhất với 45,6%. Đây là đối tượng mà các DN may thu hút và giữ chân ở mọi lúc, mọi nơi vì vậy đòn bẩy đãi ngộ tài chính là công cụ hữu hiệu. Quy mô DN: mẫu điều tra chủ yếu là các DNNVV với tỷ lệ 75,8% còn lại là các DN lớn. Tỷ lệ mẫu gần tương đồng so với điều tra về NLĐ và hoàn toàn phản ánh thực tế là các DN may chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ. Loại hình DN: tập trung chủ yếu loại hình DN trong nước với 87,8%. Tỷ lệ này phù hợp với thực tế là các DN trong nước chiếm tỷ trọng cao trong ngành. Số năm thành lập: DN thành lập trên 10 năm chiếm phần lớn 73,9%, tiếp đến là DN từ 5 đến 10 tuổi với tỉ lệ gần 20,2% phiếu, số phiếu điều tra từ DN dưới 5 năm là ít nhất với tỉ lệ 5,9%. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA * Kiểm định độ tin cậy của thang đo
- 274 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Các mức giá trị của Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo tốt; từ 0,7 đến 0.8 là thang đo có thể sử dụng được (Peterson, 1994); Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán càng cao( Nunally & Burnstein, 1994; Thọ & Trang, 2009). Thang đo XD: hệ số Cronbach’s Alpha = 0.765 > 0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy. Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất đạt 0.529 đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều được sử dụng để phân EFA. Thang đo TK: hệ số Cronbach’s Alpha = 0.809 > 0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy cao khi loại CSR10. Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất đạt 0.527 đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều được sử dụng để phân EFA. Thang đo DG: hệ số Cronbach’s Alpha = 0.755 > 0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy. Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất đạt 0.521 đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều được sử dụng để phân EFA. * Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Khi phân tích EFA cho thấy KMO = 0.832 > 0.5, Sig của kiểm định Bartlett’s = 0.000 đều thỏa mãn yêu cầu. Dữ liệu phù hợp phân tích EFA, mức ý nghĩa sig < 0.05 nên có thể nhận định rằng các biến quan sát có tương quan với nhau. Bảng phương sai được giải thích với các nhân tố đề xuất giải thích được 61,807% > 50% và Eigenvalues đạt 2,681 > 1 thỏa mãn yêu cầu. Bảng 1: Ma trận xoay Factor 1 2 3 CSR8 .750 CSR5 .735 CSR7 .732 CSR6 .580 CSR9 .576 CSR3 .789 CSR2 .696 CSR1 .603 CSR4 .555 CSR11 .750 CSR14 .645 CSR13 .625 CSR12 .609 Nguồn: Kết quả từ phân tích SPSS21 Qua kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố cho thấy còn lại 3 nhân trong đó: TK (CSR8, CSR5, CSR7, CSR6, CSR9); XD (CSR3, CSR2, CSR1, CSR4); DG (CSR11, CSR14, CSR13, CSR12).
- PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 275 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA Kết quả CFA cho thấy Chi - bình phương = 212.334 với giá trị p = .000. Các chỉ tiêu khác: Chi - bình phương/df = 3.425, GFI = 0.939, TLI = 0,907, CFI = 0.926 đều cao hơn 0.9 và RMSEA = 0.68 < 0,08. (Steiger, 1990), điều này có thể suy ra mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả này cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo tính đơn hướng. Giá trị hội tụ: Bảng các trọng số (đã chuẩn hóa) đều > 0.5 chứng tỏ thang đo các khái niệm đều đạt được giá trị hội tụ. Giá trị phân biệt: Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đều dương và < 1 và khác biệt so với 1, giá trị P-value đều rất bé và < 0,05 cho nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó các khái niệm nghiên cứu trong mô hình này đều đã đạt được giá trị phân biệt. Hình 2: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA (chuẩn hóa) Như vậy, kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA của 3 nhân tố (XD, TK, DG) cùng với phân tích CFA khẳng định các nội dung về quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may Việt Nam được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường, đảm bảo tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt. Kết hợp dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được cho phép đưa ra những phân tích. 5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động Xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ như là cái “neo” để con thuyền thực hiện một cách thuận lợi tại các DN may. Kết quả xây dựng kế hoạch thực hiện phần nào phản ánh được khẳng định này với mức điểm bình quân đạt 3,02/5,0 (xem Bảng 2).
- 276 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 2: Kết quả xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may Mức độ thực hiện Mã hóa Nội dung cụ thể DN lớn DNNVV BQ CSR1 Xác định các mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ 3,39 2,86 3,12 CSR2 Nghiên cứu và lựa chọn CoC về TNXH đối với NLĐ 3,32 2,85 3,09 CSR3 Xây dựng các chương trình TNXH đối với NLĐ 3,28 2,73 3,01 CSR4 Xây dựng ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ 3,17 2,56 2,87 Trung bình 3,29 2,75 3,02 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Việc xác định các mục tiêu thực hiện - CSR1 bước đầu đã có sự coi trọng ở các DN lớn. Xác định mục tiêu thực hiện này được xây dựng một cách bài bản, chuyên nghiệp tại DN may quy mô lớn xuất khẩu hàng hóa trong thương mại quốc tế. Xác định thực hiện trước tiên là gắn với việc đảm bảo các mục tiêu về các quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ hay chính là thực hiện tốt luật pháp hiện hành đồng thời nó giúp các DN lớn đã “định vị” tương lai của DN trong hội nhập quốc tế bằng cách đáp ứng yêu cầu của khách hàng về các CoC: SA8000, WRAP, OHSAS 18001. Ví dụ như TCT may 10, Công ty Cổ phần may Sông Hồng, TCT may Đức Giang, TCT may Nhà Bè, TCT may Việt Tiến…đã xác định mục tiêu thực hiện một cách cụ thể để triển khai thực hiện đạt mức khả thi. Tuy nhiên các DNNVV đặc biệt là các DN nhỏ chưa xác định mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ. Qua điều tra có 65,58% (202/308) DN chưa thực hiện công tác này. Theo ông Lê Tiến Trường (2016): “trong tổng số các DN may có đến 90% DN đều còn ở quy mô nhỏ”. Với đặc trưng của các DN nhỏ với nguồn vốn ít, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nhân lực còn mỏng nên các DN này còn “lúng túng” trong việc xác định mục tiêu thực hiện. Bảng 3: Một số DN may điển hình nghiên cứu và lựa chọn SA8000 TT Các DN may Năm TT Các DN may Năm 1 TCT may 10 2001 8 TCT may Việt Tiến 2005 2 TCT may Đức Giang 2001 9 Công ty Cổ phần may Thăng Long 2006 3 Công ty Cổ phần may Thắng Lợi 2002 10 Công ty Cổ phần may Phương Đông 2006 4 TCT may Hưng Yên 2002 11 Công ty Cổ phần may Bình Định 2009 5 Công ty Cổ phần may Bắc Giang 2003 12 Công ty Cổ phần may Nam Hà 2010 6 Công ty Cổ phần may Sông Hồng 2004 13 Công ty Cổ phần TCT may Đồng Nai 2010 7 TCT Cổ phần may Nhà Bè 2005 14 Công ty may xuất khẩu Trường Thắng 2015 Nguồn: VITAS, 2017 Nghiên cứu và lựa chọn CoC về TNXH đối với NLĐ - CSR2 là việc DN may tìm hiểu xem đối tác yêu cầu thực hiện Bộ CoC nào thì DN sẽ lựa chọn CoC đó. Các DN quy mô lớn (xem bảng 3.5) đã quan tâm công tác này để tìm cho mình con đường phát triển bền vững. Các CoC phổ biến nhất mà các DN may quy mô lớn lựa chọn là SA8000 sau đó đến WRAP.... Theo bà Alice Tepper Marlin - Chủ tịch của SAI: “các DN may lựa chọn SA 8000 tại Việt Nam có
- PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 277 rất nhiều thuận lợi vì CoC này có nhiều điểm tương đồng với các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ”. Nhiều DN may đã và đang tìm con đường để khẳng định vị thế, tầm vóc của họ trong TMQT bằng việc nghiên cứu và lựa chọn SA 8000. Tuy nhiên, có 68,18% (210/308) DNNVV chưa thực hiện công tác này. Lý do là các DN này chuyên sản xuất cho khách hàng trong nước mà khách hàng lại không yêu cầu thực hiện hay là các DN này gia công cho DN lớn mà không cần phải thực hiện CoC. Tại các DN may này, Tổng giám đốc hoặc giám đốc - người chỉ đạo TNXH đối với NLĐ các nhà quản lý tiến hành phác thảo chương trình thực hiện thu thập, góp ý của các bộ phận, đơn vị về chương trình dự thảo trên cơ sở đó thực hiện xây dựng chương trình chính thức. Đây là những nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường làm việc, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của DN với các DN cụ thể như: Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, May Phương Đông… Tuy nhiên, thực trạng mức điểm đánh giá thực trạng tiêu chí này còn ở mức khá lo lắng là do rất nhiều các DN may 71,11% (219/308) DN chủ yếu là các DN có quy mô vừa và nhỏ chưa xây dựng chương trình TNXH đối với NLĐ như là: số giờ làm thêm theo tháng, năm, tiền lương làm thêm, hỗ trợ nhà ở cho NLĐ.... Nguồn: VCCI, 2016 Hình 3: Đánh giá về ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Tại các DN may quy mô lớn xây dựng ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ thông thường là phòng kế toán, phối hợp với bộ phận đảm trách thực hiện TNXH đối với NLĐ, bộ phận phụ trách nhân sự để cùng tham gia vào quá trình xây dựng ngân sách này. Bắt đầu là thu thập thông tin về các khoản chi ngân sách về quyền và lợi ích cho NLĐ chủ yếu như chi trả tiền lương và phúc lợi, chi trả hoạt động chăm sóc sức khỏe, chi hoạt động văn hóa, thể thao… Các khoản cho này tại các DN may chưa có quỹ độc lập mà đồng nhất với quỹ lương, quỹ phúc lợi, và một số loại quỹ khác trong các DN may; bước tiếp theo là lập ngân sách thu được và cân đối các khoản thu chi sao cho phù hợp. Tuy nhiên một trong những khó khăn của nhiều DNNVV là vấn đề xây dựng ngân sách cho thức hiện TNXH đối với NLĐ (xem Hình 3). Theo VCCI, 2016: “có đến 79,27% DNNVV thiếu ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ”. Đây là nguyên do các DNNVV khó khăn trong xây dựng ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ. Bên cạnh đó các DN may chưa thực hiện kế toán TNXH. Qua lăng kính thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ: (i) Đối với các DN may quy mô lớn đã coi trọng thực hiện các nội dung từ xác định các mục tiêu đến xây dựng ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ. Tuy nhiên trong xây dựng ngân sách các DN này chưa thực hiện kế toán TNXH của DN; (ii) Đối với các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong tất cả các nội dung của xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với NLĐ.
- 278 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 5.2. Thực trạng triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động Kết quả triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may là một bức tranh với hai khoảng sáng tối rõ rệt tại DN lớn và DNNVV (xem bảng 4). Triển khai thực hiện tại các DN may từ CSR5 đến CSR9 với mức điểm bình quân đạt 3,03/5,0. Bảng 4: Kết quả triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may Việt Nam Mã Mức độ thực hiện Nội dung cụ thể hóa DN lớn DNNVV BQ CSR5 Tổ chức bộ máy thực hiện TNXH đối với NLĐ 3,42 2,84 3,13 CSR6 Lập hồ sơ đăng ký đạt CoC về thực hiện TNXH đối với NLĐ 3,44 2,85 3,15 CSR7 Ban hành các quy định, hướng dẫn CoC về TNXH đối với NLĐ 3,32 2,79 3,06 CSR8 Tổ chức truyền thông nội bộ thực hiện TNXH đối với NLĐ 2,97 2,71 2,84 CSR9 Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân lực thực hiện TNXH đối với NLĐ 3,28 2,66 2,97 Trung bình 3,29 2,77 3,03 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Các DN may quy mô lớn đã có sự quan tâm đến tổ chức bộ máy thực hiện TNXH đối với NLĐ - CSR5 nhưng tại DNNVV thì chưa có sự coi trọng. Có 26,29% (81/308) DN quy mô lớn có tổ chức bộ máy thực hiện TNXH đối với NLĐ một cách bài bản. Đây là các DN may “đi đầu” về tổ chức bộ máy thực hiện TNXH đối với NLĐ như TCT may 10, Công ty CP may Sông Hồng, TCT may Đức Giang, TCT may Nhà Bè, TCT may Việt Tiến, Công ty CP đầu tư và thương mại TNG, TCT may Việt Thắng là Ban cải tiến, Ban TNXH… Do tính chất, đặc trưng của công việc nên các DN may này đã thành lập bộ máy tổ chức thực hiện TNXH đối với NLĐ (xem Hình 4). Nguồn: TCT may Việt Tiến, 2017 Hình 4: Mô hình cấu trúc tổ chức bộ máy thực hiện TNXH đối với NLĐ của TCT may Việt Tiến Thành viên ban này gồm 50% là đại diện các cấp quản lý trong DN, 50% là đại diện công đoàn và NLĐ. Ban này họp ít nhất 1 lần/tháng với các nội dung liên quan đến TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. Điều hành ban (Trưởng ban) là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc (phó trưởng ban); Đại diện công đoàn tham gia với tư cách bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ... Đây là một tổ
- PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 279 chức bộ máy nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực hiện trong toàn bộ DN với cấu trúc tổ chức bài bản, chuyên nghiệp giúp tăng cường tiếng nói của NLĐ cũng như đóng vai trò tích cực trong thực hiện đối thoại tại nơi làm việc có tính “dài hơi hơn” theo tinh thần Nghị định 60/2013/NĐ-CP cũng như tuân thủ tiêu chuẩn lao động của ILO. Các DN may quy mô lớn lập hồ sơ đạt CoC về TNXH đối với NLĐ - CSR6 đạt mức khá tốt còn các DNNVV ở mức dưới trung bình. Thực trạng cho thấy các DN lớn đã mạnh dạn đầu tư áp dụng các CoC - chiếc vé vào cửa của TMQT. Điều tra có 29,22% (90/308) DN may thực hiện việc lập hồ sơ đạt CoC về lao động. Tập trung chủ yếu là các DN lớn. Bên cạnh đó, số lượng các DN áp dụng các CoC về lao động SA8000, WRAP gia tăng theo các năm đến năm 2017 là 73 DN áp dụng WRAP, 87 DN áp dụng SA8000. Như vậy, đã có trên 160 DN may áp dụng CoC về lao động. Đây là con số còn khá khiêm tốn so với gần 6000 DN may. Theo chủ tịch Vinatex (20176): “cho đến hiện tại nếu đối chiếu theo các tiêu chuẩn của các chứng chỉ này thì phải có đến hơn 1.000 DN may đạt yêu cầu”. Việc thực hiện TNXH đối với NLĐ không đòi hỏi DN thực hiện một CoC nhưng việc áp dụng các CoC minh chứng cho việc “chuyển mình” để hội nhập của DN và đạt được yêu cầu của khách hàng đặt ra trong TMQT; Ban hành các quy định, hướng dẫn quy tắc ứng xử về thực hiện TNXH đối với NLĐ - CRS7 được thực hiện hầu hết ở các DN lớn còn các DNNVV thì chưa thực hiện nội dung này. Điều này cho thấy các DN may quy mô lớn đã có sự quyết tâm thực hiện các CoC như: SA8000, WRAP, OHSAS 18001,… Ví dụ tại TCT Đức Giang, TCT may Việt Tiến, Công ty TNG đã ban hành quy định, hướng dẫn về bộ quy tắc ứng xử về TNXH đối với NLĐ để định hướng, thuận tiện cho quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên tại các DNNVV việc ban hành các quy định, hướng dẫn bộ quy tắc ứng xử về TNXH đối với NLĐ một cách đầy đủ mà mới hô khẩu hiệu trong Slogan, triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi… của DN mà thôi. Tổ chức truyền thông nội bộ tại các DN may còn gặp phải một số rào cản khi thực trạng kết quả tiêu chí này ở mức khá thấp. Điều tra cũng cho thấy gần 80% DN còn vướng mắc ở khâu này. Giải đáp về những lo ngại này là: DNNVV chưa lựa chọn được những hình thức, phương tiện truyền thông phù hợp; các phương tiện như gửi email hoặc các hình thức như facebook, zalo, viber… chưa được triển khai thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả. Như vậy, tổ chức truyền thông nội bộ thực hiện TNXH đối với NLĐ là khâu mà các DN cần có biện pháp cấp bách trong thời gian tới. Tại các DN may Việt Nam tổ chức đào tạo được phân thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 - đào tạo đội ngũ nhân lực tham gia vào bộ phận đảm trách thực hiện TNXH. Các DN may tiến hành mời các chuyên gia hàng đầu về TNXH đối với NLĐ của Việt Nam, khu vực và thế giới các DN mày đã tổ chức các lớp đào tạo về nội dung TNXH đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ trong các bộ quy tắc ứng xử như: SA8000, WRAP, hướng dẫn của ASEAN về thực hiện TNXH đối với NLĐ; Giai đoạn 2 - tổ chức đào tạo cho toàn bộ NLĐ còn lại trong DN. Các chuyên gia bên ngoài hoặc các nhà quản lý đảm trách thực hiện TNXH đối với NLĐ sẽ hướng dẫn, tuyên truyền về các CoC, các nội đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ kết hợp với thực hành tại các DN may. Ngoài ra, tổ chức triển khai các chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ là con đường ngắn nhất để biến các mục tiêu thành hiện thực. Tuy nhiên chỉ có một số DN lớn như may 10. thực hiện chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09 tháng 01 năm 2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, NLĐ khu công nghiệp, khu chế xuất May 10 triển khai chương trình điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đặc biệt là nữ công nhân để nâng
- 280 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 cao hiểu biết, trình độ văn hóa. Triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như: phải chi trả từ 2 - 3 tỷ đồng cho quỹ trợ cấp thất nghiệp trong khi DN lớn đang rất cần NLĐ thì họ lại “nhảy việc” từ DN này sang DN khác hoặc đa số các DNNVV chưa xây dựng mục tiêu thực hiện, tài chính eo hẹp, truyền thông nội bộ của còn hạn chế, số lượng lao động lớn, lao động chủ yếu là nữ làm việc theo tổ, dây truyền, theo ca nên gây ra nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện. Nhìn lại toàn bộ thực trạng triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may: (i) Đối với các DN may quy mô lớn đã coi trọng triển khai thực hiện từ tổ chức bộ may đến triển khai các chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ. Song tổ chức truyền thông nội bộ là vấn đề còn gặp khó khăn; (ii) Đối với các DNNVV vẫn chưa thực hiện cũng như gặp nhiều khó khăn trong tất cả các nội dung của triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ. 5.3. Thực trạng đánh giá thực hiện thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động Đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may để đo lường và chấn chỉnh nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Kết quả điều tra thực trạng từ CSR 11 - CSR14 còn hạn chế khi mới dừng lại ở mức điểm bình quân là 2,94/5,0 (xem Bảng 5). Bảng 5: Kết quả đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Mức độ thực hiện Mã hóa Nội dung cụ thể DN lớn DNNVV BQ CSR11 Xác định các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ 3,20 2,77 2,98 CSR12 Đo lường các kết quả chủ yếu của thực hiện TNXH đối với NLĐ 3,18 2,73 2,95 CSR13 Thực hiện các hành động khắc phục và ngăn ngừa 3,15 2,68 2,92 CSR14 Truyền thông báo cáo thực hiện TNXH đối với NLĐ 3,11 2,71 2,93 Trung bình 3,16 2,72 2,94 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu Các DN may quy mô lớn dần chăm chút cho xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ - CSR11 nhưng các DNNVV thì yếu kém. Qua điều tra có 26,29% (81/308) DN quy mô lớn thực hiện khá tốt xác định các tiêu chuẩn đánh giá về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích liên quan đến hợp đồng lao động, giờ làm việc, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, lương và phúc lợi, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể. Mặt khác các DNNVV chưa xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá. Nguyên nhân theo Ông Lê Tiến Trường (2016) là: “hiện nay có quá nhiều CoC về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ và việc thực hiện cùng một lúc dường như là gánh nặng của các DNNVV” và do không xác định mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ. Các DN lớn đã đo lường các kết quả chủ yếu còn các DNNVV có vướng mắc trong việc đo lường các kết quả chủ yếu của thực hiện TNXH đối với NLĐ - CSR12. Tại các DN lớn đảm trách công việc đo lường các kết quả chủ yếu của thực hiện TNXH đối với NLĐ là Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, các phó giám đốc cùng với ban cải tiến và các bộ phận phòng ban khác. Tại một số DN lớn công tác đo lường, kiểm tra diễn ra trước, trong và sau triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ. Một số phương pháp đo lường chủ yếu (xem Bảng 6). Bên cạnh đó qua điều tra cho thấy có 73,70% (227/308) DN may tập trung chủ yếu các DNNVV. Đây là một con số đáng báo động để các DN may có thể thực hiện tốt TNXH đối với NLĐ cũng như để chuyển quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ từ bị động sang chủ động.
- PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 281 Bảng 6: Một số phương pháp đo lường thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may TT Một số phương pháp đo lường Căn cứ để đo lường 1 Bảng tổng hợp về sản xuất, lao động (số lượng, độ tuổi, trình độ học vấn); Bảng tổng hợp công tác lương, thưởng; Một số chính sách Phân tích dữ liệu thống kê mới đối với NLĐ của năm; Chính sách về ATVSLĐ, sức khỏe nghề nghiệp; Chính sách lương, thưởng; Các chế độ phúc lợi… 2 Quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân Hệ thống thẻ từ, hệ thống camera theo dõi, máy soi… 3 Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch về lộ trình tăng lương, Đo lường kết quả bằng dữ liệu thưởng; Chiến lược về lao động và TNXH đối với NLĐ; Tình hình báo trước thực hiện giai đoạn trước (tuần, tháng, năm) về: HĐLĐ, giờ làm việc, lương và phúc lợi, ATVSLĐ… Nguồn: Tổng hợp từ VITAS, 2017 Thực hiện hành động khắc phục và ngăn ngừa khá bị động và chưa thấu đáo nên hiệu quả thu được chưa cao tại các DN may. Thực trạng ý kiến điều tra mức điểm bình quân là 2,86/5,0. Chỉ có một số ít các DN may có quy mô lớn như may Nhà Bè, May Việt Tiến, May 10 thực hiện tốt các hành động khắc phục và ngăn ngừa. DN đã tiến hành điều chỉnh chương trình hành động như tại May 10 sau khi đo lường thấy hệ hạ tầng thông tin còn chưa hiện đại gây trở ngại cho việc thu thập, xử lý thông tin hay mức lương của NLĐ chưa đạt được kế hoạch ban đầu là tăng 8,6% trong năm 2016 do năng suất LĐ chưa đạt kế hoạch ban đầu, bộ phận đảm trách liên quan đã tổ chức “Ngày hội ý tưởng” là một cách làm hữu ích để mọi ý tưởng sáng tạo của NLĐ được nhân rộng. Các sáng kiến cải tiến hữu ích của NLĐ được áp dụng thử nghiệm ngay lập tức và sau đó nhân rộng ra toàn DN cụ thể như khi chuyển đổi sản phẩm sơ mi và quần phải mất từ 1 - 2 ngày nhưng nay chỉ cần 1- 2 giờ; Veston, Jacket phải mất 3 - 4 ngày, nay chỉ mất 8 giờ. Do đó năng suất đảm bảo đạt như mục tiêu đề ra. Mặc dù vậy, điều tra cho thấy có 81,49% (251/308) DN may chưa thực hiện hành động này chủ yếu là các DN có quy mô vừa và nhỏ do thiếu nguồn lực tài chính, bộ máy triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ kiêm nhiệm nhiều công việc. Bức tranh thực trạng đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ cho thấy: (i) Đối với các DN may quy mô lớn đã coi trọng từ xác định các tiêu chuẩn đánh giá đến thực hiện các hành động khắc phục và ngăn ngừa. Tuy vậy, xây dựng báo cáo truyền thông thực hiện còn khá lơ là; (ii) Đối với các DNNVV thì bất cập ở trong toàn bộ các nội dung của đánh giá thực hiện TNXH đối với NLĐ. 6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguồn: Tổng hợp và phát triển từ [8], [9], [11] Hình 5: Đề xuất quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may
- 282 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Muốn thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Việt Nam đạt kết quả tốt cần phải có quá trình thực hiện một cách bài bản, thống nhất và khoa học với các khâu: hoạch định thực hiện TNXH đối với NLĐ, triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ, kiểm soát thực hiện TNXH đối với NLĐ. Bên cạnh đó, Hohnen, P (2007), Niklas Hermansson và Ola Olofsson (2008) đã phát triển quá trình thực hiện TNXH với truyền thông thực hiện TNXH là một phần quan trọng trong tất cả các bước thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Việt Nam (xem Hình 5); Các giải pháp đề xuất trong tăng cường thực hiện TNXH đối với NLĐ nhằm phát huy tối ưu các khâu đã thực hiện tốt ở các DN lớn. Trong đó đáng chú ý là khắc phục hạn chế trong: kế toán thực hiện TNXH của DN, tổ chức truyền thông và xây dựng báo cáo truyền thông thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN lớn. Cùng với đó các DNNVV muốn vượt qua được những khó khăn hiện tại “vươn mình” đón lấy những cơ hội phát triển trong hội nhập quốc tế thì cần thực hiện quyết liệt hệ thống các giải pháp từ hoạch định thực hiện đến kiểm soát thực hiện. Các giải pháp đó là: (i) Chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động Để công tác triển khai và kiểm soát thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may không phải loay hoay hay trong tình trạng thụ động, ứng phó thì lãnh đạo các DN may cần coi hoạch định thực hiện có vị trí trung tâm trong quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ. Thiết lập mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ: Tại các DN may trong ngắn hạn do nhu cầu sản xuất với số lượng lớn khi có đơn hàng gấp một số DN huy động thêm lao động thời vụ hoặc ký các hợp đồng ngắn hạn với NLĐ nên việc thực hiện TNXH đảm bảo quyền của NLĐ như tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc đúng quy định của PLLĐ... Mục tiêu trung và dài hạn về TNXH đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ như: tiền lương tối thiểu, tiền lương cạnh tranh, hỗ trợ nhà ở… Việc nghiên cứu và lựa chọn quy tắc ứng xử về TNXH đối với NLĐ tại các DN may vẫn căn cứ chủ yếu vào yêu cầu của KH. Lựa chọn các CoC về lao động tại các tổ chức chứng nhận cần xem xét: danh tiếng của tổ chức, chi phí đánh giá chứng nhận, chất lượng của tổ chức chứng nhận. Các DN may cần chủ động xây dựng các chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đối với các DNNVV nên lựa chọn phương thức xây dựng chương trình từ trên xuống. Đối với những DN có quy mô lớn việc xây dựng chương trình thực hiện TNXH đối với NLĐ nên sử dụng kết hợp cả 2 phương cách cả tức là lãnh đạo tại các DN may Việt Nam vừa dựa vào mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN để xây dựng chương trình. Các DN may cần quan tâm đến vấn đề tài chính DN trong thực hiện TNXH đối với NLĐ. Đây là “trung tâm lợi nhuận” chứ không phải là “trung tâm chi phí” để từ đó tiến tới hoàn thiện quy trình hoạch định ngân sách thực hiện TNXH đối với NLĐ một cách “chủ động” theo ba bước đó là: chuẩn bị hoạch định ngân sách, soạn thảo ngân sách và giám sát việc thực hiện ngân sách, quy trình này chắc chắn sẽ phù hợp với thực tế thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may. Bên cạnh đó cần tăng cường thực hiện kế toán TNXH tại các DN may Việt Nam. (ii) Huy động các nguồn lực triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động Triển khai TNXH đối với NLĐ của các DN may có vai trò quan trọng trong việc thực hiện hóa mục tiêu thực hiện TNXH đối với NLĐ đã được xây dựng. Do vậy, lãnh đạo DN và các bộ phận liên quan cần tập trung mọi nguồn lực con người, tài chính, thông tin… để triển khai cần:
- PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 283 Tổ chức bộ máy nhân lực thực hiện: Đối với DNNVV nên tích hợp trong các bộ phận, phòng ban có liên quan đến các đối tượng thực hiện TNXH đối với NLĐ trong bộ phận Hành chính - Nhân sự. Đối với các DN may có quy mô lớn cần có sự tập trung cao thành lập Ban TNXH, Ban tư vấn & cải tiến hay Ban phát triển bền vững. Lập hồ sơ đăng ký đạt và ban hành các quy định, hướng dẫn bộ quy tắc ứng xử về TNXH đối với NLĐ. Theo đó, DN cân nhắc lựa chọn áp dụng các CoC xử phù hợp với yêu cầu của KH đặt ra trong TMQT đồng thời có những hướng dẫn, quy định về vận hành các CoC: SA8000, WRAP, OHSAS 18001,... khả thi, linh hoạt và hợp lý. Bên cạnh đó, DN phải thường xuyên tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ để tìm ra những điểm không phù hợp để cải tiến liên tục hệ thống. Chiến lược truyền thông nội bộ minh bạch, đa chiều trong hoạch định chiến lược tại các DN may là yếu tố quyết định đến thành công của công tác này để đạt các CoC về LĐ do KH đặt ra trong TMQT. Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội trong truyền thông nội bộ thực hiện TNXH đối với NLĐ, có thể kể đến: facebook, zalo, viber… hay các bản tin điện tử, hội nghị NLĐ trực truyến, giao tiếp lưu trực tuyến. Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực thực hiện TNXH đối với NLĐ: Đối với nhóm 1 là những nhân lực cốt cán tham gia vào đảm trách tổ chức thực hiện TNXH đối với NLĐ cần phải mời các chuyên gia hàng đầu để thường xuyên đào tạo để cập nhật nội dung về các CoC mà KH đặt ra trong TMQT. Bên cạnh đó cần hoàn thiện các hình thức đào tạo cho nhóm 2 là nhóm toàn bộ NLĐ với các hình thức đào tạo, hướng dẫn trực tiếp, kèm cặp, bắt tay chỉ việc… Tổ chức triển khai thực hiện TNXH đối với NLĐ cần phải đồng bộ, huy động mọi nguồn lực triển khai cho các chương trình TNXH đối với NLĐ cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra và khâu hoạch định thực hiện TNXH đối với NLĐ ban đầu. (iii) Chủ động kiểm soát thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động Tùy vào loại hình hoạt động mục tiêu và quy mô của tổ chức mà khâu kiểm soát thực hiện TNXH đối với NLĐ được sử dụng khác nhau, nhưng để thực hiện TNXH đối với NLĐ đạt hiệu quả thì khâu này cần chú trọng đến một số nội dung: Thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát thực hiện TNXH đối với NLĐ: tại các DN may tiêu chuẩn này có khuynh hướng: các tiêu chuẩn định lượng như số lượng hợp đồng lao động được ký kết đúng loại, tỷ lệ NLĐ được trang bị bảo hộ LĐ, số lượng NLĐ tham gia vào chương trình văn hóa, văn nghệ…; các tiêu chuẩn định tính gồm mức độ tuân thủ về thời gian làm việc nghỉ lễ, nghỉ phép, mức độ hài lòng của NLĐ về bữa ăn dinh dưỡng, hợp vệ sinh, tinh thần tham gia vào đối thoại xã hội, thương lượng tập thể của NLĐ. Trong kiểm soát thực hiện TNXH đối với NLĐ các DN may cần xem xét sự phù hợp của các kết quả với các tiêu chuẩn định lượng và định tính ở bước đầu. Trên cơ sở đó các DN may có thể đánh giá: nếu thực hiện diễn ra theo đúng kế hoạch thì DN không cần phải điều chỉnh còn nếu kết quả thực hiện này không phù hợp với tiêu chuẩn thì DN cần có hành động điều chỉnh, khắc phục để đạt được mục tiêu đề ra. Lúc này nhà quản trị phải tiến hành phân tích các nguyên nhân của sự sai lệch về thực hiện TNXH đối với NLĐ và hậu quả của nó với DN để đi tới kết luận xây dựng chương trình điều chỉnh thực hiện TNXH đối với NLĐ có chất lượng.
- 284 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thực hiện các hành động khắc phục và ngăn ngừa cần trả lời các câu hỏi: Mục tiêu của khắc phục và ngăn ngừa? Nội dung khắc phục và ngăn ngừa? Ai tiến hành khắc phục và ngăn ngừa? Sử dụng những biện pháp, công cụ nào để khắc phục và ngăn ngừa? Thời gian khắc phục và ngăn ngừa? Quyết định khắc phục và ngăn ngừa cần chính xác và kịp thời để uốn nắn những sai lệch giữa kết quả đạt được và mục tiêu đề ra. Xây dựng bản báo cáo và truyền thông kết quả thực hiện TNXH đối với NLĐ để đo lường, ghi nhận và công bố các mục tiêu, trách nhiệm của DN đáp ứng yêu cầu của KH đặt ra trong TMQT. DN có thể xây dựng hệ thống báo cáo TNXH, báo cáo phát triển bền vững với quy trình: Xác định tầm nhìn và cam kết của DN đối với hiệu quả hoạt động và báo cáo; Thành lập nhóm công tác để lập kế hoạch và chuẩn bị cho báo cáo; Phân tích vị thế hiện tại của DN để đáp ứng yêu cầu của KH đặt ra trong TMQT; Tham vấn các bên liên quan; Xác định các vấn đề quan trọng nhất cần báo cáo; Tổng hợp bản báo cáo. 7. KẾT LUẬN Ngày càng có nhiều các DN may Việt Nam thực hiện TNXH đối với NLĐ trong hội nhập kinh tế quốc tế để đáp ứng yêu cầu của khách hàng đặt ra. Trong đó, quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ đã đem lại nhiều thuận lợi, tạo thế chủ động cho các DN may trong thương mại quốc tế, tạo dựng môi trường làm việc tốt, thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu của khách hàng quốc tế, tao dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu trong quan hệ với khách hàng, các đối tác cũng như tạo ưu thế trong cạnh tranh trong kinh doanh thương mại. Nghiên cứu đã phân tích EFA, CFA để thấy được sự phù hợp của quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ tại các DN may Việt Nam với dữ liệu thị trường. Từ đó phân tích bức tranh thực trạng thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Việt Nam cũng như gợi ý một số giải pháp để các DN may tăng thực hiện TNXH đối với NLĐ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng đặt ra trong thương mại quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Phạm Công Đoàn (2008), Đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Đại học Thương mại. 2. Bùi Thị Thu Hương, (2018), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên đối với người lao động, Luận án tiến sĩ kinh tế. 3. ILO & IFC, chương trình làm việc tốt hơn, Báo cáo tuân thủ trong ngành may mặc, lần 6, 7, 8,9 từ năm 2011- 2017. 4. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn (2015), “Thực hiện TNXH tại các DN chế biến, xuất khẩu thuỷ sản đồng bằng sông Cửu Long”, Đề tài cấp Bộ. 5. Nguyễn Ngọc Thắng, (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sách chuyên khảo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu khoa học Marketing-ứng dụng mô hình SEM, NXB Lao động. 7. Academy of Management Journal - AMJ, (2016), Corporate social responsibility an overview and new research directions. AMJ vol 59, No, 534 - 544. 8. Hohnen, P. (2007), “Corporate Social Responsibility - An implementation Guide for Business”, International Institute for Sustainable Development.
- PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 285 9. Jan Jonker & Marco de Witte, (2006), “Management models for corporate social responsibility”; ISBN- 13 987-3-540-33246-6 Springer Berlin Heidelberg New York. 10. Maignan I., Ferrell O. C., & Ferrell L, (2005), A Stakeholder Model for Implementing Social Responsibility in Marketing, European Journal of Marketing, 39 (9/10). 11. Niklas Hermansson và Ola Olofsson, 2008, “The CSR Implementation process”, International Business and Economics Program Bachelor dissertation FE6131. 12. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994) Psychometric theory (3rd ed.). New York, NY: McGraw-Hill, Inc. 13. Panapanaan, et al (2003), “Roadmapping Corporate Social Responsibility in Finnish Companies” . Journal of Business Ethics, 44 (2). 14. Peterson, R. A. (1994). A meta-analysis of Cronbach’s coefficient alpha. Journal of Consumer Research, 21, 381–391. 15. Werre, M. (2003) Implementing Corporate Responsibility -The Chiquita Case, Journal of Business Ethics, 44(2). 16. Các website: www.ilo.org/ http://www.vinatex.com https://www.nhabe.com.vn https://may10.vn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Tìm hiểu và phân tích trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp cụ thể tại thị trường Việt Nam
42 p | 241 | 74
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh - Chương 2: Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh
17 p | 427 | 71
-
Tiểu luận môn Quản trị học: Đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong kinh doanh
46 p | 476 | 57
-
Bài giảng đạo đức kinh doanh (ThS. Nguyễn Văn Bình) - Chương 7: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
7 p | 260 | 31
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
10 p | 111 | 15
-
Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
8 p | 59 | 9
-
Trách nhiệm xã hội và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - nghiên cứu tình huống: Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình
8 p | 68 | 9
-
Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 1: Giới thiệu về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
15 p | 22 | 8
-
Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 6: Trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp
22 p | 8 | 7
-
Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đến giá trị của các công ty xuất khẩu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
16 p | 12 | 6
-
Vai trò của phong cách lãnh đạo trong thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa Việt Nam
9 p | 18 | 6
-
Trách nhiệm xã hội và phát triển kinh doanh bền vững của Tập đoàn khách sạn Mường Thanh
16 p | 74 | 6
-
Một số kết quả kháo sát về tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng ở Đông Nam Bộ
7 p | 27 | 5
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp công nghiệp Phú Thọ
5 p | 9 | 4
-
Thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam
8 p | 13 | 3
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - góc nhìn từ marketing
4 p | 109 | 3
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
5 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn