Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 6: Trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp
lượt xem 7
download
Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 6 Trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm đạo đức và trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh; lợi ích của DN khi thực hiện trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh; những vấn đề vi phạm trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 6: Trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp
- Trách nhiệm xã hội của DN và Đạo đức kinh doanh 1
- 2 Chương 6 Trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp V AN LANG WHERE UNIVERSITY IMPACT MATTERS
- 6.1 Khái niệm đạo đức và trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh • Đạo đức là những nguyên tắc đạo đức, nguyên tắc ứng xử, quy tắc, những hướng dẫn về đạo đức chi phối hành vi của một người hoặc một nhóm người. • Đánh giá một hành vi đạo đức của cá nhân hay tổ chức cần phải dựa trên các nguyên tắc đạo đức, dựa trên các giá trị đạo đức hay những giá trị mang tính phổ quát của con người. • Đạo đức kinh doanh là đạo đức của con người kinh doanh, của người lao động được áp dụng vào trong hoạt động kinh doanh. • Đạo đức kinh doanh liên quan đến tính đúng-sai, công bằng của các
- 6.2 Lợi ích của DN khi thực hiện trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh • DN có trách nhiệm đạo đức đóng góp vào cam kết làm việc lâu dài của nhân viên • DN có trách nhiệm đạo đức đóng góp vào sự trung thành của nhà đầu tư • DN có trách nhiệm đạo đức đóng góp vào sự thoả mãn khách hàng • DN có trách nhiệm đạo đức đóng góp vào lợi nhuận của công ty trong dài hạn. -> Trên thực tế, các công ty giải quyết các vấn đề về trách nhiệm đạo đức như thế nào sẽ có tác động đến danh tiếng và kết quả kinh doanh
- 6.3 Những vấn đề vi phạm trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh của các doanh Phân biệt đối xử, gian lận trong kinh doanh, trong marketing, trong đấu nghiệp • thầu • Bất bình đẳng (giới, tuyển dụng, lương thưởng, thăng chức, thưởng phạt không công bằng) • Tham nhũng và hối lộ • Bê bối chất thải, khí thải • Sổ sách kế toán, báo cáo tài chính bất thường, cố tình sai lệch, minh bạch • Lừa dối khách hàng/nhân viên/nhà đầu tư,
- 6.4 Như thế nào được xem là DN có trách nhiệm đạo đức? • Làm sản phẩm an toàn • Quảng cáo trung thực • Đóng gói chính xác, đúng số lượng, hàm lượng công bố • Dán nhãn chính xác và đầy đủ • Định giá tương xứng với chất lượng • Bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng, • Trả lương công bằng • Ngày làm việc và lương thoả đáng •
- 6.4 Như thế nào được xem là DN có trách nhiệm đạo đức? • Tạo ra điều kiện làm việc an toàn • Không trộm cắp/tham ô (lãnh đạo và nhân viên) • Bảo vệ môi trường hướng đến tính bền vững • Không hối lộ quan chức • Bảo vệ lợi ích cổ đông • Bồi thường công bằng cho nhân viên hay khách hàng bị thiệt hại • Truyền thông chính xác • Minh bạch trong tài chính, thông tin khách hàng.
- 6.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm đạo đức trong kinh 6.5.1 Việc thực hiện các nguyên tắc phổ quát tác doanh việc ra quyết định có đạo đức trong KD động đến - Nguyên tắc vị lợi - Nguyên tắc nghĩa vụ/đạo nghĩa (tham chiếu giá trị phổ quát) - Nguyên tắc về Quyền - Nguyên tắc Công lý – công bằng 6.5.2 Những yếu tố trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc ra quyết định có trách nhiệm đạo đức - Văn hoá doanh nghiệp
- 6.5.1 Việc thực hiện các nguyên tắc phổ quát tác động đến việc ra quyết định có đạo đức trong kinh doanh Nhận thức về Nguyên tắc vị lợi (Utilitarianism) • Nguyên tắc vị lợi: Một hành động có thể được xác định là tốt hay xấu, đúng hay sai bằng cách xem xét kết quả/hậu quả của nó đem lại cho số đông. • Nguyên tắc vị lợi là một nguyên tắc kết quả, phải luôn hành động sao để tạo ra lợi ích tốt nhất và ít xấu nhất cho mọi người”. Nói một cách ngằn gọn “Lợi ích lớn nhất cho số đông”. • Hai trong số những triết gia có ảnh hưởng nhất ủng hộ quan điểm vị lợi này là Jeremy Bentham (1748–1832) và John Stuart Mill (1806–1873).
- Nguyên tắc nghĩa vụ/đạo nghĩa (nghĩa vụ đối với những giá trị phổ quát) • Hành động phải đúng với nghĩa vụ/bổn phận. Kết quả của hành động không thể dùng để đánh giá đúng-sai, nhưng quan trọng là động cơ của người thực hiện hành động đó như là một bổn phận. • Nguyên tắc này giúp đánh giá giá trị đạo đức của một hành động/quyết định dựa trên việc thực hiện hay không thực hiện các giá trị phổ quát vì đó là bổn phận/nghĩa vụ phải làm. (ví dụ thấy người sắp chết mà không cứu là vi phạm đạo đức vì sự sống là một giá trị phổ quát, và mọi người phải có nghĩa vụ bảo vệ nó) • Như vậy nguyên tắc này buộc những người đưa ra quyết định trong kinh doanh phải xem xét bổn phận của họ khi ra quyết định đó có liên quan đến các giá trị phổ quát như sự sống, nhân phẩm, sức khoẻ con người, sự công bằng trong DN, các quyền phổ quát của con người.
- Nguyên tắc về Quyền • Theo Liên Hiệ p Quố c, quyề n con ngư i là nhữ ng ờ bả o đ m pháp lý toàn cầ u có tác dụ ng bả o vệ cá ả nhân và các nhóm chố ng lạ i nhữ ng hành đ ng ộ hoặ c sự bỏ mặ c làm tổ n hạ i đ n nhân phẩ m, ế nhữ ng tự do cơ bả n củ a con ngư i ờ • Như vậy quyền con người là giá trị phổ quát của nhân loại, vậy nên các quyết định trong kinh
- Nguyên tắc về Quyền • Như vậy quyền là giá trị phổ quát, mà nếu các DN không tôn trọng quyền hay phi phạm quyền, thiếu nghĩa vụ bảo vệ quyền thì có thể bị xem là thiếu trách nhiệm đạo đức. • Như vậy, Quyền của người này là Bổn phận/nghĩa vụ của người kia phải tôn trọng. Ví dụ: - Quyền của người đến lượt đèn xanh giao
- Nguyên tắc Công lý • Nguyên tắc công lý được đặt trên nền tảng những con người tự do và bình đẳng (free and equal persons). • Năm 1971, John Rawls đã viết cuốn sách “Một Luận thuyết về Công lý”. • Luận đề căn bản của John Rawls là “Công lý là công bằng” (Justice as fairness). Nguyên tắc công lý này được đặt trên nền tảng những cá nhân tự do và bình đẳng (free and equal persons). • Theo John Rawls“Công lý là đức hạnh thứ nhất cho các định chế xã hội”. • Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm trên nền tảng công lý, do đó công lý từ chối sự phủ nhận tự do
- Nguyên tắc Công lý Thuyết Công Lý xác định • Mọi người có quyền như nhau, họ có sự tự do và nhu cầu như bao người khác. • Tất cả mọi người phải được đối xử công bằng. Như vậy, quyền của người này là bổn phận của người kia và ngược lại. • Nguyên tắc công bằng, xét trên khía cạnh đạo đức, giúp xác định đúng-sai trong việc phân phối cơ hội hay sự khó nhọc cho mọi người. • Sự bất công chỉ có thể được chấp nhận khi thật cần thiết để tránh một bất công lớn hơn.
- Bốn loại công bằng theo John Rawls • Công bằng trong đền bù: Công lý đền bù liên quan đến việc bồi thường cho ai đó về sự bất công trong quá khứ. • Công bằng trong trừng phạt: Mọi người bình đẳng trước pháp luật. Ví dụ ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ nói: “Nếu ta sai, ta sẽ xin lỗi dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. • Đó là sự bất công, đó là vi phạm đạo đức vì vi phạm giá trị phổ quát là sự công bằng . • Công bằng trong thủ tục: Công lý thủ tục đề cập đến các thủ tục, thực tiễn hoặc thỏa thuận đưa ra quyết định
- 6.5.2 Các yếu tố doanh nghiệp ảnh hưởng đến ra quyết định có trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp • Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các giá trị, niềm tin, chuẩn mực, cách giải quyết vấn đề mà các thành viên (ban giám đốc và nhân viên) của một tổ chức chia sẻ. • Một môi trường có đạo đức là thể hiện văn hóa doanh nghiệp lành mạnh. • Văn hoá doanh nghiệp lành mạnh tạo ra một bầu không khí đạo đức mà tất cả các thành viên tổ chức sẽ tin tưởng và an tâm thực hiện công việc của mình. Ngược lại, Văn hoá doanh nghiệp phi đạo đức sẽ
- 6.5.2 Yếu tố doanh nghiệp ảnh hưởng đến ra quyết định có trách nhiệm đạo đức Cơ cấu tổkinh doanh trong chức • Mỗi cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng nhất định đến việc ra quyết định và hành vi đạo đức của lãnh đạo và nhân viên vì cơ cấu tổ chức thể hiện sự phân chia quyền lực trong tổ chức đó. • Mỗi cơ cấu tổ chức cần có các nội quy, chính sách và thủ tục hỗ trợ với hệ thống kiểm soát quyền lực.
- Cơ cấu tổ chức • Tổ chức tập trung quyền (tập quyền - Centralization): Quyền ra quyết định tập trung trong tay của nhà quản lý cấp cao và ít giao quyền cho cấp dưới. Vấn đề của tổ chức tập trung quyền lực (tập quyền) • Có xu hướng quan liêu • Tính trách nhiệm thấp • Lạm dụng quyền lực dẫn đến độc tài, độc đoán. • Đổ lỗi, đổ trách nhiệm cho người khác • Giới hạn khả năng của cá nhân.
- Cơ cấu tổ chức • Tổ chức phân quyền (Decentralization) : Quyền quyết định phân chia cho các phòng ban nên có sự khống chế lẫn nhau dẫn đến ít bị lạm quyền hay độc tài, độc đoán. • Như vậy một doanh nghiệp có mô hình cơ cấu tổ chức theo hướng phân quyền giúp minh bạch, rõ ràng và công bằng hơn • Một doanh nghiệp có mô hình cơ cấu tổ chức theo hướng phân quyền sẽ có các quy tắc giúp điều phối và kiểm soát quyền lực nên ít bị lạm dụng hơn, ít tính cá nhân hơn. • Cũng cần lưu ý là nếu cơ cấu tổ chức theo hướng phân quyền mà không quản lý quyền những người có đầy đủ thẩm quyền ra quyết định có thể lạm dụng.
- 6.5.2 Yếu tố doanh nghiệp ảnh hưởng đến ra quyết định có trách nhiệm đạo đức Kế hoạchkinhlược trong chiến doanh • Một người quản lý có thể vô tình tạo điều kiện dẫn đến hành vi phi đạo đức của cấp dưới. Lấy trường hợp một giám đốc tiếp thị đặt ra mục tiêu tăng doanh số 20% cho năm tới trong khi mức tăng 10% là tất cả những gì có thể được mong đợi một cách thực tế và trung thực, ngay cả với thành tích xuất sắc. Trong trường hợp không có các chuẩn mực đạo đức được thiết lập và truyền đạt rõ ràng, thật dễ dàng để thấy cấp dưới có thể tin rằng họ nên làm mọi cách để đạt được mục tiêu 20%. Với mục tiêu đặt ra quá cao, người bán hàng sẽ phải đối mặt với tình huống phi đạo đức nhằm làm hài lòng cấp trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh & Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
18 p | 586 | 84
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh - Chương 2: Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh
17 p | 432 | 71
-
Bài giảng đạo đức kinh doanh (ThS. Nguyễn Văn Bình) - Chương 7: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
7 p | 266 | 31
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh (GV. Phạm Đình Tịnh) - Chương 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
6 p | 316 | 24
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh - Chương 6: Giới thiệu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
17 p | 186 | 22
-
Bài giảng Quản trị học - Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội
19 p | 150 | 13
-
Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 1: Giới thiệu về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
15 p | 25 | 8
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 6 - Trường ĐH Thương Mại
20 p | 17 | 8
-
Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 3: Các bên liên quan và quản trị các bên liên quan trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
28 p | 19 | 7
-
Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 2: Sự bền vững và mối quan hệ với môi trường, xã hội và kinh tế
23 p | 26 | 7
-
Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 4: Trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp
26 p | 20 | 7
-
Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 5: Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp
20 p | 18 | 7
-
Bài giảng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh - Chương 7: Trách nhiệm từ thiện của doanh nghiệp
21 p | 22 | 7
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 6 Hành vi đạo đức và trách nhiệm xã hội - TS. Lê Hiếu Học
6 p | 96 | 5
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - ThS. Phan Y Lan
15 p | 10 | 4
-
Bài giảng Quản trị công ty - Chương 2: Nhận diện hệ thống và các nguyên tắc quản trị công ty (Đối tượng Sau đại học)
31 p | 13 | 4
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 6 - ThS. Mai Thanh Huyền
17 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn