intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học - Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội (Trần Đăng Khoa)

Chia sẻ: Lê Nguyễn Anh Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

494
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài giảng gồm: bạn là nhà quản trị dũng cảm, đạo đức quản trị là gì, quản trị có tính đạo đức ngày nay, vấn đề lưỡng nan đạo đức, các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức, nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức, trách nhiệm xã hội của công ty là gì, đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty, quản trị đạo đức và trách nhiệm xã hội của công ty. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học - Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội (Trần Đăng Khoa)

  1. Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội Giảng viên: TS. Trần Đăng Khoa
  2. Nội dung 1. Bạn là nhà quản trị dũng cảm? 2. Đạo đức quản trị là gì? 3. Quản trị có tính đạo đức ngày nay 4. Vấn đề lưỡng nan đạo đức: Bạn sẽ làm gì? 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 6. Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức 7. Trách nhiệm xã hội của công ty là gì? 8. Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty 9. Quản trị đạo đức và trách nhiệm xã hội của công ty
  3. 1. Bạn là nhà quản trị dũng cảm? Hầu như Hầu như Các phát biểu đúng không đúng 1. Tôi chấp nhận những tổn thất cá nhân để đạt được tầm nhìn đã đặt ra. 2. Tôi chấp nhận các rủi ro cá nhân để bảo vệ niềm tin của mình. 3. Tôi luôn trả lời “không” đối với những điều không đúng thậm chí tôi phải chịu mất mát lớn. 4. Các hành động quan trọng của tôi đều gắn với những giá trị cao hơn. 5. Tôi dễ dàng hành động ngược lại với những ý kiến và sự đồng ý của những người khác. 6. Tôi luôn nhanh chóng nói với mọi người những sự thật mà tôi nhìn thấy, thậm chí điều này gây ra những tác động tiêu cực. 7. Tôi luôn phản đối những sự không công bằng trong nhóm và trong tổ chức. 8. Tôi hành động theo lương tâm của mình, thậm chí điều này có thể làm tôi không thể phát triển.
  4. 2. Đạo đức quản trị là gì? Đạo đức là một bộ quy tắc về nhân cách hay phẩm hạnh và những giá trị điều khiển hành vi của một cá nhân hay một nhóm được dùng để đánh giá điều gì là đúng hay sai. Đạo đức còn thiết lập những tiêu chuẩn để xem xét điều gì là tốt hay xấu trong quản trị và ra quyết định. Tuy nhiên vấn đề đạo đức đôi khi quá phức tạp để xác định.
  5. 2. Đạo đức quản trị là gì? Đạo đức có thể được thấu hiểu rõ ràng hơn khi so sánh giữa hành vi bị kiểm soát bởi luật pháp và bởi sự tự nguyện.
  6. 3. Quản trị có đạo đức ngày nay Rất nhiều bê bối về đạo đức thời gian gần đây Niềm tin của công chúng với giới lãnh đạo kinh doanh giảm sút nghiêm trọng (chỉ có 15% đối tượng điều tra đánh giá mức độ trung thực của lãnh đạo là “cao” hoặc “rất cao” – Gallup, 2010). Các nhà quản trị chịu trách nhiệm rất lớn trong việc hình thành môi trường đạo đức trong mỗi tổ chức và họ cần đóng vai trò như là hình mẫu cho người khác.
  7. Ví dụ về vi phạm pháp luật và đạo đức
  8. 4. Vấn đề lưỡng nan đạo đức Vấn đề lưỡng nan về đạo đức nổi lên trong một tình huống liên quan đến vấn đề đúng hoặc sai khi các giá trị mâu thuẫn với nhau. Một số tình huống ví dụ  Lấy văn phòng phẩm  Bán dược phẩm mới  Chuyển hàng không bị camera giám sát  Cuộc điện đàm bàn về kiện công ty của bạn  Đoàn tàu điện
  9. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 1) Quan điểm vị lợi 2) Quan điểm chủ nghĩa vị kỷ 3) Quan điểm quyền đạo đức 4) Quan điểm công bằng 5) Quan điểm thực dụng
  10. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 1/ Quan điểm vị lợi: Quan điểm vị lợi xem hành vi đạo đức đem lại điều tốt nhất cho một số người lớn nhất. Quan điểm này đánh giá đạo đức về phương diện kết quả hoạt động.
  11. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 2/Quan điểm chủ nghĩa vị kỷ: dựa trên niềm tin con người hành động do sự thúc đẩy của lợi ích bản thân. Theo cách tiếp cận này, xã hội sẽ tốt hơn nếu mọi người đều hành động theo cách được tối đa hóa lợi ích hay hạnh phúc bản thân. Cần phải có sự liêm khiết và trung thực cá nhân. Có thể dẫn đến hành vi tham lam, vô đạo đức.
  12. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 3/ Quan điểm quyền đạo đức: Tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của con như: quyền riêng tư, quyền được đối xử công bằng, tự do ngôn luận, tự do thỏa thuận, sức khỏe và an toàn, và tự do ngôn luận... 4/ Quan điểm công bằng: Cho rằng các quyết định đạo đức đối xử với con người phải vô tư và công bằng theo các quy định và tiêu chuẩn pháp lý.
  13. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 4/ Quan điểm công bằng: bao gồm: Công bằng phân phối (distributive justice) đòi hỏi các cách đối xử khác nhau với con người không nên dựa vào những đặc trưng được đánh giá một cách tùy tiện và chủ quan của nhà quản trị. Ví dụ: Nam và nữ không nên nhận các mức lương khác nhau nếu họ có cùng một năng lực và làm cùng một loại công việc.
  14. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 4/ Quan điểm công bằng: bao gồm: Công bằng thủ tục (procedural justice) đòi hỏi các quy định phải được áp dụng như nhau cho tất cả mọi người. Các quy định phải được công bố rõ ràng, có hiệu lực nhất quán và không phân biệt. Công bằng trong đền bù (compensation justice) cho rằng các cá nhân phải được được đền bù các chi phí điều trị những chấn thương của họ bởi những người/bộ phận có trách nhiệm.
  15. 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 5/ Cách tiếp cận thực dụng tránh xa những cuộc tranh luận về những gì được xem là đúng, là tốt, hay chỉ đặt nền tảng cho các quyết định dựa vào những chuẩn mực thịnh hành của tổ chức nghề nghiệp hay toàn xã hội, và chú ý đến lợi ích của tất cả các đối tượng hữu quan => Với cách tiếp cận thực dụng, một quyết định được xem là có đạo đức khi nó được xem là có thể chấp nhận được bởi cộng đồng nghề nghiệp.
  16. 6. Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức Các yếu tố tác động đến việc ra các quyết định đạo đức của nhà quản trị: Phẩm chất và đặc trưng về hành vi của cá nhân. Các nhu cầu cá nhân, sự ảnh hưởng từ gia đình, và nền tảng tôn giáo. Văn hóa công ty và những áp lực từ cấp trên, đồng nghiệp. Các áp lực của tổ chức có thể làm cho người nhân viên hành xử một cách phi đạo đức.
  17. Hệ quả của hành vi phi đạo đức Áp lực từ tổ chức => hành động ngược lại với những gì được xem là đạo đức => thường trở nên thất vọng và suy kiệt về cảm xúc. Các hành vi phi đạo đức => ngăn cản khả năng một con người làm hết sức mình cho công ty + gây trở ngại cho tình trạng hoàn hảo về cá nhân và nghề nghiệp của con người đó.
  18. Ba cấp độ phát triển đạo đức cá nhân Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Tiền quy ước Quy ước Hậu quy ước Tuân thủ các quy định để tránh bị Sống theo kỳ vọng của người Tuân thủ những nguyên tắc trừng phạt. Hành động dựa khác. Hoàn thành các nghĩa vụ về công bằng và những điều tốt trên lợi ích của riêng mình. Sự và trách nhiệm của hệ thống xã đẹp mà bản thân đã chọn. Nhận tuân thủ chỉ vì lợi ích của riêng hội. Tán thành luật pháp thức được con người có những mình giá trị khác nhau và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề lưỡng nan về đạo đức. Cân bằng mối quan tâm cá nhân với mối quan tâm về những điều tốt đẹp phổ biến Lợi ích bản thân Kỳ vọng của xã hội Các giá trị bên trong
  19. 7. Trách nhiệm xã hội của công ty là gì? Là trách nhiệm quản trị trong việc tiến hành các lựa chọn và thực hiện các hành động để đóng góp cho phúc lợi và lợi ích của xã hội, chứ không nên chỉ chú ý vào lợi ích của riêng công ty.
  20. Các đối tượng hữu quan của tổ chức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0