intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tiễn thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong năm 2018 đến nay – Khuyến nghị

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực tiễn thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong năm 2018 đến nay – Khuyến nghị" nhằm làm rõ một vài khái niệm xoay quanh chính sách tiền tệ quốc gia; đồng thời nêu lên thực tiễn mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện chính sách suốt thời gian từ năm 2018 đến nay. Từ những khó khăn và bất cập đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tiễn thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong năm 2018 đến nay – Khuyến nghị

  1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG NĂM 2018 ĐẾN NAY– KHUYẾN NGHỊ Phan Lê Khánh Trang*, Bùi Thị Yến Nhi, Lê Phạm Hoàng Phát Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: khanhtrangphanle6@gmail.com. TÓM TẮT Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ để Chính phủ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô. Đây là chính sách nắm giữ vai trò quan trọng, then chốt trong việc ổn định thị trường tiền tệ và phát triển nền kinh tế nước nhà. Vì thế, bài viết này nhằm làm rõ một vài khái niệm xoay quanh chính sách tiền tệ quốc gia; đồng thời nêu lên thực tiễn mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện chính sách suốt thời gian từ năm 2018 đến nay. Từ những khó khăn và bất cập đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ. Từ khóa: Chính sách; chính phủ; vĩ mô; thị trường; tiền tệ. 1. Tổng quan về chính sách tiền tệ quốc gia Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (LNHNNVN) 2010. Chính sách tiền tệ quốc gia là tập hợp các quyết định về tiền tệ mang tầm quốc gia được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung của chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm, mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, thể hiện qua chỉ tiêu lạm phát được đề ra. Công cụ và biện pháp, sử dụng để thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.” Cơ chế pháp lý hiện nay khi giải thích về chính sách tiền tệ bằng cách thông qua các công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia và điều này cũng được thể hiện rất rõ trong Điều 10 LNHNNVN 2010: - Tái cấp vốn: Đây là hình thức mà Ngân hàng nhà nước (NHNN) cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán theo khoản khoản 1 Điều 11 LNHNNVN 2010. - Lãi suất: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi (tín dụng đen). - Tỷ giá hối đoái: là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ (sau đây gọi tắt là tỷ giá). Đây khái niệm khá cũ quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 179/2012/TT-BTC nhưng đã hết hiệu lực từ ngày 11 tháng 07 năm 2021 đến nay đã không còn hiệu lực tức khái niệm này chưa được quy định mà chỉ ngầm hiểu theo thói quen. - Dự trữ bắt buộc: Số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. (khoản 1 Điều 14 LNHNNVN 2010). - Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở bằng cách mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD. (khoản 1 Điều 2 Thông tư 42/2015/TT-NHNN)” Chính sách tiền tệ tiền tệ quốc gia ảnh hưởng mọi mặt của nền kinh tế, bất cứ một động tác nào cũng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu tục đến nền kinh tế. Chính vì thế mà có thể nói đây chính là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành bại của nhà đầu tư và sự phát triển của nền kinh tế. Các nhân tố lớn chịu ảnh của chính sách này như sau: 642
  2. Đầu tiên, thị trường chứng khoán và tâm lý của các nhà đầu tư, nhân tố này cực kỳ quan trọng khi là kênh dẫn vốn và thu hút vốn đầu tiềm năng từ công chúng. Và trong trường hợp chính sách tiền tệ được thực hiện sẽ gây ra các biến động lớn đến công cuộc đầu tư chứng khoán; đồng nghĩa với việc làm thay đổi tình hình kinh tế tại thời điểm đó. Chính vì thế mà nhân tố này là điều mà nhà đầu tư cần bám sát và theo dõi liên tục để kịp thời điều chỉnh hướng đầu tư hiệu quả và đúng đắn nhằm mang lại lợi nhuận cho chính nhà đầu tư đó. Ví dụ như vào thời kỳ chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất giảm khiến nguồn vốn có xu hướng chảy từ kênh tiết kiệm ngân hàng sang đầu tư chứng khoán. Đồng thời, các doanh nghiệp được khuyến khích vay tiền để mở rộng kinh doanh. Đây là một cơ hội để nhà đầu tư nhìn nhận cổ phiếu công ty nào có tiềm năng phát triển trong tương lai để mua vào với mức giá phù hợp. Thứ hai, nhân tố cạnh tranh trong thị trường tài chính cũng chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách tiền tệ khi mà điều chỉnh nguồn tài chính không để bị thụ động tại một thị phần duy nhất lầ ngân hàng mà thay vào đó sẽ điều tiết nhằm đa dạng hóa và giảm đi sự phụ thuộc của chính sách tiền tệ đến hệ thống ngân hàng nếu như có những rủi ro xảy ra. Thứ ba, chính sách tiền tệ sẽ điều chỉnh trực tiếp đến mức độ tài chính của các cá nhân, hộ gia đinh và doanh nghiệp khi đây chính là công cụ điều chỉnh hành vi tiêu dùng và đầu tư của các đối tượng trên bằng cách thông qua việc đánh giá mức độ khả năng tiếp cận vốn để nhận sự tài trợ qua hệ thống tài chính. Hay tác động của chính sách tiền tệ đến giá tài sản thông qua giao dịch như cổ phiếu, bất động sản… sẽ phụ thuộc vào cơ cấu các danh mục đầu tư tài chính mà các cá nhân, doanh nghiệp nắm giữ. Ngoài ra, sự tác động của chính sách tiền tệ còn thể hiện ở một phần từ trạng thái tài chính ban đầu của cá nhân hay doanh nghiệp. Cho nên, các nước có quá trình tiêu dùng và đầu tư chủ yếu dựa trên khoản tiết kiệm hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận, chịu tác động chủ yếu của chính sách tiền tệ thì khả năng bị hạn chế sẽ lớn hơn những nước phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng. Mà các nhân tố trên đến từ nhiều yếu tố mà các yếu tố này có thể khiến cho Chính Phủ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết thị trường tiền tệ quốc gia. Các yếu tố đó bao gồm: Thứ nhất, yếu tố về sự kiện bất khả kháng là một vấn đề mà bất cứ ai cũng khó lòng lường trước được nên có thể làm ảnh hưởn nghiêm trọng đến thị trường tiền tệ trong nước. Điển hình như tình hình dịch bệnh Covid-19, khi mà nền kinh tế phải phụ thuộc vào nền y tế nước nhà (tỷ lệ tiêm phủ vaccine); bởi vì tại thời điểm đó vấn đề này có thể quyết định đến việc giữ ổn định phục hồi tăng trưởng của từng quốc gia lẫn triển vọng tăng trưởng toàn cầu, và chi phối chính sách tiền tệ. Thứ hai, yếu tố lạm phát đến từ việc tăng phát và giảm phát đây là yếu tối làm chi phối chính sách tiền tệ của quốc gia lẫn các nền kinh tế đang phát triển, kém phát triển. Thứ ba, chính sách ngoại hối hay khả năng thay thế giữa những tài sản có giá trị trong nước và tài sản nước ngoài là một yếu tố quan trọng quyết định đến tính hiệu quả của chính sách tiền tệ trong điều kiện giao dịch vốn tự do như hiện nay. Chính sách này giúp tăng khả năng doanh nghiệp tiếp cận vốn nước ngoài và giảm sự phụ thuộc vào tín dụng trong nước và giảm tác động của chính sách tiền tệ lên tổng cầu. Cuối cùng theo nhóm nghiên cứu cho rằng tình trạng đô là hóa là yếu tố quan trọng không kém bởi tình trạng này đang diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Điều này có thể đe dọa rất lớn đến đồng tiền Việt Nam khi mà nguy cơ gây ra rủi ro mất cân đối kỳ hạn và chênh lệch giữa đồng tiền quốc nội với đồng đô la. Yếu tố này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thống kê tổng lượng tiền và xác định các mục đích sử dụng nguồn tiền sao cho hợp lý nhất tránh đi việc lạm dụng đô la làm mất giá trị của tiền trong nước. 2. Thực trạng chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong năm 2018 đến năm 2023 643
  3. Hiện nay, nền kinh tế của thế giới và cả Việt Nam đang rơi vào trạng thái suy thoái kinh tế “tàn khốc” theo như ông Jeremy Grantham - Nhà đầu tư kỳ cựu của Mỹ thì cuộc suy thoái này vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2024. Và số liệu cụ thể nhất mà chính phủ cung cấp được thể hiện một cách tổng quan như sau: Trong năm 2018, công cụ kiểm soát lạm phát đã phát huy hiệu quả khi mà tình trạng làm phát đã có thể giữ ổn định dưới 4% mặc dù tại thời điểm này Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ áp lực giá cả thế giới do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây ra. Điều này mang đến cho nước ta khá nhiều thành tựu to lớn khi tăng 7,08% so với năm 2017, với sự phát triển mạnh mẽ từ các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; ngoài ra ổn định được thị trường tiền tệ khi mà lãi suất và tỷ giá luôn được giữ ở mức hợp lý. Chính sách tiền tệ trong thời gian này đã hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng kinh tế bằng cách ưu tiên dòng vốn cho sản xuất và nông nghiệp, cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2019, chính sách tiền tệ đã thể hiện sự chủ động, linh hoạt và thận trọng khi phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Nhờ đó, lạm phát được kiểm soát ở mức cơ bản bình quân 2,01%, tạo tiền đề thuận lợi cho việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ năm 2019 đã thực hiện một số điều chỉnh cụ thể: Giảm đồng bộ 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành từ ngày 16/9/2019. Giảm 0,2-0,5%/năm trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng và 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên từ ngày 19/11/2019. Giảm 0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Nhờ những điều chỉnh này, người dân và doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp và góp phần hạn chế "tín dụng đen".” Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ vẫn giữ được sự chủ động, linh hoạt và thận trọng. Ngân hàng Nhà nước đã có những chỉ đạo kịp thời cho các tổ chức tín dụng triển khai các biện pháp ứng phó với dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Năm 2020 cũng chứng kiến nhiều lần điều chỉnh lãi suất, với tổng mức giảm lãi suất điều hành lên đến 1,5-2,0%/năm. Nhờ những nỗ lực này, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt hoạt động.” Trong năm 2022, đây là năm chứng kiến nhiều biến động kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến giá cả và lạm phát, tác động lớn đến kinh tế Việt Nam nhưng may mắn thay tại thời điểm này Việt Nam đã sử dụng chính sách tiền tệ kịp thời bằng cách điều chỉnh lãi suất và tỷ giá để ứng phó với tình hình (bao gồm việc tăng lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu); thể hiện ở việc sau nhiều lần giảm lãi thì quyết định tăng lãi suất của FED đã dẫn tới việc tăng lãi suất 9 lần liên tục kể từ than tháng 03. Nhưng may mắn thay tại thời điểm này nhờ vào các biện pháp của NHNN đã góp phần kiểm soát lạm phát, can thiệp thị trường ngoại tệ và ổn định kinh tế vĩ mô, với tăng trưởng kinh tế và tín dụng ổn định. Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia, thu hút vốn đầu tư quốc tế, và duy trì một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất khu vực với tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 8% và lạm phát được kiểm soát ở mức 4%. Và gần nhất là năm 2023, đây là một năm mà nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với vô vàng những thách thức của việc điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu của Chính phủ trong tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng sụt giảm nghiêm trọng của thị trường kéo theo cuộc suy thoái “tàn khốc” châm ngòi cho năm 2024 theo như ông Jeremy Grantham - Nhà đầu tư kỳ cựu của Mỹ phát biểu. Trong năm vừa qua, may mắn thay nước ta vẫn đảm bảo được an ninh tiền tệ dù tỷ giá Việt Nam có dấu hiệu chênh lệch và có những thời điểm tăng mạnh bởi chênh lệch lãi 644
  4. suất USD và VND thấp trên thị trường liên ngân hàng, gây ra hiện tượng đầu cơ tỷ giá cũng như nhu cầu rút vốn ròng của khối ngoại. Tăng trưởng tín dụng trong năm này có sự sụt giảm lớn khi nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư kinh doanh và điều đặc biệt của năm này chính là xuất hiện tình trạng thừa tiền của các ngân hàng thương mại Việt Nam làm lãi suất huy động tại một số ngân hàng lớn có khi chỉ còn 1,9%. Vì nền tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế khá ì mặc dù các TCTD đã chủ động đưa ra mức lãi suất vay 0% trong những tháng đầu thế nhưng vẫn không kích được nhu cầu của nhà đầu tư, tình trạng này đã từng xuất hiện gần 15 năm trước khi xảy ra cuộc khùng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Hiện tại, Việt Nam đang trung lập để ổn định tỷ giá bằng việc cung tiền kích thích kinh tế nhưng hiện tại Việt Nam lại chọn kiểm soát lạm phát. 3. Khuyến nghị trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Trước xu hướng tăng lãi suất của nhiều quốc gia trên thế giới, áp lực lạm phát lên nền kinh tế Việt Nam cũng gia tăng. Do đó, việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới cần đảm bảo chủ động, linh hoạt, phối hợp hài hòa và chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác. Dưới đây là một số kiến nghị về điều hành chính sách tiền tệ: Thứ nhất sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp: như nghiệp vụ thị trường mở: Giúp NHNN điều chỉnh nhanh chóng sự biến động mang tính mùa vụ của cầu tiền trong ngắn hạn. Chiết khấu, hoán đổi ngoại tệ, thấu chi: Góp phần hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Điều chỉnh dự trữ bắt buộc: Nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN. Thứ hai đổi mới khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ: Hướng đến mục tiêu ưu tiên cao nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Cân đối mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Thứ ba kiên trì định hướng điều hành ổn định tỷ giá: Chống đô la hóa nền kinh tế.Điều hành tỷ giá hai chiều. Tăng cường quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Thứ tư tập trung đẩy mạnh công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD): Xử lý các TCTD yếu kém. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch. Đáp ứng các chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng TCTD theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán sáp nhập các TCTD. Thứ năm nâng cao năng lực tài chính của các thành viên trên thị trường tiền tệ: Đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện, triệt để các TCTD với trọng tâm nâng cao năng lực tài chính và quản trị. Cơ cấu lại hoạt động theo hướng tới an toàn, hiệu quả và bền vững, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Áp dụng rộng rãi Basel II giai đoạn 2020-2030 và Basel III giai đoạn 2030-2045. Thứ sáu tăng cường vai trò của hệ thống TCTD: Mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay sản xuất và tiêu dùng. Hạn chế tín dụng đen. Đảm bảo người dân có thể tiếp cận được với các dịch vụ tín dụng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng. Việc thực hiện các kiến nghị trên sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả của chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.” Điều đáng quan tâm nhất hiện tại theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân thì Việt Nam chọn cách đánh đổi trong một khoản thời gian ngắn khi chấp nhận đổi chính sách tiền tệ bằng cách thực hiện mục tiêu lạm phát thay vì áp dụng biện pháp an toàn như những năm trước là thực hiện cả hai mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Và nên hạn chế việc tuyệt đối hóa chính sách tiền tệ mà phải tập trung và các yếu tố thực như là nguồn vốn, công nghệ, trình độ lao động, năng suất lao động…Nên đưa chính sách tiền tệ về đúng vai trò của nó là cung ứng tiền theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế.” 4. Kết luận Qua báo cáo, nhóm nghiên cứu muốn người đọc hiểu được tầm quan trọng về chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đồng thời, nêu lên thực trạng của chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay để người đọc có cái nhìn tổng quan nhất thông qua các số liệu cụ thể mà chính 645
  5. sách đã áp dụng các công cụ để thực hiện và thành tựu, khó khăn mà chính sách đó đã nhận được trong các năm từ 2018 đến năm 2023. Từ đó đưa ra hướng kiến nghị điều chỉnh, củng cố được sự bền vững của nền kinh tế và ổn định tình hình tài chính trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Luật số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010. 2. Agribank (2020). Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đạt nhiều kết quả tích cực. https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin- tuc/dtl/!ut/p/z0/fczBCsIwDAbgp9kxtNM58SgiUw8yEWHrRWJX2jjJnLbDx7dDwZu3_0_yRS hRCcU4kEVPHeMt9lrl50m6zjbZUZbFbL2Qh3xenParciq3qdgJ9f8gfqBr36ulULpjb15eVGg vyG0iBwNoH_Qpnhh80DEggXbEDtgig0O2iWzIhDG67- qJ2oEnE42BAcF16KHp2P4QNHHEboSt8dAHjCAqHbS4t6p-A5k4pTU!/. Truy cập: 18h30, ngày 17/01/2024. 3. Chính phủ (2023). Năm 2023, NHNN điều hành tiền tệ, tín dụng như thế nào?. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nam-2023-nhnn-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-tin- dung-nhu-the-nao-119221228072831584.htm. Truy cập: 22h30, ngày 16/01/2024. 4. Đảng Cộng sản (2023). Kinh tế vĩ mô năm 2022 tiếp tục duy trì ổn định. https://dangcongsan.vn/kinh-te/kinh-te-vi-mo-nam-2022-tiep-tuc-duy-tri-on-dinh- 629584.html. Truy cập: 22h30, ngày 16/01/2024. 5. Đầu tư chứng khoán (2021). Chính sách tiền tệ 2021: Chủ động, linh hoạt hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. truy cập tại địa chỉ: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/chinh-sach-tien-te- 2021-chu-dong-linh-hoat-ho-tro-phuc-hoi-nen-kinh-te-post285807.html. Truy cập: 17h00, ngày 16/01/2024. 6. Học viên tài chính (2018). Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. https://hocvientaichinh.com.vn/vai-tro-cua-chinh-sach-tien-te-doi-voi-nen-kinh-te.html. Truy cập: 18h30, ngày 15/01/2024. 7. Lao động (2023). Chứng khoán Mỹ đỏ rực, khớp với dự báo suy thoái. https://laodong.vn/kinh-doanh/chung-khoan-my-do-ruc-khop-voi-du-bao-suy-thoai- 1231026.ldo. Truy cập: 17h30, ngày 14/01/2024. 8. TS. Đỗ Thị Thủy (2023). Chính sách tiền tệ với kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam Tài Chính thị trường tài chính tiền tệ. https://thitruongtaichinhtiente.vn/chinh- sach-tien-te-voi-kiem-soat-lam-phat-on-dinh-kinh-te-vi-mo-o-viet-nam-44049.html. Truy cập: 19h00, ngày 16/01/2024. 9. Thời báo Ngân Hàng (2019). Chính sách tiền tệ năm 2019: Chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô. https://thoibaonganhang.vn/chinh-sach-tien-te-nam-2019-chu-dong- linh-hoat-bam-sat-dien-bien-kinh-te-vi-mo-96615.html. Truy cập: 19h30, ngày 17/01/2024.” 10. ThS. Dương Văn Bôn, Ths. Lê Minh Hoàng Long (2023) thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Số 10 - tháng 4/2023. https://kinhtevadubao.vn/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-gop-phan-on-dinh-kinh-te-vi-mo- 27516.html 11. TS. Nguyễn Thị Hiền Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) (2021). Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Ngân Hàng kỳ 1 tháng 9/2022. https://tapchinganhang.gov.vn/nhin-lai-35-nam-doi-moi-chinh-sach-tien-te-va-hoat-dong- cua-he-thong-ngan-hang-viet-nam.htm 646
  6. 12. TS. Nguyễn Thị Hiền Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) (2022). Điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh mới. Tạp chí tài chính kỳ 1 tháng 9/2022. https://tapchitaichinh.vn/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-trong-boi-canh- moi.html 13. Nguyễn Hữu Huân (2024). Chính sách tiền tệ nên thực thi theo mục tiêu lạm phát. Tạp chí kinh tế Việt Nam. https://vneconomy.vn/chinh-sach-tien-te-nen-thuc-thi-theo-muc-tieu-lam- phat.htm 14. Nguyễn Văn Lịch - Phùng Huy Hoàng (2019). Nhìn lại kinh tế thế giới năm 2019. Tạp chí Cộng sản. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/- /2018/815754/nhin-lai-kinh-te-the-gioi-nam-2019.aspx 15. Nhóm chuyên gia Học viện Ngân hàng (2023). 5 khuyến nghị đổi mới điều hành chính sách tiền tệ. Tạp chí kinh tế và dự báo. https://diendandoanhnghiep.vn/5-khuyen-nghi-doi-moi- dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-224969.html 16. Phong Sơn (2023). Khó khăn và thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ hiện nay. Tạp chí ngân hàng. https://tapchinganhang.gov.vn/kho-khan-va-thach-thuc-trong- cong-tac-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-hien-nay.htm 17. Vương Thị Hương Giang - Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (2023). Tác động của làn sóng COVID-19 lần thứ tư đến biến động tỷ giá hối đoái USD/VN. Tạp chí Ngân Hàng. https://tapchitaichinh.vn/tac-dong-cua-lan-song-covid-19-lan-thu-tu-den-bien-dong-ty-gia- hoi-doai-usd-vnd.html 18. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2019). Chính sách tiền tệ năm 2018 với những hiệu quả đạt được. Tạp chí Ngân Hàng. https://tapchinganhang.gov.vn/chinh-sach-tien-te-nam-2018-voi- nhung-hieu-qua-dat-duoc.htm 19. Vũ Xuân Thanh (2023). Điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sau khủng hoảng. Tạp chí ngân hàng. https://tapchinganhang.gov.vn/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te- cua-ngan-hang-trung-uong-sau-khung-hoang.htm” 647
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2