intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tổ chức các hoạt động để giáo dục người nghiện ma túy tại Trung tâm Hướng Thiện - tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổ chức các hoạt động để giáo dục người nghiện ma túy có vai trò rất quan trọng đối với việc cứu các nạn nhân nghiện ma túy thoát khỏi “cái chết trắng”, chống tái nghiện, nhằm đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức các hoạt động để giáo dục người nghiện ma túy là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tổ chức các hoạt động để giáo dục người nghiện ma túy tại Trung tâm Hướng Thiện - tỉnh Quảng Trị

  1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ GIÁO DỤC NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM HƯỚNG THIỆN - TỈNH QUẢNG TRỊ NGUYỄN THỊ MẬN Khoa Tâm lý – Giáo dục Tóm tắt: Tổ chức các hoạt động để giáo dục ngƣời nghiện ma túy có vai trò rất quan trọng đối với việc cứu các nạn nhân nghiện ma túy thoát khỏi “cái chết trắng”, chống tái nghiện, nhằm đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức các hoạt động để giáo dục ngƣời nghiện ma túy là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục ngƣời nghiện ma túy tại Trung tâm Hƣớng Thiện đƣợc trình bày trong bài báo này là cơ sở thực tiễn quan trọng, hữu ích không chỉ đối với Ban quản lí Trung tâm mà còn có ý nghĩa đối với các học viên tại Trung tâm, gia đình các học viên và địa phƣơng.Trong công tác tổ chức quản lý giáo dục ngƣời nghiện ma túy. Đồng thời việc nghiên cứu đề tài còn nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động giáo dục ngƣời nghiện ma túy tại Trung tâm Hƣớng Thiện, qua đó giúp ngƣời nghiện ma túy có khả năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Từ khóa: ngƣời nghiện ma túy, hoạt động giáo dục ngƣời nghiện ma túy 1. ĐẶT VÂN ĐỀ Theo từ Hán Việt “Ma” là làm cho tê liệt, “Túy” là làm cho mê mẩn, say sƣa. Ma túy là chất tự nhiên, bán tổng hơp hay tổng hợp, một khi nhập vào cơ thể sẽ làm cho ngƣời lạm dụng bị ức chế hoặc kích thích thần kinh hay tạo nên ảo giác, từ đó có khả năng gây nghiện, gây lệ thuộc về tâm lý và thể chất. [5, tr. 33] Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc: “Ma túy là các hóa chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập cơ thể con ngƣời sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ con ngƣời bị lệ thuộc. Theo tổ chức y tế thế giới (WTO) thì: Nghiện ma túy là tình trạng ngộ độc lâu dài hay từng thời kì do sử dụng lặp đi lặp lại hay nhiều lần một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp. Ma túy, tệ nạn ma túy đang là một hiểm họa không chỉ có tính quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Cuộc chiến chống ma túy, cứu ngƣời nghiện ra khỏi “cái chết trắng” không chỉ là nhiệm vụ của từng quốc gia mà còn là của cộng đồng quốc tế. Nhƣng chống nhƣ thế nào để giành giật lại từng số phận con ngƣời là một bài toán nan giải. Công việc phục hồi nhân cách cho ngƣời cai nghiện, kiến tạo nhân cách mới, từ đó giúp họ có bản lĩnh, niềm tin và năng lực vƣợt qua cám dỗ của ma túy, trở thành con ngƣời có ích cho gia đình và xã hội là một công việc lớn lao, khó khăn, đòi hỏi vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật mang đậm bản chất nhân đạo. Thực tế hiện nay cho thấy, tỉ lệ tái nghiện ma túy đang ở mức báo động, buộc mọi ngƣơi phải suy nghĩ lại. Nguyên nhân bao gồm: thời gian cai nghiện không có việc làm sau cai Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 270-277
  2. THỰ T N T HỨ HO T Đ N ĐỂ O N ƢỜ NGH ỆN M T 271 nghiện, môi trƣờng xã hôi không an toàn, cơ sở vật chất chƣa đảm bảo, kinh phí thiếu thốn, tình hình buôn bán ma túy trái phép diễn ra phức tạp, công khai, quy trình cai nghiện chƣa tuân thủ nghiêm ngặt [8, tr. 119] Với rất nhiều nguyên nhân nêu trên, song chủ yếu vẫn là do việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngƣời nghiện chƣa thực sự hợp lý. Ngoài ra, một số Trung tâm đội ngũ cán bộ chuyên ngành chƣa cao, cách tổ chức các hoạt động chƣa sát với thực tiễn, cho nên khi ngƣời nghiện tái hòa nhập cộng đồng có một số trƣờng hợp sau khi cai nghiện, thiếu việc làm nên theo lối cũ và cứ nhƣ thế đi vào con đƣờng tái nghiện, họ tìm ma túy để giải sầu Với lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động để giáo dục ngƣời nghiện ma túy tại trung tâm Hƣớng Thiện, tỉnh Quảng Trị là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, mang tính chiến lƣợc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động giáo dục tại Trung tâm Hƣớng Thiện. 2. PHƢƠN PH P N H ÊN ỨU Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 18 học viên tại Trung tâm Hƣớng Thiện - Quảng Trị và Ban quản lí Trung tâm. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết đƣợc sử dụng để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. Các phƣơng pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát, thống kê toán học đƣợc sử dụng để tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục ngƣời nghiện ma túy tại Trung tâm và xử lí kết quả điều tra. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của Ban lãnh đạo Trung tâm về việc tổ chức các hoạt động giáo dục người nghiện ma túy Tất cả các thành viên của Ban lãnh đạo Trung tâm, trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động nhiều giải pháp nhƣ: từ tạo môi trƣờng lao động, môi trƣờng văn hóa vui chơi, môi trƣờng sinh hoạt, học tập, rèn luyện. Trung tâm đã tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề cho các học viên nhƣ: Nghề làm dép, làm tôn, xì hàn, chăn nuôi gia cầm.. Trung tâm đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣ: Nhiều học viên đã cai nghiện thành công, điển hình là anh Hoàng Bá Vũ, Trung tâm quyết định cho anh về tái hòa nhập cộng đồng, sau hai năm anh đã cƣới vợ. Một số ít học viên đã đạt đƣợc kết quả nhƣ ra xã hội tự lập nghiệp. Hiện nay 14 học viên khóa trƣớc đang làm thủ tục xuất khẩu lao động sang Nhật Bản làm nghề đánh bắt hải sản và các ngành nghề khác. 3.2. Các hoạt động Trung tâm đã tổ chức để giáo dục người nghiện ma túy Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều hoạt động đƣợc tổ chức tại trung tâm Hƣớng Thiện. Đặc biệt, có một số hoạt động nhƣ: “ u lịch chữa bệnh và thăm hỏi gia đình có hoàn cảnh khó khăn” và “các trò chơi tập thể” đƣợc 100% học viên thừa nhận, cho thấy Trung tâm đã thƣờng xuyên quan tâm đến đời sống của các học viên. Nhƣ các hoạt động thể dục thể thao; văn hóa – đƣợc 72,2% học viên tham gia các hoạt động tƣ vấn tâm lý cũng đã đƣợc Trung tâm chú trọng.
  3. 272 N U ỄN TH M N Bảng 1. Các hoạt động đã được tổ chức tại Trung tâm Tỉ lệ Thứ Stt Các hoạt động Số lượng (%) bậc 1 Hoạt động thể dục thể thao, văn hóa – văn nghệ 13 72,2 2 2 Hoạt động tƣ vấn tâm lí 12 66,6 3 3 Hoạt động khám sức khỏe định kì 10 55,5 4 4 Các trò chơi tập thể 18 100 1 5 Hoạt động tham gia học nghề, học văn hóa 10 55,5 4 6 Du lịch chữa bệnh và thăm hỏi gia đình có hoàn 18 100 1 cảnh khó khăn Trung tâm Hƣớng Thiện đã tổ chức nhiều hoạt động để giúp học viên phát triển tốt hơn. Có nhiều hoạt động khác nhau nhƣng các học viên đều rất tích cực và có hứng thú để tham gia. Cụ thể ở bảng 2. Bảng 2. Hứng thú tham gia hoạt động của các học viên tại Trung tâm Hướng Thiện Stt Biểu hiện Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Rất hứng thú 13 72,2 2 Hứng thú 2 11,1 3 Bình thƣờng 0 0 4 Không hứng thú 0 0 Lý do Số lượng Tỉ lệ (%) 1 ó ý nghĩa tích cực 11 61,1 2 Phù hợp với nguyện vọng 12 66,6 3 Đem lại không khí vui vẻ, thoải mái 13 72,2 4 Giúp phát triển thể chất, sức khỏe 12 66,6 5 ó điều kiện giao lƣu với bạn bè 11 61,1 6 Mất thời gian 0 0 7 Không phù hợp với bản thân 0 0 Kết quả bảng số liệu trên cho thấy, các học viên “rất hứng thú” với các hoạt động đƣợc tổ chức tại trung tâm. Với các lí do nhƣ: “ Đem lại không khí vui vẻ, thoải mái”, “ Phù hợp với nguyện vọng”, “ iúp phát triển thể chất – sức khỏe” (66,6%). Ngoài ra các học viên còn thừa nhận các hoạt động đƣợc Trung tâm tổ chức có ý nghĩa giáo dục tích cực, họ càng có điều kiện giao lƣu với bạn bè (61,1%). Trong bất kì một tổ chức xã hội nào, nguồn kinh phí luôn là một yếu tố rất quan trọng để làm cho tổ chức đó ngày càng phát triển. Đó là một trong những yếu tố không thể thiếu để hổ trợ cho việc tổ chức các hoạt động. Để tổ chức các hoạt động cho các học viên, Trung tâm Hƣớng Thiện cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định. 3.3. Những thuận lợi, khó khăn của Trung tâm trong việc tổ chức các hoạt động Bảng 3 cho thấy thuận lợi lớn nhất của Trung tâm là “Đƣợc các học viên nhiệt tình hƣởng ứng” (100%). “Kinh phí, cơ sở vât chất đầy đủ” (61,1%). Trung tâm đƣợc chính quyền địa phƣơng tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ trong chức các hoạt động (33,3%).
  4. THỰ T N T HỨ HO T Đ N ĐỂ O N ƢỜ NGH ỆN M T 273 Đây là sự khích lệ rất lớn đối với cán bộ tại Trung tâm cũng nhƣ các học viên, họ cảm thấy đƣợc quan tâm, đƣợc tôn trọng. Bên cạnh đó, cán bộ tại Trung tâm có nhiều kinh nghiệm làm việc với học viên đạt (22,2%) . Nếu nhƣ không có kinh nghiệm làm việc với ngƣời nghiện ma túy thì việc tiếp xúc với họ cũng là một điều không đơn giản. Bảng 3. Thuận lợi của Trung tâm Hướng Thiện trong việc tổ chức các hoạt động cho học viên Stt Thuận lợi của Trung tâm Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Kinh phí, cơ sở vât chất đầy đủ 11 61,1 2 Các cán bộ tại Trung tâm có nhiều kinh 2 5 27,7 nghiệm làm việc với ngƣời nghiện ma túy 4 Đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng quan 3 3 tâm, ủng hộ tạo điều kiện tổ chức các hoạt 6 33,3 động tại Trung tâm 4 Đƣợc các học viên nhiệt tình hƣởng ứng 18 100 1 Bên cạnh những thuận lợi mà Trung tâm có đƣợc khi tổ chức hoạt động cho các học viên Trung tâm cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho học viên. Bảng 4. Những khó khăn của Trung tâm khi tổ chức các hoạt động cho người nghiện ma túy Stt Thuận lợi của Trung tâm Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Kinh phí, cơ sở vật chất thiếu thốn 2 11,1 4 Kinh nghiệm của cán bộ tại Trung tâm còn 2 10 55.5 2 hạn chế 3 Nguồn nhân lực yếu và thiếu 13 72.2 1 Không đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng 4 quan tâm, ủng hộ khi tổ chức các hoạt động 5 27,2 3 tại Trung Tâm Bảng số số liệu trên cho thấy, khó khăn lớn nhất mà Trung tâm gặp phải đó là “Nguồn nhân lực yếu và thiếu” (72,2%). Đây là vấn đề rất nan giải, do đó cần có những biện pháp hữu hiệu nhất để đáp ứng nguồn nhân lực hỗ trợ cho việc giáo dục các học viên ở Trung Tâm. Nguồn nhân lực yếu và thiếu vì vậy họ còn hạn chế về kinh nghiệm (55.5%). Điều này cũng mang lại cho Trung tâm nhiều khó khăn hơn trong việc tổ chức các hoạt động, trong việc xử lý các tình huống xảy ra ở Trung tâm. Ngoài ra (27,2%) cũng cho rằng “ hính quyền địa phƣơng chƣa thực sự quan tâm đối vơi việc tổ chức các hoạt động cho ngƣời nghiện ma túy”. Mặc dù Trung tâm có rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho các học viên. Nhƣng các học viên luôn đƣợc quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để họ có thể phát triển bản thân ngày một tốt đẹp hơn. 3.4. Những thuận lợi, khó khăn của các học viên khi sinh hoạt tại Trung tâm Hướng Thiện Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các học viên có nhiều thuận lợi trong khi tham gia các sinh hoạt tại Trung tâm. Thuận lợi lớn nhất là 100% “ nh/chị em trong Trung tâm luôn yêu thƣơng nhau”. Ngoài ra, các học viên luôn nhận đƣợc sự động viên của Cán bộ và ia đình (83,3%).
  5. 274 N U ỄN TH M N Bảng 5. Những thuận lợi của các học viên khi sinh hoạt tại Trung tâm Hướng Thiện Stt Thuận lợi của các học viên Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc Đƣợc các nhân viên, cán bộ Trung tâm, quan 3 1 10 55,5 tâm, giúp đỡ tận tình chu đáo 2 Đƣợc tham gia các lớp học văn hóa bổ ích 7 38,8 4 Luôn nhận đƣợc sự động viên của các cán bộ 2 3 15 83,3 cũng nhƣ gia đình 4 Đƣợc học hỏi, rèn luyện nhiều kĩ năng sống 6 33,3 5 Đƣợc tìm hiểu về tác hại của sự lệ thuộc vào 4 rƣợu và ma túy, các yếu tố gợi nhớ cơn thèm 5 7 38,8 thuốc, các kĩ năng nhận thức và các chiến lƣợc phòng ngừa tái nghiện trở lại 6 Anh / chị em trong Trung tâm luôn yêu thƣơng nhau 18 100 1 7 Phân phát thuốc đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lí 0 0 7 8 Đƣợc giáo dục tâm lí lao động 5 27,7 6 9 Đƣợc giáo dục tƣ tƣởng chính trị đạo đức 0 0 7 Mỗi một con ngƣời thì ai cũng có những nổi niềm, tâm sự, mặc dù các học viên luôn đƣợc Trung tâm yêu thƣơng, tạo mọi điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển con ngƣời. Nhƣng chính bản thân học viên cũng có những trở ngại, mặc cảm trong tâm hồn, họ cũng có những khó khăn về đời sống thể chất và tâm lý. Bảng 6. Những khó khăn các học viên thường gặp trong quá trình sinh hoạt tại Trung tâm Hướng Thiện Stt Khó khăn của học viên Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc Mọi ngƣời xa lánh, gia đình và bạn bè không 1 6 33,3 2 quan tâm Không đƣợc các cán bộ trong Trung tâm quan 2 5 27,7 3 tâm giúp đỡ 3 Khó từ bỏ những tật xấu 12 66,6 1 4 Không làm chủ đƣợc bản thân 5 27,7 3 5 Mâu thuẫn với những học viên trong Trung tâm 0 0 4 6 Bị gia đình ép buộc 0 0 4 7 o môi trƣờng mới khó thích nghi 5 27,7 3 Bảng số 6 trên cho thấy, có nhiều khó khăn khi các học viên tham gia các hoạt động tại Trung tâm. Nhƣng có một khó khăn lớn nhất của các học viên mang tính cá nhân cao đó là. “ hƣa có sự quyết tâm cao độ trong việc từ bỏ những tật xấu” có 66,6% học viên cho rằng, khó khăn lớn nhất của họ là không vƣợt qua đƣợc bản thân. Trung tâm Hƣớng thiện đã tổ chức nhiều hoạt động cho các học viên. Khi tổ chức hoạt động Trung tâm cũng nhƣ các học viên điều có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Tuy nhiên thì các hoạt động Trung tâm tổ chức luôn mang lại kết quả giáo dục cho các học viên của mình.
  6. THỰ T N T HỨ HO T Đ N ĐỂ O N ƢỜ NGH ỆN M T 275 3.5. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động Theo đánh giá của các học viên tại Trung tâm Hƣớng Thiện, việc tham gia các hoạt động tại Trung tâm Hƣớng Thiện đã đem lại cho họ rất nhiều lợi ích thiết thực. Bảng 7. Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục người nghiện ma túy tại Trung tâm Hướng Thiện Stt Hiệu quả Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Sức khỏe tốt hơn 18 100 1 2 Tinh thần thoải mái hơn 13 72,2 4 Tình thần anh em hòa đồng, thân thiện, quan tâm 5 3 12 66,6 lẫn nhau 4 Cảm thấy đƣợc ý nghĩa cuộc sống 18 100 1 5 Cảm thấy lạc quan, yêu đời hơn 14 77,7 3 6 Tránh xa đƣợc ma túy và các tệ nạn xã hội 18 100 1 Đƣợc mọi ngƣời trong gia đình yêu thƣơng, quan 6 7 10 55,5 tâm hơn trƣớc 8 Từ bỏ đƣợc ma túy và các thành phần khác liên quan 8 44,4 7 9 Học đƣợc nhiều nghề để sau này kiếm sống 17 94,4 2 10 Có niềm tin, hy vọng vào cuộc sống hơn 18 100 1 Đƣợc đi du lịch chữa bệnh và thăm hỏi những 1 11 18 100 ngƣời nghèo khổ Bảng số 7 trên cho thấy, hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tại Trung tâm đạt đƣợc nhiều kết quả cao. Có một số kết quả đạt đƣợc 100% học viên đều khẳng định, khi tham gia các hoạt động của Trung tâm, họ cảm thấy “sức khỏe tốt hơn, thấy đƣợc ý nghĩa cuộc sống; Tránh đƣợc ma túy và các tệ nạn xã hội; Có niềm tin vào cuộc sống; Đƣợc đi du lịch chữa bệnh và thăm hỏi những ngƣời nghèo khổ” Hơn nữa 94,4% học viên thừa nhận, vào sinh hoạt tại Trung tâm, họ học đƣợc nhiều nghề để sau này ra đời có thể sống tự lập. 4. NHỮN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC T CHỨC CÁC HO T Đ NG GIÁO D C N ƢỜI NGHIỆN MA TÚY T I TRUNG TÂM HƢỚNG THIỆN Để nâng cao hiệu quả hoạt động của việc tổ chức các hoạt động để giáo dục ngƣời nghiện ma túy, cần phải sử dụng các biện pháp tác động khác nhau. Qua tìm hiểu cơ sở lí luận và điều tra thực tiễn, chúng tôi đƣa ra một số biện pháp nhƣ sau: a. Liệu pháp tâm lí: Giúp đối tƣợng đƣợc tham vấn sử dụng tài nguyên sẵn có để vƣợt khó và tâm lí trị liệu giúp phát triển nhân cách, ngƣời trị liệu nghe nhiều hơn là cung cấp thông tin, ít khuyên, ít giải thích b. Giáo dục nếp sống văn hóa mới trong sinh hoạt: Sinh hoạt có nề nếp nhất định, họ sẽ tự ghép mình trong khuôn khổ, làm quen với nếp sống có kỉ luật, trật tự, tính kiên nhẫn, từ đó loại dần nếp sống buông thả, tùy tiện, bất thƣờng trong lối sinh hoạt cũ
  7. 276 N U ỄN TH M N c. Tổ chức lao động, giáo dục trong lao động và bằng lao động: Giáo dục lao động đặc biệt quan tâm, và đó cũng là một trong những vấn đề chính của chƣơng trình giáo dục, vì dù sao ra khỏi trung tâm với một nghề chuyên môn là hết sức cần thiết, lấy lại lòng tin của gia đình và xã hội cũng nhƣ lấy lại giá trị thực cuộc sống của mình bằng lao động do chính mình làm ra . d. Tham gia cộng đồng trị liệu: Cộng đồng Trị liệu là hoạt động cai nghiện ma tuý bằng phƣơng pháp dùng cộng đồng ngƣời nghiện tự giúp đỡ lẫn nhau với phƣơng châm "Trợ giúp để người nghiện tự giúp đỡ chính bản thân" e. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục cho các nhân viên tại Trung tâm f. Giải quyết việc làm cho các học viên tại Trung tâm Hướng Thiện: Tạo việc làm cho ngƣời nghiện ma túy sau khi đƣợc chữa trị, phục hồi là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm giúp đối tƣợng trở về cuộc sống bình thƣờng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Trên thực tế, việc giải quyết việc làm cho ngƣời nghiện ma túy sau khi đƣợc chữa trị, phục hồi tại Trung tâm Hƣớng Thiện còn nhiều hạn chế. Hàng năm, số đối tƣợng đƣợc tạo việc làm ở cộng đồng chỉ chiếm khoảng 10% số đối tƣợng đƣợc chữa trị, phục hồi lại cao hơn 10% do vậy tôi đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau: Một là: Phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định việc tăng giảm việc làm. Do vậy, phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và tạo mở việc làm nhằm đạt mục tiêu ổn định việc làm cho ngƣời sau cai nghiện đã có việc làm và Trung tâm cần liên kết với các cơ sở sản xuất để tạo công việc cho ngƣời sau khi hoàn than nhiệm vụ cai nghiện tại trung tâm. Hai là: Trung tâm cần tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm, dành những khoản cho vay ƣu đãi, lãi suất thấp cho ngƣời sau cai nghiện bị thất nghiệp, thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thu hút ngƣời sau cai nghiện bị thất nghiệp, thiếu việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu nhằm tạo việc làm mới và hỗ trợ giải quyết việc làm thêm cho ngƣời sau cai nghiện. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ƣu đãi hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động là ngƣời sau cai nghiện. Ba là: Tổ chức cho ngƣời sau cai nghiện bị thất nghiệp, thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm trong cả nƣớc. Trung tâm Hƣớng Thiện cần cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với ngƣời sau cai nghiện chƣa có việc làm đã đăng ký tìm việc bao gồm: tƣ vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc; lựa chọn nghề học; lập dự án tự tạo việc làm; tƣ vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm; giới thiệu, bố trí việc làm; các dịch vụ việc làm khác. Bốn là: Ủy ban nhân dân cấp xã phƣờng địa phƣơng có trách nhiệm phân công các ban, ngành, đoàn thể quản lý đối tƣợng sau cai, liên hệ với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để tìm công việc làm cho những đối tƣợng đã hoàn thành tích cực các chƣơng trình quản lý sau cai nghiện nói chung.
  8. THỰ T N T HỨ HO T Đ N ĐỂ O N ƢỜ NGH ỆN M T 277 Năm là: Nâng cao chất lƣợng dạy nghề, học nghề có chất lƣợng và tạo việc làm tại cộng đồng. Các địa phƣơng có học viên cai nghiện tại Trung tâm Hƣớng Thiện cần nghiên cứu thiết lập và nâng cao năng lực cho các cán bộ làm nhiệm vụ tƣ vấn dạy nghề, học nghề có chất lƣợng và xúc tiến tạo công ăn việc làm cho ngƣời sau cai nghiện trở về cộng đồng. Việc làm chủ yếu tập trung vào những công việc tạo ra sản phẩm, đào tạo tay nghề, thu hút nhiều lao động thủ công trình độ không cao nhƣ làm dép nhƣ trƣớc kia Trung tâm đã tổ chức. Trung tâm Hƣớng Thiện đảm nhận luôn việc đầu tƣ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Các nghề sản xuất ra sản phẩm phù hợp với môi trƣờng đô thị và các vùng phụ cận để dễ tìm việc làm tại cộng đồng và có thể sinh sống đƣợc. Tăng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo, hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện đạt hiệu quả cao thì các giải pháp trên phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán tại Trung tâm Hƣớng Thiện và tại các địa phƣơng họ sinh sống nhƣ Nghệ An, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. KẾT LU N Tổ chức các hoạt động để giáo dục ngƣời nghiện ma túy có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trung tâm. Muốn thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, bản thân mỗi học viên phải tự giác cố gắng quyết tâm từ bỏ ma túy và Ban quản lí Trung tâm không ngừng trau dồi tri thức chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, phẩm chất đạo đức để giúp cho ngƣời nghiện ma túy sớm phục hồi nhân cách, thoát khỏi cái chết trắng để mang nguồn nhân lực này vào sự nghiệp xây dựng, ổn định và phát triển xã hội nƣớc nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Xuân Biên (2003). Tâm lí học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 25-56. [2] Phạm Viết Vƣợng (2000). Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Lƣu Minh Trị (2002). Phục hồi nhân cách người nghiện, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [4] Hồ Bá Thâm (2004). Phòng chống HIV, NXB Thanh niên. [5] Nghị định số 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình,cai nghiện ma túy tại cộng đồng, tr. 5-7. NGUYỄN TH M N SV lớp TLGD 4, khoa Tâm lý – Giáo dục, trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế ĐT: 0986 163 569, Email: nguyenman0510tlgd@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1