intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuế tối thiểu toàn cầu - Động thái các quốc gia và cân nhắc chính sách cho Việt Nam

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thuế tối thiểu toàn cầu - Động thái các quốc gia và cân nhắc chính sách cho Việt Nam" nhằm đề xuất các giải pháp để Việt Nam có thể cân nhắc giải pháp trước mắt về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để Việt Nam có thể áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp từ 2024, với hai mục tiêu chính về việc: tuyên bố áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa theo chuẩn để đảm bảo quyền thu thuế bổ sung của Việt Nam; giải pháp chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đảm bảo vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuế tối thiểu toàn cầu - Động thái các quốc gia và cân nhắc chính sách cho Việt Nam

  1. THUẾ TỐI THIỂU TOÀN CẦU - ĐỘNG THÁI CÁC QUỐC GIA VÀ CÂN NHẮC CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Ông Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tư vấn thuế Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 1. “Chuyển lợi nhuận” hay “Cạnh tranh thuế”? Thuế suất tối thiểu toàn cầu không phải là một sáng kiến mới. Hoa Kỳ là một ví dụ đã áp dụng chính sách thu thuế tối thiểu đối với thu nhập nước ngoài của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ từ năm 2017 - Thuế trên thu nhập vô hình toàn cầu bị đánh thuế thấp (Global intangible low-taxed income - GILTI) - một cơ chế tương tự Quy tắc gộp thu nhập (Income Inclusion Rule - IIR) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Hoa Kỳ là quốc gia số một về kinh tế và chính trị thế giới, nên câu chuyện quốc gia này đi đầu về chính sách kinh tế có lẽ không cần phải bàn luận thêm. Vậy tại sao thuế suất tối thiểu toàn cầu lại xuất hiện tại thời điểm này? Từ những năm 1950 trở về trước, thương mại quốc tế rất hạn chế và tất cả các bước trong quy trình sản xuất của hầu hết hàng hóa đều diễn ra trong một quốc gia. Điều này đã dần thay đổi nhờ tự do hóa giao thương và mở cửa thị trường giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ; chi phí vận chuyển được giảm; công nghệ thông tin phát triển và các hàng rào pháp lý dần được gỡ bỏ (hàng rào về thuế quan và tài khoản vốn). Các doanh nghiệp nhận thấy có thể giảm đáng kể cấu trúc chi phí bằng việc chia nhỏ quy trình sản xuất thành nhiều cấu phần riêng biệt và đặt cơ sở cho mỗi cấu phần ở các vị trí địa lý phù hợp (ví dụ đặt cấu phần cần nhiều lao động phổ thông tại quốc gia có chi phí lương cạnh tranh...)21. Một hệ quả nữa là sự bành trướng của các Công ty Đa quốc gia (MNE), họ gần như sở hữu hầu hết các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng; nắm giữ 1/3 GDP toàn cầu và kiểm soát 50% thương mại quốc tế22. Sự thay đổi của tổ chức công nghiệp và bành trướng của các MNE đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh thuế toàn cầu (các quốc gia cạnh tranh trong việc đánh thuế để thu hút các công ty, tập đoàn đến với họ). Trong cuộc cạnh tranh này, các nước chia làm 2 nhóm để tranh giành 2 “miếng bánh” của MNE: “Miếng bánh” lợi nhuận và “miếng bánh” đầu tư. Các quốc gia (chủ yếu là các nước nhận vốn) trong suốt 30 năm qua lựa chọn ưu đãi giảm thuế suất Thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) như một công cụ cạnh tranh thuế tiêu biểu và hiệu quả để giành phần nhiều hơn của “miếng bánh” đầu tư. Khi cạnh tranh thuế ngày càng gia tăng mạnh mẽ ở các nước nhập khẩu vốn và sự bành trướng tinh vi của các công ty MNE trong việc lợi dụng các công cụ ưu đãi miễn giảm thuế suất, các nước xuất khẩu vốn bắt đầu nhận ra 21 https://www.internationaltaxreview.com/article/2a6abhsoozg3247gl1jwg/a-tale-of-two-pillars. 22 https://www.oecd.org/industry/ind/MNEs-in-the-global-economy-policy-note.pdf. 77
  2. mình đang là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến này: Họ mất dần vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước, cơ sở tính thuế cũng bị giảm và thậm chí họ cũng phải giảm thuế suất TNDN để hạn chế hệ quả xói mòn thu nhập, dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2009, Chính phủ của các nước lớn càng có cơ sở khẳng định rằng lợi nhuận và cơ sở thuế của họ đã bị dịch chuyển sang các nước đánh thuế thấp hoặc thậm chí không đánh thuế. Khoảng 69% lợi nhuận của Hoa Kỳ đang nằm tại 8 quốc gia là thiên đường thuế và các quốc gia đánh thuế thấp hoặc không đánh thuế23. Và câu chuyện trở nên rõ ràng và đơn giản hơn: Cải cách thuế toàn cầu với thông điệp “tạo ra một sân chơi bình đẳng về thuế”, “ngăn chặn cuộc đua xuống đáy”, “chống lại dịch chuyển lợi nhuận và xói mòn cơ sở thuế của các tập đoàn đa quốc gia do kỹ thuật số hóa nền kinh tế” là một công cụ chính trị thành công để các nước lớn giành lại nguồn thu và giá trị đầu tư của mình. OECD dự tính với việc áp dụng Trụ cột 2, tổng nguồn thu thuế toàn cầu từ các công ty đa quốc gia sẽ tăng lên khoảng 220 tỷ USD24. Ở một dự toán khác, các nước phát triển được dự tính sẽ nhận được nguồn thu tăng thêm đột biến là 19% doanh thu thuế tăng thêm, trong khi các nước đang phát triển chỉ thu thêm 2%. Riêng nhóm G7 dự kiến sẽ chiếm 58% doanh thu tăng thêm từ thuế tối thiểu với Hoa Kỳ chiếm 28%25. Với động cơ sâu sa và lợi ích tiềm năng lớn như vậy, các nước phát triển, nhất là các thành viên của G20/OECD như Hoa Kỳ, Anh, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã và đang rất tích cực và chủ động trong quá trình nội luật hóa các quy tắc của Trụ cột 2 để có thể thu thuế bổ sung sớm. Thực tế, hầu hết các nước phát triển đều đã công bố kế hoạch áp dụng hoặc hoàn thành quy trình nội luật để thu thuế bổ sung từ các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu từ năm tài chính 2024. Bên cạnh đó, một số quốc gia phát triển vừa là nước xuất khẩu và vừa là nước nhập khẩu sẽ áp dụng thuế nội địa bổ sung theo chuẩn (QDMTT) để giành quyền đánh thuế đối với các công ty của nước ngoài đầu tư tại quốc gia của họ. Cụ thể: - Vương quốc Anh (UK) và Liên minh châu Âu (EU) là nhóm các quốc gia đầu tiên tiến hành thảo luận, lấy ý kiến công chúng và ban hành các dự thảo văn bản pháp lý về Thuế suất tối thiểu từ giữa năm 2022. Tháng 7/2022, UK công bố Dự thảo Luật thuế bổ sung đa quốc gia mới để lấy ý kiến công chúng và xác nhận kế hoạch áp dụng Trụ cột 2 thông qua Công bố mùa Thu 2022 của Bộ Tài chính ngày 17/11/2022. Ngày 23/3/2023, UK đã chính thức ban hành Dự luật Tài chính mùa 23 https://www.aeaweb.org/forum/2786/pillar-global-minimum-tax-implications-for-tax-policy- report. 24 https://www.oecd.org/tax/beps/economic-impact-assessment-presentation-january-2023.pdf. 25 https://www.taxobservatory.eu/wp-content/uploads/2021/10/Note-2-Revenue-Effects-of-the- Global-Minimum-Tax-October-2021-1.pdf. 78
  3. Xuân năm 2023, bao gồm các hướng dẫn chi tiết về thuế bổ sung đa quốc gia và thuế bổ sung nội đia26. - Liên minh châu Âu ngày 14/12/2022 đã chính thức đạt được Chỉ thị châu Âu 2022/252327 về thực hiện Trụ cột 2 (bao gồm: Nguyên tắc gộp thu nhập - IIR để thu thuế bổ sung toàn cầu từ 2024 và Quy tắc thu thuế thặng dư - UTPR từ 2025). Chỉ thị này yêu cầu các quốc gia thành viên của EU sẽ phải hoàn thành việc nội luật hóa trong năm 2023 để thực hiện Trụ cột 2 theo đúng lộ trình đã thống nhất. Giống như UK, một số quốc gia trong khối EU cũng đã ban hành các văn bản dự thảo sửa đổi nội Luật/ban hành một Luật mới để thực hiện cả IIR, UTPR và QDMTT. Tiêu biểu như: Ngày 16/12/2022, Quốc hội Thụy Sĩ đã thông qua Sắc lệnh của Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ về việc sửa đổi Hiến pháp để thực hiện Quy tắc mẫu hai trụ cột của OECD quy định mức thuế tối thiểu toàn cầu28. Trước đó, Thụy Sỹ cũng đã công bố Dự thảo pháp lệnh về thuế tối thiểu đối với các công ty thuộc tập đoàn lớn (17/08/2022) có hướng dẫn chi tiết về thuế bổ sung của Thụy Sỹ và thuế bổ sung quốc tế. Hà Lan đã dự thảo sửa đổi Luật Hệ thống thuế quốc tế (24/10/2022) bao gồm quy định chi tiết về cả 03 nguyên tắc IIR, UTPR và QDMTT29. Thụy Điển ban hành dự thảo Luật về thuế bổ sung đối với công ty thuộc các tập đoàn lớn (07/2/2023)30, bao gồm thuế bổ sung đa quốc gia và thuế bổ sung nội địa. Đức ban hành Dự thảo Đạo luật về thuế tối thiểu (20/3/2023)31 về thuế bổ sung quốc tế và thuế bổ sung nội địa. Bộ trưởng Bộ Tài chính của Tây Ban Nha cũng đã công bố một tài liệu lấy ý kiến công chúng về thuế tối thiểu (06/3/2023). Hàn Quốc là quốc gia hoàn thành quy trình luật hóa sớm nhất liên quan đến Trụ cột 2. Ngày 31/12/2022, Quốc hội Hàn Quốc đã chính thức thông qua Đạo luật số 1919132 để bổ sung Luật sửa đổi Luật Thuế quốc tế để áp dụng thuế tối thiểu từ năm 2024. Các văn bản hướng dẫn sẽ được ban hành trong năm 2023. 26 https://www.gov.uk/government/news/spring-finance-bill-2023-published. 27 https://eur-lex.europa.eu/eli/dir/2022/2523/oj. 28 https://www.orbitax.com/news/archive.php/Swiss-Parliament-Approves-Cons-51568. 29 https://www.orbitax.com/news/archive.php/Dutch-Government-Consulting-on-51155. 30 https://www.orbitax.com/news/archive.php/Swedish-Ministry-of-Finance-Su-52034. 31 https://www.orbitax.com/news/archive.php/Germany-Federal-Ministry-of-Fi_cf640e36-f4fc- 45b6-a694-4296296d71ca. 32 https://blogs.deloitte.ch/tax/2023/01/south-korea-first-country-to-enact-global-minimum-tax- .html. 79
  4. Nhật Bản đã chính thức ban hành “Đạo luật sửa đổi một phần Đạo luật thuế thu nhập” về thuế tối thiểu toàn cầu theo Công báo đặc biệt số 25 vào ngày 31/3/2023 với tên gọi Đạo luật số 3/202333. Luật này chỉ bao gồm nội dung về IIR. Nội dung về QDMTT và UTPR dự kiến được đưa vào Dự thảo về Cải cách chính sách thuế năm 2024. Úc34 và Newzealand đã hoàn thành việc lấy ý kiến công chúng về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trong năm 2022. Newzealand35 dự kiến công bố Dự thảo Luật áp dụng trong tháng 3/2023 và dự kiến thông qua vào tháng 9/2023. - Tại Hoa Kỳ, Chính phủ của Tổng thống Joe Biden vừa mới chính thức ban hành Kế hoạch ngân sách năm 2024 và Bộ Tài chính cũng ban hành kèm theo chú giải chi tiết cho các dự thảo thay đổi luật liên quan đến ngân sách. Đáng chú ý, Hoa Kỳ có kế hoạch điều chỉnh cơ chế thuế tối thiểu hiện hành (Global intangible low- taxed income - GILTI) theo hướng tương thích hơn với thuế tối thiểu toàn cầu (nâng mức thuế suất tối thiểu từ 10,5% lên 21%; áp dụng trên cơ sở từng quốc gia thay vì cơ sở toàn cầu)36; thay thế cơ chế hiện hành Base Erosion Anti-Abuse Tax (BEAT) bằng cơ chế UTPR theo hướng dẫn của OECD và cân nhắc sẽ áp dụng QDMTT để đảm bảo quyền thu thuế đối với các công ty đầu tư tại Hoa Kỳ. 2. Đâu là tương lai của “Cạnh tranh thuế”? Tuyên bố gần đây của OECD khẳng định, mục tiêu của việc thực hiện Trụ cột 2 là “việc không đánh thuế hoặc đánh thuế thấp thực chất không phải là nguyên nhân gây lo ngại, nhưng nó trở nên đáng lo ngại khi gắn liền với thực trạng phân chia thu nhập chịu thuế một cách phi thực chất với các hoạt động tạo ra nó”37. Như vậy, các quốc gia vẫn có thể tiếp tục cạnh tranh thuế nhưng là cạnh tranh dựa trên hoạt động kinh tế thực chất (thay vì dựa trên thu nhập bị dịch chuyển phi thực chất), tức là các quốc gia phải cân nhắc bài toán cân bằng giữa chi phí cận biên và lợi nhuận cận biên của việc thay đổi chính sách thuế nội địa. Sự đánh đổi đòi hỏi quốc gia phải cân bằng chi phí cận biên của nguồn thu dự kiến giảm với các lợi ích trực tiếp và gián tiếp của giá trị đầu tư dự kiến tăng38. Rõ ràng, Trụ cột 2 sẽ tạo một mức cân bằng (15% trên lợi nhuận thặng dư) cho tổng nghĩa vụ thuế phải nộp bởi các công ty đa quốc gia trên toàn cầu và cũng 33 https://www.orbitax.com/news/archive.php/Japanese-Parliament-Approves-G-52374. 34 https://treasury.gov.au/consultation/c2022-297844. 35 https://www.taxpolicy.ird.govt.nz/publications/2022/2022-ip-oecd-pillar-two. 36 https://taxfoundation.org/biden-budget-tax-proposals-analysis/. 37 OECD (2013), Action Plan on Base Erosion and Profit Shifting, OECD, Paris - Trang 10. 38 Pillar 2’s impact on tax competition - Michael Devereux, John Vella and Heydon Wardell- Burrus (26/8/2022) - Trang 15. 80
  5. đồng thời cho phép một mức cân bằng tương tự cho cạnh tranh thuế trên tổng chi phí thuế phải nộp cho các nước nguồn, thông qua việc áp dụng QDMTT. QDMTT là cơ chế thuế bổ sung tối thiểu đạt chuẩn mà các quốc gia có thể đưa vào nội luật hóa. Theo công thức tính toán của thuế tối thiểu toàn cầu, QDMTT cũng bằng thuế suất bổ sung nhân với lợi nhuận thặng dư (Lợi nhuận GloBE trừ đi các khoản thu nhập được loại trừ dựa theo bản chất (Substance-based income exclusion - SBIE), do đó thể loại bỏ hoàn toàn thuế bổ sung phát sinh tại công ty mẹ. Bằng cách nội luật hóa một QDMTT, một quốc gia thu sẽ giành được nguồn thu mà nếu không áp dụng thì cũng bị thu bởi một quốc gia khác thông qua Quy tắc IIR hoặc UTPR. Vì thuế bổ sung cũng sẽ phát sinh ở bất kỳ đâu, một quốc gia có thể áp dụng QDMTT với kỳ vọng hợp lý rằng sẽ không ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của quốc gia đó. Do đó, các quốc gia có động lực mạnh mẽ để áp dụng QDMTT và thực tế một số quốc gia (kể cả quốc gia phát triển) đã tuyên bố việc thực hiện chính sách này, tiêu biểu là Anh Quốc, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Đức, Hà Lan. Các quốc gia quanh khu vực như Malaysia, Singapore, Hồng Kông và Thái Lan cũng đã tuyên bố kế hoạch áp dụng QDMTT từ năm 2024 - 2025. Quan trọng là các nước vẫn có thể tiếp tục cạnh tranh bằng việc phá vỡ mức cân bằng này thông qua các cơ chế về trợ cấp hoặc cấn trừ thuế hoàn lại đạt tiêu chuẩn cho doanh nghiệp. Khi tính toán ETR của một công ty đa quốc gia ở một quốc gia cụ thể cho các mục đích của Trụ cột 2, các khoản trợ cấp của Chính phủ được cộng vào thu nhập GloBE (mẫu số) thay vì giảm số tiền thuế được bao gồm (tử số), gây tác động ít vào thuế suất hiệu quả. Chi phí cấn trừ vào thuế được hoàn theo chuẩn (Qualified Refundable Tax Credits - QRTC) cũng được xử lý tương tự. Để đủ điều kiện là QRTC, khoản cấn trừ phải được “thanh toán bằng tiền mặt hoặc có sẵn dưới dạng tương đương tiền mặt” trong vòng bốn năm kể từ khi một công ty đáp ứng các điều kiện để nhận được cấn trừ. Ngược lại, các khoản cấn trừ khác - Chi phí cấn trừ vào thuế được hoàn không đạt chuẩn (Non-QRTCs) - thì sẽ làm giảm thuế được bao gồm (tử số), do đó gây ảnh hưởng lớn hơn đến thuế suất hiệu quả. Trên thực tế, rất nhiều các quốc gia đã có sẵn các chính sách về trợ cấp và cấn trừ thuế (chưa xác định là cấn trừ thuế hoàn lại đạt chuẩn hay không?) và các chính sách này có thể phát huy tác dụng “cạnh tranh thuế” trong bối cảnh sau Trụ cột 2. Bằng với việc có sẵn nền tảng chính sách, Chính phủ các nước này cần cân nhắc về việc làm thế nào để điều chỉnh chính sách sao cho các khoản trợ cấp/khấu trừ đạt được đúng đối tượng. Một số ví dụ tiêu biểu như sau: - Ở Ấn Độ, nước này đã đi trước trong việc ban hành chính sách ưu đãi theo chi phí từ năm 2020, cụ thể là 03 chính sách nổi bật bao gồm39: 39 https://thesaigontimes.vn/an-do-indonesia-dang-vuot-len-trong-cuoc-dua-chao-don-dai-bang/. 81
  6.  Chương trình khuyến khích liên kết sản xuất điện tử quy mô lớn (PLI), trong đó trợ cấp 4 - 6% trên doanh thu tăng thêm so với năm tiêu chuẩn đối với các lĩnh vực như sản xuất điện thoại di động, linh kiện điện tử ưu tiên sản xuất trong nước;  Chương trình thúc đẩy sản xuất linh kiện và chất bán dẫn điện tử (SPECS) nhằm hỗ trợ 25% chi phí đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ, và nghiên cứu phát triển;  Chương trình khuyến khích cụm sản xuất điện tử (EMC 2.0) để hỗ trợ tài chính liên quan đến hạ tầng, quỹ đất. Theo đó, các chính sách ưu đãi theo chi phí này sẽ không bị ảnh hưởng bởi Trụ cột 2 như các chính sách của Việt Nam, dẫn đến việc Ấn Độ đã có sẵn lợi thế khi Trụ cột 2 được áp dụng mà chưa cần các biện pháp cải cách ưu đãi đầu tư. - Tương tự Ấn Độ, Trung Quốc trước đây cũng đã có tiền lệ về ưu đãi trợ cấp chi phí sản xuất (khoảng 3 - 6%) đối với lĩnh vực ưu tiên là sản xuất xe điện và đang cân nhắc gia hạn chính sách này40. - Thái Lan vốn đã có chính sách trợ cấp tiền mặt (kèm theo các ưu đãi khác) cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới, phát triển công nghệ và phát triển nhân lực cho 10 ngành nghề công nghiệp ưu tiên theo Đạo Luật tăng cường cạnh tranh (Competitiveness Enhancement Act)41. Cơ quan Đầu tư của nước này (BOI) cũng đang nghiên cứu sửa đổi Đạo luật này để tăng cường nguồn thu cho quỹ hỗ trợ (dự kiến bổ sung thêm 50 - 70% từ nguồn thu thuế bổ sung) và bổ sung các chính sách khuyến khích đầu tư để tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hỗ trợ tài chính. - Ireland (một quốc gia cạnh tranh thuế tiêu biểu với thuế suất tiêu chuẩn là 12,5%) vốn đã có rất nhiều các chính sách về trợ cấp nghiên cứu và phát triển (25% trên tổng chi phí nghiên cứu và phát triển đủ điều kiện); trợ cấp đầu tư (5 - 10% của giá trị đầu tư); trợ cấp nhân công (15% chi phí lương cho nhân viên mới trong 2 năm); trợ cấp đào tạo (50% chi phí, tối đa 2 triệu EUR)42... 3. Việt Nam nên làm gì? Trong bối cảnh động thái rõ ràng của các nước đang phát triển và các nước là đối thủ cạnh tranh đầu tư như trên, nếu Việt Nam không hành động (không tham gia vào cuộc cạnh tranh mới) sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề: (i) Mất đi nguồn thu thuế bổ sung tiềm năng từ thu nhập phát sinh tại quốc gia của mình, sau đó sẽ bị đánh thuế 40 https://vneconomy.vn/automotive/trung-quoc-du-kien-tiep-tuc-gia-han-uu-dai-cho-xe-dien.htm. 41 https://www.konradlegal.com/2021/04/28/you-must-know-competitiveness-enhancement-act- before-boi-registration/. 42 https://www.deloitte.com/content/dam/assets-shared/legacy/docs/services/tax/2022/dttl-tax- survey-of-global-investment-and-innovation-incentives-ireland-2020.pdf. 82
  7. bổ sung ở bất kỳ quốc gia khác; (ii) Ảnh hưởng lợi thế cạnh tranh đầu tư một cách tiêu cực nếu các nước khác thay đổi chính sách đầu tư và chính sách thuế đem lại lợi ích tài chính cho các công ty hơn. Do đó, để đảm bảo đủ năng lực tiếp tục tham gia cuộc cạnh tranh mới, Việt Nam nên cân nhắc: Áp dụng QDMTT để đảm bảo chủ động giữ quyền đánh thuế của Việt Nam Việt Nam cần cân nhắc áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa theo chuẩn (QDMTT) từ 2024. Cần nhấn mạnh QDMTT là cơ chế đạt chuẩn theo quy định của OECD. Các cơ chế khác không đạt chuẩn (ví dụ như áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15%) sẽ không thống nhất theo công thức tính của OECD như QDMTT, dẫn đến tổng nghĩa vụ thuế của toàn tập đoàn sẽ bị tăng lên so với việc tính toán thuế bổ sung theo QDMTT hay IIR. Việc này vừa gây thiệt hại về tài chính cho nhà đầu tư, vừa gây khó khăn trong việc áp dụng và không thể hiện được sự hội nhập chính sách thuế của Việt Nam với quốc tế. Cân nhắc các chính sách hỗ trợ/ưu đãi đầu tư mới nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp hơn với bối cảnh hậu Trụ cột 2 Các doanh nghiệp FDI đang nắm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, như đóng góp vào xuất khẩu, dự trữ ngoại hối, phát triển công nghiệp nội địa, cũng như việc làm cho người lao động. Theo đó, dưới bất kỳ hình thức nào, nếu Việt Nam chỉ giữ lại quyền đánh thuế hoặc thu thêm phần thuế bổ sung mà không có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng sẽ gây bất lợi cho vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư. Đáng lưu ý, theo Nghị quyết số 50- NQ/TW ngày 20/8/2019, mục tiêu vốn đăng ký đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 150 - 200 tỷ USD, giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200 - 300 tỷ USD (40 - 50 tỷ USD/năm), theo đó nếu không có phương án xử lý tốt, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu trên. OECD nhấn mạnh rằng, Chính phủ của các quốc gia đang phát triển cần đánh giá lại môi trường ưu đãi thuế, nhìn nhận Trụ cột 2 là một cơ hội để cải cách đồng thời tái cấu trúc hệ thống chính sách ưu đãi thuế, đặc biệt là những chính sách không hiệu quả gây lãng phí nguồn ngân sách quốc gia43. Trong đó, các chính sách ưu đãi dựa trên thu nhập sẽ không còn hiệu quả mà thay vào đó nên tăng cường các chính sách dựa trên cơ sở chi phí. Chính sách được đề xuất hàng đầu là thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc cho cấn trừ chi phí vào thuế phải nộp và được hoàn theo chuẩn của OECD (QRTC) đối với một số loại chi phí (như chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí sản xuất, nghiên cứu phát triển, nhân lực…). Việt Nam có thể tham khảo các chính sách của Ấn Độ, Ireland, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông. 43 https://read.oecd-ilibrary.org/taxation/tax-incentives-and-the-global-minimum-corporate- tax_25d30b96-en#page48. 83
  8. Để thực hiện được biện pháp này, Chính phủ Việt Nam cần đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề như: Bao nhiêu thuế bổ sung thêm sẽ được dùng để hỗ trợ doanh nghiệp; đối tượng doanh nghiệp nào sẽ được hưởng ưu đãi này; cũng như mức hỗ trợ tính toán trên cơ sở chi phí nào và mức bao nhiêu là phù hợp. Cần lưu ý các biện pháp bù đắp hoặc hỗ trợ dù theo hình thức nào nên được thiết kế hợp lý để không bị xem là lợi ích liên quan trực tiếp đến đối tượng của Trụ cột 2, đặc biệt trong trường hợp Việt Nam áp dụng QDMTT. Hình thức và nội dung ban hành chính sách hướng dẫn phù hợp Việc sửa đổi nội luật để áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu là tương đối phức tạp vì liên quan đến Luật Thuế TNDN và pháp luật khác có liên quan về đầu tư, lao động… cũng như các Điều ước, cam kết quốc tế…, cùng với việc cần đảm bảo mục tiêu đồng bộ nội luật và duy trì tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, trong khi yêu cầu hiện tại là cấp bách, khuyến nghị cần áp dụng từ năm 2024. Theo đó, về mặt hình thức, trước khi có những sửa đổi cụ thể trong các luật liên quan, Việt Nam có thể cân nhắc giải pháp trước mắt về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để Việt Nam có thể áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp từ 2024, với hai mục tiêu chính về việc: (i) Tuyên bố áp dụng cơ chế thuế tối thiểu bổ sung nội địa theo chuẩn (QDMTT) để đảm bảo quyền thu thuế bổ sung của Việt Nam; (ii) Giải pháp chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đảm bảo vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư. Sau đó, trong các năm 2024 và 2025, Việt Nam có thể tiếp tục cân nhắc giải pháp lâu dài về sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan. 84
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0