intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc kháng đông đường uống trong thực hành lâm sàng trên bệnh nhân ngoại trú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị thuốc kháng đông đường uống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu các trường hợp đang sử dụng thuốc kháng đông đường uống đến tái khám theo hẹn tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 1/2023 đến 6/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc kháng đông đường uống trong thực hành lâm sàng trên bệnh nhân ngoại trú

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):83-89 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.12 Thuốc kháng đông đường uống trong thực hành lâm sàng trên bệnh nhân ngoại trú Đinh Hiếu Nhân1,* Bộ môn Nội Tổng quát, Bộ môn Dược lý học - Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ 1 Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Hiệu quả và an toàn của thuốc kháng đông đường uống qua các khuyến cáo hiện hành giúp ích trong quyết định điều trị và chọn lựa thuốc trên từng bệnh nhân cụ thể. Tiếp cận chẩn đoán, chỉ định điều trị, chọn lựa thuốc kháng đông phù hợp và theo dõi cần phải được cá thể hoá ở từng bệnh nhân khác nhau. Đánh giá kết quả điều trị của thuốc chống đông đường uống trong thực hành lâm sàng hàng ngày sẽ giúp ích thêm những dữ liệu thực tế trong quyết định điều trị thuốc kháng đông. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị thuốc kháng đông đường uống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu các trường hợp đang sử dụng thuốc kháng đông đường uống đến tái khám theo hẹn tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 1/2023 đến 6/2023. Kết quả: 480 trường hợp được đưa vào khảo sát với tuổi trung bình 62,85 ± 16,92, tỉ lệ nam: nữ = 0,48, thời gian theo dõi trung bình 30,79 ±32,51 tháng. Rung nhĩ, bệnh lý van tim cơ học và bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có hay không kèm với nhồi máu phổi là những chỉ định chính với tỉ lệ lần lượt là 66,04%, 28,54% và 14,58%. Thuốc kháng đông đường uống tác dụng trực tiếp (DOACs) được chỉ định 58,75% trường hợp, thuốc kháng đông kháng vitamin K được chỉ định trong 41,25% trường hợp. Có 26 trường hợp xuất hiện tác dụng phụ xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp phải nhập viện. Không có trường hợp nào bị biến cố thuyên tắc huyết khối trong suốt thời gian khảo sát. Kết luận: Điều trị với thuốc kháng đông đường uống đạt được kết quả kiểm soát tốt các biến cố thuyên tắc huyết khối, tác dụng phụ liên quan đến thuốc có tỉ lệ thấp (5,41%). Từ khoá: thuốc kháng đông đường uống tác dụng trực tiếp; thuốc kháng đông kháng vitamin K; rung nhĩ Từ viết tắt: DOACs (Direct-acting oral anticoagulants): thuốc kháng đông đường uống tác dụng trực tiếp; INR (International Normalized Ratio): tỉ lệ chuẩn hoá Ngày nhận bài: 26-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 25-09-2024 / Ngày đăng bài: 27-09-2024 *Tác giả liên hệ: Đinh Hiếu Nhân. Bộ môn Nội Tổng quát, Bộ môn Dược lý học - Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: dhnhan@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 83
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Abstract ORAL ANTI-COAGULANTS USED IN OUTPATIENT CLINICAL PRACTICE Dinh Hieu Nhan Background: The effectiveness and safety of oral anticoagulants in current recommendations assist treatment decisions and drug selection as per patient. The diagnostic approach, treatment indications, appropriate anti-coagulant selection, and monitoring need to be personalized. Evaluating the treatment outcomes of oral anti-coagulants in daily clinical practice will provide more practical data for indication of anti-coagulant treatment. Objective: Evaluating the results of oral anti-coagulant treatment in clinical practice. Methods: A cross-sectional study was conducted. The research included all patients prescribed oral anti-coagulants who revisited between January 2023 and June 2023 in Outpatient Department – University Medical Center HCMC. Results: 480 cases were included in the survey with average age 62.85 ± 16.92, male: female ratio was 0.48, average follow-up time 30.79 ± 32.51 months. Atrial fibrillation, mechanical valvular heart disease, and lower extremity deep vein thrombosis with or without pulmonary infarction are the main indications with rates of 75.9%, 28.54%, and 14.58%, respectively. Direct-acting oral anticoagulants (DOACs) were prescribed in 58.7% of cases, and vitamin K antagonist anti-coagulants were prescribed in 41.3% of cases. There were 26 cases of bleeding related to drug use, of which 2 cases required hospitalization. There were no cases of thromboembolic occurrence during the survey period. Conclusion: Treatment with oral anti-coagulants results in good control of thromboembolic events, with a low rate of drug-related side effects (5.41%). Keywords: direct-acting oral anticoagulants (DOACs); vitamin K antagonist anticoagulants; atrial fibrillation Abbreviations: DOACs: Direct-acting oral anticoagulants; INR: International Normalized Ratio 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả và độ an toàn điều trị của các thuốc chống đông Bệnh nhân có chỉ định và đã được sử dụng thuốc kháng đường uống trong những bệnh lý được chỉ định đã được báo đông đường uống tại khoa Khám bệnh bệnh viện Đại học Y cáo qua các kết quả nghiên cứu [1,2,3] và đã được đưa và Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ tháng 1/2023 trong khuyến cáo hiện hành [4,5,6]. Áp dụng các khuyến cáo đến tháng 6/2023. trong thực hành lâm sàng với các đặc điểm về nhân trắc học 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn khác nhau, điều kiện kinh tế, chính sách bảo hiểm, thực tế Tất cả bệnh nhân đã và đang được chỉ định sử dụng thuốc thuốc được phép lưu hành v.v… có thể sẽ ảnh hưởng đến kết kháng đông đường uống đến tái khám tại phòng khám Nội quả điều trị. Do vậy, khảo sát kết quả điều trị thuốc kháng Tim mạch và Ngoại Tim mạch trong thời điểm nghiên cứu. đông đường uống trong thực hành lâm sàng hàng ngày sẽ góp phần nhận định một cách chi tiết hơn tình hình sử dụng thuốc. Có đủ xét nghiệm cần thiết theo mẫu thu thập nghiên cứu. Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trị thuốc kháng đông đường uống trong thực hành lâm sàng. Không thu thập đủ dữ liệu trong tiến trình nghiên cứu. Ngưng thuốc kháng đông không theo chỉ định của nhân 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP viên y tế. NGHIÊN CỨU Những trường hợp ngưng thuốc kháng đông bắt buộc kéo dài, ví dụ: phẫu thuật. 84 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.12
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Không tái khám theo đúng hẹn. eGFR, SGOT, SGPT, INR. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 3. KẾT QUẢ 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu. Có 480 trường hợp đã và đang được chỉ định điều trị với 2.2.2. Cỡ mẫu thuốc kháng đông đường uống, tái khám theo hẹn từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2023 với đầy đủ dữ liệu được thu nhận Chọn mẫu thuận tiện. vào khảo sát. 2.2.3. Dữ liệu thu thập nghiên cứu Tỉ lệ giới tính nam:nữ = 0,48, các bệnh lý đi kèm thường A. Đặc điểm về nhân trắc học của dân số nghiên cứu: tuổi, gặp là tăng huyết áp (63,33%), đái tháo đường (21,04%), bệnh giới tính, chỉ số khối cơ thể, bệnh lý đi kèm. tim thiếu máu cục bộ (38,13%) và rối loạn lipid máu B. Đặc điểm về lâm sàng: (62,29%). Độ lọc cầu thận ước tính trung bình trong nghiên cứu trong giới hạn bình thường (eGFR = 72,84 ± 28,43). Lâm sàng: Mạch, huyết áp, biến cố liên quan đến sử dụng thuốc. eGFR: độ lọc cầu thận ước tính. BMI (Body mass index): chỉ Chỉ định sử dụng thuốc kháng đông đường uống. số khối cơ thể (Bảng 1). Loại thuốc kháng đông đường uống được sử dụng và liều Rung nhĩ là chỉ định sử dụng thuốc kháng đông nhiều nhất thuốc trung bình: (66,04%), tiếp theo là bệnh lý van tim cơ học (28,54%) và • Thuốc kháng đông kháng vitamin K: Liều thuốc trung bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có hay không kèm bình trong tuần (mg/tuần). với nhồi máu phổi (14,58%). Huyết khối nơi khác: Huyết khối tĩnh mạch mạc treo, huyết khối tĩnh mạch cửa, huyết • Thuốc kháng đông đường uống tác dụng trực tiếp: Liều khối trong buồng tim, huyết không động mạch khoeo, huyết thuốc mỗi ngày (mg/ngày). khối động mạch thận (Bảng 2). C. Xét nghiệm cận lâm sàng: Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu và bệnh lý đi kèm Giá trị trung bình Đặc điểm Giá trị nhỏ nhất – lớn nhất Số trường hợp và phần trăm ± Độ lệch chuẩn Nam:232; Nữ :248 Giới tính Nam:Nữ = 0,48 Tuổi 62,85 ± 16,92 21-94 BMI (Body mass index) (Kg/m2) 22,99 ±3.52 12,8 – 33,2 HA tâm thu (mmHg) 123,92 ±3,43 80 - 10 HA tâm trương (mmHg) 74,98 ±11,69 50 - 130 Hb (g/L) 130,70 ±22,43 2 eGFR (ml/ph/1,73 m ) 72,84 ± 28,43 9 - 314 SGOT (U/L) 29,41 ± 28,83 SGPT (U/L) 37,80 ±45,59 Thời gian theo dõi (tháng) 30,79 ±32,51 1 - 156 Tăng huyết áp 304/480 (63,33%) Đái tháo đường 101/480 (21,04%) Bệnh tim thiếu máu cục bộ 183/480 (38,13%) Rối loạn lipid máu 299/480 (62,29%) https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.12 https:// www tapchiyhoctphcm.vn | 85
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Bảng 2. Chỉ định thuốc kháng đông đường uống Thuốc Số lượng Tỉ lệ Bệnh lý Số trường Tỉ lệ 5 mg/ngày 2 1,23% hợp phần (n=480) trăm 10mg/ngày 31 19,14% Rung nhĩ 317/480 66,04% 15mg/ngày 91 56,17% Bệnh van tim cơ học 137/480 28,54% 20mg/ngày 38 23,46% Huyết khối tĩnh mạch sâu chi 70/480 14,58% Dabigatran n=78 dưới và/hay nhồi máu phổi 220mg/ngày 56 71,79% Bệnh lý khác (Huyết khối nơi 15/480 3,13% 300mg/ngày 22 28,21 % khác) Liều Warfarin (mg/tuần) 12,68 ± 12,85 Hội chứng kháng phospholipid 2/480 0,41% và Đột biến gen tăng đông Liều Acenocoumarol (mg/tuần) 4,59 ± 6,32 Huyết khối trên bệnh nhân ung 10/480 2,08% thư Trong tổng số 26 trường hợp xuất hiện tác dụng phụ, có 24 trường hợp (24/26 =92,31%) xuất huyết mức độ nhẹ và 2 Bảng 3. Các thuốc kháng đông đường uống được sử dụng trong trường hợp (2/26=7,69%) cần phải nhập viện vì xuất huyết điều trị tiêu hoá. Tất cả các trường hợp xuất hiện tác dụng phụ xuất Thuốc Số trường hợp Tỉ lệ huyết được ghi nhận đều liên quan đến sử dụng thuốc kháng Sử dụng thuốc kháng đông kháng vitamin K. Tỉ lệ xuất hiện các biến cố liên quan 198/480 41,25% vitamin K đến sử dụng thuốc kháng đông đường uống chiếm 26/480 = Warfarin 18,33% 88/480 (88/198) (44,44%) 5,41% (Bảng 5). Acenocoumarol 110/480 22,91% Bảng 5. Biến cố liên quan sử dụng thuốc và thay đổi thuốc (110/198) (55,55%) Tổng Tổng Sử dụng thuốc NOACs 282/480 58,75% Biến cố cộng: Tỉ lệ (%) số 26 (%) Apixaban 42/480 8,7% (42/282) (14,89%) Xuất huyết dưới da 13 50 Rivaroxaban 162/480 33,75% Xuất huyết tiêu hoá 1 3,84 (162/282) (57,44%) Chảy máu chân răng 8 30,76 92,31 Dabigatran 78/480 16,25% (78/282) (27,66%) Ho ra máu 1 3,84 Tiểu máu 1 3,84 Thuốc kháng đông đường uống tác dụng trực tiếp được chỉ Nhập viện vì xuất định trong 58,8%% trường hợp. Thuốc kháng đông kháng 2 7,69 7,69 huyết tiêu hoá vitamin K được chỉ định trong 41,25% trường hợp với hầu Biến cố thuyên tắc hết là chỉ định bắt buộc (Bảng 3). 0 huyết khối Liều thuốc kháng đông tác dụng trực tiếp đựợc sử dụng chủ Chuyển từ DOACs sang thuốc kháng 1 Do xơ gan yếu là liều thấp hay giảm liều, liều thuốc tối ưu chỉ đạt 30,95% đông kháng vitamin K (Apixaban), 23,46% (Rivaroxaban) và 28,21% (Dabigatran). Do không Chuyển từ thuốc Riêng thuốc kháng đông kháng vitamin K được sử dụng với tuân thủ điều kháng đông kháng 6 trị (Xét liều thấp - trung bình (Bảng 4). vitamin K sang DOACs nghiệm INR) Bảng 4. Liều thuốc kháng đông Thuốc Số lượng Tỉ lệ 4. BÀN LUẬN Apixaban n= 42 5 mg/ngày 29 69,05% 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu Có 480 trường hợp được đưa vào khảo sát với tỉ lệ nam:nữ 10 mg/ngày 13 30,95% = 0,48, thời gian theo dõi trung bình 30,79 ±32,51 tháng, với Rivaroxaban n=162 tuổi trung bình là 62,85 ± 16,92. Phần lớn các trường hợp 86 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.12
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 bệnh nhân có BMI bình thường hay thừa cân, trị số huyết áp khối nơi khác và bệnh lý thuyên tắc huyết khối trên bệnh nhân tâm thu và tâm trương trung bình của nhóm nghiên cứu trong ung thư (Bảng 2 và 3) [5, 6, 11]. Nhóm thuốc kháng đông giới hạn bình thường. Bệnh lý đi kèm là tăng huyết áp, bệnh kháng vitamin K với tỉ lệ sử dụng warfarin và acenocoumarol tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, rối loạn lipid máu lần lượt là 44,95% và 55,05% trường hợp. Chỉ định riêng từng chiếm tỉ lệ lần lượt là 63,33%,21,04%, 38,13%, 62,29%. hoạt chất còn phụ thuộc vào chỉ định, kinh nghiệm của nhân Chức năng thận khảo sát qua độ lọc cầu thận ước tính, chức viên y tế cũng như tình hình lưu hành của thuốc tại bệnh viện, năng gan qua đánh giá chỉ số SGOT, SGPT với giá trị trung có hay không có bảo hiểm y tế v.v... bình trong giới hạn bình thường (Bảng 1). Nhóm thuốc DOACs với tỉ lệ sử dụng các thuốc apixaban, rivaroxaban và dabigatran lần lượt là 14,89%, 57,44%, 27,66%. 4.2. Chỉ định điều trị thuốc kháng đông đường Rivaroxaban là hoạt chất được sử dụng với tỉ lệ nhiều nhất, điều uống này có thể do tính tiện dụng với liều một lần trong ngày, trong Chỉ định chính trong điều trị thuốc kháng đông đường uống danh mục thuốc bảo hiểm y tế bên cạnh hiệu quả thuốc tương trong khảo sát là rung nhĩ, bệnh van tim cơ học, bệnh huyết đồng với các hoạt chất khác cùng nhóm (Bảng 3). khối tĩnh mạch sâu chi dưới có hay không có kèm với nhồi máu phổi với tỉ lệ lần lượt là 66,04%, 28,54% và 14,58%. Đây là những chỉ định điều trị chính của thuốc kháng đông đường 4.3. Liều thuốc kháng đông đường uống và kết uống [7]. Bên cạnh những chỉ định trên còn có nhiều chỉ định quả điều trị khác cũng được nhận thấy trong nghiên cứu như hội chứng Liều thuốc DOACs khác biệt ở từng hoạt chất thuốc khác kháng phospholipid, đột biến gen tăng đông, huyết khối nơi nhau. Liều apixaban 5mg/ngày được sử dụng nhiều nhất với khác như huyết khối tĩnh mạch mạc treo, huyết khối tĩnh 69,05%, trong khi đó liều rivaroxaban 15mg/ngày và mạch cửa, huyết khối trong buồng tim, huyết không động dabigatran 220mg/ngày cũng có tỉ lệ cao nhất (Bảng 4). Liều mạch khoeo, huyết khối động mạch thận. Mặc dù những chỉ thuốc nhóm thuốc kháng đông kháng vitamin K được ghi định khác này chiếm tỉ lệ khiêm tốn nhưng cũng cho thấy đây nhận với warfarin và acenocoumarol lần lượt là 12,68 ± là những chỉ định cần được quan tâm đến trong thực hành lâm 12,85mg/tuần và 4,59 ± 6,32mg/tuần. Đây là liều thuốc thấp sàng. Đặc biệt, có 2,08% trường hợp chỉ định thuốc kháng – trung bình, liều acenocoumarol sử dụng thấp hơn so với liều đông đường uống DOACs trên bệnh nhân ung thư, đây là warfarin. nhóm bệnh nhân ngày càng được quan tâm đến nhiều hơn. Liều thuốc nhóm DOACs tuỳ thuộc vào chỉ định với yếu Các chỉ định sử dụng thuốc kháng đông đường uống trên bệnh tố cá thể hoá trong điều trị, liều thuốc kháng đông kháng nhân ung thư phù hợp với Khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt vitamin K cũng tuỳ thuộc vào chỉ định và được điều chỉnh Nam, Hội Tim Châu Âu [8, 9]. theo giá trị xét nghiệm INR ở mỗi thời điểm tái khám. Thuốc kháng đông DOACs được chỉ định trong 58,75%, thuốc kháng đông kháng vitamin K sử dụng trong 41,25% các 4.4. Biến cố liên quan đến sử dụng thuốc trường hợp khảo sát. Khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Không có trường hợp nào xảy ra biến cố thuyên tắc huyết Nguyễn Chí Thành thì tỉ lệ sử dụng thuốc kháng vitamin K khối trong thời gian khảo sát. Tác dụng phụ thường gặp nhất trong khảo sát chiếm 92,1%, điều này do phần lớn các trường liên quan đến sử dụng thuốc kháng đông là xuất huyết, trong hợp liên quan đến rung nhĩ trên bệnh lý van tim với chỉ định đó xuất huyết mức độ nhẹ chiếm nhiều nhất (92,31%). Có 2 bắt buộc của thuốc [10]. Theo kết quả nghiên cứu tác giả trường hợp xuất huyết tiêu hoá nặng (7,69%) cần phải nhập thuốc kháng đông sử dụng VKA 64,6%; NOAC 10,4%. viện đều liên quan đến sử dụng thuốc kháng đông kháng Thuốc kháng đông kháng vitamin K được sử dụng trong vitamin K. Có 6 trường hợp chuyển từ sử dụng thuốc kháng những chỉ định bắt buộc như bệnh lý van tim cơ học, bệnh đông kháng vitamin K trên bệnh nhân không có chỉ định bắt hẹp van hai lá kèm rung nhĩ. Trong khi đó thuốc kháng đông buộc sang thuốc nhóm DOACs do không thể kiểm soát để đạt DOACs được chỉ định chủ yếu trong rung nhĩ không do bệnh INR đích điều trị, điều này cho thấy xu hướng sử dụng thuốc lý van tim, bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, huyết nhóm DOACs ngày càng nhiều do có nhiều lợi ích. Biến cố https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.12 https:// www tapchiyhoctphcm.vn | 87
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 tác dụng phụ liên quan đến sử dụng thuốc chiếm 5,41% (Bảng Nhập dữ liệu: Đinh Hiếu Nhân 5), khi so sánh với tác giả Nguyễn Thị Phương Lan thì tỉ lệ Quản lý dữ liệu: Đinh Hiếu Nhân xuất hiện tác dụng phụ do thuốc kháng đông kháng viatmin Phân tích dữ liệu: Đinh Hiếu Nhân K chiếm 9,7% [12], khác biệt này có thể do đối tượng nghiên Viết bản thảo đầu tiên: Đinh Hiếu Nhân cứu là người cao tuổi với tuổi trung bình 70 tuổi và tỉ lệ sử Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Đinh Hiếu Nhân dụng thuốc kháng đông vitamin K 64,6% và DOACs 10,4%, trong khi đó trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình là Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 62 tuổi (Bảng 1) và tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông kháng Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. vitamin K với tỉ lệ thấp hơn là 41,25%. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TPHCM, số Chỉ định sử dụng và liều lượng của các thuốc kháng đông 374/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 30/3/2023. đường uống tuỳ thuộc vào từng bệnh lý khác nhau. Kết quả điều trị với thuốc kháng đông đường uống đạt được kết quả kiểm soát tốt các biến cố thuyên tắc huyết khối với sự xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO hiện các biến cố liên quan đến sử dụng thuốc kháng đông 1. Connolly SJ, Ezekowitz MD, Wallentin L, et al. đường uống có tỉ lệ thấp (5,41%). Dabigatran versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med. 2009;361:1139–51. Lời cảm ơn 2. Patel MR, Mahaffey KW, Garg J, et al. Rivaroxaban Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc bệnh viện Đại học versus warfarin in nonvalvular atrial fibrillation. N Engl J Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 1, Ban Giám Hiệu Đại Med. 2011;365:883–91. học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Nghiên cứu Khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nghiên 3. Granger CB, Alexander JH, McMurray JJ, et al. Apixaban cứu. versus warfarin in patients with atrial fibrillation. N Engl J Med. 2011;365:981–92. Nguồn tài trợ 4. Steffel J, Collins R, Antz M, et al. 2021 European Heart Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Rhythm Association Practical Guide on the Use of Non- Vitamin K Antagonist Oral Anticoagulants in Patients with Xung đột lợi ích Atrial Fibrillation. EP Europace. 2021;23(10):1612–1676. Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. 5. January CT, Wann LS, Calkins H, et al. 2019 AHA/ACC/HRS Focused Update of the 2014 ORCID AHA/ACC/HRS Guideline for the Management of Đinh Hiếu Nhân Patients With Atrial Fibrillation: A Report of the https://orcid.org/0000-0003-0994-0106 American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines Đóng góp của các tác giả and the Heart Rhythm Society in Collaboration With the Society of Thoracic Surgeons. Circulation. Ý tưởng nghiên cứu: Đinh Hiếu Nhân 2019;140(2):e125-e151. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Đinh Hiếu Nhân Thu thập dữ liệu: Đinh Hiếu Nhân 6. Hindricks G, Potpara T, Dagres N, et al. 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial Giám sát nghiên cứu: Đinh Hiếu Nhân fibrillation developed in collaboration with the European 88 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.12
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS): The Cardiology (ESC). European Heart Journal. Task Force for the diagnosis and management of atrial 2022;43(41):4229–4361, DOI:10.1093/eurheartj/ehac244. fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC) 10. Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Văn Trí. Khảo sát thực trạng Developed with the special contribution of the European sử dụng thuốc chống huyết khối trong điều trị rung nhĩ tại Heart Rhythm Association (EHRA) of the ESC. European Viện tim TP Hồ Chí Minh. Chuyên đề Tim Mạch học. Heart Journal. 2021;42(5):373–498. 2017; https://timmachhoc.vn/khao-sat-thuc-trang-su- 7. Direct Oral Anticoagulant (DOAC) Guidelines, 2023. dung-thuoc-chong-huyet-khoi-trong-dieu-tri-rung-nhi- https://www.cec.health.nsw.gov.au/__data/assets/pdf_fil tai-vien-tim-tp-ho-chi-minh/. e/0005/917807/DOAC-guidelines.pdf. 11. Keeling D, Baglin T, Tait C, et al. Guidelines on oral 8. Khuyến cáo của Hội tim mạch việt nam về chẩn đoán, anticoagulation with warfarin – fourth edition. British điều trị, dự phòng thuyên tắc huyết khối. 2022. URL: Journal of Haematology. 2011;154(3):311-324. https://vnha.org.vn/. https://doi.org/10.1111/j.1365-2141.2011.08753.x. 9. 2022 ESC Guidelines on cardio-oncology developed in 12. Nguyễn Thị Phương Lan, Trần Nguyễn Tố Trân, Võ collaboration with the European Hematology Association Thành Nhân. Sử dụng thuốc kháng đông ở bệnh nhân cao (EHA), the European Society for Therapeutic Radiology tuổi rung nhĩ không do bệnh van tim: Khảo sát loạt ca and Oncology (ESTRO) and the International Cardio- bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Chuyên đề Oncology Society (IC-OS): Developed by the task force Tim Mạch học. 2023;pp.7-10. on cardio-oncology of the European Society of https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.12 https:// www tapchiyhoctphcm.vn | 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2