THUỐC KHÁNG SINH VÀ NGUYÊN TẮC<br />
SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y<br />
PGS.TS BÙI THỊ THO<br />
<br />
I. ĐẠI CƯƠNG<br />
Fleming 1929, lần đầu tiên tìm thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng nếu<br />
có lẫn nấm Penicillium các khuẩn lạc gần đó sẽ không phát triển được. Năm 1939,<br />
Florey và Chain đã chiết xuất được từ nấm đó chất Penicillin dùng trong điều trị<br />
bệnh.<br />
Sau này, đặc biệt sau hai thập kỷ cuối thế kỷ XXI, công nghệ sinh học và hóa dược<br />
phát triển mạnh, người ta đã tìm ra rất nhiều loại kháng sinh mới.<br />
Thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, phần lớn trong số đó<br />
lúc đầu do xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm sản sinh ra. Với nồng độ thấp đã có tác dụng<br />
(cả in vitro và in vitro) ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh<br />
vật gây bệnh nhưng không hay rất ít gây độc cho người, gia súc, gia cầm.<br />
Kháng sinh có thể làm thay đổi hình dạng, ức chế quá trình sinh tổng hợp protein,<br />
kìm hãm sự tạo thành vách của vi khuẩn. Ngược lại một số vi khuẩn có kháng thể<br />
kháng với kháng sinh. Kháng sinh kìm khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn,<br />
kháng sinh diệt khuẩn sẽ hủy hoại vĩnh viễn được vi khuẩn. Trong điều trị thường<br />
dựa vào tỷ lệ sau để chọn thuốc:<br />
Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC)<br />
Tỷ lệ =<br />
Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC)<br />
Tỷ số này nếu ˃ 4 là kháng sinh kìm khuẩn; nếu ≈ 1 là kháng sinh diệt khuẩn.<br />
Ngày nay cũng còn những chất hóa dược có kiểu tác dụng giống như kháng sinh<br />
hay bắt trước kháng sinh (antibiomimeties).<br />
Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gồm: Sulphonamide, Tatracycline,<br />
Chloramphenicol, Erythromycin, Novobiocin, Trimethoprim và Sulphonamides,<br />
Tiamulin, ….<br />
Kháng sinh diệt khuẩn gồm: Penicillin và các thuốc thuộc nhóm ß-lactamin,<br />
Streptomicin, Framomycin, Colistin, Kanamicin, Vancomycin, Bacitracin,….<br />
Tuy nhiên khả năng diệt khuẩn hay ức chế vi khuẩn còn phụ thuộcvào nồng độ<br />
kháng sinh. Nhiều loại thuốc khi tăng nồng độ sử dụng, thuốc từ nhóm ức chế sẽ<br />
chuyển sang nhóm diệt khuẩn.<br />
Cụm từ “ kháng sinh là chất không hoặc ít gây hại cho vật chủ” nên đã có rất nhiều<br />
chất có tác dụng diệt khuẩn nhưng vẫn không được gọi là kháng sinh như một vài<br />
<br />
1<br />
<br />
thuốc hóa học trị liệu hay các loại thuốc sát trùng. Tuy nhiên kháng sinh không phải<br />
là vô hại.<br />
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kết hợp với công nghệ bào chế đã làm cho<br />
thị trường thuốc kháng sinh trở nên phong phú cả về số lượng và chất lượng. Các<br />
loại thuốc mới đã gây không ít lúng túng cho người làm công tác thú y khi lựa chọn<br />
thuốc điều trị.<br />
Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị, việc lựa chon thuốc kháng<br />
sinh thiếu hiểu biết, sai nguyên tắc, đặc biệt việc phối hợp thuốc kháng sinh trong<br />
điều trị bệnh hay sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích phòng bệnh đã làm xuất<br />
hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là hiện tượng kháng đa thuốc xuất<br />
hiện nhanh chóng và gây nhiều khó khăn và giảm hiệu quả trong công tác điều trị<br />
các bệnh nhiễm khuẩn.<br />
II. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG TRỊ LIỆU<br />
2.1.<br />
Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi gia súc bị bệnh truyền nhiễm hay các tổ<br />
chức cơ thể bị nhiễm trùng<br />
- Khi động vật đã có triệu chứng thay đổi rõ ràng.<br />
- Các phản ứng bảo vệ của gia súc vô cùng quan trọng. Nó không chỉ phòng chống<br />
được bệnh mà còn là cơ sở để tìm ra đượccác nguyên nhân gây bệnh. Quá trình điều<br />
trị bắt buộc phải quan tâm tới cơ chế này.<br />
- Bệnh truyền nhiễm thường hay xảy ra dưới dạng kết hợp cùng với sự thay đổi của<br />
nhiều yếu tố tác động khác nhau.<br />
- Việc quản lý (tổ chức, chănm sóc) và điều trị cho động vật vô cùng quan trọng.<br />
Trong nhiều trường hợp thời gian điều trị và chế độ chăm sóc lại quan trọng hơn<br />
việc lựa chọn thuốc.<br />
2.2.<br />
Các phản ứng phòng vệ của cơ thể<br />
- Tuân theo những cơ chế để bảo vệ, che chở sự toàn vẹn những tế bào, mô bào và hệ<br />
thống cơ quan.<br />
+ Hàng rào bảo vệ: Da, niêm mạc, các chất tiết từ niêm mạc, nước mắt, hệ thống cơ<br />
quan, hệ tiết niệu, mí mắt (tuyến lệ).<br />
+ Hệ thống hô hấp: Ho, hắt hơi, dịch tiết trên niêm mạc đường hô hấp, lớp lông nhung<br />
bảo vệ trên niêm mạc. Đề phòng gia súc thở mạnh, nhanh.<br />
+ Phản ứng viêm: Tăng sự chuyển dịch của huyết tương và các tế bào đến vùng có tác<br />
nhân gây viêm, tổn thương giúp cơ thể phòng vệ, nhằm khôi phục lại những gì đã bị<br />
gây hại. Tại nơi mầm bệnh xâm nhập cũng có thể gây thành ổ nhiễm trùng, (áp se).<br />
2.3.<br />
Mối quan hệ qua lại giữa bệnh truyền nhiễm với các thuốc kháng sinh<br />
a/ Chế độ hộ lý chăm sóc nuôi dưỡng (Reginmen)<br />
2<br />
<br />
Quan sát mối liên hệ giữa chế độ chăm sóc và khả năng phòng vệ của cơ thể theo sơ<br />
đồ:<br />
CHẾ ĐỘ HỘ LÝ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG<br />
(REGINMEN)<br />
Dinh dưỡng kém + tác nhân stress<br />
Thuốc kháng sinh<br />
Hàm lượng thuốc kháng sinh<br />
tại nơi tác động<br />
Giết vi khuẩn<br />
Ức chế vi khuẩn<br />
<br />
Sản phẩm biến đổi<br />
của thuốc kháng sinh<br />
<br />
Tế bào bị tổn thương<br />
<br />
(-)<br />
Vi khuẩn gây bệnh<br />
<br />
Tấn công tổ chức tế bào<br />
Ức chế khả năng phòng vệ<br />
Gây tổn thương tế bào<br />
Vi rus<br />
Thay đổi bệnh lý tế bào<br />
<br />
GÂY RA BỆNH<br />
<br />
- Hệ thống miễn dịch dịch thể sẽ sản xuất kháng thể di chuyển trong vòng tuần hoàn<br />
và đến nơi tác dụng.<br />
- Hệ thống miễn dịch tế bào sản sinh hiện tượng interferon. Có sự truyền kháng thể từ<br />
mẹ sang con, nhất là qua sữa đầu.<br />
- Cuối cùng là mối tương quan được khép lại, gia súc có thể sống hay chết tùy theo<br />
sức đề kháng.<br />
- Sự truyền tải thông tin sinh học bị ngưng lại cộng thêm với việc đào thải các thuốc<br />
ngoại lai.<br />
- Hệ thống thần kinh, hormon thể dịch: tìm các ngăn chặn các tác nhân có hại hay lẩn<br />
tránh nó. Tuyến thượng thận tăng tiết hormon, nó có thể thắng (sống) hay bại (chết).<br />
Nếu thắng những triệu chứng thích nghi chung sẽ xuất hiện,làm xuất hiện trạng thái<br />
stress tiết hydrocortisone.<br />
b/ Các cơ chế phòng vệ, bảo vệ cơ thể<br />
3<br />
<br />
- Quan trọng nhất là việc phát hiện động vật ốm vì bệnh truyền nhiễm để điều trị<br />
cùng với các thuốc kháng sinh.<br />
- Kháng sinh sẽ có hiệu quả tốt với động vật ốm ở mô bào với nồng độ thấp hơn MIC<br />
(nồng độ tối thiểu tác dụng của thuốc) của thuốc trong phòng thí nghiệm.<br />
c/ Nếu cơ thể đã đề kháng với thuốc cần thiết phải sử dụng kháng sinh liều cao (không<br />
phải là vi khuẩn kháng thuốc).<br />
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong trị liệu:<br />
Kháng sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng trị bệnh cho người và động<br />
vật nuôi. Hiện tại trong nước đã có tới trên 60 – 70 % tổng giá trị các thuốc đang<br />
dùng để phòng trị bệnh cho động vật nuôi là các thuốc hóa học trị liệu, trong đó chủ<br />
yếu là các loại kháng sinh. Kháng sinh, thuốc trị căn nguyên gây ra bệnh nhiễm<br />
trùng nên luôn là loại thuốc được kê đơn hàng đầu quan trọng nhất, không thể thiếu<br />
được trong quá trình điều trị bệnh truyền nhiễm do vi trùng hay cơ thể có nguy cơ<br />
bị nhiễm trùng: trong phẫu thuật, thiến hoạn gia súc và điều trị các vết thương ngoại<br />
sản khoa. Hiện nay để khống chế các bệnh nguy hiểm, đặc biệt các bệnh chung giữa<br />
người và vật nuôi do vi khuẩn không thể thiếu vai trò của kháng sinh được.<br />
Các tác nhân gây bệnh cho người và vật nuôi: virus, vi khuẩn, nấm, sinh vật đơn<br />
bào ( cocicoid – cầu trùng đường tiêu hóa; protozoa – ký sinh trùng đường máu)<br />
hay các loài nội, ngoại ký sinh trùng. Các kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng<br />
với vi khuẩn mà không có hoặc có ít tác dụng với tác nhân gây bệnh còn lại. Trong<br />
khi đó mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ có tác dụng đặc hiệu với một số loại vi khuẩn<br />
gây bệnh nhất định. Việc hỏi bệnh, chẩn đoán đúng bệnh tất nhiên sẽ dùng đúng<br />
thuốc.<br />
Nắm vững bốn nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh sẽ giúp cho các bác sỹ<br />
điều trị lâm sàng trong việc lựa chọn và phối hợpkháng sinh khi kê đơn. Đồng thời<br />
cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm thuốc.<br />
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã xác định được căn nguyên là vi khuẩn hoặc trong<br />
trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (phẫu thuật).<br />
- Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý, (đúng chủng loại).<br />
- Phải nắm vững được nguyên tắc khi cần thiết phải sử dụng phối hợp kháng sinh<br />
(nắm chắc tác dụng cộng dồn, tác dụnghiệp đồng hoặc tác dụng đối kháng – không<br />
bao giờ được sử dụng phối hợpkháng sinh diệt khuẩn với một loại kháng sinh kìm<br />
khuẩn).<br />
- Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian, đủ liệu trình.<br />
Do việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi: làm thuốc tăng trọng, bảo quản thức<br />
ăn, phòng ngừa dịch bệnh (liều thấp); hay sử dụng sai nguyên tắc: dùng sai liều, sai<br />
4<br />
<br />
phổ, không đủ liệu trình, thường xuyên chỉ dùng một loại thuốc; đặc biệt việc phối<br />
hợp kháng sinh sai nguyên tắc … đã tạo ra các dọng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là<br />
hiện tượng đa kháng (vi khhuẩn gây bệnh cùng một lúc kháng với nhiều loại kháng<br />
sinh).<br />
Tác hại của vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng: sẽ tạo ra các dòng vi khuẩn đa<br />
kháng thuốc. Hiện nay yếu tố kháng thuốc được coi như là độc lực của vi khuẩn gây<br />
bệnh. Chính nó làm cho quá trình điều trị phức tạp, thậm chí còn làm vô hiệu hóa<br />
kháng sinh. Vi khuẩn gây bệnh cho đông vật vật sẽ chuyển sang gây bệnh cho<br />
người. Nếu không có chiến lược sử dụng kháng sinh trước nhất là trong chăn nuôi ,<br />
thú y sau đó cho người, vi khuẩn kháng thuôc sẽ bất ngơ gây dịch lớn mà chưa có<br />
thuốc kháng sinh thay thế để điều trị.<br />
Để đối phó với hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, nhiều nhà khoa học và nhà<br />
đầu tư đã tốn nhiều công sức và tiền bạc trong việc tìm ra các loại kháng sinh thế hệ<br />
mới từ vi snh vật hay các dạng thuốc tổng hợp và dạng bào chế mới.<br />
Sự ra đời của các nhóm kháng sinh thế hệ mới<br />
Nền công nghiệp dược được phát triển rất nhanh và thập ký cuối của thế kỷ trước,<br />
ngày nay càng có thêm nhiều loại thuốc mới được sử dụng trong điều trị lâm sàng.<br />
Ví dụ như trước đây chỉ có 6 loại Penicillin tự nhiên từ nấm Penicillium notatum<br />
thuộc nhóm ß – lactam trong điều trị bệnh do vi khuẩn gram (+), hiện nay đã có tới<br />
trên 200 loại thuốc cùng nhóm ß – lactam xuất hiện với ba phân nhóm phụ: các<br />
Penicillin tổng hợp phổ rộng diệt được cả vi khuẩn gram (-) và (+) và các chủng tụ<br />
cầu, liên cầu kháng lại Penicillin: Ampicillin, Amoxycillin, Cloxacillin, Oxacillin,<br />
Nafcillin, Hetacillin, Ticarcillin,….; các Cephlosporin có tớ ba thế hệ như:<br />
Cephalothin, Cephalexin (I), Cefuroxim, Cefoxitin, Cefotetan (II), Cefoperazon,<br />
Cefotaxim, Cetriaxon (III)….; các chất ức chế ß – lactamaza như: axit Clavunic,<br />
Imipemen, Azthreoonam,…..<br />
Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XI, ngoài các thuốc thuộc nhóm ß<br />
– lactam kể trên, nên công nghiệp dược đi sâu khai thác sản xuất các thế phẩm<br />
thuốc mới có nguồn gốc từ các Quinolon, Imidazon và Sulphamid (gọi chung là các<br />
kháng sinh thế hệ mới: Norfloxacin, Enrofoxacin, các Amynoglucosid: Kanamycin,<br />
Gentamycin, Lincosamid, Sulphamerazin, Sulphamethoxypyradazil…) hay các<br />
dạng bào chế mới có tác dụng kéo dài thời gian tác dụng như: Tetracyllin LA. Càng<br />
về sau các chế phẩm kháng sinh mới càng hoàn thiện và khắc phục được những<br />
nhược điểm của kháng sinh cổ điển: phổ tác dụng rộng, thời gian tác dụng kéo dài,<br />
ít hay không có tác dụng phụ.<br />
DANH MỤC THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC THÚ Y HẠN CHẾ SỬ DỤNG<br />
5<br />
<br />