Rau mùi có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Thường xuyên uống nước rau mùi sẽ giúp làm hạ cholesterol trong máu. Uống dịch ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Thuốc quý từ rau mùi
- Thuốc quý từ rau mùi
Rau mùi có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Thường xuyên uống nước rau mùi sẽ giúp làm hạ
cholesterol trong máu. Uống dịch ép từ rau mùi còn
giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như
A, C, B1, B2 và chất sắt
- Rau mùi (ngò ta hay ngò rí) có tên khoa học là Coriandrum
sativum, thuộc họ hoa tán. Cây thuộc dạng thảo nhỏ mọc
hằng năm, cao 20 đến 60 cm hay hơn, nhẵn, thân mảnh, lá
bóng màu lục tươi; các lá ở dưới chia thành phiến hình trái
xoan, có răng; các lá ở trên chia thành tua rất nhiều. Cụm
hoa tán kép. Hoa màu trắng, ít khi màu hồng. Quả hình cầu
màu vàng sậm.
Ở VN, rau mùi tươi được dùng để làm gia vị nêm các món
súp, điều chế các loại nước xốt, trang trí trên các món ăn
cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá. Tinh dầu của
rau mùi dùng làm hương liệu trong ngành dược.
Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm, dược tính
như sau:
- Bổ tì vị: Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm
thuốc bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự
bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.
- Tác dụng cường dương: Tinh dầu trong rau mùi (lá và
- hạt) có tác dụng gây hưng phấn tình dục, được dùng chữa
trong các trường hợp suy yếu sinh lý.
- Long đờm: Rau mùi giúp tống các chất đờm nhớt ứ đọng
trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn đường hô
hấp.
- Chữa cảm cúm: Hạt rau mùi giúp hạ sốt và chữa cảm
lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi. Uống dịch ép từ rau mùi
còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như
A, C, B1, B2 và chất sắt.
- Chữa rối loạn tiêu hóa: 1-2 muỗng dịch nước ép từ rau
mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn
tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và
viêm ruột kết. Nó cũng rất hiệu quả để điều trị bệnh thương
hàn.
Rau mùi khô còn chữa tiêu chảy và lỵ cấp tính. Bài thuốc
gồm rau mùi khô phối hợp với ớt xanh, xác dừa, gừng và
nho đen không hạt sẽ giúp chữa đau bụng do rối loạn tiêu
- hóa.
- Ngừa bệnh đậu mùa: 1 muỗng dịch lá tươi rau mùi,
nghiền trộn chung với 1-2 hạt chuối, uống 1 lần trong ngày,
dùng liên tục trong 1 tuần sẽ ngừa được bệnh đậu mùa. Dân
gian còn nhỏ dịch ép lá rau mùi vào mắt trong giai đoạn bị
bệnh để giúp ngừa các mụt thủy đậu lây lan gây tổn thương
mắt.
- Hạ cholesterol trong máu: Thường xuyên uống nước rau
mùi sẽ giúp làm hạ cholesterol trong máu. Đun 1 nhúm hạt
rau mùi khô trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần
trong ngày còn giúp lợi tiểu vì kích thích sự bài tiết của
thận.
- Chữa rong kinh: 6 g hạt rau mùi khô đun với 1/2 lít
nước, sắc cho cạn còn phân nửa, có thể cho thêm tí đường
cho dễ uống, uống lúc còn nóng. Chỉ sau 3 đến 4 ngày uống
thuốc này người bệnh sẽ thấy dễ chịu ngay.
- Chữa viêm kết mạc: Rau mùi tươi, phơi trong mát cho
- khô, đem sắc lấy nước và rửa mắt trong trường hợp bị viêm
kết mạc. Bài thuốc này giúp làm mất cảm giác rát nóng,
làm giảm đau và giảm sưng mắt.
- Chữa mụn bọc và mụn trứng cá: 1 muỗng nước ép rau
mùi trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi
hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc
này còn giúp tươi nhuận da nên dùng tốt cho những người
có da khô.
Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây
kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên
với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc.
Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản
hoặc viêm phổi mãn tính.
Tỉ lệ dinh dưỡng cao trong lá, hạt
Ở dạng bột khô, hạt rau mùi được dùng làm gia
vị vì nó tạo nên mùi vị của bột cà ri, đồ chua; chế
- biến món xúc xích, gia vị, hương liệu trong kỹ
nghệ bánh kẹo, tạo mùi vị cho các thức uống.
Rau mùi cũng được trồng ở khắp nơi để làm gia
vị và làm thuốc. Người ta thu hái toàn cây vào
mùa Xuân và hè, dùng tươi hay phơi khô.
Sở dĩ phạm vi sử dụng rau mùi rất rộng như vậy
là bởi rau mùi rất giàu chất dinh dưỡng. Kết quả
phân tích trong 100 g lá có chứa 86,3% nước;
3,3% protid; 0,6% lipid; 2,3% vitamin và khoáng
tố vi lượng; 1,2% chất xơ và 6,3% đường.
Các khoáng tố gồm calcium, phosphor, sắt; các
vitamin như carotene, thiamin, riboflavin, niacin
và vitamin C. Trong hạt, các thành phần giống
như trong lá nhưng có hàm lượng cao hơn và còn
chứa nhiều tinh dầu.