Thương hiệu thực phẩm bản địa
lượt xem 4
download
Các thương hiệu thực phẩm của Ý, Tây Ban Nha, và Châu Á đang đặc biệt được ưa chuộng, nhưng thật đáng ngạc nhiên, thương hiệu thực phẩm dành cho người ăn kiêng và người theo đạo Hồi cũng rất phổ biến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thương hiệu thực phẩm bản địa
- Thương hiệu thực phẩm bản địa: Đường đến thế giới trên các kệ hàng Các thương hiệu thực phẩm của Ý, Tây Ban Nha, và Châu Á đang đặc biệt được ưa chuộng, nhưng thật đáng ngạc nhiên, thương hiệu thực phẩm dành cho người ăn kiêng và người theo đạo Hồi cũng rất phổ biến. Một trong những nguyên nhân tạo ra sự phát triển này là do sự gia tăng số lượng các nhà hàng chuyên về ẩm thực bản địa và sự am hiểu của các đầu bếp nổi tiếng về ẩm thực quốc tế. những nguyên nhân khác bao gồm: Sở thích khám phá những món ăn mới lạ của người tiêu dùng; Niềm tin (không phải lúc nào cũng đúng) khi cho rằng đặc sản địa phương “thường có lợi cho sức khỏe” hơn.
- Có thể cho rằng, Mỹ là thị trường ethnic food (thực phẩm được chế biến theo phong cách đặc thù của địa phương hoặc quốc gia) lớn nhấn trên thế giới. Cứ 7 USD tiêu dùng cho hàng hóa tạp phẩm thì trong đó có 1 USD được tiêu dùng cho ethnic food. Tại Mỹ, ethnic food là ngành kinh doanh đạt 75 tỷ USD mỗi năm. Thực phẩm mang phong cách Mexico là phân khúc ethnic food lớn nhất tại Mỹ - theo Datamonitor. Các phân khúc xếp sau gồm có Trung Quốc, thức ăn cho người ăn kiêng, và các phong cách ẩm thực khác đến từ Châu Á. Một phần của sự phổ biến các thương hiệu ethnic food là do sự thay đổi trong cơ cấu dân số Mỹ. Theo cục điều tra dân số Mỹ, người nhập cư Châu Á và Tây Ban Nha có tốc độ gia tăng số lượng nhanh nhất. Trong 10 năm qua, số lượng của họ đã tăng 1/3, nhưng theo dự đoán, trong 40 năm tới tốc độ gia tăng của người Châu Á sẽ vượt Tây Ban Nha. Tây Ban Nha và Đức đang đạt mức độ tăng trưởng 30% trong lãnh vực ethnic food – Theo Food From Britain, một công ty
- nghiên cứu thị trường ở Anh. Công ty này cho biết, một vài năm trước, thị trường ethnic food phát triển nhanh nhất ở Châu Âu là Hà Lan. Người Thụy Điển là người tiêu dùng hàng đầu thực phẩm Mexico. Một trong những thương hiệu được hưởng lợi ích lớn từ sự phát triển toàn cầu của ethnic food là thương hiệu thực phẩm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Goya. Được thành lập năm 1936 tại New York bởi những người nhập cư đến từ Tây Ban Nha. Ngày nay, Goya là thương hiệu thực phẩm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lớn nhất ở Mỹ. Thương hiệu Goya với hơn 1500 sản phẩm thường chiếm thế áp đảo trên các kệ hàng. Chỉ trong năm 2005, Goya đã gia tăng thêm 400 sản phẩm mới. Goya cho rằng thực phẩm La Tinh cần tiến xa hơn nữa tới các quốc gia phương đông, bởi vì đó là cách để người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nhận ra chính họ. Như một kết quả, công ty tiếp thị các sản phẩm từ Caribe, Mexico, Tây Ban Nha, Nam và Trung
- Mỹ. Nó sản xuất và phân phối sản phẩm từ Mỹ, Puerto Rico, Dominica và Tây Ban Nha. Phân khúc thương hiệu thực phẩm Châu Á tăng trưởng mạnh mẽ không chỉ ở Mỹ mà còn ở mọi nơi trên thế giới. Ví dụ, ở Mỹ, thương hiệu thực phẩm dẫn đầu nhiều năm là Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng các thương hiệu thực phẩm Châu Á khác cũng đang gia tăng. Công ty nghiên cứu thị trường Mỹ, Key Note cho rằng, một trong số trong những ethnic food phát triển nhanh nhất là Malaysia, Nhật và Indonesia. Thương hiệu dẫn đầu thị trường Châu Âu, Daloon, bắt đầu công việc kinh doanh của nó ở Đan Mạch. Sai – Chui Van, một người gốc Trung Quốc, đến Đan Mạch để nghiên cứu về nông nghiệp, nhưng ông đã ở lại đây và thành lập Daloon năm 1960. Ông bắt đầu với món Chả Giò, được sản xuất trong tầng hầm ngôi nhà tại Copenhagen của anh ấy. Ngày nay, công ty có hai nhà máy tại Đan Mạch, văn phòng ở Anh và một chi nhánh ở Đức. Daloon bán món ăn Trung Quốc, Ấn Độ, và Thái ở Anh, Đức và khu vực
- Đông Âu. Nó cũng được xuất khẩu sang Úc, Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Tại Mỹ, phân nửa số dân Châu Á tập trung ở 3 bang – Califonia, New York và Texas – nhưng món ăn Châu Á phổ biến rất rộng rãi. Các thương hiệu của Trung Quốc, Nhật Bản được xem là những thương hiệu chủ đạo, nhưng Việt Nam, Hàn Quốc và Indonesia cũng rất phổ biến. Cosmos Food là một công ty chế biến Kim Chi - một đặc sản của Hàn Quốc - ở California vừa tròn 40 năm khi David Kim mua lại công ty vào năm 2002. Từ đó trở đi công việc kinh doanh của công ty “tăng hơn gấp đôi” một phần bởi vì nó đã trở thành xu hướng chính: Sản phẩm của công ty nằm hàng loạt trên kệ của Costcos khắp California và Wal-Marts trên khắp nước Mỹ” (“Cosmos Food Co., cách mạng với Kim Chi”, Los Angeles Times 22/4/2009.) Hiện nay Cosmos điều hành nhà máy chế biến Kim Chi lớn nhất nước.
- Thương hiệu thực phẩm Ấn Độ đã được phổ biến rộng rãi trong những năm qua. Hain Celestial Group, công ty trị giá 1 tỷ USD ở Mỹ, nó tiếp thị vô số thương hiệu tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Thương hiệu, Ethnic Gourmet với sản phẩm đặc tưng là thực phẩm thịt đông lạnh và bốn loại nước sốt: Thái, Ấn Độ, Malaysia và Hi Lạp. Dòng sản phẩm Ấn Độ đứng đầu với 10 sản phẩm đông lạnh và 4 loại nước sốt. Các sản phẩm này không chỉ đặc biệt về mùi vị, mà còn được sản xuất hoàn toàn tự nhiên – một đặc điểm tuyệt vời trong thị trường mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe. Một khía cạnh thú vị trong sự phát triển của ethnic food là sự quan tâm cho những điều mới mẻ và sạch sẽ. Các món ăn cho người ăn kiêng, người theo đạo Hồi đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng là nhờ lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại. Hebrew National, một thương hiệu thực phẩm ăn kiêng, được thành lập năm 1905 bởi Isadore Pinckowitz, một người nhập cư
- Do Thái gốc La Mã, người bán những loại nước sốt ăn kiêng và Hot Dogs cho các nhà hàng danh tiếng ở New York. Năm 1965 công ty được nhận biết rộng rãi nhờ chiến dịch quảng cáo với slogan “We Answer to a Higher Authority.” Ngày nay, nó tiếp tục đẩy mạnh sự thật, thịt của nó không chứa màu nhân tạo, phụ phẩm, hương vị nhân tạo – điều này thu hút những gia đình theo đạo Hồi và cả những gia đình không theo đạo Hồi. Sự phổ biến của các thương hiệu ethnic food mang sự tăng trưởng tới thị trường mới cho các thương hiệu bán lẻ. Ví dụ, Stop & Shop, một chuỗi siêu thị dẫn đầu tại Đông Bắc Mỹ, đã cho ra mắt MiCasa, chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm La Tinh, trong nỗ lực cạnh tranh với Goya. Walmart, một nhà bán lẻ Mỹ, thông báo trong tháng 3 sẽ mở cửa hai cửa hàng Supermercado de Walmart nhắm tới người tiêu dùng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Phoenix, Arizona và Houston, Texas.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Beeline việt nam
31 p | 351 | 163
-
Chiến lược phát triển thương hiệu- Thế nào là hợp lý?
3 p | 327 | 128
-
Kế hoạch quảng cáo và phát triển thương hiệu Doanh nghiệp
6 p | 322 | 112
-
Thị trường mì ăn liền: Hàng nội vững ngôi đầu
5 p | 239 | 60
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đối với sản phẩm nước chấm tại Tp. Hồ Chí Minh
11 p | 382 | 43
-
Mua và bán hàng
9 p | 134 | 36
-
Chiến lược phát triển thương hiệu- Thế nào cho hợp lý
7 p | 92 | 24
-
Farmwashing: Những thách thức trong xây dựng thương hiệu của các thương hiệu thực phẩm lớn
11 p | 140 | 24
-
Bảo vệ thương hiệu tại Trung Quốc gặp nhiều thử thách
6 p | 48 | 16
-
Khoa học và nghệ thuật trong xây dựng mẫu mã thương hiệu
9 p | 119 | 15
-
Ảnh hưởng của marketing mix (7ps) đến sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu cà phê “the coffee house” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
18 p | 95 | 14
-
Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương
17 p | 119 | 13
-
Nâng cao chất lượng cảm nhận đối với thương hiệu trái cây Việt Nam
16 p | 31 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần: Thương hiệu và thị trường sản phẩm
4 p | 60 | 3
-
Thương hiệu Việt - Cần một chiến lược toàn cầu
3 p | 77 | 3
-
Một số ý kiến bàn về chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam
3 p | 55 | 2
-
Áp dụng phương pháp hệ số điểm tính lương khoán sản phẩm theo công đoạn sản xuất tại doanh nghiệp chế biến gỗ
14 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn