intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương hiệu Việt - Cần một chiến lược toàn cầu

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

78
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một cuộc chơi sòng phẳng và tự tin Mặc dù số lượng thương hiệu Việt chuyên nghiệp hoá vẫn còn hạn hữu, nhưng rất nhiều trong số đó đang trong một tâm thế tự tin và năng động hơn trước cùng với một chiến lược mới, mở rộng phạm vi kinh doanh và nhất là mở rộng địa bàn hoạt động. Thương hiệu Việt, bản thân khái niệm và nhận thức này cũng cần được mở rộng: đó là thương hiệu của doanh nghiệp trong nước, đó là các chương trình mang tầm quốc gia, đó còn là thương hiệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương hiệu Việt - Cần một chiến lược toàn cầu

  1. Thương hiệu Việt - Cần một chiến lược toàn cầu Một cuộc chơi sòng phẳng và tự tin Mặc dù số lượng thương hiệu Việt chuyên nghiệp hoá vẫn còn hạn hữu, nhưng rất nhiều trong số đó đang trong một tâm thế tự tin và năng động hơn trước cùng với một chiến lược mới, mở rộng phạm vi kinh doanh và nhất là mở rộng địa bàn hoạt động. Thương hiệu Việt, bản thân khái niệm và nhận thức này cũng cần được mở rộng: đó là thương hiệu của doanh nghiệp trong n ước, đó là các chương trình mang tầm quốc gia, đó còn là thương hiệu Việt do người Việt Nam ở hải ngoại đang gầy dựng và phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Đó là những đối tác thương hiệu chuyên nghiệp, tin cậy và có tâm huyết hoạt động vì sự phát triển và chuyên nghiệp hoá thương hiệu Việt Nam. Đó là những con người cụ thể như GS Trần Văn Khê, như chị Kim Hạnh (chương trình Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao), như Richard Moore (chuyên gia tư vấn thương hiệu), như ngài Chuck Saercy (trưởng đại diện hội cựu chiến binh Mỹ) là các công ty như Cowan Australia, là các CEO như Đinh La Thăng (Petro Vietnam), Mai Kiều Liên (Vinamilk), Trần Quý Thanh (THP) là các CMO như Lê Trung Thành, Trần Bảo Minh, là các giám đốc sáng tạo hay chuyên gia như Nguyễn Trần Quang, Đỗ Cao Nguyên... Hay đó là những chàng trai người Châu Âu cưới vợ Việt mà xây dựng thương hiệu rượu dân tộc Sơn Tinh và chuỗi nhà hàng "Highway 4" mang đậm bản sắc Việt (ở Hà Nội) với một trình độ chuyên nghiệp rất cao... và còn nhiều nữa. Thế hệ người Việt Nam trẻ ở các nước phát triển cũng đang dần cởi mở tư duy, không chỉ chú ý vào những ngành nghề truyền thống nh ư Bác sỹ, Kỹ sư hay Luật sư mà đang bước đầu đột phá vào các lĩnh vực mới như ngành quản trị, marketing, truyền thông, giải trí... Đối với người làm dịch vụ, nghề nails không còn phải là sự
  2. lựa chọn duy nhất, mà còn là hướng dẫn du lịch, tổ chức sự kiện, dịch vụ ăn uống, thời trang... Một hình ảnh cá nhân như ca sỹ Phạm Quỳnh Anh (BonjourVietnam) cũng có sức lôi cuốn marketing mạnh mẽ không kém một thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu địa danh. Các chương trình xúc tiến thương hiệu quốc gia sẽ xác lập sứ mệnh toàn cầu và hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào? (*) Trong tư thế mới sau khi gia nhập WTO, và những cơ hội kinh tế "hậu tư bản" không thể tự hài lòng với những thành công trên sân nhà hay xuất khẩu thụ động và xuất khẩu gia công. Thương hiệu Việt càng ngày càng khẳng định tinh thần toàn cầu hoá bằng những quyết sách mạnh mẽ hơn, tự tin hơn và chuyên nghiệp hơn. Trong thời gian tới cần thiết có sự đột phá về chiến l ược của ngay chính các chương trình thương hiệu quốc gia; trong đó đối với chương trình "Thương Hiệu Nổi Tiếng" của VCCI và chương trình "Sao Vàng Đất Việt" cần thiết mở rộng quy mô trở thành dự án cấp độ quốc tế cho chính bản thân "thương hiệu" của các chương trình này. Bên cạnh đó dưới góc độ thương hiệu địa danh, có thể noí rằng TP HCM đang đi trước trong việc chuyên nghiệp hoá quy trình xây dựng thương hiệu thông qua dụ án "Xây dựng Thương hiệu Điểm đến Saigon – TP HCM". Ngoài ra có thể kể nỗ lực không ngừng của nhiều chuyên gia trong nước, các anh chị Việt Kiều đã mạnh dạn về nước mở dịch vụ tư vấn, sáng tạo thương hiệu, và các đối tác quốc tế quyết tâm tham gia cùng với doanh nghiệp và thương hiệu Việt Nam. Và quan trọng nhất là những lãnh đạo trực tiếp của các thương hiệu hàng đầu trong nước mà nhiều khi chúng tôi đã nhận thấy nỗ lực rất lớn của họ trong nhận thức, sửa đổi cơ chế, áp dụng các quy trình chuyên nghiệp và thay đổi tư duy kinh tế của mình để nắm bắt một luồn tư tưởng kinh tế mới ma không phải cũng có thể nhận thấy, mà chúng tôi gọi đó là tư duy của "nền kinh tế thương hiệu".
  3. Đi khắp nơi trong một thị trường phát triển nhất thế giới đó là Bắc Mỹ, có lẽ quý vị cũng đồng ý với tác giả rằng hàng hoá bây giờ hiện hữu Made in China, Made in Vietnam, Made in Bangladesh, Mexico... và chiếm gần như 2/3 tại Mỹ. Điều này khẳng định vai trò của nền kinh tế Mỹ và các nước "cựu Tư bản" rằng chiến lược của họ trong thời kỳ "hậu tư bản" hiện nay đó là sở hữu thương hiệu và hệ thống phân phối, cái mô hình mà chúng tôi từ lâu đã gọi là mô hình "P3 & P4".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2